Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Refer
Diễn biến:
- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
TK
Diễn biến:
- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.
- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).
- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.
- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.
Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.
Thời kì Vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ân Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hoá. Vào thời gian này, người Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt.
Nhưng thời kì hưng thịnh của Vương triều Gúp-ta chỉ kéo dài đến giữa thế kỉ V và đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong. Từ đó, Ấn Độ luôn bị người nước ngoài xâm lược và thống trị.
Đến thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi đã thôn tính miền Bắc Ấn và lập nên Vương triều Hồi giáo Đê-li (thế kỉ XII - XVI). Các quý tộc Hồi giáo vừa ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn, vừa thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu, làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.
Đầu thế kỉ XVI, người Mông cổ đã tấn công Ấn Độ, lật đổ Vương triều Hồi giáo và lập nên Vương triều Ấn Độ Mô-gôn. Ông vua kiệt xuất của triều Mô-gôn là A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thực thi nhiều biện pháp nhằm xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX thì bị thực dân Anh đến xâm lược, lật đổ. Từ đó, Ấn Độ trở thành thuộc địa của nước Anh.
Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.
Xã hội Ấn Độ thời phong kiến :
*Ở thời kì Vương triều Gúp-ta( tồn tại từ thế kỉ IV-VI): Ấn Độ trong giai đoạn này là thời kì phục hưng và phát triển nhất cả về mặt kinh tế -xã hội và văn hóa.
-Xã hội ấm no hạnh phúc, chủ yếu người dân đều ra sức phát triển cao về những nghề thủ công, chế tạo kim hoàn,...
*Ở thời kì của Vương quốc hồi giáo Đê - li ( XII-XVI):
-Các quý tộc ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người dân Ấn Độ.
-Thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
-Mâu thuẫn giữa các quý tộc trong xã hội trở nên vô cùng căng thẳng.
*Ở thời kì Vương triều Mô-gôn( XVI-XIX):
- Xã hội đã dần tốt hơn.
+ Thực thi nhiều biện pháp xóa bỏ kì thị tôn giáo.
+Kinh tế, văn hóa phát triển, khôi phục.
*Diễn biến:
-Năm 1784, quân Xiêm chiếm được miền Tây Gia Định.
- Tháng 1-1785, Nguyễn Huệ đã quyết định chọn Rạch Rầm-XoàiMút làm trận địa.
-Thủy quân được giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm-Xoài Mútvà sau các ngách cù lao
-Bộ binh: mai phục bên bờ và trên cù lao Thới Sơn giữa sông
-Ngày 19-1-1785, Nguyễn Huệ đã dùng mưu nhử định vào trận địamại phục , từ Mĩ Tho và các nhánh Cù Lao các nhánh sông đổ ra đánh phía trước mặtvà vào bên sườn địch trong khi phục binh bắn tên xả vào đoàn thuyền chiến.
* Diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút là:
\(-\) Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
\(-\) Sáng ngày 19/1/1785, quân ta đánh nhử giặc vào trận địa mai phục. Rồi quân ta từ Rạch Gầm - Xoài Mút và Cù Lao Thái Sơn xông thẳng vào địch đang xuôi theo dòng nước
\(-\) Bị tấn công bất ngờ quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết. Nguyễn Ánh thoát chết sang Xiêm lưu vong
đây nha bn
Tham khảo :
Công trình Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433 sau khi Lê Thái Tổ qua đời, bao gồm khu quần thể kiến trúc các cung điện (điện Quang Đức, điện Sùng Hiếu, điện Diễn Khánh…) và miếu, lăng mộ các vua Lê. Ngày nay khu vực này bị phá huỷ gần hết, chỉ còn lại một ít phế tích tượng ngựa đá, voi đá, nghê đá, hổ đá và bia Vĩnh Lăng, bia Hựu Lăng, bia Chiêu Lăng.
Tham khảo e nhé!
Ý nghĩa:
Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, với ý nghĩa quyết định của nó, là một hình ảnh sinh động trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, biểu thị tập trung nhất ý chí và nghị lực, quyết tâm, tinh thần quyết chiến quyết thắng và trí thông minh sáng tạo của dân tộc ta. Chiến thắng lịch sử đó đã xóa bỏ hai mươi năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước quang vinh của dân tộc
Ngày 1/ 9/ 1442, vua Lê Thái Tông, đi duyệt võ ở Chí Linh, trên đường về ghé vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi có một người vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông vời vào triều phong chức Lễ Nghi học sĩ giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua. Trước khi Thái Tông đến Côn Sơn, Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi. Lúc vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về triều. Ngày 7/ 9, xa giá Thái Tông đến Lệ Chi viên (tục gọi là Trại Vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đêm ấy, vua bị cảm, đến sáng thì mất. Các quan hộ giá giữ kín, đến ngày 9/ 9/ 1442 mới rước linh cữu vua về Thăng Long, rồi báo tin cho nhân dân cả nước biết. Ngay sau đó, Thị Lộ bị bắt. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về Triều cũng bị bắt và bị buộc tội đồng mưu với Thị Lộ để giết vua. Ngày 19/ 9/ 1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (a). Sử thần Ngô Sĩ Liên ghi rằng: "Vì yêu Thị Lộ mà Thái Tông bị thiệt thân".
Nguyễn Trãi có một người vợ lẽ là Nguyễn Thị Lộ vừa đẹp vừa hay chữ, từng được Thái Tông vời vào triều phong chức Lễ Nghi học sĩ giữ công việc dạy cung nữ và giảng sách cho vua. Trước khi Thái Tông đến Côn Sơn, Thị Lộ đã về đấy thăm Nguyễn Trãi. Lúc vua rời Côn Sơn, Thị Lộ được lệnh theo nhà vua về triều. Ngày 7/ 9, xa giá Thái Tông đến Lệ Chi viên (tục gọi là Trại Vải) ở làng Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đêm ấy, vua bị cảm, đến sáng thì mất. Các quan hộ giá giữ kín, đến ngày 9/ 9/ 1442 mới rước linh cữu vua về Thăng Long, rồi báo tin cho nhân dân cả nước biết. Ngay sau đó, Thị Lộ bị bắt. Nguyễn Trãi đang đi kiểm tra ở Đông Bắc, được tin Thái Tông mất, vội trở về Triều cũng bị bắt và bị buộc tội đồng mưu với Thị Lộ để giết vua. Ngày 19/ 9/ 1442, Thị Lộ và Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (a). Sử thần Ngô Sĩ Liên ghi rằng: "Vì yêu Thị Lộ mà Thái Tông bị thiệt thân".