Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
Kế hoạch Nava được chia thành hai bước:
Bước thứ nhất: trong thu-đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực, xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.
Bước thứ hai, từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.
Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn binh đưa từ Pháp và Bắc Phi sang, đồng thời xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (tăng gấp đôi so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334 000 quân vào đầu năm 1954.
Từ thu-đông 1953, Nava tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ 44 tiểu đoàn quân cơ động (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), tiến hành những cuộc càn quét nhằm bình định vùng chiếm đóng, mở rộng hoạt động thổ phỉ, biệt kích ở vùng rừng núi biên giới phía bắc, mở cuộc tiến công lớn vào Ninh Bình, Thanh Hóa (10-1953)v.v.để phá kế hoạch tiến công của ta.
Thủ tướng Pháp Lanien nói: “Kế hoạch Nava chẳng những được Chính phủ Pháp mà cả những người bạn Mĩ cùng tán thành. Nó cho phép hi vọng đủ mọi điều”.
2. Ý nghĩa:
- Nhân dân ta đã tập tan xiềng xích nô lệ của thực dân, đế quốc trong gần một thế kỷ, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót một nghìn năm, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên trong lịch sử nước ta và cũng là Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ vươn lên trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng ta từ một đảng hoạt động bí mật, trở thành một đảng lãnh đạo chính quyền trong cả nước.
- Là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng, là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta không những trở thành một nước độc lập, tự do mà còn trở thành một trong những nước đi tiên phong trong việc xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ dân chủ nhân dân, tiến lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện hoài bão, ước mơ của biết bao thế hệ người Việt Nam xưa và nay.
- Là thắng lợi đầu tiên của cách mạng ở những nước thuộc địa, nửa thuộc địa do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Nó như một quả bom có sức công phá mạnh làm sụp đổ một mảng thành trì chủ nghĩa thực dân kiểu cũ, thức tỉnh các dân tộc bị áp ức bóc lột vùng dậy, báo hiệu một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do và Chủ nghĩa xã hội.
3. - Liệu có phải những tấm gương tiêu biểu
+ Thế kỉ III: Bà Triệu
+ Thế kỉ X: Lê Hoàn
+ Thế kỉ XV: Lê Lợi
Ta kí Hiệp Định Sơ bộ với mục đích:
--Tránh được 1 cuộc chiến đấu bất lợi
--Đẩy quân đội Trung Hoa Dân Quốc và tay sai ra khỏi nước ta
--Có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp
*Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, Pháp tăng cường các hoạt động khiêu khích, tạo nên căng thẳng giữa ta và Pháp. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ở miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946): Đảng, Chính phủ chủ trương hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.
BN tham khảo nha
Trước khi có Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) chủ trương của Đảng và chính phủ ta là chống Pháp và hòa với Tưởng, vì thế ta chủ trương tiến hành kháng hiến chống thực dân Pháp ở miền Nam. Đây là hành động quyết liệt thể hiện sự cảnh cáo đanh thép với kẻ xâm phạm nền độc lập dân tộc. Đối với quân Tưởng thì ta chủ trương nhân nhượng nhưng có nguyên tắc.
Sau Hiệp định sơ bộ, ta chủ trương nhân nhượng hòa hoãn với quân Pháp để tập trung, lợi dụng quân Pháp đánh đuổi quân Tưởng về nước. Cụ thể ta đã ký với Pháp hiệp định sơ bộ, tiếp đến là bản Tạm ước. Theo đó nhượng cho chúng nhiều quyền lợi.
- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ờ miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng là hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.
Phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 -1939 là gì?
Phong trào 1936 - 1939 là phong trào đấu tranh công khai đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình, có sự dụng phương pháp đấu tranh phong phú ngoại trừ đấu tranh vũ trang.
Câu 7. Kế hoạch quân sự Nava đã bị phá sản hoàn toàn bởi thắng lợi nào?
Cuộc tiến công Chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Ý nghĩa thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 là:
+ Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp.
+ Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
+ Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
- Trước Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), ta chủ trương kiên quyết đánh Pháp ờ miền Nam và hòa hoãn với quân Tưởng và tay sai ở miền Bắc.
- Sau Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối với Pháp và Tưởng là hòa hoãn, nhân nhượng với quân Pháp để đuổi quân Tưởng và tay sai về nước.
- Trước Hiệp định Sơ bộ ( 6/3/1946 ) ta chủ trương hòa hoãn với Tưởng ở miền Bắc để tập trung lực lượng đánh Pháp ở miền Nam.
- Sau Hiệp định Sơ bộ ( 6/3/1946 ) ta hòa hoãn vs Pháp nhằm đuổi 20 vạn quân Tưởng ra khỏi miền Bắc.
-thúc đẩy phong trào gpdt trên TG, giành độc lậpchủ quyền
- tạo điều kiện phát triển KT-XH của đất nước...đs nd đc cải thiện, nâng cao..
có thể giúp đỡ các nước chưa thoát khỏi ách thống trị của bọn thực dân
tích giùm mk ạ
4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
5.
Mặt trận |
Thời gian |
Sự kiện |
Chính trị |
Từ ngày 11 đến 19-2-1951 |
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần II của Đảng Cộng sản Đông Dương. |
Ngày 3-3-1951 |
Thống nhất Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (Liên Việt). |
|
Ngày 11-3-1951 |
Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương. |
|
Quân sự |
19-12-1946 đến 17-2-1947 |
Cuộc chiến đấu của các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. |
7-10-1947 đến tháng 12-1947 |
Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 |
|
16-9-1950 đến 22-10-1950 |
Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 |
|
Đông - xuân 1950-1951 |
Chiến dịch trung du và đồng bằng Bắc Bộ |
|
Đông - xuân 1951-1952 |
Chiến dịch Hòa Bình |
|
Thu - đông năm 1952. |
Chiến dịch Tây Bắc |
|
Xuân - hè năm 1953. |
Chiến dịch Thượng Lào |
|
13-3 đến 7-5-1954 |
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ |
|
Ngoại giao |
21-7-1954 |
Hiệp định Giơ-ne-vơ |
Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945-1946)
*Tình hình:
1. Thuận lợi :
• Có chính quyền cách mạng của nhân dân.
• Nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi, tin tưởng, quyết tâm bảo vệ chế độ mới.
• Có sự lãnh đạo sáng suốt, dày dạn kinh nghiệm của đảng Cộng sản đông Dương và Lãnh tụ Hồ Chí Minh.
• Phong trào cách mạng trên thế giới phát triển mạnh.
2. Khó khăn :
a. Về đối nội : Ngay sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với muôn vàn khó khăn:
+ Nạn đói :
• Hậu quả nạn đói năm 1945 vẫn chưa khắc phục nổi. đê vỡ do lũ lụt đến tháng 8/1945 vẫn chưa khôi phục, hạn hán làm cho 50% diện tích đất không thể cày cấy.
• Công thương nghiệp đình đốn, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
• Nạn đói mới có nguy cơ xảy ra trong năm 1946.
+ Nạn dốt :
• Hơn 90% dân số không biết chữ.
• Các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc…tràn lan.
+ Ngân sách cạn kiệt
• Ngân sách quốc gia trống rỗng: Còn 1,2 triệu đồng, trong đó có đến một nửa là tiền rách không dùng được.
• Hệ thống ngân hàng vẫn còn bị Nhật kiểm soát.
• Quân Tưởng đưa vào lưu hành đồng “Quốc tệ”, “Quan kim” làm rối loạn nền tài chính nước ta.
b. Về đối ngoại :
+ Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra) : Hơn 20 vạn quân Tưởng và các đảng phái tay sai của chúng như: Việt Nam Quốc dân đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) tràn vào nước ta với mưu đồ tiêu diệt đảng Cộng Sản đông Dương, lập nên chính quyền tay sai của chúng.Dựa vào quân Tưởng, các đảng phái này đã lập nên chính quyền phải động ở Yên Bái, Móng Cái, Vĩnh Yên.
+ Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào)
• Quân đội Anh đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.
• Các lực lượng phản động thân Pháp như đảng đại Việt, một số giáo phái…hoạt động trở lại và chống phá cách mạng.
• Ngoài ra, còn có 6 vạn quân Nhật trên khắp đất nước…..
Những khó khăn về đối nội và đối ngoại trên là một thách thức quá lớn đối với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang còn non trẻ lúc bấy giờ. Việt Nam lúc này như đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
*Chủ trương của ta là hòa hoãn, nhân nhượng (có nguyên tắc) đối với quân Tưởng và tay sai về những quyền lợi chính trị, kinh tế...
- Nhằm hạn chế sự phá hoại của bọn tay sai của Tưởng, Quốc hội đồng ý nhường cho chúng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và một số ghế bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.
- Ta còn nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp lương thực, nhận tiêu tiền "quan kim",...
- Mặt khác, Chính phủ ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng ; giam giữ, lập tòa án quân sự để trừng trị bọn phản cách mạng.
*
Nội dung của Hiệp định bao gồm các điểm chính sau đây:[5]
Bài 27:
*Ngày 7 - 5 - 1953. Tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương, vạch ra kế hoạch quân sự nhằm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Kế hoạch Na-va được thực hiện theo hai bước :
Bước một : Trong thu - đông 1953 và xuân 1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược để “bình định’' miền Trung và miền Nam Đông Dương.
Bước hai: Từ thu - đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lợi quân sự quyết định, “kết thúc chiến tranh”.
Thực hiện Kế hoạch Na-va, thực dân Pháp xin Mĩ tăng thêm viện trợ quân sự (gấp hai lần so với trước, chiếm tới 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương), tăng thêm ở Đông Dương 12 tiểu đoàn bộ binh, tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh gồm 44 tiểu đoàn (trong tổng số 84 tiểu đoàn trên toàn Đông Dương), ra sức tăng cường ngụy quân.
*- 11/1953 quân ta tấn công lên thị xã Lai Châu, bao vây Điện Biên Phủ. Sau 10 ngày, quân ta giải phóng toàn bộ thị xã Lai Châu, tiêu diệt 24 đại đội địch. Nava buộc phải điều 6 tiểu đoàn cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ thành nơi tập trung quân thứ hai của địch (sau đồng bằng Bắc Bộ).
- Đầu tháng 12/1953 cùng với quân dân Pathét Lào, ta tiến công Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt, tỉnh Khâm Muộng uy hiếp Xê-nô. Địch phải điều quân từ Bắc Bộ sông Xê-nô biến Xê-nô thành nơi tập trung quân thứ ba của địch.
- Đầu tháng 2/1954 ta tấn công địch ở Bắc Tây Nguyên giải phóng Kon tum, uy hiếp Playcu, buộc địch phải điều quân lên Nam Tây Nguyên, biến Playcu trở thành nơi tập trung quấn thứ tư của địch.
Cùng thời gian này, ta tấn công sang Thượng Lào. Quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pathét Lào đã tấn công quân địch ở Lưu vực sông Nậm Hu, giải phóng Phong xa lì, uy hiếp Luông Pha băng, địch phải tăng cường cho Luông Pha băng và Mường sài, biến nơi này thành nơi tập trung quân thứ năm của địch.
Ngoài ra, ta còn đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch, phá đường giao thông, sân bay, kho tàng của địch, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta.
Như vậy, kế hoạch tập trung quân cơ động lớn của Nava không thực hiện được do ta tấn công nhiều chiến lược khác nhau, địch buộc phải phân tán lực lượng đối phó với ta ở những vùng xung yếu mà chúng ta không thể bỏ. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
trắc nghiệm mà bn làm dài như z mk biết phải làm s