Một trong các tổ chức thuộc lĩnh vực kinh tế của Liên hợp quốc ở Việt Nam là

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2018

ĐÁP ÁN D

BÀI TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ 1919-1930 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những sự kiện nào của lịch sử ảnh hưởng đến Việt Nam? 2. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được thực hiện nhằm mục đích gì? Thời gian diễn ra trong bao lâu? Chủ yếu ở nước nào? 3. Nêu đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở...
Đọc tiếp

BÀI TẬP LỊCH SỬ VIỆT NAM THỜI KÌ 1919-1930

1. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những sự kiện nào của lịch sử ảnh hưởng đến Việt Nam?

2. Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương được thực hiện nhằm mục đích gì? Thời gian diễn ra trong bao lâu? Chủ yếu ở nước nào?

3. Nêu đặc điểm của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương?

4. Thực dân Pháp đã đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nào? Loại khoáng sản nào được thực dân Pháp khai thác nhiều nhất?

5. Vì sao Pháp kìm hãm ngành công nghiệp nặng?

6. Yếu tố kinh tế nào của Pháp ở Đông Dương có bước phát triển mới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

7. Tình trạng phổ biến của nền kinh tế nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

8. Nguyên nhân chủ yếu của những chuyển biến mới về giai cấp ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

9. Bộ phận nào của giai cấp địa chủ phong kiến tham gia phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

10. Nguyên nhân chủ yếu đẩy nông dân Việt Nam vào tình trạng bần cùng hóa, không có lối thoátsau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

11. Giai cấp nông dân có thái độ như thế nào với thực dân Pháp và vai trò gì trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

12. Bộ phận nào của giai cấp tiểu tư sản Việt Nam hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

13. Những giai cấp nào ra đời ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

14. Thực dân Pháp có hành động như thế nào đối với tư sản Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

15. Vì sao tư sản Việt |Nam không thể đương đầu với sự cạnh tranh của tư bản Pháp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

16. Bộ phận nào của tư sản Việt Nam có khuynh hướng dân tộc và dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

17. Công nhân Việt Nam ra đời vào thời gian nào? Nêu đặc điểm của công nhân Việt Nam?

18. Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

19. Kể tên các giai cấp bóc lột trong xã hội Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

20. Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc - xai đòi những quyền gì cho dân tộc Việt Nam?

21. Nhận định nào được rút ra sau khi Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách tới Hội nghị Véc xai?

22. Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc tài liệu nào của Lê nin? Tài liệu đó có ý nghĩa gì đối với Nguyễn Ái Quốc?

23. Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc gia nhập tổ chức quốc tế nào?

24. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc trở thành đảng viên cộng sản?

25. Vì sao Nguyễn Ái Quốc tham gia quốc tế cộng sản?

26. Tại sao khẳng định năm 1920 đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?

27. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập tổ chức nào? Nhằm mục đích gì?

28. Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa là gì?

29. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm nào?

30. Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc rời Pháp đến nước nào? Nêu những hoạt động của Người tại Liê Xô những năm 1923-1924.

31. Từ năm 1921 đến năm 1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nào? Người có những cống hiến gì đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này?

32. Sự kiện nào kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc? Người đã chọn con đường cách mạng nào cho dân tộc Việt Nam? Vì sao?

33. Nêu đóng góp của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1924.

34. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân Đảng có gì giống và khác nhau? Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản và vô sản ở Việt Nam có gì tương đồng và khác biệt?

35. Quá trình chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc diễn ra như thế nào?

36. Trong thời kì từ 1919 đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cách mạng Việt Nam có những hạn chế gì?

37. Tình trạng khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1919-1930?

38. Tính chất của nền kinh tế Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 là gì?

39. Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp kinh tế Việt Nam có chuyển biến trên những lĩnh vực nào?

40. Trong chương trình khai thức thuộc địa lần thứ hai cua thực dân Pháp, phương thức nào được du nhập vào Việt Nam, phương thức  nào được duy ?

41. Sự chuyển biến nào là nguyên nhân quyết định sự chuyển biến về xã hội ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

42. Những lực lượng xã hội mới nào tham gia phong trào dân tộc ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

43. Cơ sở vật chất để tiếp thu những tư tưởng mởi ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

44. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt |Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do những điều kiện nào chi phổi?

45. Vì sao các giai cấp khác nhau có thái độ chính trị khác nhau ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

46. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, hệ tư tưởng nào tiếp tục được truyền bá vào Việt Nam? Hệ tư tưởng nào bắt đầu được truyền bá?

47. Giai cấp nào là đối tượng bị bóc lột chủ yếu của thực dân Pháp ở nước ta? Nguyện vọng số 1 của họ ở thời kì thuộc Pháp là gì?

48. Giai cấp nào là đại biểu cho quyền lợi dân tộc, đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ?

49. Hình thức đấu tranh phổ biến của công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

50. Những thanh niên Việt Nam hoạt động ở Trung Quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất còn thiếu yếu tố nào?

51. Sự chuẩn bị có ý nghĩa quyết định về tổ chức của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng là gì?

52. Giai cấp nào ở Việt Nam là giai cấp bóc lột nhưng lại là giai cấp bị trị?  

53. Giai cấp nào ở Việt Nam là lực lượng và là giai cấp lãnh đạo cách mạng?

54. Vì sao Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước?

55. Điều kiện  nào dân tới sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929?

56. Vào những năm 1928 -1929, cuộc đấu tranh nào đã diễn ra trong khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam?

57. Sự kiện nào là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng?

 






72.             Sau khi đến Quảng Châu Trung Quốc Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện nhằm mục đích gì?

73.             Thành phần chính tham gia lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc tại Quảng Châu là lực lượng nào?

74.             Học viên học tập những gì tại lớp huấn luyện của Nguyễn Ái Quốc?

75.             Sau khi học xong tại Quảng Châu, phần lớn học viên về nước truyền bá lí luận nào trong nhân dân?

76.             Tháng 2/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức nào?

77.             Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập tổ chức nào? Nhiệm vụ của tổ chức đó là gì?

78.             Tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc thành lập vào tháng 6/1925 theo khuynh hướng cách mạng nào? Cơ quan lãnh đạo cao nhất và cơ quan ngôn luận của tổ chức này là gì? Nêu Vai trò của tổ chức đó.

79.             Đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc xuất bản tác phẩm nào? Tác dụng của tác phẩm đó là gì?

80.             Tháng 7/1925, tổ chức nào được Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập? Tôn chỉ của tổ chức đó là gì?

81.             Cuối năm 1928, tổ chức nào đưa ra chủ trương vô sản hóa? Mục đích của chủ trương này là gì?

82.             Chủ trương vô sản hóa có tác dụng gì đối với phong trào công nhân Việt Nam?

83.             Điểm mới của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1926 -1929 là gì?

84.             Những nguyên nhân nào thúc đẩy sự phát triển của phong trào công nhân Việt Nam giai đoạn 1926-1929?

85.             Tháng 12/1927, tổ chức nào được thành lập ở Việt Nam? Cơ sở hạt nhân đầu tiên và mục đích, chương trình hành động, phương pháp cách mạng, lực lượng chủ lực của tổ chức đó là gì?

86.             Tháng 2/1930, ở Việt Nam nổ ra cuộc khởi nghĩa nào? Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó là gì? Vì sao cuộc khởi nghĩa này bị thất bại?

87.             Nhận xét mặt tích cực và hạn chế của Việt Nam Quốc dân Đảng.

88.             Chi bộ cộng sản được thành lập tháng 3/1929 đã có hành động gì? Vì sao ở Bắc Kì lại ra đời chi bộ cộng sản đầu tiên?

89.             Tháng 6/1929 tổ chức cộng sản nào được thành lập, cơ quan ngôn luận của tổ chức này là gì?

90.             Tháng 8/1929 tổ chức cộng sản nào được thành lập, cơ quan ngôn luận của tổ chức này là gì?

91.             Tháng 9/1929 tổ chức cộng sản nào được thành lập?

92.             Các tổ chức cộng sản ra đời năm 1929 có tác động gì đối với cách mạng Việt Nam?

93.             Đoàn đại biểu Bắc kì có phản ứng như thế nào khi đề nghị thành lập Đảng Cộng sản của họ không được Đại hội của tổ chức Thanh niên chấp nhận?

94.             Yêu cầu bức thiết để đưa khuynh hướng cách mạng vô sản ở Việt Nam phát triển vào cuối năm 1929 là gì?

95.             Nguyễn Ái Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng với cương vị gì? Vào thời gian nào? Ở đâu? Thành phần tham dự Hội nghị gồm những tổ chức nào?

96.             Hội nghị thành lập Đảng đã thông qua những quyết định nào?

97.             Cương lĩnh chính trị được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì? Gồm những nhiệm vụ nào? Giai cấp nào lãnh đạo? Lực lượng tham gia cách mạng gồm những bộ phận nào?

98.             Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị là gì? Nội dung của cách mạng Tư sản dân quyền trong Cương lĩnh là gì?

99.             Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm sự kết hợp của những nhân tố nào? Tại sao khẳng định Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?

100.        Sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho sự phát triển của cách mạng nước ta là gì?

101.        Vì sao hội nghị thành lập Đảng thành công?

102.        Nguyễn Ái Quốc có vai trò gì đối vợi sự thành lập Đảng?

103.        Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng thể hiện tính đúng đắn trên những nội dung nào?

104.        Đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam 1919-1930 là gì?

105.        Vì sao khuynh hướng tư sản thất bại?

106.        Vì sao khuynh hướng vô sản thắng lợi?

107.        Điều kiện quyết định sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 1930 là gì?

108.        Nguyễn Ái Quốc có công lao gì đối với cách mạng Việt Nam trong thời kì 1919 -1930?

109.        Sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân hoàn toàn đấu tranh tự giác?

110.        Vì sao Đảng vừa ra đời đã giành được quyền lãnh đạo cách mạng?

111.        Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng tư sản và vô sản kết thúc khi nào?

112.        Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 1929 - 1933 có điểm gì nổi bật?

 

0
Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ). 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Xan Phranxico.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Pari.

1
22 tháng 8 2017

Đáp án B

Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế...
Đọc tiếp

Một hệ quả quan trọng của cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nhất là từ sau Chiến tranh lạnh, trên thế giới đã diễn ra xu thế toàn cầu hóa.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

Những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa ngày nay là:

- Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.

- Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

- Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn.

- Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

Là kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, toàn cầu hóa là xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được. Nó có mặt tích cực và mặt tiêu cực, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Xét về bản chất, toàn cầu hóa là:

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn. 

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. 

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

1
11 tháng 8 2019

Đáp án C
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, những ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới

2 tháng 2 2016

 

Quá trình hình thành và phát triển:

 

      Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

-         - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 

-             - 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC). Ngày 1 - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

 

-         - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

 

-         - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

 

-  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

 

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 

-         10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

-         Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC”.

 

-         Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

-          Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 

-         Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới vì:

 

-         Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 

 

-         Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 

 

-         EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

2 tháng 2 2016

Quá trình hình thành và phát triển:

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

 - 18 - 4 - 1951, Hiệp ước Pari được kí kết giữa 6 nước Pháp , Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua để thành lập “Cộng đồng than - thép châu Âu” (ECSC), nhằm thống nhất việc sản xuất và phối hợp than, thép của các nước thành viên. Hiệp ước này đã chứa đựng ý đồ của các nhà sáng lập ECSC là gây dựng nền tảng cho việc nhất thể hóa kinh tế châu Âu.

 25 - 3 - 1957, sáu nước này kí Hiệp ước Rôma thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” (EURATOM) và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC).Ngày    1  - 7 - 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).

  - Đến tháng 12 - 1991 các nước thành viên EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích (Hà Lan), có hiệu lực từ ngày 1 - 1 - 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) với 15 nước thành viên (1995).

   - Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước, năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

  EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…).

Mối quan hệ giữa Việt Nam với EU:

 10 - 1990, EU thiết lập quan hệ ngoại giao với ViệtNam.

 Tháng 7 - 1995, Việt Namvà EU kí “Hiệp định Khung Hợp tác Việt Nam - EC

 Năm 2004, Hội nghị Cấp cao ViệtNam- EU lần thứ I tại Hà Nội.

  Ngày 27 - 6 - 2012, Việt Namvà EU, đã ký chính thức “Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện” (PCA).

 Hiện EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Vì sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất trên thế giới:

 Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực cũng diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

Từ lúc mới thành lập, Liên minh châu Âu chỉ có 6 nước, đến năm 1995 EU đã phát triển thành 15 nước thành viên, đến năm 2004 EU kết nạp thêm 10 nước, năm 2007, thêm 2 nước, nâng tổng số lên 27 nước. Tính đến ngày 1 - 7 - 2013, Liên minh châu Âu đã có tất cả 28 nước, với khoảng 500 triệu người và diện tích 4.456.304 km2.

 EU ra đời không chỉ nhằm tập hợp giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị (như xác định luật công dân châu Âu, chính sách đối ngoại và an ninh chung, Hiến Pháp chung…). 

        Chính vì sự ra đời và ngày càng phát triển mạnh mẽ như vậy nên Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết khu vực lớn nhất thế giới hiện nay.

5 tháng 2 2016

* Hoàn cảnh ra đời :

- Sau khi giành độc lập, bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á thấy cần có sự hợp tác để cùng phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.

- Những tổ chức hợp tác mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và những thành công của Khối thị trường chung châu Âu đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á được thành lập gồm 5 nước Indonesia, Malaixia, Philippin, Xingapo và Thái Lan

* Mục tiêu :

Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

*Quá trình phát triển :

- Giai đoạn đầu ( 1967-1975), ASEAN là một tổ chức còn non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lèo, chưa có vị thế trên trường quốc tế.

- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết, mở ra bước phát triển mới của các quốc gia Đông Nam Á.

- Từ năm 1984-1999, các nước Brunay, Việt Nam, Lào, Mianma, Campuchia gia nhập ASEAN.

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành 10 nước, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, xây dựng thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển nâng cao vị thế của khu vực và tổ chức trên trường quốc tế.

* Với Việt Nam

- Tháng 7/1995, Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN. Khi gia nhập ASEAN, Việt Nam có cơ hội để hợp tác , phát triển kinh tế và văn hóa  nhưng cũng đặt ra những thách thức như giữ gìn bản sắc văn hóa, cạnh tranh kinh tế.

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

29 tháng 5 2017

Đáp án D

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization, viết tắt UNESCO) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên hiệp quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hoá để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

18 tháng 10 2018
* Hoàn cảnh ra đời: - Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển. - Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ. - Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau. - Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin. * Thời cơ và thách thức của Việt Nam * Cơ hội: - Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực - Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực. - Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế. - Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực. - Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực. * Thách thức: - Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực. - Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.
30 tháng 3 2016

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành độc lập, các nước cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát triển.

- Muốn hạn chế ảnh hưởng của các nước lớn bên ngoài, nhất là Mĩ.

- Các tổ chức liên kết khu vực xuất hiện ngày càng nhiều, như Cộng đồng châu Âu, đã cổ vũ các nước Đông Nam Á liên kết với nhau.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.

* Mục tiêu là tiến hành hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kinh tế và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

* Quá trình phát triển. (thành tựu chính)

            - Từ 1967 -1975: ASEAN là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế.

            - Tháng 2/1976, Hội nghị cấp cao lần 1 của ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.

            - Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ giữa ASEAN với ba nước Đông Đương được cải thiện.

            - Mở rộng thành viên của ASEAN, Brunây (1984), Việt Nam (7/1995), Lào và Miama (1997), Campuchia (1999).

            - ASEAN đẩy mạnh hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây dựng một Cộng đồng ASEAN về kinh tế, an ninh và văn hóa vào năm 2015.

*  Nội dung Hiệp ước Bali:

            +> Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

            +> Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

            +> Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.

            +> Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

            +> Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.

* Thời cơ và thách thức của Việt Nam

* Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực

- Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong khu vực.

- Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển kinh tế.

- Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.

- Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao với các nước trong khu vực.

* Thách thức:

- Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các nước trong khu vực.

- Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực.

- Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc.