Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Tác giả : Hoài Thanh
- Thể loại : Nghị luận
- Phương thức biểu đạt : Nghị luận
- Hoàn cảnh sáng tác :
+ “Ý nghĩa văn chương” được viết năm 1936, in trong “Bình luận văn chương” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998)
+ Bài “Ý nghĩa văn chương” có lần đổi in lại đã đổi nhan đề thành “Ý nghĩa và công dụng của văn chương”
- Nội dung :
+ Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn,
- Nghệ thuật :
+ Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận
+ Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục
+ Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.
Trông trời, trông đất, trông mây,
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm,
Trông cho chân cứng đá mềm,
Trời êm, bể lặng mới yên tâm lòng.
- Điệp ngữ trông (9 lần) thể hiện sự lo lắng về ngổn ngang trăm bề cực nhọc vất vả của người làm ra hạt gạo.
- Đi cấy (2 lần) sự khác biệt hành động đi cấy của mình với người khác.
a) Hỏng đèn.
→ Đèn ................bị hỏng..............
b) Người ta đã phá ngôi nhà dột nát ấy đi.
→ Ngôi nhà dột nát ấy ...đã bị người ta phá đi..............................
c) Xã A đông dân hơn xã B.
→ Xã B ......ít dân hơn xã A........................
d) Mây bị nắng xua đi.
→ Nắng ......xua mây đi........................
đ) Kì nghỉ hè này kéo dài 2 tháng.
→ Chúng em có ..........2 tháng nghỉ hè....................
e) Nước đầy thùng.
→ Thùng ...........đầy nước...................
f) Em sống ở ven đường 73, Hà Nội.
→ Địa chỉ ....nhà em ở đường 73, Hà nôi..........................
g) Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Cấm Sơn.
→ Núi Cấm Sơn ......thấp hơn núi phan-xi-păng.......................
Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi :
a) Hỏng đèn.
→ Đèn bị hỏng.
b) Người ta đã phá ngôi nhà dột nát ấy đi.
→ Ngôi nhà dột nát ấy đã bị người ta phá đi.
c) Xã A đông dân hơn xã B.
→ Xã B thưa dân hơn xã A.
d) Mây bị nắng xua đi.
→ Nắng xua mây đi
đ) Kì nghỉ hè này kéo dài 2 tháng.
→ Chúng em có kì nghỉ hè 2 tháng.
e) Nước đầy thùng.
→ Thùng bị đầy nước.
f) Em sống ở ven đường 73, Hà Nội.
→ Địa chỉ nhà em ở ven đường 73, Hà Nội
g) Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Cấm Sơn.
\(\rightarrow\) Núi Cấm Sơn thấp hơn núi Phan-xi-păng.
Sách là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của con người. Chính vì vậy, một danh nhân đã khẳng định rằng “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”.
Sách đã có từ rất xa xưa, và tồn tại dưới nhiều hình dáng, chữ viết khác nhau. Mỗi dân tộc lại có một ngôn ngữ riêng, một chữ viết riêng. Mỗi thời gian sách lại được viết trên từng chất liệu khác như khắc trên đá, viết trên vỏ cây, thanh tre, giấy. Dù vậy, chúng đều có một điểm chung là chứa đựng nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại qua bao năm tháng lịch sử.
Bất kì điều gì mà loài người tìm ra, khám phá ra, sáng tạo ra đều được viết lại ở trên sách. Đọc sách, ta sẽ được hiểu biết về vô vàn những điều lí thú của thế giới này. Từ khoa học tự nhiên, đến sản xuất, đến lịch sử… Tất cả đều có ở trong sách. Sách là phương tiện để những người cách xa nhau về cả thời gian và địa lí có thể trao đổi với nhau về những suy nghĩ, cảm xúc, những thành tự của tri thức mà họ góp nhặt được. Không chỉ giúp ta mở mang trí tuệ, nâng cao sự hiểu biết, sách còn khởi phát cho ta những khát vọng khám và chinh phục những điều kì thú xung quanh mình. Biết bao tò mò, nghi hoặc từ những trang sách cũng chính là bắt đầu của những hành trình về sau. Chính vì vậy, người ta luôn ví sách như một ngọn nến, tỏa ánh sáng xua đi những vùng tối của sự thiếu hiểu biết, để nhường chỗ cho những ước mơ, thành tựu.
Với bao giá trị vô thành như thế, nên sách từ xưa đến nay vẫn luôn được yêu quý, giữ gìn. Tuy nhiên, dù giá trị đến đâu, sách cũng chỉ là một kho tàng tri thức. Nghĩa là ta phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kho tàng ấy bằng chính bản thân mình. Chứ không phải đứng yên để chờ tri thức tự tìm đến. Vậy nên, phương pháp đọc sách hợp lí là vô cùng quan trọng. Không chỉ thế, ta còn nhận ra rằng, kiến thức không chỉ nằm trong sách. Lý thuyết thì không bao giờ là tất cả, thế giới xanh tươi ngoài kia vẫn xoay chuyển mỗi thì giờ. Ta cần kết hợp giữa đọc sách và khám phá thế giới xung quanh để xây dựng cho mình cả một bầu trời kiến thức riêng của bản thân.
Chắc chắn, khi nào trí tuệ còn đóng vai trò cốt lõi không thể thiếu, thì sách vẫn sẽ còn là ngọn đèn sách cho đến tận lúc ấy. Sức mạnh soi sáng ấy sẽ mãi mãi trường tồn trong sự phát triển của nhân loại.
Tham khảo :
M.Gorki từng nói: “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến gần hơn với con người”. Điều kì diệu gì đã khiến cho những trang sách có một năng lực, sức mạnh kì diệu đến vậy. Phải chăng là bởi “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”?
Sách là một báu vật có từ ngàn đời trước, là nơi đúc kết những tinh hoa của người xưa để lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là những kinh nghiệm, những trí thức, là những sản phẩm thuộc về đời sống tinh thần của con người, giúp con người phát triển mà không quên đi nguồn cội của chính mình. Ngọn đèn sáng bất diệt là ngọn đèn không bao giờ tắt, luôn cháy sáng mạnh mẽ, tỏa ra một nguồn sức mạnh vĩ đại. Ví “sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”, tác giả ngầm khẳng định sự tồn tại vĩnh cửu của sách, đặc biệt trong việc cung cấp tri thức cho con người.
Sách có từ lâu đời trước, xưa kia sách là những thẻ tre, những hang động mái đá hay lớp da dê mà người cổ đại khắc chữ lên đấy. Cứ như vậy cùng với sự phát triển văn minh của thời đại, con người đã phát minh ra các loại giấy viết đóng thành quyển trong đó chứa những nội dung giá trị mà như ngày nay ta gọi là sách. Tại sao lại nói sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Sách là nơi kết tinh tinh hoa của ngàn thế hệ lưu trữ lại, qua sách ta có thể trở về với quá khứ, có thể hiểu những gì ở hiện tại, ở những thế giới rộng lớn mênh mông hơn. Sách cung cấp cho ta một nguồn hiểu biết phong phú, rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện, góp phần làm đầu óc ta giàu có, phong phú và khôn ngoan hơn. Những bài học trong sách là những giá trị tư tưởng đã được kết tinh gửi gắm, chứa đựng những giá trị nhân sinh nhờ vậy giúp ta sống người hơn.
Ta có thể ngồi xó nhà mà vẫn tìm hiểu được thế giới, có thể hiểu được văn hóa, xã hội lịch sử tinh hoa của loài người cũng là nhờ có sách mà ra. Con người có thể mất đi chứ không bao giờ tồn tại vĩnh hằng cả, nhưng sách được lưu truyền từ đời này sang đời khác nên không bị mai một, bị thiêu hủy. Nhờ vậy qua càng nhiều thế hệ, những kho báu trong sách càng phong phú thêm, chứ không bị mai một đi. Ở mỗi độ tuổi, khi đã qua những thăng trầm, sóng gió của cuộc đời ta lại có cách thưởng thức giá trị của sách khác nhau. Người xưa có câu: tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi tuổi đọc sách như ngắm trăng qua cửa sổ. Muốn đọc sách tốt, muốn hấp thu được những tinh hoa của sách để sách đích thực là ngọn đèn sáng bất diệt trong tâm hồn chúng ta thì chúng ta phải biết trau dồi, tìm hiểu nâng cao trình độ và vốn sống cho bản thân để cho mình một bài học về sự trông nhìn và thưởng thức.
Có thể nói, sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới, nhưng điều quan trọng là ta cần biết chọn sách mà đọc, để tiếp thu được những tinh hoa quý giá từ người xưa mà biến ngọn đèn sáng bất diệt ấy hóa sáng soi đường cho tâm hồn mình. Khi đọc sách cần chọn được loại sách phù hợp với độ tuổi, tâm lý, và sở thích của mình. Đọc sách trước hết cần hiểu, sau đó vận dụng sáng tạo những điều đã học được vào cuộc sống. Đọc sách cần chăm chú, nghiêm túc chứ không phải là cưỡi ngựa xem hoa, chỉ lờ vờ ra vẻ mình là người biết đọc sách thích đọc sách.
Mỗi trang sách chứa đựng những giá trị, tinh hoa của nhân loại ngàn đời tích lũy. Nó chưng cất và lưu giữ không chỉ kiến thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người xưa, để tạo nên một nhịp cầu giúp thế hệ nay giao thoa, tiếp nhận và hiểu được đời sống tinh thần thâm thúy của người xưa. Sách là cỗ xe kỳ diệu giúp ta vượt thời gian, không gian tìm đến những vùng đất mới, con người mới, văn hóa mới để thả hồn ta thêm giàu đẹp, hướng ta đến chân thiện mỹ. Đó chính là ánh sáng bất diệt nhất mà sách có khả năng tạo ra. Hãy trân trọng sách và coi nó như người bạn nhỏ thân thiết mà lớn lao của mình.
Dàn ý :
Dàn ý giải thích “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”I. Mở bài:
– Giới thiệu Giải thích sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người
II. Thân bài:
* Giải thích câu nói:
* Bình luận: Khẳng định đây là câu nói đúng
* Luận: Đưa ra ví dụ, mở rộng, liên hệ
* Có thể liên hệ với các câu danh ngôn sau:
* Rút ra bài học:
III. Kết bài:
– Tầm quan trọng của sách đối với mỗi con người.