Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Đâu không phải là thái độ chống Pháp xâm lược của triều đình Huế?
A. Kiên quyết chống trả ngay từ khi Pháp nổ sung xâm lược
B. Không kiên quyết động viên nhân dân chống Pháp
C. Nhu nhược, hèn nhát, ích kỷ vì quyền lợi dòng họ
D. Bỏ lỡ nhiều thời cơđể hành động
Câu 2. Ý nào không đúng với nội dung của khởi nghĩa Hương Khê?
A. Có lãnh đạo tài giỏi. B. Có nhiêu trận đánh nổi tiếng.
C. Có căn cứ địa vững chắc. D. Có vũ khí tối tân
Câu 3. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
Câu 4. Đặc điểm của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
A. Mục tiêu nhằm chống đế quốc và phong kiến tay sai
B. Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đông nhất là tư sản dân tộc
C. Lãnh đạo xuất thân từ tầng lớp nông dân
D. Các phong trào cuối cùng đều giành thắng lợi
Câu 5. Nội dung cơ bản của Chiếu Cần Vương là gì?
A. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên cứu nước.
B. Kêu gọi văn thân và nhân dân chống phái chủ hoà.
C. Kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi văn thân, sĩ phu lãnh đạo cuộc kháng chiến.
Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?
A. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ
B. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản không cho nhân dân chống Pháp
C. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo
D. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất
Câu 7.Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào?
A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp
B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang
C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang
D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp
Câu 8. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỷ XIX?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta.
B. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về sau
C. Đập tan âm mưu xâm lược của thực dân Pháp
D. Thể hiện tinh thần đoàn kết giữa nhân dân và triều đình chống Pháp.
Câu 9. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương là:
A. Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -1892)
C. Cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế
D. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
Câu 10. Phong trào yêu nước chống xâm lược Pháp đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân B. Phong trào nông dân Yên Thế
C. Phong trào Cần vương D. Phong trào Duy tân
Câu 11. Đâu là đặc điểm của phong trào Cần Vương?
A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến.
D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
Câu 12.Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình chứng tỏ điều gì?
A. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn
B. Nhân dân chán ghét triều đình
C. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động
D. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình rong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
Tham khảo:
-Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cao nhất cuộc khởi nghĩa Hương Khê
-Phan Đình Phùng; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1847 - 28 tháng 12 năm 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
-Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là Phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và Cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là Phó bảng Phan Đình Vận.
-
Phan Đình Phùng (1847 - 1895) là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng phong trào " Chiếu Cần Vương " của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm.
Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn (đồn Hà Tân), Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Theo giúp sức ông có các trí thức như Tiến sĩ Phan Trọng Mưu, Cử nhân Phan Quảng...và nhiều võ tướng xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng, Cao Nữu, Lê Ninh, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can...
Suốt mười năm (1885-1896), bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.
Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy "tình xưa nghĩa cũ" để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thânvà những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.
Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thânđến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.
Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Ban đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều thân Pháp đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt.
4. Vì:
- Thời gian tồn tại lâu nhất.
- Chiến tranh du kích nhưng linh hoạt và đã sử dụng vũ khí hiện đại.
- Địa bàn hoạt động rộng lớn.
- ...
Tham khảo
5.
Mục đích: nhằm tăng cường ách áp bức, kìm kẹp, để tiến hành khai thác Việt Nam, làm giàu cho tư bản Pháp.
- Nông nghiệp:
+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất. Ở Bắc Kì đến năm 1902, có tới 182.000 hécta ruộng đất bị Pháp chiếm.
Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền “khai khẩn đất hoang” cho chúng. Năm 1915, địa chủ người Pháp chiếm 470 000 ha để lập đồn điền ở Bắc và Trung Kì.
+ Phát canh thu tô.
- Công nghiệp: khai thác mỏ than và kim loại để xuất khẩu, đầu tư công nghiệp nhẹ như: sản xuất xi măng, gạch ngói, xay xát gạo, giấy, diêm...
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông để tăng cường bóc lột và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường Việt Nam, đánh thuế nặng vào hàng hóa nước ngoài, trong khi đó hàng hóa Pháp bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế.
Nhận xét: Những chính sách của Pháp làm cho nhân dân ta cực khổ đến tột cùng.
Những điểm khác nhau | Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương | Khởi nghĩa Yên Thế |
Lãnh đạo. | -Quan lại, sĩ phu yêu nước | -Những người xuất thân từ nông dân |
Địa bàn hoạt đông | Những địa bàn nhỏ ,hẹp, phân tán, thiếu sự lãnh đạo thống nhất | Địa bàn được mở rộng, nhất là giai đoạn cuối |
Lực lượng tham gia | -Chủ yếu là nông dân ở các địa phương , nơi diễn ra khởi nghĩa | -Nhân dân các địa phương, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp |
Tham khảo
-Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cao nhất cuộc khởi nghĩa Hương Khê
-Phan Đình Phùng; sinh ngày 6 tháng 6 năm 1847 - 28 tháng 12 năm 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
-Phan Đình Phùng sinh ra và lớn lên tại làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Cha ông là Phó bảng Phan Đình Tuyến, các bác ông là chí sĩ Phan Đình Thông và Cử nhân Phan Đình Thuật; chú ông là Phó bảng Phan Đình Vận.
-
Phan Đình Phùng (1847 - 1895) là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh. Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp. Hưởng ứng phong trào " Chiếu Cần Vương " của vua, dù đang cư tang mẹ, Phan Đình Phùng vẫn đứng ra chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm.
Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn (đồn Hà Tân), Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Theo giúp sức ông có các trí thức như Tiến sĩ Phan Trọng Mưu, Cử nhân Phan Quảng...và nhiều võ tướng xuất thân từ nông dân và nhiều thành phần khác như Cao Thắng, Cao Nữu, Lê Ninh, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch, Lê Văn Tạc, Phan Đình Phong, Phan Đình Can...
Suốt mười năm (1885-1896), bất chấp mọi hiểm nguy, gian khổ, cuộc khởi nghĩa do Phan Đình Phùng lãnh đạo đã giao chiến với Pháp nhiều trận, và đã gây cho đối phương nhiều tổn thất nặng nề, tiêu biểu nhất là trận Vụ Quang vào năm 1894.
Thấy không thể dùng sức mạnh quân sự để tiêu diệt được cuộc khởi nghĩa, người Pháp dùng mọi cách dụ dỗ, mua chuộc Phan Đình Phùng. Người Pháp còn lợi dụng các cộng sự như Lê Kinh Hạp, Phan Trọng Mưu, Võ Khoa, Hoàng Cao Khải viết thư lấy "tình xưa nghĩa cũ" để khuyên hàng, nhưng trước sau ông vẫn một lòng cự tuyệt. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thânvà những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng.
Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thânđến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3.000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số thảy đều thiếu thốn, khó bù đấp. Mỗi lần đối phương tấn công, nghĩa quân chỉ có thể chạy quanh từ núi Quạt rồi trở về núi Vụ Quang, và không thể ở đâu lâu quá 3 ngày.
Ngày 17 tháng 10 năm 1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị giết chết rất nhiều. Ban đầu, ông cho quân lên tận nguồn sông chặt cây đóng kè chặn nước lại, đồng thời chuẩn bị sẵn nhiều khúc gỗ lớn. Khi quân Pháp và quân triều thân Pháp đến giữa dòng sông, thì ông cho phá kè trên nguồn, và tuôn cây xuống. Đối phương phần bị nước cuốn, phần bị cây lao vào người, lại bị nghĩa quân ở hai bên bờ xông ra đánh nên bị thương vong rất nhiều. Theo Phạm Văn Sơn thì sau trận này, phía Pháp ngoài số quân trang và đạn dược bị mất mát, còn có ba sĩ quan và trên trăm lính bị tiêu diệt.
Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm , quy mô rộng khắp cả nước
Giải thích:
- Đáp án B đúng vì:
+ Khởi nghĩa Hương Khê kéo dài từ 1885-1895, là cuộc khởi nghĩa lâu nhất, kéo dài nhất trong phong trào Cần Vương.
+ Địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Còn các đáp án A và C thì không phải lí do khiến cho cuộc khởi nghĩa Hương Khê là tiêu biểu nhất do đều là đặc điểm chung phần lớn các cuộc khởi nghĩa thời bấy giờ.
Một vị tướng tài trên lĩnh vực vừa chế tạo vũ khí, vừa tham gia khởi nghĩa Hương Khê. Ông là ai?
=> Phan Đình Phùng.