Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 6 : là có những loại biến dang sau:
- lá biến thành gai.vd: xương rồng, gai bàn chải,... chức năng: giảm sự thoát hơi nước cho cây trong điều kiện cây ở nơi khô hạn như xương rồng ở sa mạc.
- lá biến thành tua cuốn.vd: đậu hà lan, bầu, bí , mướp, khổ qua,...chức năng: giúp cây leo lên, trèo lên.
- lá vảy.vd: dong ta ( hoàng tinh), riềng , gừng ,nghệ,...chức năng:bảo vệ chồi.
- lá dự trữ.vd: củ hành, tỏi,hoa mười giờ, củ nén, nha đam, chuối...chức năng: dự trữ chất dinh dưỡng cho cây.
-lá bắt mồi.VD: bèo đất, nắp ấm....chức năng: bắt mồi và tiêu hóa mồi.
nhiêu đây thôi.... mik bấm mỏi tay quá r... bữa nào mik sẽ ghi tiếp.
Câu 4: Trả lời:
- Hô hấp là cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ sản ra năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước.
- Hô hấp có ý nghĩa quan trọng là vì hô hấp sản ra năng lượng cần cho mọi hoạt động sống của cây.
Bài 1: *)Tế bào thực vật gôm nhưng thành phần chủ yếu là: Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào, nhân và ngoài ra còn có không bào.
*) Chức năng của nhưng thành phần là:
- Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định
- Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),….
- Nhân: điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào,
- Không bào: chức dịch tế bào.
Bài 2: Chúng ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa là do nếu thu hoạch chậm thì đã có 1 phần chất hữu cơ từ củ chuyển lên hoa để tạo ra các bộ phận của hoa => Chất lượng của củ sẽ bị giảm đi.
Bài 3: *) Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa để cây không cao lên, chất dinh dưỡng dồn xuống chồi hoa, chồi lá đẻ chúng phát triển.
*) Người ta thường bấm ngọn cho những cây ăn quả và không bấm ngọn cho những cây lấy gỗ, lấy sợi.
Bài 4: Các loại rễ biến dạng:
- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)
- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)
- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)
- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)
Bài 5: Trong làm nhà thì người ta thường chọn phần ròng của thân cây vì phần này gồm những tế bào chết, có vách dày và rắn chắc, có khả năng nâng đỡ và chịu lực tốt.
1. Tế bào thực vật gồm những thành phần chủ yếu nào? Nêu chức năng của những thành phần đó.
=>Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần:
* Vách tế bào: Làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
* Màng sinh chất: Bao bọc bên ngoài chất tế bào.
* Chất tế bào: Là chất keo lỏng, trong chứa nhiều các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
* Nhân: Thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.
2. Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi cây ra hoa?
=> Tại vì:
- Chất dự trữ trong củ được dùng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây khi ra hoa, kết quả.
- Sau khi ra hoa, chất dinh dưỡng trong rễ củ bị giảm nhiều hoặc không còn, làm cho rễ củ xốp, teo nhỏ lại, chất lượng và khối lượng của củ bị giảm.
3. Tại sao người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa? Người ta thường bấm ngọn những cây gì? Còn những cây nào không nên bấm ngọn?
=>- Người ta thường bấm ngọn cho cây trước khi ra hoa vì làm như vậy để cây không cao lên được nữa, do đó chất dinh dưỡng sẽ dồn xuống cho chồi hoa, chồi lá phát triển làm tăng năng suất thu hoạch.
- Những cây người ta hay bấm ngọn là: Cây bông, mướp, bầu, bí.......
- Những cây người ta không nên bấm ngọn là: Cây lúa, đay, gai, bắp, cây lấy gỗ.....
4. Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng, nêu đặc điểm và chức năng của chúng đối với cây?
=> Các loại rễ biến dạng là:
* Rễ củ: Rễ phình to chứa chất dinh dưỡng dự trữ cho cây.
VD: Cây sắn, cà rốt, khoai lang................
* Rễ móc: Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất, móc vào trụ bám giúp cây leo lên.
VD: Cây trầu không, hồ tiêu..............
* Rễ thở: Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất giúp cây hô hấp không khí.
VD: Cây bầm, mắm, bụt mọc.......................
* Giác mút: Rễ biến thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây chủ để lấy chất dinh dưỡng.
VD: Cây tầm gửi, cây tơ hồng..................
6. Người ta thường chọn phần nào của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt? Tại sao?
=> Người ta thường chọn phần ròng của gỗ để làm nhà, làm trụ cầu, tà vẹt.
- Tại vì phần ròng rắn chắc hơn phần dác, nằm ở phía bên trong, gồm các tế bào chết, vách dày có chức năng nâng đỡ.
****************************Chúc bạn học tốt***************************
Câu 1 :
- Việc trồng cây xanh có tác dụng làm giảm ô nhiễm không khí vì khi quang hợp, cây xanh lấy khí cacbonic trong không khí và thải khí ô-xi ra ngoài môi trường nên giảm khí cacbonic -> giảm ô nhiễm môi trường
- Thí nghiệm chứng minh có sự thoát hơi nước qua lá : Lấy 2 chậu cây, 1 chậu có lá và 1 chậu không có lá. Chùm túi nilông lên cả hai chậu. Sau một thời gian thì thấy ở chậu cây có lá xuất hiện hơi nước trong túi nilông. còn chậu không có lá thì không có hiện tượng. Chứng tỏ cây thoát hơi nước qua lá.
- Vào ban đêm không nên để nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ vì cây xanh ngừng quang hợp lại, nhưng vẫn duy trì quá trình hô hấp. Nếu trong phòng ngủ, đóng kín cửa mà để nhiều cây hoặc hoa thì rất dễ bị ngạt thở, bởi vì trong quá trình hô hấp cây đã lấy rất nhiều khí ôxi của không khí trong phòng, đồng thời lại thải ra rất nhiều khí cacbônic.
Câu 2 :
Sơ đồ tóm tắt của quá trình quang hợp.
Nước + khí cacbônic —---- > tinh bột + khí ôxi
Những yếu tố cần thiết cho quang hợp là:
- Nước là nguổn nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
- Khí cacbônic cũng là nguyên liệu cần thiết cho quang hợp.
- Ánh sáng cần cho quang hợp. nếu không có ánh sáng cây không tiến hành quang hợp được. Nhu cầu ánh sáng của các loại cây khác nhau.
Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng về quang hợp?
=> Những điều kiện là: ánh sáng, nước, khí cacbônic, quang hợp của cây.
+ Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày?
=> Vì quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20o - 30oC. Nhiệt độ quá cao ( 40oC), hoặc quá thấp (0oC) quang hợp của hầu hết các cây sẽ bị giảm hoặc ngừng trệ vì các lục lạp hoạt động kém hoặc bị phá hủy.
+ Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt ? Hãy tìm vài VD minh họa.
=> Vì trong nhà cũng cung cấp điều kiện cho cây sống, quang hợp của cây sẽ hoạt động bình thường cũng không quá cao hay quá thấp, quang hợp của cây sẽ tăng thêm khí cacbônic.
VD: Cây kiểng, cây trầu bà, cây trầu không, cây hoa hồng,....
+ Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng cho cây ( ví dụ như tưới nước, làm giàn che) và chống rét cho cây ( ví dụ như ủ ấm gốc cây)?
=> * Ta phải chống nóng cho cây vì chức năng quang hợp của cây sẽ không chịu được ở mức độ cao ( 40oC), nếu như không chống nóng cho cây, quang hợp của cây sẽ ngừng trệ hoặc bị phá hủy.
* Ta phải chống rét cho cây vì chức năng quang hợp của cây không chịu được ở mức độ thấp ( 0oC ), nếu như không chống rét cho cây, các tế bào trong cây sẽ không còn hoạt động nữa, các cơ quan sẽ bị phá hủy một cách nhanh chóng.
Chương I:
Câu 1:
Cấu tạo tế bào cơ bản giống nhau gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 2: Trả lời:
Giúp cây sinh trưởng và phát triển.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
c1 : 1. Cấu tạo tế bào cơ bản gồm:
-Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
-Màng sinh chất bao bọc ngoài chất tế bào.
-Chất tế bào là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp (chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá),…
Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào:
-Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
-Ngoài ra tế bào còn có không bào: chứa dịch tế bào.
1 . Khi nuôi cá trong bể kính , người ta thường thả thêm vào bể các loại rong để cây quang hợp tạo ra nhiều khí ô-xi cung cấp cho cá , đồng thời cũng hấp thụ khí cacbonic trong bể tạo điều kiện cho cá hô hấp tốt hơn
2. Lá mới chế tạo được chất diệp lục cho lục lạp và chế tạo được nhiều ting bột nuôi cây
1. Người ta thường bỏ thêm vào bể cá các loại rong vì rong quang hợp sẽ nhả ra oxi cho cá hô hấp, đồng thời cũng có tác dụng làm đẹp bể cá cảnh.
Câu 6:
- Nước + cacbonic (trong điều kiện có ánh sáng và diệp lục của lá) => tinh bột + oxi
- Khái niệm đơn giản về quang hợp: Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục và năng lượng ánh sáng mặt trời, sử dụng nước và khí cacbonic chế tạo ra tinh bột đông thời nhả khí oxy.
Ý nghĩa: Là nguồn duy nhất để tạo ra năng lượng nuôi sống tất cả sinh vật trên Trái Đất; bù đắp lại những chất hữu cơ đã tiêu hao trong quá trình sống; cân bằng khí CO2 và O2 trong không khí; quang hợp liên quan đến mọi hoạt động sống kinh tế của con người.
Có thể phân chia vai trò của quang hợp ra làm ba mảng chính:
Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucozo.
Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.
Câu 1:
Giống nhau: đều có vỏ( biểu bì, thịt vỏ) và trụ giữa( Các bó mạch, ruột)
Khác nhau:
Rễ( miền hút):
Biểu bì có lông hút
Thịt vỏ không có diệp lục tố
Mạch gỗ xếp xen kẽ mạch rây thành một vòng
Thân non:
Biểu bì không có lông hút
Thịt vỏ có diệp lục tố
Mạch rây xếp thành vòng nằm ngoài vòng mạch gỗ
Câu 2:
- Lá gồm: cuống và phiến, trên phiến có nhiều gân lá
- Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép
- Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến. Cả cuống và phiến rụng cùng lúc. ( Vd: lá bàng, lá cây dâu, lá mồng tơi,..)
-Lá kép: có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con chỉ mang 1 phiến( lá chét), chồi nách chỉ có ở cuống chính, không có ở cuống con. Thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau. (Vd: lá hoa hồng, lá phượng,..)
Câu 3:
- Lá gồm: cuống và phiến, trên phiến có nhiều gân lá.
Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt hình dạng và kích thước khác nhau, là phận rộng nhất của lá giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.
Có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung
Có 2 nhóm lá chính: lá đơn và lá kép
- Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng
Câu 4
- Nước + khí cac bô nic → *trên mũi tên là ánh sáng, dưới mũi tên là chất diệp lục* Tinh bột + khí ôxi
- Ý nghĩa của quang hợp: các chất hữu cơ và khí ôxi do quang hợp của cây xanh tạo thành cần cho sự sống của hầu hết tất cả các sinh vật trên sự sống này kể cả cong người
Câu 5:
Sơ đồ hô hấp:
- Các chất hữu cơ + Khí ôxi → Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước
- Hô hấp có ý nghĩa quan trọng với cây vì hô hấp tạo ra năng lượng cần cho các hoạt động sống của cây.
Câu 6:
- Ngoài chức năng quang hợp, hô hấp, lá còn có chức năng thoát hơi giúp cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh sáng mặt trời
câu 2: lá gồm 3 bộ phận: cuống , gân, phiến.
Lá có 2 loại là lá đơn và lá kép:
Lá đơn: cuống lá nằm dưới chồi nách, mỗi cuống mang một phiến lá.
VD:mồng tơi,...
Lá kép : mang một cuống chính phân nhiều cuống con, mỗi cuống mang 1 phiến lá gọi là lá chét.
VD:hoa hồng,...
Câu 2:
Lỗ khí có chức năng giúp lá trao đổi khí với môi trường và thoát hơi nước ra ngoài.
Đặc điểm phù hợp với chức năng đó là: Lỗ khí nằm trên biểu bì và thường tập trung ở mặt dưới (mặt trên hầu như không có hoặc có rất ít). Lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ở bên trong phiến lá, nên thuận tiện cho việc trao đổi khí và thoát hơi nước.
2.
Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì ở những người bệnh gan nói chung hầu như triệu chứng vàng mắt thường xuất hiện khi bệnh vào giai đoạn mãn tính, các tế bào gan bị tổn thương quá nhiều khiến cho gan hầu như không còn khả năng đào thải các chất độc hại cho cơ thể. Bệnh nhân có thể mắc bệnh gan do những nguyên nhân như: bệnh nhân mắc chứng nghiện rượu, bệnh nhân bị béo phì, bệnh nhân sử dụng các loại thuốc không đúng chỉ định, bệnh nhân bị tấn công bởi các loại virus viêm gan như viêm gan B, viêm gan C….
Chứng vàng mắt là một biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thấy màu vàng ở củng mạc (lòng trắng mắt), niêm mạc và vàng da. Triệu chứng này có thể thấy nhiều bệnh, nhưng chủ yếu ở hệ gan mật như vàng mắt tổn thương tế bào gan (viêm gan xơ hóa, ung thư gan), vàng mắt do tắc ống mật (sỏi mật, giun chui ống mật, ung thư đầu tụy) hoặc vàng mắt do tán huyết, sốt rét, bệnh đậu. Quan trọng là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh để từ đó tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp.
Đối với người bệnh vào độ trung niên, khi quan sát thấy củng mạc vàng, phải chú ý phân biệt với đám mỡ dưới kết mạc (cái trước là phân bố đều toàn bộ lòng trắng mắt, cái sau phân bố không đều, thường tích tụ ở gần củng mạc trong góc mắt, hơi lồi ra đó là mộng thịt).
cam on a