Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vẽ sơ đồ mô tả quá trình nhân lên của virus cúm trong tế bào người: Tiếp cận tế bào niêm mạc đường hô hấp bằng một loại gai glycoprotein H → Xâm nhập → Cởi vỏ → Sử dụng RNA để tổng hợp các bộ phận cấu thành của virus → Lắp ráp → Giải phóng virus mới bằng con đường xuất bào.
- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Bám dính → Xâm nhập và đưa vật chất di chuyển vào tế bào chủ → Sinh tổng hợp vật chất di truyền (DNA, RNA, Protein) → Lắp ráp → Giải phóng
- Thời gian nhân lên của phage T4 rất nhanh (chỉ 22 phút đã tạo ra được rất nhiều tế bào mới)
Quá trình nhân lên của virus cúm và virus HIV có một số điểm khác nhau:
- Vì là virus RNA, cả hai đều dựa vào enzyme RNA polymerase để sao chép genome của mình. Tuy nhiên, virus HIV còn sử dụng enzyme khác là reverse transcriptase, giúp chuyển đổi RNA của nó thành DNA và sau đó nằm trong DNA tế bào chủ để nhân lên. Trong khi đó, virus cúm không cần enzyme này mà sao chép RNA trực tiếp.
- Quá trình nhân nên của virus HIV là chậm hơn so với virus cúm.
- Virus cúm có cấu trúc capsid thành đồng hình, bao quanh bởi lớp vỏ lipid. Trong khi đó, virus HIV có capsid hình nón bị lệch tâm.
quá trình nhân của virus cúm :
+ Khi xâm nhập vào tế bào thích hợp cho nó thì ARN của virus sẽ đc tổng hợp trong nhân của tb vật chủ còn các thành phần khác của virus được tổng hợp trong bào tương của tế bào.(gg)
quá trình nhân lên của HIV(gg)
+ HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của tế bào bạch cầu để nhân lên, sinh sôi và nảy nở, quá trình cứ vậy tiếp diễn
Quá trình nhân lên của HIV trong tế bào vật chủ:
(1) Hấp thụ: Gai glycoprotein của virus tiếp xúc với tế bào lympho T ở thụ thể CD4.
(2) Xâm nhập: Virus HIV vào xâm nhập vào bên trong nhờ cơ chế dung hợp màng.
(3) Tổng hợp: Nhờ enzyme phân giải lớp vỏ, chúng giải phóng hệ gene vào tế bào chất, tại đây chúng tiến hành phiên mã ngược để tạo ra đoạn DNA từ mạch RNA ban đầu. Đoạn DNA xâm nhập vào nhân tế bào, cài xen vào bộ gene của tế bào lympho T, nhờ đó chúng nhân lên cùng với phân tử DNA của tế bào và phiên mã để tạo ra RNA của virus. RNA đi ra ngoài tế bào chất, tiến hành tổng hợp thành vật chất di truyền của HIV và lớp vỏ của chúng. Ở giai đoạn gắn vào DNA của vật chủ, chúng có thể tạo thành tiền virus và theo chu trình tiềm tan.
(4) Lắp ráp: RNA cùng với protein tạo thành nucleocapsid. Đồng thời, các protein của lớp vỏ ngoài được gắn lên màng tế bào.
(5) Phóng thích: Nucleocapsid đi ra ngoài theo cơ chế xuất bào, màng tế bào bao lấy nucleocapsid và tạo thành lớp vỏ ngoài.
- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus:
+ Giai đoạn 1 - Bám dính (hấp phụ): Virus cố định trên bề mặt tế bào chủ nhờ mối liên kết đặc hiệu giữa thụ thể của virus và thụ thể của tế bào chủ.
+ Giai đoạn 2 - Xâm nhập: Virus trần đưa trực tiếp vật chất di truyền vào trong tế bào vật chủ. Virus có màng bọc thì đưa cấu trúc nucleocapsid hoặc cả virus vào trong tế bào chủ rồi mới phá bỏ các cấu trúc bao quanh (cởi áo) để giải phóng vật chất di truyền.
+ Giai đoạn 3 - Sinh tổng hợp: Virus sử dụng các vật chất có sẵn của tế bào chủ tiến hành tổng hợp các phân tử protein và nucleic acid nhờ enzyme của tế bào chủ hoặc enzyme do virus tổng hợp
+ Giai đoạn 4 - Lắp ráp: Các thành phần của virus sẽ hợp nhất với nhau để hình thành cấu trúc nucleocapsid.
+ Giai đoạn 5 - Giải phóng: Virus có thể phá huỷ tế bào chủ để giải phóng đồng thời các hạt virus hoặc chui từ từ ra ngoài và làm tế bào chủ chết dần.
- Thuốc Tamiflu ức chế giai đoạn lắp ráp (cụ thể là lắp ráp màng bọc) trong chu trình nhân lên của virus cúm A
- Các giai đoạn trong chu trình nhân lên của virus: Bám dính (hấp phụ) → Xâm nhập → Sinh tổng hợp → Lắp ráp → Giải phóng.
- Để ức chế sự nhân lên của virus cần ức chế giai đoạn bám dính, xâm nhập hoặc sinh tổng hợp.
Hình 4 mô tả quá trình nhân bản vô tính ở cừu. Hãy cho biết tên gọi của các giai đoạn (A), (B), (C).
- Quy trình nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật:
+ Xử lý các tế bào thực hiện nhân bản vô tính.
+ Dung hợp tế bào bỏ nhân với tế bào lấy nhân.
+ Nuôi cấy tế bào lai.
+ Tạo cơ thể mới bằng cách chuyển phôi vào một cá thể cừu nhận.
- Tên gọi của các giai đoạn (A), (B), (C)
(A): Chuyển nhân vào tế bào trứng.
(B): Nuôi tế bào lai cho phát triển thành phôi.
(C): Chuyển phôi vào cơ thể cừu “mang thai hộ”.
(A): Chuyển nhân vào tế bào trứng
(B): Nuôi tế bào lai cho phát triển thành phôi
(C): chuyển phôi vào cơ thể cừu mang thai hộ
1. Khả năng bệnh nhân này nhiễm ít nhất 2 loại vi khuẩn. Vì: Có 2 kháng sinh B và C đều có hiệu quả nhất định trong việc điều trị bệnh.
2. Kháng sinh C có hiệu quả tương đối thấp do: Kháng sinh C có vai trò ức chế hoạt động tổng hợp protein của ribosome mà ribosome nằm trong tế bào chất hay nói cách khác ribosome được bảo vệ bởi lớp thành tế bào, màng sinh chất và lớp vỏ nhầy (ở một số vi khuẩn).
3. Khi kết hợp 2 loại kháng sinh B và C lại cho hiệu quả cao hơn là do: Cơ chế hoạt động của hai kháng sinh này hỗ trợ lẫn nhau làm tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn.
Trong quá trình nguyên phân, nhiễm sắc thể (NST) có các hoạt động:
- Ở kì trung gian: NST ở dạng sợi mảnh và thực hiện quá trình tự nhân đôi tạo thành NST kép dính nhau ở tâm động.
- Ở kì đầu: Các NST (ở trạng thái kép) bắt dầu co ngắn (xoắn) lại và di chuyển vào giữa tế bào nơi có thoi vô sắc.
- Ở kì giữa: NST co xoắn cực đại. NST ở trạng thái kép, mỗi NST kép gồm 2 cromatit dính nhau ở tâm động, Các NST kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Ở kì sau: 2 cromatit trong NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn, mỗi NST đơn trượt theo dây tơ vô sắc đi về mỗi cực của tế bào.
- Ở kì cuối: NST đơn duỗi ra thành dạng sợi mảnh.
Kỳ đầu
Các sợi nhiễm sắc co xoắn lại tạo nên nhiễm sắc thể kép bao gồm hai nhiễm sắc thể đơn bám với nhau tại tâm động. Nhân con và màng nhân bị tiêu biến dần đi. Trung tử nhân đôi sau đó di chuyển đến hai cực của tế bào chuẩn bị cho sự hình thành thoi vô sắc.
Kỳ giữa
Các kinetochore giúp nhiễm sắc thể di chuyển về mặt phẳng của thoi phân bào. Các nhiễm sắc thể kép di chuyển tới mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể lần lượt xếp thành 1 hàng dọc. Bởi vì các nhiễm sắc thể đòi hỏi tất cả kinetochore phải bám vào những sợi thoi phân bào đây chính là bước kiểm tra cho việc xảy ra kỳ sau, tránh việc sai lệch cho việc phân chia nhiễm sắc thể khiến cho việc đột biến số lượng nhiễm sắc thể rất khó xảy ra.
Kỳ sau
Tất cả kinetochore bám vào những sợi siêu vi và nhiễm sắc thể xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo. Đầu tiên, những protein gắn liền những nhiễm sắc thể đơn gọi là cohesin. Những cohesin ở giai đoạn này bị tách ra khỏi nhiễm sắc thể kép cho phép các nhiễm sắc thể đơn tách ra làm hai phía cực của thoi vô sắc. Các sợi siêu vi của thoi vô sắc co ngắn lại đẩy các tâm động của nhiễm sắc thể đơn ra hai đầu của tế bào. Lực đẩy nhiễm sắc thể đơn đến bây giờ vẫn chưa rõ. Tùy theo mức độ phân chia các kỳ có thể khác nhau.
Kỳ cuối
Kỳ cuối thực sự là sự đảo ngược của kỳ đầu. Ở kỳ cuối, các nhiễm sắc thể giờ đây đã tập hợp về hai cực của tế bào. Các nhân con và màng nhân đã hình thành trở lại chia tách một nhân tế bào mẹ thành hai nhân tế bào con giống nhau. Các nhiễm sắc thể của hai tế bào con tháo xoắn thành sợi nhiễm sắc. Nguyên phân hoàn thành, nhưng tế bào phân chia vẫn chưa hoàn chỉnh.
Các bước trong quá trình nhân lên của virus
(1) Hấp phụ: Virus bám vào tế bào chủ nhờ các gai glycoprotein hoặc protein bề mặt của virus (đối với virus không có vỏ ngoài) của virus tương tác đặc hiệu với các thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ (như chìa khóa với ổ khóa).
(2) Xâm nhập: Đây là giai đoạn vật chất di truyền của virus được truyền vào trong tế bào chủ. Đối với thực thể khuẩn – loại virus kí sinh ở vi khuẩn, DNA của virus được tiêm vào trong tế bào chủ vi khuẩn bằng một bộ phận chuyên biệt, vỏ protein bị bỏ lại ở bên ngoài. Nhiều loại virus động vật có vỏ ngoài, đưa cả vỏ capsid cùng vật chất di truyền vào tế bào chủ, sau đó nucleic acid mới được giải phóng ra khỏi vỏ protein. Virus thực vật xâm nhập từ cây này sang cây khác qua các vết thương của tế bào do côn trùng là ổ chứa virus chích hút hoặc ăn các bộ phận của cây.
(3) Tổng hợp: Đây là giai đoạn tổng hợp các bộ phận của virus. DNA của virus khi vào trong tế bào, thu hút các enzyme của tế bào đến phiên mã, dịch mã tạo ra các protein của virus cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Một số virus RNA khi vào tế bào, RNA có thể trực tiếp thu hút các enzyme của tế bào tới dịch mã tạo ra các protein cũng như nhân bản vật chất di truyền của chúng. Số khác phải mang theo enzyme phiên mã ngược để sao chép RNA thành DNA rồi phiên mã thành các RNA làm vật chất di truyền của virus.
(4) Lắp ráp: Lắp lõi nucleic acid vào vỏ protein để tạo thành các hạt virus hoàn chỉnh.
(5) Giải phóng: Virus thoát ra khỏi tế bào chủ. Khi đã vào được bên trong tế bào, các loại virus có thể nhân lên theo một trong hai cách được gọi là chu trình sinh tan hoặc chu kì tiềm tan hay sử dụng cả hai cách như thực khuẩn thể.