Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
1. Mở bài
Dẫn dắt vào câu chuyện: giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện đó.
2. Thân bài
a. Nguyên nhân xảy ra câu chuyện
Đưa ra nguyên nhân xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó?
Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của bạn em trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ
b. Diễn biến câu chuyện
Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí.
Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng.
c. Kết quả
Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện.
Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với người bạn đó là gì?
3. Kết bài
Khái quát lại, nội dung ý nghĩa câu chuyện.
Hôm ấy cô giáo trả bài kiểm tra toán. Giờ ra chơi, bọn con trai hét tướng lên:
- Bọn con gái lại toàn 9, 10 các cậu ơi!
- Đến cái Thảo cũng 10, “cẩn thận” nhé!
Nghe nhắc tên em với cái giọng mỉa mai đó, em đưa mắt nhìn về phía người nói. Thì ra, Nam đang diễn lại điệu bộ “cóp” bài của em. Của đáng tội, em cũng có bí mật liếc bài cái Thanh, nhưng làm gì đến nổi trắng trơn như nó diễn lại. Nó khom người sang bên cạnh, ngón tay trỏ và ngón tay cái làm thành vòng tròn như chiếc kính đặt vào mắt, rồi quay đầu lại làm điệu bộ ghi ghi chép chép, lại lau mồ hôi … cứ như một con rối ấy.
Em ngượng chín người, chẳng biết làm thế nào, đành nhún vai quay đi, bực với thằng Nam, bực với bạn bè, bực với cả bản thân mình: “Vì sao mình lại dốt toán đến thế nhỉ? Nỗi day dứt cứ lan dần trong em làm buổi chiều nắng ấm cuối xuân đẹp như thế mà em vẫn thấy nó tẻ nhạt làm sao ấy. Không phải em không biết gì về toán, bài nào em cũng thuộc định nghĩa và công thức nhưng không chịu suy nghĩ vận dụng những định nghĩa và công thức ấy vào những bài toán cụ thể, chỉ quen dựa dẫm vào cái Thanh, một học sinh giỏi toán được tặng danh hiệu “vô địch” ngay từ lớp 5. Nhiều lúc em tự nhủ: “Cô làm lấy xem sao”, nhưng rồi ngại khó, sốt ruột, em lại tặc lưỡi: “Nhìn một lần thôi nữa vậy”. Cứ như thế em đã nhìn nhiều lần, thành thói quen không gỡ ra được.
Một hôm cô giáo gọi em lên bảng trong giờ đại số. Em lo nhất là phải lên bảng đơn phưng độc mã chiến đấu. Tất nhiên em thuộc lòng quy tắc, cô giáo gật đầu và viết một con toán lên bảng.
- Em hãy thực hiện phép toán trên – cô dịu dàng nói.
Em nghĩ mãi không biết an x a2n là bao nhiêu. Em thấy cái Thanh đưa ba ngón tay lên. Em mạnh dạn nói:
- Thưa cô, a lũy thừa 3n ạ.
Cô khen em và ra một bài toán nhỏ nữa. Lần này em chịu hoàn toàn vì cô giáo đứng ngay chỗ Thanh; cô thì cao, Thanh thì thấp, tầm mắt em bị ngáng lại, đường liên lạc thế là bị đứt. Trong sự im lặng gần như tuyệt đối, em thoáng nghe bạn Định ở bàn sau khẽ nhắc: 5x .. 5x.. Em vờ suy nghĩ rồi yên tâm trả lời:
- Thưa cô, 5x ạ.
Cả lớp bỗng cười ầm lên, tiếng cười của Định to nhất. Thì ra nó lừa em. Em vừa thẹn, vừa giận, vừa tủi thân. Nước mắt lưng tròng, em bước về chỗ. Cô giáo vẫn vất tiếng dịu dàng:
- Cô rất buồn khi thấy một sô em chưa tự mình suy nghĩ làm bài, còn dựa dẫm vào bạn khác, thậm chí quay cóp.
Hết giờ, bọn con trai bàn tán ồ lên, đứa thì trách bọn em hay cóp bài, đứa thì bảo cái Thanh giúp bạn không phải lối. Tiếng Định to nhát, át cả tiếng ồn ào:
- Bọn con gái là tập đoàn san hô các cậu ơi!
Em hiểu! Nó bảo chúng em dựa dẫm vào nhau như những cây tầm gửi mà hôm vừa rồi thầy giáo sinh vật đã giảng.
Buổi sáng hôm sau, nhìn sang nhà Định, em thấy gần đủ mặt các bạn trai trong lớp, bạn nào cũng khăn quàng đỏ chói. Chắc lại họp đội thôi. Nghĩ đến họp đội, em thấy buồn. Lớp chỉ còn bốn người chưa vào đội, trong đó có em, sao cái gì em cũng thua kém các bạn thế nhỉ? Em nhất quyết ngồi vào bàn học xem lại bài toán hôm trước cho kỹ hiểu mới thôi. Mấy giờ, mấy phút trôi qua, em cũng không để ý đến nữa. Chợt có tiếng kẹt cửa. Em quay lại: Nam, Định, cái Thanh và cả cái Nga chi đội trưởng bước vào. Hãy còn giận, em không mời chúng nó ngồi. Tiếng Định rụt rè:
- Hôm nay chúng tớ đến nhận khuyết điểm với cậu.
Thanh lại gần em thủ thỉ:
- Chúng tớ vừa bàn với nhau xong. Tớ ích kỷ quá, chỉ biết học gioir cho mình, có giúp cậu cũng không phải lối, đang lẽ phải giúp cậu tự học, hiểu được bài thì tớ lại đi làm thay cậu.
Nga nhỏ nhẹ:
- Chẳng riêng ý kiến của đội đâu, cô giáo cũng dự họp đấy. Theo ý cô và quyết định của đội, chúng tớ có kế hoạch giúp cậu để cậu có thể học tốt môn toán, phấn đấu trở thành đội viên. Cậu cũng nên cố gắng hơn một tí nữa.
Lòng em ngập tràn cảm xúc kỳ lạ. Em vừa tủi thân, hối hận, vừa cảm động, nghẹn ngào. Ôi! Vẫn chỉ mấy đứa bạn hằng ngày em gặp, mà sao hôm nay thấy chúng dễ thương, gần gũi vậy. Bên ngoài nắng trưa rực rỡ, những tia nắng qua khe hở của giàn mướp nhảu nhót trên nền đất như niềm vui đang nhảy nhót trong lòng em. Không thể là loài ăn bám, sống trên công sức người khác được, ý nghĩ ấy cứ xoáy sâu mãi trong lòng em. Em muốn nói nhiều nhưng nói không được.
Thanh như biết suy nghĩ của em. Thanh nắm chặt tay em.
Tham khảo
Một cơn gió vô tình bật tung cánh cửa. Hoàng Ly giật minh, cô bé nhìn ra sân, những chiếc lá tầm gửi mong manh run rẩy cố sức bám chặt vào thân cây sồi già. “Hắn” mọc tự lúc nào đến hôm nay Ly mới nhìn thấy? Đơn giản thôi, bởi có bao giờ Ly ở nhà suốt ngày đâu. Hết đi học, Ly lại đi xem phim, đi trượt patin… Nhưng hôm nay thì khác, Ly đang xem lại những bài toán. Nghĩ mà tức thật, đâu phải Ly không biết gì về toán, bài nào Ly cũng thuộc định nghĩa, công thức nhưng có điều Ly mê chơi lại ít chịu suy nghĩ vận dụng những định nghĩa, công thức vào bài toán cụ thể. Vả lại, bấy lâu nay Ly quen dựa dẫm vào nhỏ Quyên. Nhiều lần Ly quyết định làm bài một mình nhưng rồi ngại khó, sốt ruột, Ly đành trở lại “con đường cũ”.
– Ly ơi Ly…
Tiếng nhỏ Thư làm cắt đứt dòng suy nghĩ của Ly:
– Hôm nay rạp chiếu phim Tìm vàng, tao nghe nói có Diễm Hương đống nữa, hay lắm.
Nội nghe cái tên cũng phát mê, huống hồ… Ly đứng dậy toan đi nhưng chợt nhớ đến bài toán chưa giải xong, Ly nói:
– Thôi mày đi đi, tao đang bận.
– Xời ơi, hôm nay bày đặt bận nữa. Đi đại đi, không thôi mai mốt tiếc à nha.
Ly nhìn xuống bài toán rồi quyết định:
Xem thêm: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Nhưng có bạn nói: Nếu không có ý thức học tập thì chắc gì đã có "sàng khôn" nào. Hãy nêu ý kiến của riêng mình và chứng minh cho ý kiến đó
– Không, hôm nay tao bận. Mày đi đi, tao không đi đâu.
Thư đi rồi, tự dưng Ly thấy hơi tiếc tiếc. Nhưng những hình ảnh lúc sáng chợt hiện về trong ý nghĩ của Ly.
… Một hồi chuông reo bắt đầu tiết học đầu tiên. Ly hồi hộp nhìn lên bảng. Giây phút của tử thần bắt đầu…
– Trần Trung Dũng.
Ly như trút được gánh nặng trên vai.
– Thưa cô, Dũng vắng – Tiếng nhỏ Nga lớp trưởng phá tan niềm hạnh phúc của Ly.
Cô nhìn vào sổ điểm:
– Nguyễn Hoàng Ly.
Ly giật thót mình, Ly sợ nhất là phải lên bảng một mình, Ly đơn thương độc mã chiến đấu. Ly nặng nề bước ra khỏi chỗ. Tất nhiên Ly thuộc lòng lòng qui tắc. Cô gật đầu và viết một bài toán lên bảng:
– Em thực hiện phép tính cho cô.
Ly nhìn vào bài toán như nhìn vào đám rừng. Ly nghe nhỏ Quyên thì thầm: “Bằng 2”. Ly mạnh dạn trả lời:
– Thưa cô bằng 2.
Cô mỉm cười rồi ra một bài toán nữa. Nhưng lần này thì đường dây liên lạc bị đứt, nghĩa là cô đứng ngay chỗ Quyên. Ly nghe loáng thoáng tiếng thằng Quang: “1x!” Ly vờ suy nghĩ rồi yên tâm trả lời:
– Thưa cô bằng 1x.
Cả lớp cười ồ lên. Thì ra thằng Quang lừa Ly. Vừa thẹn, vừa giận, vừa tủi thân, nước mắt lưng tròng, Ly bước về chỗ ngồi.
Xem thêm: Hãy kể lại giấc mơ của một bông hoa
Đến giờ xả hơi, thằng Quang hét tướng lên:
– Thế mà hôm qua “ấy” 10 “cộng” đấy, tụi bây thấy tài chưa?
Nói rồi, nó cười hô hố. Ly biết nó muốn chỉ Ly. Ly ngượng chín người chẳng biết làm thế nào, Ly đành ngồi úp mặt xuống bàn mà khóc, khóc vì giận thằng Quang, giận cô, giận cả bản thân mình.
Chiều nay, Ly quyết giải bài toán cho kỳ được mới thôi. Mấy giờ phút trôi qua Ly không để ý đến. Đang loay hoay với bài toán chợt nghe có tiếng gọi, Ly quay lại… Quyên, Nga, cả Quang nữa bước vào. Quang rụt rè:
– Tụi mình đến để xin lỗi bạn chuyện ban sáng…
Quyên nắm tay Ly thủ thỉ:
– Mình xin lỗi Ly, mình ích kỷ quá chỉ biết học cho riêng mình. Đáng lẽ phải giúp Ly hiểu bài, đằng này mình lại làm thay Ly.
Nga nhỏ nhẹ:
– Tụi mình vừa bàn xong, kể từ hôm nay tụi mình sẽ có kế hoạch giúp Ly học tập. Thế nào rồi Ly cũng trở thành vua toán cho mà xem.
Tiếng cười cả bọn giòn tan trong buổi trưa mùa thu. Ly cảm động quá không nói nên lời…
Một cơn gió vô tình làm bật tung cánh cửa. Ly ngước mắt nhìn ra sân. Những sợi dây tầm gửi run rẩy trong nắng. Phải rồi, Ly không thế nào là cây tầm gửi sống bám vào người khác như thế mãi được…
10 năm em gặp lại trường em thấy trường thành một nhà máy sản xuất lụa rồi
Thời buổi đất nước ngày càng hiện đại hóa, công nghệ thông tin phát triển không chỉ mang lại lợi ích với đời sống kinh tế văn hóa xã hội mà còn tác động mạnh đến giáo dục. Công nghệ thông tin một mặt mang lại những tích cực trong giảng dạy và học tập của học sinh, mặt khác lại mang những tiêu cực đối với học sinh, tiêu cực lớn nhất chính là các trò chơi điện tử, khi học sinh tiếp cận và ham mê những trò chơi điện tử sẽ dẫn đến sự sao nhãng trong học tập.
Ngày nay thế hệ trẻ nói chung và các bạn học sinh nói riêng biết đến các trò chơi điện tử nhiều hơn là biết đến các trò chơi dân gian ngày xưa. Còn đâu thế hệ học sinh chơi trò nhảy dây, ô ăn quan, nhảy ô bước,... bởi các bạn đã biết đến những trò chơi điện tử mới lạ và hấp dẫn hơn. Trò chơi điện tử nói chung là các trò chơi, giải trí liên quan đến thiết bị điện tử và có kết nối mạng, nổi lên trong các trò chơi điện tử được học sinh chơi nhiều hiện nay là đá bóng, bắn súng, sinh tồn,... Trò chơi điện tử được ra đời vốn là để giải trí, thư giãn sau những giờ học, trò tiêu khiển để giết thời gian, song việc lạm dụng trò chơi điện tử lại dẫn đến việc bỏ bê học tập, ham chơi hơn học. Các trò chơi điện tử với tích chất mới mẻ, khơi gợi trí tò mò, kích thích sự nhạy bén sáng tạo của người chơi nên rất thu hút giới học sinh ưa thích khám phá. Nhiều bạn học sinh, phần lớn là các bạn nam, có thể ngồi hàng giờ trước máy tính mê mẩn với những trò chơi, có khi bỏ cả học để đi chơi, dành hết thời gian học tập để chơi điện tử.
Các thầy cô và phụ huynh cũng không còn xa lạ với hiện tượng học sinh trốn học chơi điện tử, đi học muộn, đi về muộn chỉ vì chơi điện tử. Việc chơi điện tử chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sao nhãng trong học tập của học sinh. Rất khó để ngăn chặn tình trạng này bởi thực tế ngày càng có nhiều quán điện tử mọc lên như nấm sau mưa, đặc biệt là cạnh các trường học, hoặc ở bất cứ nơi đâu kể cả thành thị và nông thôn, cứ hễ có quán là có học sinh đến chơi. Các quán càng ngày càng hiện đại với hệ thống máy xịn, phòng mát và phục vụ đồ ăn, gắn liền với đó là hàng loạt các trò chơi hấp dẫn thu hút học sinh. Tác hại từ trò chơi điện tử rất khó lường, đối với học sinh chơi điện tử ở mức độ cao chỉ mang lại tác hại chứ không hề bổ ích.
Trước nhất là tốn thời gian và tiền bạc của cá nhân, nếu không có tiền lại nói dối xin tiền bố mẹ, tiếp theo đó là khi đã ham mê chơi điện tử các bạn sẽ không còn thời gian cho việc học, không tập trung học và kết quả học tập sa sút. Ảnh hưởng sức khỏe từ chơi điện tử là không thể phủ nhận bởi các bạn có thể chơi đến mức quên ăn quên ngủ. Ngoài ra, bản thân người học sinh dễ nhiễm những thói hư tật xấu, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội. Cần phải có cách khắc phục để trả lại tính lành mạnh của trò chơi điện tử với học sinh, bằng cách mỗi học sinh phải tự giác nhận thức mức độ chơi điện tử vừa phải, hợp lý, cân đối thời gian giữa học và chơi. Nhà trường và phụ huynh cần quản lý chặt hơn, tạo nhiều sân chơi lành mạnh hơn cho học sinh và con em mình, các cơ quan chức năng nên quản lý nghiêm các quán hoạt động trò chơi điện tử.
Là người học sinh, là thế hệ tương lai của đất nước, chúng ta cần phải nhận thức rõ những tác hại và lợi ích của trò chơi điện tử để từ đó tự mình xây dựng chế độ học tập và vui chơi giải trí hợp lý. Hãy là một người học sinh thông thái, biết chọn lọc và khai thác những lợi ích của việc chơi điện tử và tránh những tác hại mà chúng gây ra.
Mik cần gấp lắm. Mong mọi người giúp đỡ
Trong xã hội hiện đại ngày nay, các bạn học sinh được tiếp xúc sớm với môi trường rộng lớn, với vô vàn những thông tin qua internet. Chính vì thế, đã dẫn đến hiện tượng một bộ phận các bạn ấy đua đòi ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi của mình.
Phong cách ăn mặc không phù hợp với lứa tuổi học sinh ở đây chính là nói đến những kiểu tóc có màu sắc sặc sỡ, được tạo hình cầu kì, phức tạp, những lớp phấn son, sơn móng đính đá. Là nói đến các bộ trang phục, phụ kiện có giá trị quá lớn, hở hang, táo bạo, luộm thuộm… Đó là những yếu tố trang phục hoàn toàn không phù hợp với lứa tuổi học sinh, đặc biệt là môi trường học đường.
Các bộ đồng phục và quy định về tóc tai, giày dép được nhà trường quy định là đã được nghiên cứu để đảm bảo phù hợp với lứa tuổi và các hoạt động ở trường. Đồng thời nó giúp xóa đi các khoảng cách về giàu nghèo, địa lý, giúp các em học sinh gắn bó, hòa nhập với nhau hơn. Vậy nên, khi các em cố phá vỡ các quy định này để khoác lên mình các bộ trang phục không phù hợp thì chính là sai phạm.
Điều đó trước hết sẽ gây ảnh hưởng, khó khăn cho chính các em khi thực hiện các hoạt động như viết bài, tập thể dục, dọn vệ sinh… Sau đó sẽ tạo nên ấn tượng xấu về bản thân trong mắt thầy cô, bạn bè. Những bộ trang phục ấy dễ khiến các em bị đánh giá là ăn chơi, đua đòi, hư hỏng. Khiến bạn bè xa lánh, thầy cô phê bình. Đồng thời, khi các món trang sức, phụ kiện đắt tiền đấy mang đến lớp, thì cũng khó tránh khỏi tình huống lẫn lộn, rơi mất… gây lục đục nội bộ, bạn bè nghi ngờ nhau. Không chỉ vậy, việc tạo dựng ngoại hình không phù hợp lứa tuổi ấy, sẽ khiến các em dễ trở thành đối tượng cho những kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng.
Trang phục chỉ đẹp khi phù hợp với người mặc và nơi đến. Vì thế, các bạn học sinh nên mặc những gì phù hợp với mình. Như áo quần đồng phục, không trang điểm đậm, không dùng trang sức đắt tiền để đến lớp… Nếu muốn thử sức với các tạo hình phức tạp để thể hiện phong cách riêng, các bạn có thể thử trong các buổi tiệc hay các địa điểm vui chơi khác ngoài trường học. Và đương nhiên là cần có sự góp ý từ người thân, bạn bè.
Như vậy, hiện tượng một bộ phận học sinh đua đòi ăn mặc không phù hợp lứa tuổi là một hiện tượng xấu. Gây ảnh hưởng đến bản thân các bạn và cả trường học. Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục. Cần có những hình thức răn đe phù hợp để cảnh cáo các trường hợp vi phạm. Cần liên kết giữa nhà trường và gia đình để ngăn cản hiện tượng này. Nhưng hơn hết, nó vẫn sẽ phải xuất phát từ chính suy nghĩ tự thân của các bạn học sinh.
Chỉ cần các bạn ấy hiểu được ý nghĩ của trang phục, sự phù hợp của chúng với bản thân và môi trường lớp học, thì hiện tượng đua đòi ăn mặc không phù hợp lứa tuổi sẽ không còn tiếp diễn nữa.
đây ko hỏi nữa ok