K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2018

[Tham khảo]

Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.

Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưởng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhường nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".

Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.

Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".

Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.

Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".

Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.

Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.

Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.
9 tháng 12 2018

Hai cây phong là niềm tự hào , là người thân yêu ruột thịt gắn bó với những con người làng Ku-ku-rêu. Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu sâu nặng gắn liền với những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
7 tháng 12 2018

Hai cây phong là hình tượng giàu giá trị. Hai cây phong do thầy Đuy-sen vun trồng từ khi thành lập trường học đầu tiên ở miền quê nghèo khó ấy. Thầy vun trồng những cái cây cũng như vun trồng những thế hệ trẻ. Bởi vậy, hai cây phong là dấu mốc, là biểu tượng cho lòng quyết tâm vào việc "trồng người". Cây phong từ khi còn nhỏ cũng như thế hệ trẻ ở miền quê của An-tư-nai. Khi lớn lên, cây phong trở thành điểm mốc, điểm tựa cho những đứa trẻ. Chúng cùng trèo lên cây để nhìn ngắm ra thế giới và ai đi xa trở về cũng lấy hai cây phong ấy làm điểm mốc về tìm về quê hương. Như thế, hai cây phong là hình ảnh giàu giá trị biểu tượng, là biểu tượng cho sự vun trồng thế hệ trẻ, là biểu tượng về tình thương, sự hi sinh, niềm tin của thầy Đuy-sen

5 tháng 3 2018

Hình tượng hai cây phong là biểu tượng, là linh hồn của quê hương. Trong bài, hình ảnh hai cây phong được miêu tả khá sống động, giản dị mà vẫn gây được xúc động cho người đọc. Hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với khát vọng và sự đổi thay của con người và là nhân chứng của một câu chuyện vè một con người- một thầy giáo ( Đuy-sen).Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.Thầy Đuy-sen đã gửi gắm những ước mơ hy vọng vào những học trò nghèo khổ sau này lớn lên trưởng thành và có ích cho đất nước .Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân , đoàn viên TNCS Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười đã trở thành chứng nhân của bao thế hệ lớn khôn . Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng , đã trở thành một ông lão đưa thư cần mẫn, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là " Trường Đuy-sen " như bao dân làng , có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy- sen , người đem đến ánh sáng cách mạng , góp phần xóa tan đi bóng tối cho bao cuộc đời ? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngần ngại cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương . Tình cảm yêu mến hai cây phong của " tôi ", của " chúng tôi " , của dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp , người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ hy vọng cho những học trò nhỏ của mình

chúc bn học tốt nhahihi

5 tháng 3 2018

Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.

Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưởng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhường nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".

Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.

Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".

Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.

Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".

Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.

Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.

Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.

hihi

7 tháng 11 2017

Hình tượng hai cây phong là biểu tượng, là linh hồn của quê hương. Trong bài, hình ảnh hai cây phong được miêu tả khá sống động, giản dị mà vẫn gây được xúc động cho người đọc. Hai cây phong gắn với những kỉ niệm tuổi thơ, gắn với khát vọng và sự đổi thay của con người và là nhân chứng của một câu chuyện vè một con người- một thầy giáo ( Đuy-sen).Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về thầy Đuy-sen và cô bé An-tư-nai gần 40 năm về trước.Hai cây phong gắn liền với tên tuổi của thầy Đuy-sen.Thầy Đuy-sen đã gửi gắm những ước mơ hy vọng vào những học trò nghèo khổ sau này lớn lên trưởng thành và có ích cho đất nước .Hai cây phong của người chiến sĩ Hồng quân , đoàn viên TNCS Đuy-sen đã cùng trồng với em bé khốn khổ An-tư-nai trong những ngày làng Ku-ku-rêu còn chìm đắm trong lạc hậu tối tăm và những hủ tục còn đè nặng trong đời sống dân làng những năm đầu sau Cách mạng Tháng Mười đã trở thành chứng nhân của bao thế hệ lớn khôn . Bản thân người thầy đầu tiên ấy vẫn ở lại với làng , đã trở thành một ông lão đưa thư cần mẫn, thế nhưng khi các em bé gọi quả đồi có hai cây phong là " Trường Đuy-sen " như bao dân làng , có mấy ai còn nhớ ông lão ấy chính là thầy Đuy- sen , người đem đến ánh sáng cách mạng , góp phần xóa tan đi bóng tối cho bao cuộc đời ? Hai cây phong còn là minh chứng cho sự hy sinh thầm lặng của những người cộng sản trẻ tuổi đã không ngần ngại cống hiến thời thanh xuân tươi đẹp cho quê hương . Tình cảm yêu mến hai cây phong của " tôi ", của " chúng tôi " , của dân làng Ku-ku-rêu khiến chúng ta trân trọng chính vì hai cây phong ấy gắn với câu chuyện về một con người cao đẹp , người thầy giáo không có bằng sư phạm nhưng đã vun trồng bao ước mơ hy vọng cho những học trò nhỏ của mình .

2 tháng 10 2016

2) 

 

Thảo luận 1

 

Diễn biến tâm trạng bé Hồng được miêu tả theo trình tự thời gian, trong mối quan hệ với lời nói, cử chỉ của bà cô và lúc gặp mẹ.

a. Diễn biến tâm trạng bé Hồng trong cuộc đối thoại với bà cô:

- Mở đầu, nghe cô hỏi, Hồng muốn gặp mẹ nhưng nhận ra sự giả dối của bà cô nên đành im lặng, tìm câu trả lời phù hợp. Trong kí ức bé sống dậy vẻ mặt hiền từ và rầu rầu của mẹ. Từ “cúi đầu không đáp” đến “cười và đáp lại cô tôi” thể hiện sự phản ứng thông minh của Hồng. Chú biết cảnh giác trước âm mưu của bà cô, không muốn cô xâm phạm đến danh dự của mẹ. Sau lờì nói thứ hai, thứ ba của bà cô, (khi thái độ mỉa mai nhục mạ đã bộc lộ trắng trợn) thì bé́ Hồng không kìm nén nỗi đau đớn, phẫn uất, tủi nhục, xúc động vì thương mẹ, thương thân … Nước mắt em “ròng ròng chảy xuống hai bên mép rồi chan hoà, đầm đìa ở cằm và cổ”.Không cười gượng như lần trước, Hồng “cười dài trong tiếng khóc”. Chi tiết này chứng tỏ Hồng đang cố nén nỗi đau xót, phẫn uất đang trào dâng. Trước bà cô cay nghiệt, bé Hồng nhỏ bé mà tự tin, thông minh ̀ kiêu hãnh và dạt dào niềm tin về người mẹ khốn khổ...

Tâm trạng đau xót, uất ức của Hồng đạt đến đỉnh điểm khi nghe cô tươi cười kẻ về tình cảnh tội nghiệp của mẹ mình. Từ căm ghét cô, bé Hồng căm thù những hủ tục phong kiến ̣: “ Cô tôi chưa dứt câu… Giá những cổ tục là.…… mới thôi”

Những so sánh liên tiếp, những động từ mạnh, giọng văn dồn dập thể hiện được nỗi uất hận, căm ghét mãnh liệt của bé Hồng đối với những hủ tục phong kiến mà bà cô là người đại diện.

b. Diễn biến tâm trạng bé Hồng khi bất ngờ gặp me,̣ được nằm trong lòng mẹ.

Tiếng gọi thảng thốt, vãy tay cuống quýt, chạy theo xe và các từ “vội vã” “bối rối” “lập cập” thể hiện nỗi khát khao tình mẹ.

Hình ảnh so sánh - giả định: “cái ảo ảnh trong suốt của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc” bộc lộ tâm trạng tuyệt vọng đến cùng cực như người đang mất dần mất đi sự sốnǵ. Với bé Hồng, mẹ là niềm khát khao, hy vọng, là nguồn sống, hạnh phúc.́

-Được mẹ dìu lên xe, Hồng oà lên khóc “rồi cứ thế nức nở”. Khác lần trước, đây là giọt nước mắt dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện. Dường như Hồng đã quên hết tủi hận, ưu phiền để cảm nhận hết hạnh phúc sung sướng khi được nằm trong lòng mẹ. Trước mắt Hồng chỉ còn một không gian đầy ánh sáng, màu sắc, hương thơm… một thế giới đang hồi sinh, ấm áp tình mẫu tử.

-Nhịp văn ngắn, nhanh, gấp và cả những bình luận trữ tình (“Phải bé lại và lăn xả vào lòng một người mẹ.. vô cùng”) bên cạnh những đoạn diễn tả cảm giác. Các biện pháp nghệ thuật nêu trên thể hiện : niềm hạnh phúc, sung sướng tột đỉnh của bé khi sống trong lòng me.

=> Hồng là một chú be mồ côi cha, rất́ nhạy cảm, giàu tình yêu thương mẹ… tuy chịu nhiều đau khổ và bất hạnh của cuộc đời.