Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ thứ nhất (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Trong số...
Đọc tiếp

Ở một quần thể động vật ngẫu phối, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường gồm 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, những cá thể có kiểu hình lặn bị đào thải hoàn toàn ngay sau khi sinh ra. Thế hệ thứ nhất (P) của quần thể này có cấu trúc di truyền là 0,6AA : 0,4Aa. Cho rằng không có tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Trong số các nhận định về quần thể này, nhận định nào là chính xác? 

A. Tần số alen trội ở thế hệ thứ năm của quần thể đạt giá trị 7/8 

B. Tần số alen lặn của quần thể ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 1/9 

C. Tỷ lệ cây đồng hợp ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 2/9 

D. Tần số kiểu gen dị hợp ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 1/4 

1
16 tháng 12 2017

Đáp án B

0,6AA: 0,4Aa (aa chết ngay sau khi sinh ra) ngẫu phối

Áp dụng công thức tính tần số alen của quần thể ngẫu phối sau n thế hệ khi kiểu gen aa bị chết trước tuổi trưởng thành.

qn = (q0)/(1+n*q0)
trong đó, q0 là tần số alen a ở thế hệ ban đầu và qn là tần số alen a ở thế hệ thứ n.

A. Tần số alen trội ở thế hệ thứ năm của quần thể đạt giá trị 7/8 à sai,

tần số alen lặn a ở thế hệ thứ 5 = 0,2/(1+5x0,2) = 0,1

à tần số alen trội A = 0,9

B. Tần số alen lặn so với alen trội của quần thể ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 1/9 à đúng, a/A = 0,1/0,9 = 1/9

C. Tỷ lệ cây đồng hợp ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 2/9 à sai

AA = (0,9*0,9)/(1-0,12) = 9/11

D. Tần số kiểu gen dị hợp ở thế hệ thứ năm đạt giá trị 1/4 à sai

Aa = (2*0,1*0,9)/(1-0,12) = 2/11

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại? (1). Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. (2). Trong môi trường ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động. (3). Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen...
Đọc tiếp

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại?

(1). Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

(2). Trong môi trường ổn định, chọn lọc tự nhiên vẫn không ngừng tác động.

(3). Chọn lọc tự nhiên không thể đào thải hoàn toàn alen trội gây chết ra khỏi quần thể.

(4). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội.

(5). Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào chọn lọc chống lại alen lặn hay chống lại alen trội.

(6). Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, dẫn đến làm biến đổi tần số alen của quần thể.

A.

B.

C.

D.

1
6 tháng 6 2019

Chọn C

Phát biểu không đúng khi nói về tác động của chọn lọc tự nhiên: (1), (3), (4), (6)

(1) sai vì: CLTN chống lại alen trội nhanh hơn alen lặn

(3) sai vì: CLTN có thể loại bỏ alen trội gây chết sau 1 thế hệ

(4) sai vì: CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội vì các biến dị ở VK đều được biểu hiện ra kiểu hình

(6) sai vì CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp tới kiểu gen 

7 tháng 7 2017

Đáp án B

25 tháng 11 2018

Đáp án B

Xét các phát biểu của đề bài:

(I) đúng, do cây chỉ hấp thụ được Nito dưới dạng NO3- và NH4

(II) Sai.

(III) Đúng.

(IV) Đúng.

Vậy các phát biểu đúng là (I), (III), (IV) .

18 tháng 9 2019

Đáp án B

Đối với loại bài toán có sự biến đổi cấu trúc di truyền (tỉ lệ kiểu gen) qua các thế hệ của quần thể thì chúng ta cần phải đánh giá sự biến đổi tần số alen của quần thể.

Ở quần thể này, tần số A qua các thế hệ như sau: 

Như vậy, chọn lọc tự nhiên đang chống lại alen trội A.

Trong 4 phương án mà bài toán đưa ra, chỉ có phương án B là chọn lọc đang chống lại alen trội (đào thải kiểu hình trội).

Cho các phát biểu sau đây: (1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội. (2). Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đôi. (3). Đột biến và di – nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật. (4). Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau đây:

(1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

(2). Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đôi.

(3). Đột biến và di – nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.

(4). Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.

(5). Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá kiểu gen khác nhau trong quần thể.

(6). Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội

Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

1
20 tháng 4 2017

Đáp án C

Phát biểu sai là (2): chọn lọc tự nhiên luôn tác động kể cả khi môi trường sống ổn định (chọn lọc ổn định)

Các phát biểu còn lại đều đúng

Cho các phát biểu sau đây:(1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.(2). Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đôi.(3). Đột biến và di – nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.(4). Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau đây:

(1). Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

(2). Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động khi điều kiện môi trường sống thay đôi.

(3). Đột biến và di – nhập gen là nhân tố tiến hóa có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể sinh vật.

(4). Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số các alen không theo một hướng xác định.

(5). Chọn lọc tự nhiên phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá kiểu gen khác nhau trong quần thể.

(6). Chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen trội có hại ra khỏi quần thể khi chọn lọc chống lại alen trội

Số phát biểu đúng theo quan điểm hiện đại về tiến hóa là:

A. 4

B. 3

C. 5

D. 6

1
29 tháng 10 2019

Đáp án: C

Phát biểu sai là (2): chọn lọc tự nhiên luôn tác động kể cả khi môi trường sống ổn định (chọn lọc ổn định)

Các phát biểu còn lại đều đúng