Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 , I am neither rich nor poor
2 , She l.i.k.es neither the city nor the country
3 , Neither I nor She is happy
4 , Neither You and She is ready
5 , Neither my mom nor you are fat
6 , She neither write nor phone
7 , He do neither Maths exercise nor English exercise
8 , Neither Jim and Carol has got a car
9 , Neither the teacher nor we come on time
10 , Neither my father nor my mother loves Vietnamese films
* Nếu sai thì thông cảm ạ :) *
1) Cấu trúc câu điều kiện loại I
Câu điều kiện loại 1 còn được gọi là câu điều kiện có thực ở hiện tại.
Ta dùng câu điều kiện loại I để đặt ra một điều kiện có thể thực hiện được trong hiện tại và nêu kết quả có thể xảy ra.
Cấu trúc – Công thức- Mẫu câu điều kiện loại I : If+ S+V, S+will+V
Nói cách khác, ở câu điều kiện loại 1, mệnh đề IF dùng thì hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng thì tương lai đơn.
Ví dụ:
If you come into my garden, my dog will bite you. (Nếu anh bước vào vườn của tôi, con chó của tôi sẽ cắn anh.)
If it is sunny, I will go fishing. (Nếu trời nắng tốt, tôi sẽ đi câu cá.)
2) Cấu trúc câu điều kiện loại II
Câu điều kiện loại 2 là câu điều kiện không có thực ở hiện tại.
Ta sử dụng câu điều kiện loại II để diễn tả điều không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai, chỉ là một giả thiết, một ước muốn trái ngược với thực trạng hiện tại.
Cấu trúc – Công thức , mẫu câu điều kiện loại II : If+S+Ved, S+would+ V
Chú ý trong câu điều kiện loại II, ở mệnh đề “IF” riêng động từ “to be” thì dùng “were” cho tất cả các ngôi.
Ví dụ:
If I were a bird, I would be very happy. (Nếu tôi là một con chim, tôi sẽ rất hạnh phúc.) <= tôi không thể là chim được
If I had a million USD, I would buy that car. (Nếu tôi có một triệu đô la, tôi sẽ mua chiếc xe đó.) <= hiện tại tôi ko có
3) Cấu trúc câu điều kiện loại III
Câu điều kiện loại 3 là câu điều kiện không có thực trong quá khứ.
Ta sử dụng câu điều kiện loại III để diễn tả một điều không thể xảy ra trong quá khứ, chỉ mang tính ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược với thực trạng ở quá khứ.
Cấu trúc- Công thức- Mẫu câu điều kiện loại III : If+S+had+ V(P.P- phân từ hai), S+would+have+V(P.P- Phân từ hai)
Trong câu điều kiện loại III, động từ của mệnh đề if chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (perfect conditional).
Ví dụ câu điều kiện loại 3
If I hadn’t been absent yesterday, I would have met him. (Nếu hôm qua tôi không vắng mặt thì tôi đã gặp mặt anh ta rồi.)
Type 1 : If+ S+V, S+will+V
Type 2 : If+S+Ved, S+would+ V
Type 3 : If+S+had+ V(P.P- phân từ hai), S+would+have+V(P.P- Phân từ hai)
Ho Chi Minh city was gone by Mrs Green
Ho Chi Minh city was gone
Mình không chắc chắn lắm đáp án của mình đâu bạn ạ,thông cảm cho minh nha:
1:EMIGRATED(di cư)
2:EXCELLENT(xuất sắc)
3:ONE(một trong những)
4:COMPOSITION(soạn nhạc)
5:PLAY
Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
1
Xác định chức năng của máy tính. Nếu bạn lắp ráp máy để sử dụng tại phòng làm việc ở nhà cho công việc xử lý văn bản hay email, bạn sẽ có những yêu cầu khác hẳn so với việc lắp ráp máy để chơi trò chơi chất lượng cao. Vai trò của máy tính sẽ chỉ ra cụ thể các linh kiện mà bạn cần. Bất kể chức năng sau cùng của máy tính là gì, mọi máy tính đều cần các linh kiện cơ bản chung.2
Tìm bộ xử lý (CPU). Đây là bộ não của máy tính của bạn. Hầu hết các bộ xử lý đều là đa lõi, có nghĩa thực chất chúng là nhiều bộ xử lý trong một. So sánh thông số kỹ thuật và chọn một bộ xử lý mới nhất, không nên chọn bộ xử lý có vẻ hợp thức nhưng lại lỗi thời. Loại cũ này đã được thay đổi và trở nên lỗi thời, và không còn được hỗ trợ bởi nhà sản xuất hoặc các công ty phần mềm. Chọn dòng có tốc độ cần thiết để chạy các chương trình bạn muốn. Bạn cũng cần để ý tới điện năng tiêu thụ và khả năng làm mát dễ dàng. Khả năng làm mát kém rất có hại cho bộ xử lý. Tránh các dòng Pentium bởi phần lớn các bộ xử lý này đã lỗi thời.
3
Tìm một bo mạch chủ phù hợp với bộ xử lý. Nếu bộ xử lý là bộ não, thì bo mạch chủ là thân thể. Bo mạch chủ là thứ kết nối mọi linh kiện bên trong của máy tính. Bộ xử lý mà bạn mua sẽ quyết định kiểu bo mạch chủ mà bạn cần. Các bộ xử lý khác nhau có cỡ “socket” (hốc cắm) khác nhau, và chỉ làm việc với các bo mạch chủ hỗ trợ socket đó. Ở đây lựa chọn của bạn sẽ tùy thuộc vào bộ xử lý bạn có, dung lượng bộ nhớ bạn muốn, kích cỡ của thùng máy, và số lượng ổ đĩa bạn muốn kết nối tới bo mạch chủ.4
Tìm mua bộ nhớ (RAM) tương thích với bo mạch chủ của bạn. RAM (Random Access Memory – Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên) là nơi các chương trình lưu giữ thông tin mà chúng đang sử dụng. Nếu bạn không có đủ RAM, các chương trình của bạn sẽ chạy chậm hơn nhiều so với khả năng của chúng. RAM bạn mua được quy định bởi kiểu bo mạch chủ bạn chọn. Tốc độ RAM mà bạn lắp phải được hỗ trợ bởi bo mạch chủ.[1] You can check the manufacturer's websites for both components to check.5
Kiếm một ổ cứng đủ lớn để lưu toàn bộ dữ liệu của bạn. Ổ cứng của bạn lưu hệ điều hành, các chương trình cài đặt, và toàn bộ dữ liệu của bạn. Không gian lưu trữ đã ngày một rẻ hơn trong những năm qua, và rất dễ để mua được vài terabyte lưu trữ với giá rẻ.6
Mua một card (thẻ) video để chơi trò chơi và xem phim HD. Một card đồ họa rời là cần thiết để chơi các trò chơi mới nhất, nhưng lại không phải là một vấn đề lớn cho một máy tính văn phòng. Các bo mạch chủ của Intel có card đồ họa tích hợp sẵn, do đó bạn không cần một card rời nếu bạn chỉ định sử dụng máy để lướt web và email. Nếu bạn xem rất nhiều video HD hoặc chơi nhiều trò chơi, bạn sẽ cần tới một card video rời.7
Hãy chọn một thùng máy vừa đáp ứng chức năng vừa hợp nhãn. Thùng máy chứa tất cả các linh kiện máy tính của bạn. Kích cỡ thùng máy sẽ được quyết định bởi số lượng ổ cứng bạn lắp đặt, cũng như kích thước bo mạch chủ. Có nhiều kiểu thùng máy từ rẻ và đủ chức năng cho tới hào nhoáng và đắt đỏ.[2]. Hãy chọn thùng máy cho phép tối ưu khí lưu, và lắp thêm các quạt phụ nếu cần. Nếu bạn định dùng nhiều linh kiện cao cấp, bạn sẽ phải xử lý nhiều nhiệt lượng hơn so với các linh kiện chậm hơn.
8
Hãy đảm bảo là bộ cấp nguồn của bạn có thể đáp ứng được tải. Bộ cấp nguồn cấp điện cho tất cả các linh kiện trong máy tính. Một vài thùng máy đi kèm sẵn một bộ cấp nguồn, nhưng phần lớn đều cần bạn phải cung cấp riêng một bộ. Bộ cấp nguồn cần phải đủ công suất để cấp cho toàn bộ các linh kiện, nhưng không quá lớn để lãng phí điện năng qua việc cấp nhiều hơn lượng cần thiết. Đừng hà tiện bởi chọn sai bộ nguồn có thể gây hỏng các linh kiện trong máy.9
Nghiên cứu mọi linh kiện bạn định mua. Đọc các tạp chí và các trang đánh giá của người tiêu dùng trên mạng để biết thêm thông tin chi tiết. Các diễn đàn trực tuyến như AnandTech cũng vô cùng hữu ích khi cần thông tin cụ thể. Hãy nhớ rằng đây là một trong những bước quan trọng nhất, bởi vì mọi thứ sẽ phụ thuộc vào phần cứng của bạn. Có nhiều hướng dẫn và đánh giá từ các tạp chí và trang web đánh giá của người tiêu dùng trên mạng.10
Chọn nhà bán lẻ. Một khi bạn xác định cần mua những gì, bạn cần quyết định nên mua từ nhà bán lẻ nào. Hãy cân nhắc những điều sau::Phần2
Bắt đầu
1
Mở thùng máy. Bạn sẽ cần đeo găng tay chống tĩnh điện hoặc dụng cụ bảo vệ nào đó bởi bên trong thùng máy không có kim loại nối đất và đôi khi rất sắc nhọn.
2
Lắp đặt bộ nguồn. Vài thùng máy có sẵn bộ nguồn, trong khi những thùng máy khác đòi hỏi bạn phải mua bộ nguồn rời và tự lắp đặt nó. Hãy đảm bảo là bộ nguồn được lắp đặt đúng hướng, và không có vật gì cản trở quạt của bộ nguồn.3
Tự nối đất. Sử dụng một sợi cáp đeo cổ tay chống tĩnh điện để ngăn ngừa hiện tượng phóng tĩnh điện (ESD) làm hỏng các linh kiện điện tử của máy. Nếu bạn không có một sợi dây đeo cổ tay chống tĩnh điện, hãy cắm bộ nguồn đã được nối đất của bạn vào một ổ cắm (nhưng không bật nó lên), rồi giữ tay của bạn lên bộ nguồn bất cứ khi nào bạn chạm tới các linh kiện nhạy cảm với ESD.
Phần3
Lắp đặt Bo mạch chủ
1
Tháo bo mạch chủ ra khỏi hộp đóng gói. Đặt nó lên trên hộp. KHÔNG ĐƯỢC đặt nó lên trên túi chống tĩnh điện bởi mặt ngoài có tính dẫn điện. Bạn sẽ lắp thêm linh kiện cho bo mạch chủ trước khi lắp đặt nó vào thùng máy, bởi như thế sẽ dễ dàng thao tác với bo mạch chủ hơn trước khi lắp đặt nó.
2
Tháo bộ xử lý ra khỏi hộp đóng gói. Quan sát những chân khuyết trên bộ xử lý và khớp chúng vào các socket (hốc cắm) trên bo mạch chủ. Trên nhiều bộ vi xử lý sẽ có một mũi tên vàng nhỏ ở phía góc mà bạn có thể dùng để định hướng bộ vi xử lý một cách chính xác.
3
Gắn bộ xử lý lên bo mạch chủ. Mở hốc cắm CPU rồi gắn bộ xử lý lên một cách cẩn thận (không cần dùng lực). Nếu nó không trượt ngay vào, hoặc bạn cảm thấy cần phải dùng lực, thì có thể bạn đã căn lệch. Đóng hốc cắm lại và đảm bảo là CPU được gắn chắc chắn. Một vài hốc cắm có các tay giữ nhỏ trong khi các hốc cắm khác lại có các khối lắp ráp phức tạp để mở và đóng hốc cắm.[3]
4
Bôi keo tản nhiệt tốt lên CPU. Chỉ bôi một chấm keo tản nhiệt lên CPU. Thêm quá nhiều keo tản nhiệt sẽ làm chậm việc truyền nhiệt, khiến cho việc giải nhiệt nhanh CPU trở nên khó khăn hơn.5
Gắn bộ tản nhiệt. Các bộ tản nhiệt rất khác nhau, do đó hãy đọc hướng dẫn. Phần lớn các bộ làm mát đi kèm sẵn sẽ gắn trực tiếp lên bộ xử lý và siết vào bo mạch chủ. Các bộ tản nhiệt mua rời sẽ có các khung đỡ cần được gắn vào bên dưới bo mạch chủ. Hãy tham khảo tài liệu hướng dẫn cho bộ tản nhiệt của bạn để biết hướng dẫn lắp đặt chính xác.
6
Lắp đặt RAM. Đặt RAM vào khe cắm phù hợp bằng cách mở chốt và ấn thanh RAM vào cho tới khi các lẫy nhỏ khớp nó vào vị trí. Lưu ý cách RAM và các khe cắm khớp vào nhau – căn chúng sao cho khớp một cách chính xác. Khi ấn xuống, hãy ấn cả hai đầu của thanh RAM với lực đều nhau. Nếu các khe cắm RAM có hai màu, thì điều này cho biết các khe cắm ưu tiên trong trường hợp bạn không sử dụng hết các khe cắm có sẵn.7
Lắp backplate (tấm ốp kim loại ở mặt sau thùng máy) I/O lên mặt sau thùng máy. Nhiều mẫu thùng hiện đại không có tấm ốp lắp sẵn, nhưng bo mạch chủ của bạn có thể đi kèm tấm ốp của riêng nó. Một vài thùng máy cũ hơn có tấm ốp I/O lắp sẵn, nhưng thùng máy có thể không có tấm ốp phù hợp với bo mạch chủ của bạn.8
Gõ bỏ các tấm che linh kiện I/O trên tấm ốp mặt sau của bo mạch chủ. Đưa tấm ốp mới vào vị trí ở mặt sau thùng máy. Đảm bảo là đã lắp đặt đúng hướng.[5]
9
Lắp các đế bắt vít vào đúng vị trí. Hầu hết các thùng máy đều đi kèm theo một túi nhỏ chứa các đế bắt vít. Các đế bắt vít giúp nâng bo mạch chủ khỏi thùng máy, và cho phép gắn ốc vít lên chúng.10
Gắn chặt bo mạch chủ. Sau khi đã lắp các đế bắt vít, đặt bo mạch chủ vào thùng máy và đẩy nó vào tấm ốp I/O. Mọi cổng phía sau phải vừa khớp với các lỗ trên tấm ốp I/O. Dùng các ốc vít sẵn có để gắn chặt bo mạch chủ vào đế bắt vít thông qua các lỗ vít được bọc trên bo mạch chủ.
11
Cắm các bộ kết nối thùng máy. Các bộ kết nối này được đặt cùng chỗ trên bo mạch chủ ở gần mặt trước thùng máy. Thứ tự kết nối chúng tùy thuộc cái nào dễ nhất. Đảm bảo rằng bạn kết nối các cổng USB, các công tắc Nguồn và Bật lại, các đèn LED cho nguồn và ổ cứng, và cáp âm thanh (HDAudio hoặc AC97). Tài liệu hướng dẫn cho bo mạch chủ của bạn sẽ cho bạn biết vị trí gắn các bộ kết nối này trên bo mạch chủ.Phần4
Lắp đặt Card Đồ họa
1
Tháo tấm che mặt sau của khe cắm PCI-E. Hầu hết các card đồ họa hiện đại đều dùng chuẩn PCI-E. Một số card đòi hỏi bạn phải bỏ cả hai tấm bảo vệ chứ không chỉ một. Bạn có thể sẽ phải thúc cho tấm bảo vệ rời ra khỏi thùng máy.
2
Gắn card đồ họa. Bạn có thể sẽ phải bẻ cong tấm che trên khe để có thể gắn card đồ họa vào. Tấm che giúp giữ card đồ họa ở đúng vị trí (điều này càng quan trọng với các card lớn, cao cấp). Dùng lực nhẹ, đều cho tới khi card được gắn đều, và mặt sau căn chuẩn với nhau.
3
Cố định card. Sau khi gắn card, dùng ốc vít để cố định card vào mặt sau thùng máy. Nếu bạn không cố định card, bạn có thể làm hỏng nó trong quá trình hoạt động về sau.
4
Lắp đặt các card PCI khác. Nếu bạn có bất kỳ card PCI nào khác cần lắp thêm, chẳng như card âm thanh rời, quy trình lắp đặt cũng tương tự như quy trình lắp card hình.
Phần5
Thêm ổ cứng
1
Gỡ bỏ các tấm chắn mặt trước của các ổ đĩa mà bạn định lắp đặt. Hầu hết các thùng máy có các tấm chắn ở mặt trước để bảo vệ các khay cắm ổ đĩa. Tháo bỏ các tấm chắn ở vị trí mà bạn muốn lắp đặt các ổ quang. Bạn không cần tháo bất kỳ tấm chắn nào để lắp ổ cứng.
2
Lắp ổ quang vào từ phía mặt trước thùng máy. Hầu hết các thùng máy đều có khung gắn sẵn để ổ đĩa được đỡ và đều nhau. Sau khi ổ đĩa được căn thẳng với mặt trước của máy, gắn chặt nó lại với các ốc vít ở mỗi bên ổ.
3
Lắp ổ cứng. Đẩy ổ cứng vào khay 3.5” phù hợp trong thùng máy. Một vài thùng máy có các giá đỡ di chuyển được mà bạn có thể lắp đặt lên ổ cứng trước khi đẩy nó vào. Sau khi ổ cứng đã được lắp đặt vào khung đỡ, gắn chặt nó ở cả hai bên bằng ốc vít.
4
Đấu nối cáp SATA. Tất cả các ổ đĩa hiện đại sử dụng cáp SATA để kết nối ổ đĩa vào bo mạch chủ. Nối cáp vào cổng SATA trên ổ đĩa, rồi nối đầu còn lại vào một cổng SATA trên bo mạch chủ. Các ổ cứng sử dụng chung loại cáp như các ổ quang.[6]Phần6
Đấu dây cho máy tính
1
Kết nối bộ nguồn vào bo mạch chủ. Phần lớn các bo mạch chủ hiện đại đều có một đầu kết nối 24 chân và một đầu kết nối 6 hoặc 8 chân. Cả hai kiểu này đều cần được kết nối vào bo mạch chủ để hoạt động. Cáp nguồn chỉ khớp vào các khe mà chúng được thiết kế để sử dụng. Ấn đầu kết nối vào hết cỡ cho tới khi chốt đóng lại.2
Kết nối nguồn tới card hình. Nếu bạn có một card hình rời, thì nó có thể cũng cần phải được cấp nguồn. Một số card đòi hỏi một đầu nối, một số khác cần tới hai đầu. Cổng đấu nối thường nằm trên cùng của card hình.
3
Kết nối nguồn tới các ổ đĩa. Tất cả các ổ đĩa đều cần được kết nối tới bộ nguồn sử dụng các đầu kết nối nguồn SATA. Các đầu kết nối nguồn này là như nhau cho cả ổ quang và ổ cứng.
4
Điều chỉnh vị trí dây. Một trong những điểm cốt yếu để có luồng khí lưu tốt là đặt các bó dây tránh khỏi luồng khí. Cố đi dây một cách hiệu quả bên trong thùng máy có thể là một trải nghiệm dễ gây bực dọc, đặt biệt là nếu bạn lắp ráp một thùng máy nhỏ. Hãy dùng các dây bó để buộc các dây cáp lại với nhau và đặt chúng vào các khay đĩa chưa sử dụng tới. Đảm bảo là các dây cáp không chắn bất kỳ quạt nào.
Phần7
Lắp thêm Quạt
1
Kết nối các bộ quạt làm mát. Hầu hết các thùng máy đều đi kèm một hoặc hai bộ quạt. Các quạt này cần được gắn vào bo mạch chủ để có thể hoạt động.
2
Lắp thêm quạt mới. Nếu bạn sử dụng nhiều linh kiện cao cấp, bạn có thể sẽ cần làm mát thêm. Các quạt 120mm thường khá êm và tăng một cách đáng kể khí lưu trong máy.
3
Tối ưu hóa việc bố trí quạt. Các quạt gắn phía trước hoặc trên đỉnh thường hút khí vào, trong khi các quạt hai bên và phía sau thường đẩy khí ra. Bố trí này giúp giữ một luồng khí tươi, mát chuyển động qua bo mạch chủ của bạn. Bạn có thể xem hướng quạt thổi bằng cách nghiên cứu phần đỉnh của vỏ quạt. Hầu hết các quạt đều có các mũi tên nhỏ in lên thân để chỉ hướng thổi của chúng.
Phần8
Khởi động máy
1
Lắp kín thùng máy lại. Bạn không nên vận hành máy tính mà để thùng máy mở. Thùng máy được thiết kế để tối đa hóa khí lưu, và nếu thùng máy bị mở thì luồng khí lưu sẽ không còn hiệu quả nữa. Hãy đảm bảo là mọi thứ đều được bắt vít kín. Hầu hết các thùng máy sử dụng vít tai hồng (vít có tai vặn) để bạn không cần dùng tới công cụ khi mở và đóng thùng máy.
2
Đấu nối máy tính. Kết nối màn hình tới máy tính, thông qua card đồ họa hoặc thông qua một cổng nằm sau tấm bo mạch chủ. Đấu bàn phím và chuột vào các cổng USB ở mặt trước hay mặt sau máy tính.Lời khuyên
Cảnh báo
3
Bật máy tính. Bạn sẽ không thể làm được gì nhiều vì bạn chưa cài đặt hệ điều hành, nhưng bạn có thể kiểm tra xem liệu các quạt có hoạt động không hay máy tính đã hoàn tất quá trình POST (Tự kiểm tra khi khởi động) thành công chưa.
4
Chạy chương trình MemTest86+. Chương trình này có thể tải về miễn phí và có thể chạy từ ổ CD hoặc USB mà không cần cài đặt hệ điều hành. Điều này cho phép bạn kiểm tra các thanh nhớ trước khi bắt đầu cài đặt hệ điều hành. Các thanh nhớ có tỉ lệ sự cố cao hơn hầu hết các linh kiện máy tính khác, đặc biệt nếu chúng là loại rẻ tiền, vì vậy kiểm tra chúng trước là rất khôn ngoan.5
Cài đặt hệ điều hành. Các máy tính tự lắp ráp có thể cài đặt Microsoft Windows hoặc một phiên bản Linux. Windows tốn tiền hơn, nhưng có lợi ở chỗ tương thích với hầu như mọi chương trình và linh kiện phần cứng. Linux miễn phí và được hỗ trợ bởi một cộng đồng các nhà phát triển, nhưng không thể chạy nhiều chương trình được thiết kế cho Windows. Một vài phần cứng độc quyền cũng không thể hoạt động đúng.
6
Cài đặt các trình điều khiển. Sau khi cài đặt hệ điều hành, bạn sẽ cần phải cài đặt các trình điều khiển. Hầu hết các phần cứng mà bạn mua sẽ kèm theo đĩa chứa phần mềm trình điều khiển để thiết bị hoạt động. Các phiên bản mới của Windows và Linux sẽ tự động cài đặt hầu hết các trình điều khiển khi kết nối tới Internet.