K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ. 2.Mùa xuân của thiên nhiên , đất nước được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu? Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức...
Đọc tiếp

1.Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả).Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.

2.Mùa xuân của thiên nhiên , đất nước được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?

Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân đất nước như thế nào?

3. Phân tích đoạn thơ: “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” (Chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả).Đoạn thơ ấy cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người?

4.Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca.Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ… đã được sử dụng như nào để tạo được nhạc điệu ấy?

5.Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.

 

1
24 tháng 9 2017

1. Tìm hiểu mạch cảm xúc, bố cục của bài thơ

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được triển khai theo mạch cảm xúc và suy nghĩ như sau:

Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, mạch cảm xúc và tư tưởng của tác giả dẫn đến mùa xuân của đất nước, cửa cách mạng và sau cùng là mùa xuân nho Iihỏ của mỗi con người trong mùa xuán lớn của đât nước. Nói một cách khác, cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước trong lao động và chiến đấu, nghĩ về đất nước vất vả gian lao nhưng vần đi lên phía trước, nhà thơ nêu lên ước nguyện làm một Mùa xuán nho nhỏ dâng cho đời, góp vào mùa xuân lớn của đât nước.

Bài thơ có thể chia làm hai phần:

1) Ba khổ thơ dầu: Cảm nhận về mùa xuân thiên nhiên, đất nước.

- Với màu sắc của hoa và âm thanh tiếng chim hót (khổ một).

- Về mùa xuân của cuộc sống chiến đấu và sản xui: đá> chả: thơ (khổ hai).

- Nhận ra thế đi lên không gì ngăn cản nổi cua đả: nóớc trong quá khứ và hiện tại (khổ ba).

Ba khổ còn lại: Mỏi cá nhân phái đóng góp phần mình vào mùa xuân chung ấy. Nhà thơ tự nguyện đóng góp một phần khiêm tốn một nốt trầm vào bản nhạc mùa xuân chung của đất nước.

2. Khổ thơ đầu với sáu dòng thơ đã mở ra khung cảnh mùa xuân. Với nhịp điệu ngắn gọn, lời thơ hàm súc, chấm phá được cảnh sắc thiên nhiên:

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời!

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng..."

“Mọc giữa dòng sông xanh. Một bông hoa tím biếc". Tại sao lại là “dòng sông xanh” mà không phải là “dòng sông trong mút” Vàm cỏ Đông của Hoài Vũ hay “dòng sông đỏ nặng phù sa” của Nguyễn Đình Thi? Phải chăng màu xanh của dòng sông và sắc tím của bông hoa hòa hợp làm nên một cảm giác dịu mát lạ thường và đặc biệt là rất Huế. Chỉ với đôi nét điển hình đặc sắc đó của đất kinh đô thơ mộng đà đủ để nhà thơ dựng lên một khôụg gian mùa xuân Không gian ấy phóng khoáng, bay bổng, nhưng đằm thắm dịu dàng, tươi mát và đầy chất thơ. Tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện - một loài chim quen thuộc thường xuât hiện vào mùa xuân - càng làm cho không gian ấy thêin náo nức lạ thường. Tấm lòng của nhà thơ trước khung cảnh mùa xuân tưửng như hiện rõ ra mồn một:

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng...”

Tiếng chim nao nức được nhà thơ hình tượng hóa thật đẹp và thật gợi cảm. Giọt gì mà long lanh rơiĩ Tiếng chim hay mùa xuân đang nhỏ giọt? Ảm thanh vốn chỉ được nghe thấy, ở đây nhà thơ cảm nhận được, Iihìn thấỷ được “long lanh rơi” và đặc biệt hơn nửa là tiếp xúc được: “Tôi đưa tay tôi hứng”. “Hứng” là một động tác thể hiện sự trán trọng, nâng niu của nhà thơ đối với từng giọt mùa xuân, từng giọt hạnh phúc lắng đọng kết tinh của trời và sông, của chim và hoa.

Qua đoạn thơ mở đầu này trong khung cảnh mùa xuân của thiên nhiên ta hình dung được tâm trạng say mê, hào hứng của nhà thơ khi mùa xuân

tới.

3. Từ cảm xúc dạt dào trên, nhà thơ đã tâm niệm về mình:

“Ta Làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến".

Ta ở đây là nhà thơ mà cũng có thể là mọi ngưở; B:r. cáu :hơ phải chăng là một lời ước nguyện. Ta làm con chim, ta làm cành hoa, icri một nốt nhạc trầm nhập vào bản hòa ca, mang niềm vui đến cho CIỘC đời Ước nguyện ây sao mà nhỏ bé và khiêm tốn! Trong cái lớn lao c-a cả một mùa xuân đẹp, nhà thơ chỉ tự nguyện làm một tiếng chim hòa :rone giọng hát của muôn loài chim, một cành hoa lẫn trong nương sảc cùa muôn hoa, một nốt trầm trong bản nhạc hòa ca xao xuyến lòng ngườ: Nghĩa là ta là người góp phần mang đến niềm vui cho đời. Chỉ là một nố: trầm thôi nhưng là một nốt trầm có khả năng gây xao xuyến lòng người Bôn câu thơ là một lời bày tỏ khát vọng muôn sông hữu ích cho đời.

Nốt trầm xao xuyến ấy cũng là tiếng hát lí tưởng cao cả của một con người muốn cống hiến sức mình cho nhân dân đất nước.

“Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc...”

Nhà thơ muôn mình là một “mùa xuân nho nhỏ” hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của mọi người, dù tuổi đang xuân hay khi đầu đapg chớm bạc. Điệp từ “dù là” như một lời khẳng định, hay tự nhủ lòng mình kiên định dù phải đối mặt với tuổi già hay là bệnh tật. Nghĩa là dù trong bât cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc có ích cho xã hội. “Lặng lẽ dâng cho đời" là như vậy.

Cao quý xiết bao tâm lòng của nhà thơ!

Đó cũng chính là cách hiểu về nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” của bài thơ.

4. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ này là tác giả đã sử dụng và sáng tạo những phương tiện và thủ pháp nghệ thuật phù hợp.

Trước tiên là thể thơ. Ông dùng thể thơ ngũ ngôn, một thể thơ gần gũi với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung, vốn có âm hưởng dìu dặt, nhẹ nhàng, tha thiết, ở đây, Thanh Hải lại khéo dùng lối gieo vần liền giữa các khổ thơ đã tạo thành sự liền mạch cảm xúc cho cả bài thơ.

Nhà thơ cũng đả dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên, nhũng hình ảnh tự nhiên và giản dị giàu ý nghĩa tượng trưng khái quát để nói lên ước nguyện thiết tha của mình. “Ta làm con c/iirti hót. Ta làn cành hoa”. Nên nhớ từ đầu bài thơ òng đã phác họa hình ảnh mùa xuẩn cũng bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Sự lặp lại. có nâng cao đổi mới của hệ thông hình ảnh cũng là nét đặc sắc đáng chú ý cùa bài thơ.

Nhìn chung, Mùa xuân nho nhỏ được cấu tứ chặt chẽ với giọng điệu thể hiện đáng trân trọng, cảm xúc chân thành tha thiêt của tác giả Theo sát nội dung của từng đoạn, giọng điệu bài thơ có sự bién hóa phù hợp đoạn đầu vui tươi say mê, trầm lắng, nghiêm trang ở đoạn giữa và sỏi nối thiết tha ở đoạn khép lại.

5. Nhà thơ muốn mình là một mùa xuân nho nhỏ hòa vào mùa xuân bao la vô hạn, vô biên của cuộc đời, của con người, du tuũi đang xuân hay khi đầu chớm bạc.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho dời

Dù là tuổi đôi mươi

Dù là khi tóc bạc...

Điệp từ dù là như một lời khẳng định, tự nhũ lòng mình kiên định, dù phải đối mặt với tuổi già hay bệnh tật. Nghĩa là dù trong bất cứ hoàn cảnh khắc nghiệt nào cũng phải nghĩ về cuộc đời, làm việc hữu ích cho xã hội.

Đó cũng chính là chủ đề của bài thơ này. Và ý nghĩa của nhan đề bài thơ cũng là như vậy.


>> Tham khảo <<

24 tháng 9 2017

Ngày trước thì thẳng tay sao chép, bây giờ thì thêm chữ "Tham khảo" cho đỡ bị gạch đá! :)

2 tháng 4 2020

Mùa xuân, đó có thế gọi là một khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong năm. Nói đến mùa xuân là ta dường như đang nói đến lòng yêu đời đang cuồn cuộn chảy và những mơ ước cháy bỏng của con người trong cuộc sống. Có lẽ chính vì vậy mà từ lâu mùa xuân đã trở thành một đề tài quen thuộc của các nhà thơ. Viết về mùa xuân, thì mỗi thi nhân đều có được những vần thơ thật hay, thật đặc trưng và nhất là đều mang được tính độc đáo riêng của mình, ở đây, ta chỉ nói về hình ảnh của mùa xuân trong bài thơ quen thuộc "Mùa xuân nho nhỏ'' của nhà thơ Thanh Hải.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã phác họa lên một bức tranh mùa xuân trước mắt chúng ta giữa khung cảnh thiên nhiên và đất trời, vũ trụ:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi! Con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời...

Khung cảnh mùa xuân dần dần được hiện ra với một vẻ đẹp thật bình dị, đơn sơ nhưng cũng không kém phần nên thơ và sâu sắc. Ở đây, mùa xuân của Thanh Hải đến với ta không rực rỡ kiêu sa với cánh đào Hà Nội, với những nụ mai vàng đang phô trương sắc thắm, mà chỉ đơn giản là một bông hoa tím đang mọc lên giữa dòng sông nước xanh như lọc. Cánh hoa nghiêng mình xuống mặt nước tựa như gương ấy để nổi bật lên trên một khung trời được in bóng dưới lòng sông, với màu sắc thật nhẹ, thật hài hòa mà cũng rất dễ thương, Thanh Hải đã tạo nên cho bức tranh mùa xuân của mình một nét gì đó vô cùng độc đáo. Và bức tranh ấy lại càng được đẹp hơn, có "hồn" khi cái màu tím kia được nhà thơ tô đậm lên thành "tím biếc". Gam màu ấy đã được tô vẽ vào bức tranh thật khéo léo, tài tình, làm cho người đọc chúng ta có thể hình dung ra ngay trước mắt cả một bông hoa tím biếc, thật nhỏ, thật xinh, nhưng dường như cũng có đủ khả năng để nhuộm tím cả bầu trời, cả không gian mùa xuân đang căng tràn sức sống. Cái màu tím ấy lan ra, chơi vơi, và khẽ lay động theo những ngọn gió xuân đang thổi lên từ lòng sông xanh mát rượi. Cảnh vật mùa xuân trong bài thơ có lẽ cũng bình dị, giản đơn, và thâm trầm, tĩnh lặng như vùng đất miền Trung quê hương tác giả. Xứ Huế vốn nổi tiếng mộng mơ với núi Ngự sông Hương, với những điệu hò mái nhì mái đẩy, giờ lại càng thêm xinh đẹp dưới ngòi bút tô vẽ của nhà thơ...

Bức tranh thiên nhiên kia nãy giờ đang tĩnh lặng như chất chứa suy tư, chợt sinh động và "sống" hẳn lên vì một nét đâm ngang của cánh chim chiền chiện:

Ơi! Con chim chiền chiên
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng!

Bức tranh ấy giờ đây chợt đẹp hẳn lên và cũng độc đáo hơn vì có sự pha trộn giữa hai sắc màu: hài hoa (xanh, tím) và lung linh rực rỡ (long lanh). Câu thơ giờ cũng mang một nét gì đó lạ lùng chừng như là vô lí; con chim chiền chiện mà lại hót đến vang cả trời! Thực ra, khoảng trời ấy chính là khoảng không gian của riêng tác giả, trong tim tác giả, vì vậy mà chỉ có một mình tác giả mới cảm nhận được và nghe thấy được mà thôi. Tâm hồn nhà thơ nhỏ bé trước đất trời, chính vì vậy mà tất cả mọi cảnh của tâm hồn ấy cũng trở nên nhỏ xinh và dễ thương đến lạ: con chim nhỏ của mùa xuân nhỏ trong một khoảng không gian nhỏ. Nhưng chính cái "nhỏ" ấy đã phần nào tạo nên được nét độc đáo riêng trong thế đối lập của câu thơ. Tâm hồn ấy, trái tim ấy tuy nhỏ nhưng chỉ chính nó mới cảm nhận được hết mùa xuân của đất trời và vũ trụ thiên nhiên... Và giờ đây tiếng chim lại vang lên, tiếng chim quen thuộc của đồng quê dân dã:

Ồ! tiếng hát vui say
Con chim chiền chiện
Trên đồng lúa chiêm
Xuân chao mình bay liệng...

(Tố Hữu)

Say mê với tiếng chim, trước mắt nhà thơ dường như xuất hiện những giọt long lanh đang nhẹ nhàng rơi xuống:

"Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng!".

"Từng giọt long lanh"... giọt gì? Giọt nắng, giọt sương, giọt hạnh phúc, hay là giọt xuân đang êm đềm rơi xuống từ cánh chim chiền chiện nhỏ đang tung mình bay lượn để ban phát mùa xuân đến cho mọi người? Nhưng chính xác hơn nhất có lẽ là giọt tiếng chim, giọt tiếng chim mà chỉ có một mình tác giả cảm nhận được, và "trông thấy" được! Nhìn được những vật mà mắt thường không thấy có lẽ do Thanh Hải đang nhìn bằng con mắt của một nhà thơ. Tiếng chim thì nghe, nhưng ở đây tác giả lại nhìn. Hiện tượng chuyến đổi cảm giác này lẽ ra chỉ có được ở những người say. Câu thơ đang vô lí giờ lại bỗng nhiên hợp lí. Quả thật Thanh Hải đang say, ông say trước khung cảnh thiên nhiên vào mùa xuân thật xinh tươi, đẹp đẽ, say vì nàng chúa xuân quá diễm lễ, yêu kiều. Và từ đó trân trọng, thật nhẹ nhàng, tác giả đã đưa tay ra hứng để đón lấy những điều may mắn, cái tốt đẹp và cái "lộc" của mùa xuân đã ban tặng cho tâm hồn của mỗi con người, và đặc biệt là cho tác giả.

Càng đọc thơ Thanh Hải, ta càng thêm cảm thấy thú vị và say sưa. Nhất là sau khi đọc "Mùa xuân nho nhỏ", ta như thấy được cả men rượu của mùa xuân đang lan tỏa vào đất trời, hòa vào trong lòng mùa xuân và trong lòng người đọc. Đây quả thật đúng là mùa một "mùa xuân nho nhỏ" mà Thanh Hải đã dâng tặng cho đời. Nếu chúng ta biết rằng Thanh Hải viết bài thơ này khi ông đang nằm trên giường bệnh, ông viết không phải vào dịp xuân... và chỉ ít tháng thôi ông đã ra đi mãi mãi... dù sao, bông hoa tím biếc chung với đời, dòng sông xanh biếc của hi vọng, của niềm tin với đời vẫn là hình ảnh nhỏ nhẹ nói với ta bao điều...

#tham khảo#

chúc bạn học tốt

1.Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài. 2.Phân tích hình ảnh Hành tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu.Tac giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre, và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt...
Đọc tiếp

1.Đọc nhiều lần bài thơ, tìm hiểu cảm xúc bao trùm của tác giả và trình tự biểu hiện trong bài.

2.Phân tích hình ảnh Hành tre bên lăng Bác được miêu tả ở khổ thơ đầu.Tac giả đã làm nổi bật những nét nào của cây tre, và điều đó mang ý nghĩa ẩn dụ như thế nào? Câu thơ cuối bài trở lại hình ảnh cây tre đã bổ sung thêm phương diện ý nghĩa gì nữa của hình ảnh cây tre Việt Nam.

3.Tình cảm của nhà thơ và của mọi người đối với Bác đã được thể hiện như thế nào trong các khổ thơ 2,3,4? Chú ý phân tích những hình ảnh ẩn dụ đặc sắc trong các khổ thơ này.

4.Nhận xét về sự thống nhất giữa nội dung tình cảm, cảm xúc và các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ.

2
27 tháng 4 2017

Câu 1:

Cảm xúc bao trùm trong bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác. Giọng điệu trong bài thơ là giọng thành kính, trang nghiêm trong những suy tư trầm lắng.

Cảm xúc đó được thể hiện theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Nỗi xúc động thiêng liêng khi vào lăng được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Trong khổ thơ cuối, tác giả thể hiện niềm mong ước thiết tha muốn tấm lòng mình mãi mãi ở lại bên lăng Bác.

Câu 2:

Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên.

Câu 3.

Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác.

Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác.

Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người.

Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim".

Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình.

Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác.

Câu 4:

Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.

  • Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.

  • Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác.

24 tháng 2 2019

Câu 1: Cảm xúc bao trùm của bài thơ là niềm xúc động thiêng liêng, thành kính của lòng biết ơn tự hào pha lẫn nỗi xót xa, đau đớn khi nhà thơ từ miền Nam ra viếng Bác. Cảm xúc chủ đạo ấy chi phối giọng điệu của bài thơ. Đó là giọng thành kính, trang nghiêm cùng sự suy tư, trầm lắng.

12 tháng 2 2022

Dòng nào nói đúng trình tự mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ? (2.5 Điểm)

 A

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.

B

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến.

C

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, thể hiện khát vọng được dâng hiến, đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước.

D

Từ cảm xúc trước mùa xuân của đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được hoà nhập.

12 tháng 2 2022

Từ cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đến mùa xuân của mỗi con người trong mùa xuân lớn của đất nước, thể hiện khát vọng được dâng hiến.

1.Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì? 2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm.Chú ý các từ ngữ phả vào , chùng chình, dềnh...
Đọc tiếp

1.Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh, hiện tượng gì?

2. Phân tích sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu. (Gợi ý: qua hương vị, qua vận động của gió, sương, của dòng sông, cánh chim, đám mây, qua nắng, mưa, tiếng sấm.Chú ý các từ ngữ phả vào , chùng chình, dềnh dàng…)

3.Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ…thu này được Hữu Tỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh, câu thơ nào?Em hiểu thé nào về hai dòng thơ cuối bài:

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

(Gợi ý:

-Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu.

- Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải)

1
4 tháng 3 2019

1. Mùa xuân đến khá bất ngờ được cảm nhận từ một hồn thơ rất tinh tế:

Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.

->Nhà thơ như nghe được hương ổi phả vào trong ngọn gió se. Từ "phả" thật có hồn không phải là ngọn gió mang theo hương ổi mà là những quả ổi chín phả hương thơm vào trong gió làm cho ngọn gió trở nên thơm tho, nhà thơ còn thấy được "Sương chùng chình qua ngõ". Từ 'chùng chình' gợi lên một sự lay động của cây lá, vẻ tự lực của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Chính vì vậy trong phút giao mùa của thiên nhiên ấy, lòng người có chút bâng khuâng nghi hoặc khi cảm thấy hình như thu đã về, phải là người có tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu mùa thu, yêu làng quê và cuộc sống nơi đây thì mới có những cảm nhận tinh tế đến vậy.

20 tháng 3 2022

Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời.Những biện pháp tu từ ẩn dụ được tác giả sử dụng nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.Với nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy. Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”. Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

20 tháng 3 2022

Bạn có thể chú thích gạch chân rõ cho mình 1 câu bị động và 1 phép nối được không ?! 

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất...
Đọc tiếp

Trong bài Phong cách Hồ Chí Minh, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:…”Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”…(Trích Ngữ Văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

1. Ở phần trích trên, tác giả đã cho thấy vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh được kết hợp hài hòa bởi những yếu tố nào? Em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả dành cho Người?

2. Xác định hai danh từ được sử dụng như tính từ trong phần trích dẫn và cho biết hiệu quả nghệ thuật của cách dùng từ ấy.

3. Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.

4.Viết đoạn văn 10 câu nói về phong cách sống của người trẻ hiện nay mà em cho là ”rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại. ”

1
7 tháng 9 2021

mỘT BẾP LỬA CHỜN VỜN XƯƠNG SỚM

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Như " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi có viết " Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nên văn hiến đã lâu". Từ xưa đến nay, bản sắc văn hóa dân tộc luôn là giá trị cốt lõi của nền văn hóa, là tâm hồn là sức mạnh của dân tộc. Nên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là điều mà thế hệ trẻ cần làm. Đặc biệt, là trong thời kỳ hội nhập và phát triển, đất nước mở cửa nên chúng ta tiếp thu được nhiều nền văn hóa khác nhau. Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của thế hệ trẻ theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới... Nhưng chúng ta không thể làm mai một đi những bản sắc văn hóa dân tộc. Mà là một người trẻ cần học tập, nâng cao tri thức, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa trên thế giới. Nhưng lấy nwhnxg sự học hỏi đó để làm giàu thêm, đẹp thêm vản hóa dân tộc. Mỗi người trong chúng ta cần phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân thật tốt, nỗ lực rèn luyện bản thân vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. 

Bài 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nayBài 2 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình Bài 3 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng Bài 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng hôi của trong bản tin sau :Một hình ảnh hết sức xấu xí...
Đọc tiếp

Bài 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng sống ảo trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay

Bài 2 : Đất nước ta có nhiều tấm gương học sinh nghèo vượt khó , học giỏi. Em hãy nêu suy nghĩ của mình 

Bài 3 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng ngưỡng mộ thần tượng và mê muội thần tượng 

Bài 4: Suy nghĩ của em về hiện tượng hôi của trong bản tin sau :

Một hình ảnh hết sức xấu xí và vô cảm là hàng trăm người hồ hởi , vui vẻ, tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn. Vụ việc xảy ra lúc 14h ngày 4/12 ở khu vực xòng xoáy Tam Hiệp- TP Biên Hòa ( Đồng Nai) , trước sự bất lực vào gào khóc khản cổ của tài xế Hồ Kim Hậu ( 30 tuôỉ) , người điều khiển chiếc xe bị tai nạn chở khoảng 1500 thùng bìa tiger. Những người dân chứng kiến vụ việc bức xúc nói nhìn hình ảnh này chẳng khác gì một vụ “cướp của”. Những người “ hôi cuả” tranh nhau giành giật các thùng bia còn nguyên bị rơi xuống đường  và thu gom các lon bia bị văng ra khỏi thùng. Trong đó, nhiều người còn lấy cả những thùng bia còn nguyên vẹn, một số người thì lấy túi đựng số lon bia lẻ…

( theo báo điện tử: tuoitre.vn)

0