K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 9 2023

Tổng số khả năng có thể xảy ra của phép thử là \(n\left( \Omega  \right) = C_{12}^4\)

a) Số kết quả thuận lợi cho biến cố “Bốn bạn thuộc 4 tổ khác nhau” là số cách sắp xếp 4 bạn vào 4 tổ có \(4!\) cách

Vậy xác suất của biến cố “Bốn bạn thuộc 4 tổ khác nhau” là \(P = \frac{{4!}}{{C_{12}^4}} = \frac{8}{{165}}\)

b) Gọi là biến cố “Bốn bạn thuộc 2 tổ khác nhau”

xảy ra với 2 trường hợp sau:

TH1: 3 bạn cùng thuộc 1 tổ và 1 bạn thuộc tổ khác có \(C_4^3.C_3^1.C_2^1 = 24\) cách

TH2: cứ 2 bạn cùng thuộc 1 tổ \(C_4^2.C_3^1.C_2^2.C_2^1 = 36\) cách

Suy ra, số kết quả thuận lợi cho biến cố là \(n\left( A \right) = 24 + 36 = 60\)

Vậy xác suất của biến cố “Bốn bạn thuộc 2 tổ khác nhau” là \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{60}}{{C_{12}^4}} = \frac{4}{{33}}\)

NV
21 tháng 4 2023

Không gian mẫu:

Chọn 5 người từ 15 người để lập nhóm 1 có \(C_{15}^5\) cách, chọn 5 người từ 10 người còn lại để lập nhóm 2 có \(C_{10}^5\) cách, tổ 3 có \(C_5^5\) cách

\(\Rightarrow C_{15}^5.C_{10}^5.C_5^5\) cách chọn bất kì

Bây giờ ta tính số cách chia sao cho có ít nhất 1 nhóm không có nữ:

Do 7 nữ luôn chia được vào ít nhất 2 nhóm sao cho mỗi nhóm có 5 người, do đó chỉ có nhiều nhất 1 nhóm (trong số 3 nhóm) chỉ toàn là nam.

Chọn 1 nhóm từ 3 nhóm để xếp 5 nam: \(C_3^1\) cách

Chọn 5 nam từ 8 nam để xếp vào nhóm nói trên: \(C_8^5\) cách

Còn 10 em xếp vào 2 nhóm còn lại: \(C_{10}^5.C_5^5\) cách

\(\Rightarrow C_3^1.C_8^5.C_{10}^5.C_5^5\) cách xếp sao cho có 1 ít nhất nhóm ko có nữ

\(\Rightarrow C_{15}^5.C_{10}^5.C_5^5-C_3^1.C_8^5.C_{10}^5.C_5^5\) cách xếp thỏa mãn

Xác suất: ...

21 tháng 4 2023

Anh ơi! Câu này làm theo cách biến cố đối, hai học sinh nữ đứng cạnh nhau thì như nào ạ, em làm được trực tiếp còn làm gián tiếp không được ạ. 

https://hoc24.vn/cau-hoi/doi-tuyen-hoc-sinh-gioi-cua-mot-truong-thpt-co-8-hoc-sinh-nam-va-4-hoc-sinh-nu-trong-buoi-le-trao-phan-thuong-cac-hoc-sinh-tren-duoc-xep-thanh-mot-hang-ngang-tinh-xac-suat-de-khi-xep-sao-cho-2-hoc.7929973126107

23 tháng 4 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
1 tháng 10 2023

\(\Omega \) là tập tất cả 6 học sinh trong 12 học sinh. Vậy \(n\left( \Omega  \right) = C_{12}^6 = 924\).

Gọi C là biến cố: “Có 3 học sinh nam và 3 học sinh nữ”. Có \(C_7^3\) cách chọn chọn 3 học sinh nam và \(C_5^3\) cách chọn 3 học sinh nữ. Theo quy tắc nhân, ta có \(C_7^3.C_5^3 = 350\) cách chọn 3 học sinh nam và 3 học sinh nữ tức là \(n\left( C \right) = 350\).Vậy \(P\left( C \right) = \frac{{350}}{{924}} \approx 0,3788\).

NV
21 tháng 4 2023

Không gian mẫu: \(C_{10}^3\)

Số cách chọn sao cho có 2 nữ 1 nam là: \(C_6^2.C_4^1\)

Xác suất: \(P=\dfrac{C_6^2.C_4^1}{C_{10}^3}=\dfrac{1}{2}\)

loading...    

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Chọn ngẫu nhiên 2 chuyên gia vào ban tổ chức là một tổ hợp chập 2 của 22 phần tử. Do đó, số phần tử của không gian mẫu là: \(n\left( \Omega  \right) = C_{22}^2\)( phần tử)

Gọi A là biến cố “Chọn được 2 chuyên gia ở hai châu lục khác nhau vào ban tổ chức”

Để chọn được 2 chuyên gia ở hai châu lục khác nhau vào ban tổ chức ta phải chọn 1 chuyên gia đến từ châu Á và 1 chuyên gia đến từ châu Âu. Có 10 cách chọn 1 chuyên gia đến từ châu Á và 12 cách chọn 1 chuyên gia đến từ châu Âu. Do đó, theo quy tắc nhân số phần tử của biến cố A là: \(n\left( A \right) = 10.12 = 120\)( phần tử)

Vậy xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{n\left( A \right)}}{{n\left( \Omega  \right)}} = \frac{{120}}{{C_{22}^2}} = \frac{{40}}{{77}}\)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 9 2023

Gọi là biến cố “Không bạn nào lấy đúng thẻ của mình”

Các kết quả có thể xảy ra khi các bạn lần lượt lấy thẻ được thể hiện ở sơ đồ hình cây như hình dưới

Có tất cả 6 kết quả có thể xảy ra, trong đó có 2 kết quả thuận lợi cho A, do đó:

                   \(P\left( A \right) = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\)

NV
2 tháng 2 2024

1. Đã giải

2.

Xếp 10 cái bánh thành hàng ngang, 10 cái bánh tạo ra 9 khe trống (mà khe trống này nằm giữa 2 cái bánh)

Đặt 2 vách ngăn vào 9 vị trí nói trên, 2 vách ngăn sẽ chia 10 cái bánh làm 3 phần sao cho mỗi phần có ít nhất 1 cái bánh. Vậy có \(C_9^2\) cách đặt 2 vách ngăn hay có \(C_9^2\) cách chia 10 cái bánh cho 3 người sao cho mỗi người có ít nhất 1 cái bánh.

Bài 1 : Số học sinh của 3 lớp 7A , 7B , 7C lần lượt tỉ lệ 10 ; 9 ; 8 . Biết số học sinh lớp 7B ít hơn số học sinh lớp 7A là 5 học sinh .Tính số học sinh mỗi lớp ? Bài 2 : Số học sinh 4 khối 6 , 7 , 8 , 9 của một trường tỉ lệ các số 9 ; 8 ;7 ; 6 . Biết rằng 2 lần số học sinh khối 8 ít hơn 3 lần số học sinh khối 6 là 273 học sinh . Tính số học sinh mỗi khối ? Bài 3 : Trong đợt ủng hộ...
Đọc tiếp

Bài 1 : Số học sinh của 3 lớp 7A , 7B , 7C lần lượt tỉ lệ 10 ; 9 ; 8 . Biết số học sinh lớp 7B ít hơn số học sinh lớp 7A là 5 học sinh .Tính số học sinh mỗi lớp ?

Bài 2 : Số học sinh 4 khối 6 , 7 , 8 , 9 của một trường tỉ lệ các số 9 ; 8 ;7 ; 6 . Biết rằng 2 lần số học sinh khối 8 ít hơn 3 lần số học sinh khối 6 là 273 học sinh . Tính số học sinh mỗi khối ?

Bài 3 : Trong đợt ủng hộ các bạn vùng lũ lụt , 3 tổ học sinh góp được 276 quyển sách vở . Biết số vở của tổ 1 và tổ 2 tỉ lệ 5 và 7 , số vở của tổ 2 và tổ 3 tỉ lệ với 4 và 3 . Tính số vở mà mỗi tổ đóng góp được ?

Bài 4 : Hình chữ nhật có 2 kích thước với tỉ lệ 3 và 7 . Biết diện tích của hình chữ nhật là 756\(m^2\) . Tính chu vi hình chữ nhật ?

4
17 tháng 10 2018

gọi số học sinh lớp 7A là a

số học sinh lớp 7B là b

số học sinh lớp 7C là c

ta có tỉ lệ: a/b= 10/9

=> 9a-10b=0 (1)

mà Biết số học sinh lớp 7B ít hơn số học sinh lớp 7A là 5 học sinh .

=> a-b=5(2)

từ (1) và ( 2)=> a=50; b=45

ta có tỉ lệ b/c=9/8=> c=40

17 tháng 10 2018

bài 2.

gọi số học sinh khối 6 là a

số học sinh khối 7 là b

số học sinh khối 8 là c

số học sinh khối 9 là d

ta có tỉ lệ a/c= 9/7

=> 7a- 9c=0 (1)

mà Biết rằng 2 lần số học sinh khối 8 ít hơn 3 lần số học sinh khối 6 là 273 học sinh

=> 3a- 2c= 273( 2)

từ (1) và (2) =>a= 189; c=147

ta có tỉ lệ + a/b= 9/8=>b=168

+ c/d= 7/6=> d=126

NV
18 tháng 3 2023

Do 2 tổ này ko chia thứ tự nên ta chỉ cần chọn cho 1 tổ, tổ còn lại sẽ tự phù hợp tương ứng

Gọi tổ cần chọn là A

- A có 1 giỏi 2 khá: \(C_3^1.C_5^2.C_8^5\) cách

- A có 1 giỏi 3 khá: \(C_3^1.C_5^3.C_8^5\) cách

- A có 2 giỏi 2 khá: \(C_3^2.C_5^2.C_8^4\) cách

- A có 2 giỏi 3 khá: \(C_3^2.C_5^3.A_8^3\) cách

Cộng 4 trường hợp lại là được

18 tháng 3 2023

Anh ơi! Nếu chia thứ tự đề bảo thế nào vậy ạ anh