Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.* Môi tường Đới ôn hòa:
- Vị trí địa lí: Nằm giữa đới nóng và đới lạnh, khoảng từ Chí tuyến Bắc đến vòng cực ở hai bán cầu. Phần lớn nằm ở bán cầu Bắc, chỉ có một phần nhỏ ở bán cầu Nam.
- Những đặc điểm chung:
+ Phần lớn diện tích đất nổi nằm ở nửa cầu Bắc.
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Thời tiết thay đổi thất thường do các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực tràn tới.
+ Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương mang theo không khí ấm và ẩm vào đất liền làm thời tiết luôn biến động, rất khó dự báo.
+ Thiên nhiên thay đổi rõ rệt theo thời gian với bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông và theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông.
1.Tính chất trung gian của khí hậu và sự thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà :
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.
- Ảnh rừng của Thuỵ Điển vào mùa xuân, đây là kiểu rừng lá kim.
- Ảnh rừng của Pháp vào mùa hạ, đây là kiểu rừng lá rộng.
- Ảnh rừng của Ca-na-đa, đây là rừng cây lá rộng.
- Ảnh rừng của Thuỵ Điển vào mùa xuân, đây là kiểu rừng lá kim.
- Ảnh rừng của Pháp vào mùa hạ, đây là kiểu rừng lá rộng.
- Ảnh rừng của Ca-na-đa, đây là rừng cây lá rộng.
Nguyên nhân:lượng khí thải từ các nhà máy, phương tiện giao thông, từ sinh hoạt, do cháy rừng, thiên tai, lũ lụt
ven biển tây âu có rừng lá rộng, đông âu có rừng lá kim, đông nam có thảo nguyên, ven địa trung hải có rừng lá cứng
Thực trạng đốt rừng làm nương rẫy ở nước ta
Diện tích rừng phòng hộ đang ngày càng suy giảm; thay vào đó là diện thích sản xuất tăng. Nguyên nhân là do người dân đốt rừng là nương rẫy.
Báo cáo của Cục kiểm lâm cho biết hiện nay tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng phức tạp hơn nên cơ quan chức năng khó phát hiện. Người dân thường khai phá vào đêm, chỉ vài mét vuông mỗi ngày. Sau một thời gian dài, diện tích lớn rừng bị đốt khai phá thành đất nông nghiệp. Khi bị phát hiện thì cây trồng đã được trồng, vài năm sau, người dân biến đất lâm nghiệp thành đất canh tác của nhà mình.
Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Kon Tum
Dọc theo quốc lộ 24, rất nhiều mảng rừng phòng hộ bị đốt phá nham nhở. Màu xanh của rừng tự nhiên bị thay bằng màu xanh của sắn; thậm chí vẫn chỉ là những chồi sắn mới nhú.
Tại đèo Măng Đen, nơi giáp ranh Kon Rẫy và Kon Plông, nhiều mảng rừng bị đốt các cây gỗ to vẫn cháy âm ỉ. Mặc dù đã được dựng biển “Rừng phòng hộ đầu nguồn, cấm phát nương, làm rẫy” nhưng rừng vẫn bị đốt phá. Đặc biệt nguy hiểm là diện tích rừng bị khai phá lại nằm ngay đỉnh đèo. Nếu không có rừng che phủ thì rất dễ xảy ra sạt lở, mưa lũ, lũ quét.
Các cánh rừng phòng hộ dọc theo tuyến Đông Trường Sơn hướng về huyện K’Bang bị đốt phá liên tục cả ngày lẫn đêm. Theo thống kê, từ năm 2016 đến nay, có 12 vụ đốt rừng làm nương rẫy; làm suy giảm hơn 3 ha rừng ở khu vực rừng do Lâm trường Măng La quản lý.
Ngoài ra, những dự án thủy điện thu hồi đất sản xuất của người dân cũng dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng tăng.
Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Núi Voi
Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ở Núi Voi vẫn đang diễn ra. Chính điều này làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp; ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái; là tác nhân gây biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo, hai bên sườn đồi dọc theo đường Hoa Đỗ Quyên nối liền Phường 3, TP Đà Lạt với huyện Đức Trọng, diện tích rừng phòng hộ đang bị suy giảm do người dân đốn hạ, đốt rừng. Khu vực này khá hoang vắng nên người dân thường đốt phá rừng vào ban đêm; cơ quan chức năng khó phát hiện. Như vậy, diện tích đất rừng bị thu hẹp, diện tích đất vườn được mở rộng.
Biện pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy
Cần khắc phục được những hạn chế của pháp luật
Các luật về bảo vệ rừng vẫn còn nhiều thiếu sót. Cần phải tiếp tục rà soát, sửa đổi và bổ sung những quy định phù hợp. Có như vậy mới đáp ứng tốt hơn trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đốt rừng làm nương rẫy, phá hủy rừng phòng hộ đầu nguồn.
Cần chú ý phải cụ thể hóa các quy định trong luật bảo vệ rừng. Chẳng hạn như về nghĩa vụ, quyền lợi của cá nhân, tổ chức được giao đất trồng rừng. Cũng như các quyền lợi và nghĩa vụ của cơ nhà nước từ trung ương tới địa phương trong quản lý rừng. Bên cạnh đó, nhà nước cần ban hành các văn bản quy định cụ thể vai trò; địa vị pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong việc thi hành pháp luật và bảo vệ rừng.
Những vấn đề này đặc biệt cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà tình trạng đốt rừng làm nương rẫy ngày càng nghiêm trọng, phức tạp và tinh vi hơn.
Khắc phục yếu kém, hạn chế trong quản lý hành chính nhà nước
Phải thẳng thắn thừa nhận rằng, hoạt động quản lý hành chính nhà nước hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém. Đây cũng chính là một yếu tố tác động khiến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy diễn ra phức tạp hơn. Do đó, cần phải khắc phục yếu kém trong quản lý nhà nước là hết sức cần thiết. Một số biện pháp khắc phục như:
- Tăng cường sự quản lý của nhà nước về lâm nghiệp ở các địa phương có rừng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc và quyết liệt những văn bản chỉ đạo của Chính phủ, ngành về việc phòng chống đốt phá rừng và bảo vệ rừng.
- Ngăn chặn và xử lý nghiêm đối tượng có hành vi phá rừng và chống người thi hành công vụ.
- Phối hợp liên ngành như người dân, chủ rừng, chính quyền địa phương, lực lượng kiểm lâm… trong việc quản lý và bảo vệ rừng. Bộ máy quản lý cần phải được vận hành liên tục và thường xuyên.
- Phát hiện, ngăn chặn và giải quyết kịp thời những hành vi đốt phá hủy hoại rừng.
- Cần phải tăng cường sự quản lý trong việc khai thác rừng. Cách tốt nhất về lâu dài là chỉ cho phép những chủ rừng được khai thác theo phương án quản lý và bảo vệ rừng được duyệt.
Khắc phục hạn chế trong tuyên truyền, giáo dục phòng chống đốt phá rừng
Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật bảo vệ rừng hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa đúng mức. Người thực hiện công việc này có khi chưa có nhiều kinh nghiệm và cách tuyên truyền không phù hợp. Dẫn đến người dân không hiểu dẫn đến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra.
Đặc biệt ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân thường không thấy được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng. Do đó, họ vẫn tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy; thậm chí tiếp tay cho những kẻ buôn bán gỗ trái phép hoạt động.
Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy hiệu quả thì cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho người dân về luật bảo vệ rừng.
Những trường hợp đốt phá rừng thì cần xét xử lưu động tại địa phương ở những nơi đông dân cư, tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Thông qua đó, người dân được tuyên truyền pháp luật và răn đe để có ý thức chấp hành luật về bảo vệ rừng tốt hơn.
Trên đây là thực trạng đốt rừng làm nương rẫy và các biện pháp khắc phục hiệu quả nhất. Rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng đối với môi trường sinh thái, biến đổi khí hậu; con người, sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức bảo vệ rừng ngay từ hôm nay; để bảo vệ cuộc sống xanh – sạch – đẹp của chúng ta.
Giải pháp khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy
Khắc phục những hạn chế của pháp luật
Tiếp tục sửa đổi và bổ sung các quy định của luật bảo vệ rừng. Giúp đáp ứng được phần nào đòi hỏi cần thiết trong công tác đấu tranh phòng chống hành vi đốt rừng làm nương rẫy, hủy hoại rừng. Tuy nhiên các luật này vẫn còn những thiếu sót nhất định. Do đó, cần tập trung sửa đổi, rà soát bổ sung các quy định của pháp luật. Theo hướng sát với thực tế. Đặc biệt là cần phải cụ thể hóa quy định của pháp luật. Về nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức, cá nhân đã được nhà nước giao đất để trồng rừng. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan nhà nước trong việc quản lý từ trung ương tới địa phương.
Mặt khác, cần ban hành những văn bản quy định cụ thể vai trò và địa vị pháp lý của lực lượng kiểm lâm trong việc thực hành pháp luật và bảo vệ rừng. Đây không còn là vấn đề mới mẻ nhưng rất cần thiết. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, vi phạm luật bảo vệ rừng đã diễn ra ngày càng phức tạp và nghiêm trọng.
Khắc phục những yếu kém, hạn chế trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Chúng ta cần khắc phục những yếu kém trong hoạt động quản lý của nhà nước. Khiến tình trạng đốt rừng làm nương rẫy đang diễn ra ngày một phức tạp. Cụ thể là các biện pháp sau:
- Thứ nhất, tăng cường quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và của ngành. Về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng. Ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.
- Thứ hai, cần phải có sự phối hợp liên ngành trong quản lý, bảo vệ rừng. Cần vận hành bộ máy quản lý một cách thường xuyên, liên tục. Giải quyết nghiêm minh, kịp thời các hành vi phạm tội hủy hoại rừng.
- Thứ ba, cần tăng cường quản lý khai thác rừng. Về lâu dài, đề nghị chỉ cho phép các chủ rừng khai thác theo phương án quản lý rừng bền vững được duyệt.
Khắc phục những hạn chế trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tội hủy hoại rừng
Do công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong việc bảo vệ rừng chưa đúng mức. Người làm công tác tuyên truyền chưa có nhiều kinh nghiệm và phương hướng phù hợp. Lên việc tuyên truyền việc tránh đốt rừng làm nương rẫy chưa phát huy hiệu quả. Đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa. Chưa nhận được được tính cần thiết của việc bảo vệ rừng. Nên vẫn tiếp tục đốt rừng làm nương rẫy. Có nơi người dân còn tiếp tay cho bọn đầu nậu làm những hoạt động trái phép.
Do vậy, cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về việc bảo vệ rừng. Khắc phục tình trạng đốt rừng làm nương rẫy cho nhân dân. Đặc biệt các trường hợp hủy hoại, đốt phá rừng cần phải được xét xử lưu động tại các khu vực đông dân cư, nơi tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Để tuyên truyền pháp luật tới người dân thông qua việc xét xử. Giúp họ có ý thức chấp hành quy định của pháp luật tốt hơn. Từ đó hạn chế hành vi hủy hoại rừng.
Chúc bạn học tốt!
Câu 1: Trả lời:
Hiện nay ở nhiều nơi tại Việt Nam do phá rừng mà đã phải chịu một số hậu quả lớn: sạt lở đất, nứt nẻ, sói mòn,....
- Bản thân em cần trồng cây gây rừng, chăm sóc cây xanh, kêu gọi mọi người bảo vệ rừng
Câu 2: Trả lời:
Hoang mạc chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi vì :
- Chí tuyến Bắc đi qua chính giữa Bắc Phi nên quanh năm chịu ảnh hưởng áp cao cận chí tuyến nên không có mưa, thời tiết ổn định.
- Lãnh thổ Bắc Phi rộng lớn ít chịu ảnh hưởng của biển, có dòng biển lạnh Ca-na-ri chạy ven bờ Tây, lượng bốc hơi nước rất ít nên ít mưa. Nằm sát ngay đại lục Á -Âu nên chịu ảnh hưởng của khối khí chí tuyến lục địa khô, khó có mưa.
1. Nêu khái niệm của rừng
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm thực vật, động vật rừng, đất rừng
và các yếu tố môi trường khác trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0.1 trở lên. Rừng là một bộ phận của cảnh quan địa lí, trong đó bao gồm tổng
thể cây gỗ,cây cỏ, cây bụi,động vật và vi sinh vật. Trong quá trình phát triển của mình chúng có mối quan hệ sinh học và ảnh hưởng lẫn nhau và với hoàn cảnh bên ngoài .
2.Phân lọai rừng là j?
Phân loại rừng là một công tác rất quan trọng trong quản lý tài nguyên
rừng của mỗi quốc gia, và tại Việt Nam công tác phân loại rừng gắn liền
với lịch sử phát triển xử dụng rừng từ xa xưa.
3.Phân loại rừng dựa trên tích chất sử dụng gồm những loại rừng nào?\
a. Rừng phòng hộ.
Rừng được sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, bảo vệ nguồn
nước chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu và bảo vệ môi
trường.
Nó được phân loại theo vị trí như sau:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn
+ Rừng phòng hộ chống cát bay
+ Rừng phòng hộ chắn sóng
b. Rừng đặc dụng.
Được sử dụng cho mục đích đặc biệt như bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái, bảo tồn nguồn gen động thực vật, phục vụ nghiên cứu
khoa học…
Bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu văn
hóa lịch sử và môi trường
c. Rừng sản xuất.
Bao gồm các loại rừng dùng để sản xuất , kinh dọanh gỗ, đặc sản
rừng, động vật rừng kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái
Rừng ngập mặn, các rặng san hô và cỏ biển còn nguyên vẹn có thể
làm giảm nhẹ hoặc tiêu tan các đợt sóng thần cao khoảng 15m.
4. Phân loại rừng theo trữ lượng, tác động của con người, nguồn gốc ,theo tuổi (nói rõ từng loại nha)
. Phân loại rừng theo trữ lượng.
+ Rừng giàu:Trữ lượng rừng trên 150 m³/ha.
+ Rừng trung bình: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (100-150) m³/ha
+ Rừng nghèo: Trữ lượng rừng nằm trong khoảng (80-100) m³/ha
+ Rừng kiệt: Trữ lượng rừng thấp hơn 50 m³/ha
Phân loại rừng dựa vào tác động của con người
+ Rừng tự nhiên : là do thiên nhiên tạo ra
+ Rừng nhân tạo :là rừng được hình thành nên bởi con người
Phân loại dựa vào nguồn gốc
+ Rừng chồi
+ Rừng hạt
Phân loại rừng theo tuổi
+ Rừng non
+ Rừng sào
+ Rừng trung niên
+ Rừng già
Câu 1 :
Rừng là quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn. Giữa quần xã sinh vật và môi trường, các thành phần trong quần xã sinh vật phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và các hoàn cảnh khác.