Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

* Tích cực:
- Tạo bước tiến nhảy vọt trong cuộc sống văn minh
- Cuộc sống tiện nghi hơn
- Thúc đẩy kinh tế phát triển
- Nâng cao đời sống, vật chất tính thần
* Tiêu cực:
- Chế tạo vũ khí hủy diệt
- Ô nhiễm môi trường
- Tai nạn giao thông, lao động
- Bệnh dịch mới

Mình cũng xem cái này trên mạng rồi ạ ! nhưng thấy ghi là nd lớp 10

1)
Nguyên nhân:
Họ bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề
Làm việc nhiều giờ, tiền lương thấp điều kiện sinh hoạt tồi tàn
=> Công nhân đứng lên đấu tranh
Hình thức đấu tranh:
Đập phá máy móc và đot công xưởng
Đầu thế kỉ 19 : hình thức bãi công, đòi tang lương, giảm giờ làm, thành lập công đoan
Kết quả:
Các phòng trào đều thất bại
Ý nghĩa:
Đánh dấu sự trưởng thành của phòng trào cônh nhân quốc tế và tạo tiêu đề cho sự ra đoi của lí luận cách mạng
Bn ơi câu 4 nêu và phân tích đặc điểm về cái gì của các nc vậy ( về kinh tế hay chính trị )

KĨ THUẬT:
* Công nghiệp:
- Kĩ thuật luyện kim được cải tiến làm tăng nhanh sản xuất thép. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.
- Các nguồn nguyên liệu mới như: than đá, dầu mỏ,… được sử dụng trong công nghiệp. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu.
- Máy hơi nước được ứng dụng rộng rãi.
* Giao thông vận tải:
- Tiến bộ nhanh chóng với phát minh máy hơi nước.
- Năm 1807, Phơn-tơn (Mĩ) đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên.
- Năm 1814, Xti-phen-xơn (Anh) chế tạo được loại xe lửa chạy trên đường sắt kéo theo nhiều toa với tốc độ nhanh.
- Giữa thế kỉ XIX, máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. Moóc-xơ (Mĩ) đã sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm.
* Nông nghiệp:
- Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác.
- Sử dụng phân bón hóa học trong nông nghiệp.
- Sử dụng rộng rãi các loại máy móc trong sản xuất: máy kéo chạy bằng hơi nước, máy cày nhiều lưỡi, máy gặt đập,…
* Quân sự:
- Nhiều vũ khí mới được sản xuất: đại bác, súng trường bắn nhanh và xa; chiến hạm võ thép chạy bằng chân vịt có trọng tải lớn; ngư lôi được sử dụng; khí cầu,…
* Thông tin liên lạc:
- Điện tín.
KHOA HỌC:
* Khoa học tự nhiên:
- Thuyết vạn vật hấp dẫn của Ni-tơn
- Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng của Lô-mô-bô-xốp
- Sự phát triển của thực vật và đời sống của mô độg vật của Puốc-kin-giơ
- Thuyết tiến hoá và di truyền của Đác-uyn
* Khoa học xã hội:
- Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng của Phoi-ơ-bách và Hê-ghen
- Chính trị kinh tế học tư sản của Xmit và Ri-các-đô
- Chủ nghĩa xh ko tưởng của Xanh Xi- mông, Phu-ri-ê và Ô-oen
- Chủ nghĩa xh khoa học của Mác và Ăng-ghen

Câu 1: Trình bày những nét chính về cuộc công nghiệp ở Anh. Vì sao nói đến nửa đầu thế kỷ XIX nước Anh lại trở thành công xưởng của thế giới?
Năm 1733 John Kay đã phát minh ra "thoi bay". Phát minh này đã làm người thợ dệt không phải lao thoi bằng tay và năng suất lao động lại tăng gấp đôi.
Năm 1765 James Hagreaves đã chế được chiếc xa kéo sợi kéo được 8 cọc sợi một lúc. Ông lấy tên con mình là Jenny để đặt cho máy đó.
Năm 1769, Richard Arkrwight đã cải tiến việc kéo sợi không phải bằng tay mà bằng súc vật, sau này còn được kéo bằng sức nước.
Năm 1785, phát minh quan trọng trong ngành dệt là máy dệt vải của linh mục Edmund Cartwright. Máy này đã tăng năng suất dệt lên tới 40 lần.
Phát minh trong ngành dệt cũng tác động sang các ngành khác. Lúc bấy giờ, các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy, điều đó bất tiện rất nhiều mặt. Năm 1784, James Watt phụ tá thí nghiệm của trường Đại học Glasgow (Scotland) đã phát minh ra máy hơi nước. Nhờ phát minh này, nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi nào. Không những thế phát minh này còn có thể coi là mốc mở đầu quá trình cơ giới hoá.
Ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn. Năm 1784 Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt "puddling". Mặc dù phương pháp của Henry Cort đã luyện được sắt có chất lượng hơn nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về độ bền của máy móc. Năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép. Phát minh này đã đáp ứng được về yêu cầu cao về số lượng và chất lượng thép hồi đó.
Cách mạng cũng diễn ra trong ngành giao thông vận tải. Năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước đã ra đời. Đến năm 1829, vận tốc xe lửa đã lên tới 14 dặm/giờ. Thành công này đã làm bùng nổ hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mĩ.
Năm 1807, Robert Fulton đã chế ra tàu thuỷ chạy bằng hơi nước thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm
Câu 3: Những nét chính ở cuộc cách mạng Nga 1905-1907
Nguyên nhân của CM Nga 1905 – 1907:
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói chung, nhất là công nhân rất cực khổ, họ phải lao động từ 12 đến 14 giờ/ngày nhưng tiền lương không đủ sống.
- Từ năm 1905 đến năm 1907, Nga Hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu 'Đả đảo chế độ chuyên chế". "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 – 1907.
Diễn biến sự kiện chính về cách mạng Nga 1905 - 1907:
- 9/1/1905, 14 vạn công nhân Pê – téc – bua đưa bản yêu sách lên nhà vua ( Nga Hoàng)
- Tháng 5/1905, nông dân nổi dậy ở nhiều nơi đánh vào địa chủ phong kiến.
- Tháng 6/1905, thuỷ thủ chiến hạn Pô – tem – kin khởi nghĩa
- Tháng 12/1905, khởi nghĩa vũ trang ở Mát – xcơ – va.

Bài 6 : Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XXCâu hỏi : Chính sách đối nội và đối ngoại của nước Anh trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào ?
- Về đối nội : tồn tại chế độ Quân Chủ lập Hiến với 2 đảng: Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền
- Về đối ngoại : xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa.
Thuộc địa Anh : 33 triệu km2 – ¼ diện tích thế giới ; 400 triệu dân – ¼ dân số thế giới
- Đế quốc mà mặt trời không bao giờ lặn : thuộc địa có khắp nơi Niu Di lân, Ô x trây lia , An Độ , Ai Cập, Xu đăng , Nam Phi, Ca na đa …., nên gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân” .
- Như vậy , đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là : ......chủ nghĩa đế quốc thực dân .............
Câu hỏi : Chính sách đối nội và đối ngoại của nước Anh trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa được biểu hiện như thế nào ?
- Về đối nội : tồn tại chế độ quân chủ lập Hiến. Hai đảng: Đảng Tự do và Đảng Bảo Thủ thay nhau cầm quyền.
- Về đối ngoại : tăng cường xâm lược thuộc địa. 25% đất đai trên thế giới đã thuộc về tay của Anh.
- Như vậy , đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh là : chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Mọi người giúp em với ạ
Nêu những mặt trái của cuộc phát triển kỹ thuật, khoa học thế kỷ XVIII - XIX

Những thành tựu của cuộc Cách mạng KHKT không những góp phần tạo ra nhiều loại máy móc; thiết bị hiện đại; có nhiều phát minh tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội, mà còn không ít phát minh gây tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường như: những phát minh ra vũ khí giết người, các chất hóa học gây ô nhiễm môi trường…

1:
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là đảng kiểu mới vì:
- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân, mang tính giai cấp, tính chiến đấu triệt để.
- Đảng đưa ra Cương lĩnh cách mạng với những nội dung chủ yếu sau:
+ Nhiệm vụ: chủ yếu của Đảng là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của giai cấp tư sản, thành lập chuyên chính vô sản.
+ Nhiệm vụ trước mắt là: đánh đổ chế độ Nga hoàng, thành lập nước cộng hòa, thi hành những cải cách dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
- Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga chống chủ nghĩa cơ hội tuân theo những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác (đánh đổ chế độ tư sản, đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, xây dựng xã hội cộng sản).
- Đảng dựa vào quần chúng và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cách mạng.
2:
* Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, vì:
- Công xã Pa-ri đã đập tan bộ máy nhà nước tư sản cũ, lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Cơ quan cao nhất là Hội đồng Công xã, gồm nhiều ủy ban, đứng đầu mỗi ủy ban là một ủy viên công xã, chịu trách nhiệm trước nhân dân và có thể bị bãi miễn.
- Quân đội và bộ máy cảnh sát cũ bị giải tán, thay thế là lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công xã tách nhà thờ khỏi các hoạt động của trường học và nhà nước, nhà trường không dạy Kinh Thánh.
- Công xã còn thi hành nhiều chính sách tiến bộ khác: công nhân được làm chủ những xí nghiệp mà chủ bỏ trốn; đối với những xí nghiệp còn chủ ở lại, Công xã kiểm soát chế độ tiền lương, giảm bớt lao động đêm, cấp cúp phạt công nhân.
- Đề ra chủ trương giáo dục bắt buộc và không mất tiền cho toàn dân, cải thiện điều kiện làm việc cho nữ công nhân.
*Khác nhau: Đây là một nhà nước kiểu mới - nhà nước vô sản, do dân và vì dân.
3:
Lĩnh vực |
Tác giả |
Thành tựu, tác phẩm |
Kĩ thuật |
Phơn-tơn (Mĩ) |
Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên (1807). |
Xti-phen-xơn (Anh) |
Chế tạo được loại xe lửa chạy trên đường sắt kéo theo nhiều toa với tốc độ nhanh (1814). |
|
Moóc-xơ (Mĩ) |
Sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm. |
|
Khoa học tự nhiên |
Niu-tơn (Anh) |
Tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn (đầu thế kỉ XVIII). |
Lô-mô-nô-xốp (Nga) |
Tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học (giữa thế kỉ XVIII). |
|
Puốc-kin-giơ (Séc) |
Khám phá ra thuyết tế bào (1837). |
|
Đác-uyn (Anh) |
Nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền (1859). |
|
Khoa học xã hội |
Phoi-ơ-bách, Hê-ghen (Đức) |
Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng |
Xmít, Ri-các-nô (Anh) |
Chính trị kinh tế học tư sản |
|
Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh) |
Chủ nghĩa xã hội không tưởng |
|
Mác, Ăng-ghen |
Thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học |
|
Văn học |
Ban-dắc |
“Tấn trò đời”, “Vỡ mộng”, “Trời không có mắt”,… |
Lép Tôn-xtôi |
“Chiến tranh và hòa bình”, “Phục sinh”,… |
|
Nghệ thuật |
Mô-da (Áo) |
Những bản concerto dành cho piano |
Trai-cốp-xki (Nga) |
“Hồ thiên nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”… |
|
Bét-tô-ven (Đức) |
Hàng loạt các bản giao hưởng nổi tiếng thế giới |
Nhận xét:
+ Những thành tựu khoa học đã diễn ra trên nhiều lĩnh vực hơn các thế kỉ trước, có nhiều tác phẩm có giá trị.
+ Do những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời đã làm cho khoa học tự nhiên không có điều kiện phát triển. Trong lĩnh vực kĩ thuật, việc ứng dụng những thành tựu từ bên ngoài cũng chủ yếu dừng lại ở việc chế tạo thử chứ chưa phát triển.
Sai thôi nha !