K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2019

Về kinh tế: Nhiều nước Tây Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế, phát triển không ổn định.

Chính tri-xã hội: Tình trạng phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn. Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều

13 tháng 7 2017

Đáp án D
Đặc điểm chung của nền kinh tế các nước tư bản đó là sự phát triển nhanh chóng vượt bậc của nền kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế tư bản chủ nghĩa có điểm hạn chế là tình trạng không ổn định, thường xuyên trải qua những cuộc khủng hoảng, suy thoái; sự phân hóa giàu nghèo ở mức độ cao. Các nước tư bản Tây Âu cũng không phải ngoại lệ.

19 tháng 3 2019

Đáp án A

Trong những năm 1950 - 1973, Pháp phản đối việc trang bị vũ khí hạt nhân cho Cộng hòa Liên bang Đức, chú ý phát triển quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Đặc biệt, năm 1966, Pháp rút khỏi Bộ Chỉ huy NATO và yêu cầu rút tất cả căn cứ quân sự và quân đội Mĩ ra khỏi nước Pháp

30 tháng 3 2016

* Kinh tế: tuy có bước phát triển mới: kĩ thuật và nhân lực được đầu tưu. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.

* Xã hội: các giai cấp và xã hội có chuyển biến mới.

- Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa: 1 bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào chống Pháp và tay sai.

- Giai cấp nông dân, bị đế quốc, phong kiến chiếm đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa, mâu thuẫn gay gắt với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. Họ là lực lượng to lớn của cách mạng.

- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng, nhạy bén với thời cuộc, có tinh thần chống Pháp và tay sai.

– Giai cấp tư sản số lượng ít, thế lực yếu, bị phân hóa thành tư sản mại bản và tư sản dân tộc. Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam có  khuynh hướng dân tộc dân chủ.

- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, tăng nhanh về số lượng, năm 1929 có 22 vạn người. Họ bị nhiều tầng áp bức, bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ, sớm chịu ảnh hưởng cách mạng vô sản.

Vì vậy, giai cấp công nhân sớm vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.

Xã hội Việt Nam mâu thuẫn sâu sắc, đó là mâu thuẫn dân tộc ta với Pháp và tay sai.

30 tháng 5 2016

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

Tháng 3 - 1985

Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng  và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước

Sau 6 năm cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội

Tháng 8 - 1991

Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính Goocbachop

Cuộc đảo chính thất bại. Goocbachop từ chức Tổng Bí thư, giải tán Ủy ban Trung ương Đảng, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chính phủ Liên bang hầu như bị tê liệt

21 – 12 - 1991

Những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

Nhà nước Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan rã

25 – 12 - 1991

Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống

Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại

30 tháng 5 2016

Thời gian

Sự kiện

Kết quả

Tháng 3 - 1985

Goocbachop lên nắm quyền lãnh đạo Đảng  và Nhà nước Liên Xô, tiến hành công cuộc cải tổ đất nước

Sau 6 năm cải tổ, do phạm nhiều sai lầm nên Liên Xô lâm vào tình trạng khủng hoảng toàn diện cả về kinh tế, chính trị và xã hội

Tháng 8 - 1991

Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước tiến hành đảo chính Goocbachop

Cuộc đảo chính thất bại. Goocbachop từ chức Tổng Bí thư, giải tán Ủy ban Trung ương Đảng, đình chỉ hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chính phủ Liên bang hầu như bị tê liệt

21 – 12 - 1991

Những người lãnh đạo 11 nước Cộng hòa kí hiệp định thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG)

Nhà nước Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tan rã

25 – 12 - 1991

Goocbachop tuyên bố từ chức Tổng thống lá cờ búa liềm trên nóc điện Kremli bị hạ xuống

Đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại

30 tháng 5 2016

Ngày 8 - 1 - 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế (thường gọi tắt là SEV) được thành lập với sự tham gia của cac nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là : Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hungari, Tiệp Khắc, Rumani; năm 1950, kết nạp thêm Cộng hòa dân chủ Đức. Mục tiêu của SEV là tăng cường sự hợp tác  giữa các nước xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật, thu hẹp dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, không ngừng nâng cao mức sống của nhân dân

Từ năm 1951 đến năm 1973, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm của các nước trong khối SEV là khoảng 10%, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của các nước thành viên năm 1973 tăng 5,7 lần so với năm 1950. Liên Xô giữ vai trò quyết định trong khối SEV. Từ năm 1949 đến năm 1970, Liên Xô đã viện trợ không hoàn lại cho các nước thành viên tới 20 tỉ rúp.

 

29 tháng 2 2016

- Sự ra đời  của các nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu: Trong những năm 1944-1945, khi Hồng quân Liên Xô truy kích quân đội phát xít, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền thành lập nhà nước dân chủ nhân dân :

 - Từ 1945-1949 các nhà nước Dân chủ Nhân dân Đông Âu đã hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng : xây dựng bộ máy nhà nước mới, tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa tài sản của tư bản nước ngoài, ban hành các quyền tự do dân chủ….

 - Những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu :

        Trong những năm 1950 – 1975, các nước Đông Âu đã thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

       Từ những nước nghèo nàn, các nước Đông Âu đã trở thành những quốc gia công – nông nghiệp.