K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2016

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

          Bố em đi cày về

          Đội sấm

        Đội chớp

         Đội cả trời mưa

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!


 

23 tháng 4 2016

Bố đi cày về sấm, chớp nổ cả trời

 

14 tháng 2 2016

  Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.

 

     Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

 

     Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:

 

“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”

 

     Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.

 

     Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:

 

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.

 

     Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:

 

 “Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”,  … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.

 

     Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.

 

     Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.

 

     Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.

10 tháng 10 2016

mạng à má

14 tháng 2 2016

Ai giúp với

 

17 tháng 3 2016

Câu “ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”. Hình ảnh “mặt trời” được tác giả sử dụng với tư cách là một biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ. Đối với hình ảnh “mặt trời” trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Tác giả đem hình tượng so sánh Bác Hồ là mặt trời. Mặt trời là biểu tượng cho ánh sáng vĩnh cửu, sự trường tồn vĩnh hằng của thời gian và là chân lí của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như ánh sáng, như chân lí ấy. Đây là hình ảnh so sánh không gượng ép góp phần nâng cao giá trị hình tượng Bác.

2 tháng 3 2017

Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.


“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

(Viễn Phương - Viếng lăng Bác)

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

(Nguyễn Khoa Điểm Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

- Hãy xác định hình ảnh mặt trời trong câu thơ nào được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, đó là biện pháp tu từ gì?

- Phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ đó.

YÊU CẦU

1. Học sinh phải chỉ ra được hình ảnh mặt trời trong các câu thứ hai được sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ. Đó là biện pháp tu từ ẩn dụ.

2. Học sinh cần phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ:

- Tăng khả năng diễn đạt.

- Mở rộng trường liên tưởng, so sánh.

- Tiết kiệm từ ngữ, phù hợp với bản chất của thơ là gợi nhiều hơn tả.

BÀI LÀM

Với hai câu thơ của Viễn Phương trong bài “Viếng lăng Bác”:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Với hai câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

ta thấy câu thứ hai mang hình ảnh mặt trời được tác giả sử dụng với tư cách là biện pháp tu từ, và đó là biện pháp ẩn dụ:

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

Biện pháp tu từ ẩn dụ có khả năng làm phong phú hình tượng trong văn thơ nói chung và cho thơ nói riêng. Ởđây, ta có thể xét từng trường hợp tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để tìm hiểu khả năng biểu cảm của nó.

a) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ của Viễn Phương: tác giả đem hình tượng so sánh đặt ra trước (đối tượng so sánh trong hai câu của bài “Viếng lăng Bác” là Bác Hồ) để nâng cao giá trị hình tượng so sánh. Mặt trời là biểu tượng cho chân lí, cho ánh sáng vĩnh cửu tất yếu của cuộc sống. Nhà thơ ví Bác như chân lí ấy, như ánh sáng vĩnh cửu ấy. Người đọc có thể bắt gặp một sự so sánh không gượng ép, gần như là hiển nhiên của nhà thơ. Qua đó, có thể hiểu được đối tượng mà tác giả so sánh. Biện pháp ẩn dụ được sử dụng đúng chỗ của Viễn Phương đã làm tăng giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ (đặc biệt là ẩn dụ).

b) Đối với hình ảnh mặt trời trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: cũng là hình ảnh mặt trời, nhưng tác giả bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” đã sử dụng với một tác dụng khác. Đối tượng so sánh ở đây là em bé, con của một bà mẹ Tà ôi. Lúc này, mặt trời không là biểu tượng cho chân lí hay một sức mạnh vĩnh cửu mà nó được đem ra làm biểu tượng cho sự sống, cho niềm tin của một người mẹ đối với con. Đồng thời qua đó cũng bộc lộ một tình yêu nóng bỏng - tình mẹ con.

Qua sự phân tích giá trị biểu cảm của biện pháp tu từ từng trường hợp, ta có thể rút ra kết luận: ẩn dụ là một biện pháp tu từ có tính biểu cảm mạnh mẽ, phong phụ. Nó làm đa dạng hóa nhiều hình tượng, hình ảnh qua đôi mắt và trái tim cảm nhận của các nhà thơ, nhà văn.

28 tháng 4 2016

(a. Tác giả hình dung ra tình huống Lượm hi sinh thật rõ ràng, cụ thể. Cũng như bao lần làm nhiệm vụ khác, Lượm hăng hái, không sợ gian khó, hiểm nguy. Giữa cuộc chiến đấu ác liệt, Lượm dũng cảm băng mình qua lửa đạn mang thư thượng khẩn ra mặt trận.

Tinh thần chiến đấu quên mình và sự hi sinh anh dũng của Lượm đã gây xúc động sâu sắc trong lòng tác giả.

b. Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt, có tác dụng biểu hiện cảm xúc khâm phục và tiếc thương sâu sắc của tác giả.

- Kỉ niệm về cuộc gặp gỡ với chú bé liên lạc vẫn còn tươi nguyên thì nhà thơ bỗng nhận được tin chẳng lành. Tác giả đau đớn thốt lên:

Ra thế

Lượm ơi!...

Câu thơ bốn chữ gãy đôi cùng với dấu chấm than giống như tiếng nấc nghẹn ngào, thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, đau xót tột độ của nhà thơ. )

28 tháng 4 2016
Tác giả hình dung ra tình huống hi sinh của Lượm thật cụ thể. Cũng như bao lần đi làm nhiệm vụ, Lượm dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái và đầy quyết tâm, không nề nguy hiểm:
 
Một hôm nào đó 
Như bao hôm nào 
Chú đồng chí nhỏ 
Bỏ thư vào bao 
Vụt qua mặt trận 
Đạn bay vèo vèo 
Thư đề thượng khẩn 
Sợ chi hiểm nghèo
 
Chiến trường đầy khói lửa nhưng Lượm vẫn xông pha làm nhiệm vụ. Bỗng lòe chớp đỏ, Thôi rồi Lượm ơi! Kể lại, hình dung lại sự việc mà tưởng chừng như tác giả đang tận mắt chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy nên không kiềm chế được, tự đáy lòng bật thốt lên tiếng kêu đau đớn. Câu thơ như tiếng nấc nghẹn ngào đầy xót thương và cảm phục của tác giả của chúng ta trước cái chết bất ngờ của người chiến sĩ nhỏ. Chú bé đã hi sinh anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên, tươi trẻ đầy hứa hẹn. Nhà thơ không dừng lâu ở nỗi đau xót mà ông cảm nhận rằng sự hi sinh của Lượm rất đỗi thiêng liêng, cao cả. Chú như một thiên thần bé nhỏ yên nghỉ trên cánh đồng quê hương. Lượm đã hóa thân vào đất mẹ:
 
Cháu nằm trên lúa 
Tay nắm chặt bông 
Lúa thơm mùi sữa 
Hồn bay giữa đồng…
 
Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.
 
Câu thơ Lượm ơi, còn không? là một câu hỏi tu từ được tách ra thành một khổ thơ riêng có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả nỗi đau đớn xót xa và niềm bâng khuâng, nhớ tiếc khôn nguôi của tác giả.
16 tháng 4 2016

Trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đánh giá rất cao vai trò của thanh niên, luôn quan tâm chăm lo xây dựng và phát huy sức mạnh của các thế hệ thanh niên tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các cấp, các ngành và các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm phát huy vai trò, sức mạnh của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như trong: sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, tham gia xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị, bảo vệ môi trường…

 

Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đó là: “Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình để xây dựng đất nước; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, bảo vệ nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa”. Trước những diễn biến phức tạp như hiện nay, đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi bức thiết đối với nhiệm vụ bảo vện Tổ quốc nói chung và bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng. Đây là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, trong đó thanh niên được xác định là lực lượng đông đảo, nòng cốt, xung kích đi đầu.

 

Tuổi trẻ An Giang giao lưu với tuổi trẻ Phòng Kỹ thuật Vùng 5 Hải quân.

 

Thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay luôn được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội, điều đó đã tạo ra môi trường hết sức thuận lợi để họ có điều kiện phát triển toàn diện, nhưng cũng đặt ra trách nhiệm cho thanh niên cần tham gia tích cực hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng: “Phát huy mạnh mẽ sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị… bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời…”, với quyết tâm của toàn Đảng là “làm sao cho kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối thống nhất”, đòi hỏi cả dân tộc mà nhất là thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay - người chủ tương lai của đất nước cần quán triệt và thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Vì vậy, để phát huy vai trò, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

 

Thứ nhất, đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới cho thanh niên.

 

Đây là nhiệm vụ nên tảng quan trọng góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian vừa qua, công tác tuyên truyền, giáo dục về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc ở các cấp, các ngành, địa phương, nhà trường và xã hội tuy đã đạt được kết quả khả quan, nhất định. Trong thời gian tới, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay cần phải đổi mới cả nội dung và hình thức theo hướng: tập trung quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020; Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng và Luật Biển Việt Nam năm 2015… Qua đó, giúp thanh niên nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ to lớn của mình tring bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

 

Thứ hai, tạo môi trường thuận lợi để thanh niên tham gia tích cực vào nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

 

Ngày nay, trước sự tác động mạng mẽ của mặt trái kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, âm mưu của các thế lực thù địch đã ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm, trách nhiệm của thế hệ trẻ. Vì vậy, việc quan trọng và cấp thiết hiện nay để “phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, tinh thần tình nguyện, khơi dậy tiềm năng to lớn, lòng nhiệt huyết của các tầng lớp thanh niên… tạo môi trường thuận lợi để thanh niên tự rèn luyện, tìm được lẽ sống cao đẹp cho mình” các cấp bộ Đoàn cần tập hợp, tổ chức cho thanh niên tham gia vào các hoạt động thiết thực, bổ ích như thông qua các phong trào: “Thanh niên với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”; “Tuổi trẻ giữ nước”; “Khi Tổ quốc cần”; “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”; “Vì Trường Sa thân yêu”; “Góp đá xây Trường Sa”; “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”; “Viết thư gửi lính đảo Trường Sa”; “Vì biển đảo thân yêu”; “Trái tim hướng về biển đảo Tổ quốc”; “Em yêu biển đảo Việt Nam” và tổ chức thực hiện tốt Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ” trong thanh niên Quân đội… Với những hoạt động thực tiễn sẽ góp phần khơi dậy niềm vinh dự, tự hào, nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của thanh niên An Giang nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Tuổi trẻ lực lượng Công an, Biên phòng tỉnh An Giang với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Thứ ba, cần có sự quan tâm và chính sách đãi ngộ đối với thanh niên khi tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Cần phải nhận thức rằng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc không phải là nhiệm vụ của lực lượng vũ trang mà là trách nhiệm của cả dân tộc, của toàn dân. Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc luôn gắn bó chặt chẽ, không thể tách rời, xây dựng phải đi đôi với bảo vệ và ngược lại. Vì vậy, cần chống khuynh hướng tuyệt đối hóa hay hạ thấp bất cứ nhiệm vụ nào. Dù ở bất cứ vị trí, cương vị nào cũng phải phát huy hết tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đó là cách để họ thể hiện lòng yêu nước và đóng góp tích cực vào nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Cùng với đó, xã hội cần có sự quan tâm, động viên kịp thời, cần có chính sách đãi ngộ, chính sách hậu phương hợp lý hơn nữa đối với lực lượng thanh niên trong lực lượng vũ trang - Lực lượng nòng cốt và là lực lượng trực tiếp trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

 

Tích cực cải thiện và nâng cao hơn nữa về đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ; chăm lo chu đáo đến hậu phương người lính; kết hợp chặt chẽ giữa thực hiện nghĩa vụ quân sự với đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương… Những việc làm đó sẽ giúp cho thanh niên luôn yên tâm, toàn tâm, toàn ý đối với chức trách, nhiệm vụ được giao, đủ tỉnh táo để đánh bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hành động chống phá của các thế lực thù địch trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, mọi tình huống để giữ vững chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

Thứ tư, phát huy tinh thần tự giác học tập, rèn luyện bản thân của thanh niên để góp phần nâng cao trình độ mọi mặt đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

 

Trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, thanh niên phải luôn ý thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước hiện thực khẩu hiệu hành động: “Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đòi hỏi thanh niên cần phải tích cực tự học tập, nghiên cứu nâng cao nhận thức về nhiệm vụ của cách mạng, đối tác, đối tượng và yêu cầu, nhiệm vụ của thanh niên trong tình hình mới.

 

Từ đó, xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhân cách, trình độ, năng lực công tác, tích cực tham gia lao đọng sản xuất, phát triển kinh tế, tiến bước mạnh mẽ và làm chủ khoa học, công nghệ tiên tiến đóng góp tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, trước những diễn biến hết sức phức tạp ở Biển Đông như hiện nay, mỗi thanh niên cần phải nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về giải quyết các vấn đề trên Biển Đông, nhận rõ đúng sai, hành động có tổ chức và tuân thủ nghiêm pháp luật, không để các thế lực thù địch, phần tử xấu lôi kéo, dụ dỗ vào các hoạt động gây rối, biểu tình gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, kiên quyết giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để hội nhập và phát triển đất nước.

 

Ngày nay, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh, đại bộ phận thanh niên luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng; trung thành, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH; nêu cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Thanh niên có khát vọng, ý chí vươn lên, đoàn kết, chia sẻ, tương thân, tương ái, vì cộng đồng và lợi ích quốc gia. Họ luôn có mặt ở những nơi khó khăn, gian khổ, xung kích hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao. Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam với vai trò, trách nhiệm của mình đã có nhiều nỗ lực trong thực hiện các chương trình phối, kết hợp với các lực lượng khác nhằm tạo cơ sở và điều kiện để thanh niên phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của mình trong phát triển kinh tế; ổn định cuộc sống; tham gia xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh; củng cố quốc phòng, an ninh góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 

8 tháng 10 2017

C.cây xòi,cây ổi,cây đào

5 tháng 3 2016

Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890 . Bác mất ngày 2-9-1969

6 tháng 3 2016

Ngày 15/5/1941, Đội nhi đồng cứu quốc được thành lập tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.          Đội nhi đồng cứu quốc lúc đó có 5 đội viên. Đó là những Đội viên Thiếu Niên Tiền Phong đầu tiên, và họ đều có bí danh để hoạt động bí mật:     

  - NÔNG VĂN DỀN bí danh KIM ĐỒNG

 - NÔNG VĂN THÀN bí danh CAO SƠN     

- LÝ VĂN TỊNH bí danh THANH MINH       

 - LÝ THỊ NÌ bí danh THỦY TIÊN     

  - LÝ THỊ SẬU bí danh THANH THỦY. 

Bác hồ sinh ngày 19-5 -1890

bác hồ mất ngày 2-9-1969

18 tháng 3 2016
Cháu nằm trên lúa 
Tay nắm chặt bông 
Lúa thơm mùi sữa 
Hồn bay giữa đồng…
 
Bao quanh Lượm là sự sống mơn mởn đang lên. Hương lúa thơm như mùi sữa mẹ. Sự hi sinh của Lượm vô cùng nhẹ nhàng, thanh thản. Câu thơ: Hồn bay giữa đồng khẳng định tinh thần bất tử của Lượm. Lượm đã chết cho quê hương xứ sở.
18 tháng 3 2016

Cháu nằm trên lúa

 Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Cánh đồng quê hương như vòng nôi, như vòng tay của mẹ, ấm êm dịu dàng đón em vào lòng. Em chết mà tay vẫn nắm chặt bông lúa, quê hương và hương lúa vẫn bao bọc quanh em như ru em vào giấc ngủ đẹp của tuổi thơ anh hùng. Em chết mà hồn bay giữa đồng, vừa thiêng liêng vừa gần gũi biết bao! Không yêu mến, xót thương, cảm phục Lượm thì không thể miêu tả một cái chết hồn nhiên và lãng mạn đến như thế! Đó là cái chết của những thiên thần nhỏ bé. Thiên thần nhỏ bé ấy đã bay đi để lại bao tiếc thương cho chúng ta, như Tố Hữu đã nghẹn ngào, đau xót gọi em lần thứ ba bằng một câu thơ day dứt: