Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn 2 vì đoạn 2 là kể chuyện đúng với đặc điểm của văn tự sự. Đoạn 1 chỉ như kiểu sơ yếu lý lịch của cái hồ à
Tham khảo:
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.
Tham khảo:
Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm.
chi tiết tưởng tượng,kì ảo là: con rùa biết nói ,rùa hiểu tiếng người
những chi tiết đó làm cho bài văn đo hay và hấp đẫn cuốn hút người đọc
Giair thích tên gọi của Hồ Hoàn Kiếm,nói lại sự việ trả thanh gươm thần
TL :
Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.
Truyền thuyết kể lại rằng, khi Lê Lợi đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ở Thanh Hóa chống lại quân Minh, ông tình cờ bắt được thanh gươm Thuận Thiên. Nhờ có thanh gươm báu này mà ông thắng trận liên tiếp, lên ngôi vua đầu năm 1428.
Trong một lần cùng quần thần dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, chợt rùa vàng nổi lên. Khi vua tuốt gươm chỉ vào, rùa liền ngậm gươm lặn xuống đáy hồ và không nổi lên nữa. Nghĩ rằng đó là ý trời cho mượn gươm đánh giặc mà nay thiên hạ thái bình nên sai rùa đến đòi gươm. Từ đó, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
Tuy nhiên khoảng cuối thế kỉ 16, chúa Trịnh cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, lấy tên là Vọng. Sau đó đến năm 1884, hồ Hữu Vọng bị thực dân Pháp lấp đầy để mở mang thủ đô, còn hồ Tả Vọng được giữ lại chính là hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) ngày nay.
Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời của Rùa Vàng lớp 6
1. Mở bài:
- Giới thiệu, dẫn dắt câu chuyện bằng một chi tiết nào đó của truyền thuyết hoặc từ một “chuyện ngoài truyện”.
- Nhân vật xưng tôi để kể chuyện.
2. Thân bài:
- Kể lại cuộc xâm lược của giặc Minh và những khó khăn trong ngày đầu cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi:
+ Tội ác giặc Minh.
+ Dân ta đứng lên chống giặc.
+ Lê Lợi phất cờ nghĩa, những khó khăn buổi đầu của nghĩa quân.
- Kể lại việc Long Quân giúp Lê Lợi:
+ Nỗi lo lắng băn khoăn của Long Quân.
+ Cho Lê Lợi mượn gươm báu.
+ Giao trọng trách cho Rùa Vàng.
+ Nghĩ ra cách trao gươm: Trao lưỡi gươm cho Lê Thận, treo chuôi gươm ở một cây cổ thụ để Lê Lợi bắt được.
+ Nói rõ dụng ý của cách trao này.
Kể lại chiến công của Lê Lợi và đoàn quân từ khi có gươm báu (kể ngắn, gọn).
- Kể lại việc đòi gươm, trả gươm:
+ Thắng lợi, Lê Thái Tổ dạo chơi hồ Tả Vọng.
+ Rùa Vàng theo lệnh của Long Quân đòi gươm.
+ Lê Thái Tổ trả gươm.
3. Kết bài:
- Lê Lợi đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm.
- Cảm nghĩ của nhân vật (nếu có).
>> Tham khảo bài văn mẫu: Văn mẫu lớp 6: Em hãy đóng vai Rùa Vàng để kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”
Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” chi tiết
1. MỞ BÀI
- Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, làm nhiều điều bạo ngược phi nhân, phi nghĩa.
- Thấy nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần chống giặc bị thua, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần để thắng giặc.
2. THÂN BÀI
1) Đức Long Quân trao gởi gươm báu
a) Lê Thận:
- Ba lần kéo lưới đều lên một thanh sắc, nhận ra đó là lưỡi gươm, đem về cất ở xó nhà.
- Tham gia nghĩa quân Lam Sơn, hăng hái, gan dạ can trường.
b) Lê Lợi:
- Một lần, đi qua một khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa, giắt vào lưng đem về.
Kể chuyện về chuôi gươm bắt gặp, Lê Thận mang lười gươm đến, tra vào chuôi vừa khớp như in.
- Lê Lợi nhận ra gươm báu trong một lần cùng nghla quân đến nhà Lè Thận. Lê Thận đã nâng gươm trao cho minh chủ và thay mặt nghĩa quân nói lời nguyện thề sắt son trước gươm thiêng tỏa sáng.
2) Gươm thần mở đường cho nghĩa quân đánh thắng giặc
– Lê Lợi với gươm báu trong tay, cùng nghĩa quân nhuệ khí ngày một tăng tiến, tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh kinh hồn bạc vía.
– Uy thanh của nghĩa quân vang khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Đời sống nghĩa qụân khá hơn. Thế chủ động tân công ngày một cao, đuổi sạch quân thù ra khỏi bờ cõi.
3) Lê Lợi hoàn gươm lại cho Long Quân
- Một năm, sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cười thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân đó Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần.
- Thuyền rồng tiến ra giữa hồ, thấy con rùa lớn xuất hiện, vua lệnh cho thuyền đi chậm lại. Rùa Vàng tiến về phía vua, đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”.
- Lưỡi gươm thần, trước đó, đeo bên người vua, tự nhiên động đậy. Nghe rùa vàng nói, vua hiểu và rút gươm trả cho Rùa Vàng. Rùa Vàng lập tức há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
- Gươm và rùa đã chìm đáy nước, người ta vẫn thấy vật gì sáng loáng dưới mặt hồ xanh.
3/. KẾT LUẬN
- Từ đó hồ Tả Vọng bắt đầu mang tôn là hồ Gươm hay là Hoàn Kiếm.
- Hồ Gươm là nơi chứng giám sự giúp sức của tổ tiên, của thần linh cho cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta, ghi dấu những năm tháng thanh bình của đất nước.
Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” văn lớp 6
I. Mở bài:
Giới thiệu đôi nét từ cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn, do Lê Lợi lãnh đạo.
II. Thân Bài
Kể lại diễn biến sự việc theo trình tự sau đây:
- Lê Thận kéo lưới bắt cá nhưng cả ba lần kéo lưới lên đều có một lưỡi gươm. Lê Thận tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
- Lê Lợi đến nhà Lê Thận thấy lưỡi gươm.
- Lê Lợi chạy vào rừng, vô tình thấy chuôi gươm nạm ngọc.
Lê Lợi tra lưỡi gươm ở nhà Lê Thận vào chuôi gươm vừa như in.
- Có gươm thần, nghĩa quân Lam Sơn dâng cao khí thế đánh giặc Minh xâm lược.
- Cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thắng lợi đất nước thanh bình, nhân dân chuyên lo việc ruộng đồng, xây dựng đất nước vững bền.
- Vua đi thuyền trên hồ Tả Vọng, Rùa nổi lên mạn thuyền, xin lại gươm thần.
III. Kết bài
Hồ Tả Vọng xưa kia nay là Hồ Gươm hay còn gọi là hồ Hoàn Kiếm.
Dàn ý Kể lại truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” bằng lời của Lê Lợi
1. Phần Mở bài (Giới thiệu câu chuyện)
- Sau khi lên làm vua và trả gươm báu cho Long Quân qua Rùa Vàng, ta nhớ lại toàn bộ sự việc diễn ra kể từ khi giặc Minh xâm lược nước ta cho đến khi ta dấy binh khởi nghĩa ở đất Lam Sơn và chiến thắng quân Minh.
- Ta sẽ kể lại toàn bộ câu chuyện xảy ra cho các tướng sĩ nghe vì sao ta có thanh gươm báu và thanh gươm báu đã giúp ta đánh giặc như thê nào. Câu chuyện như sau...
2. Phần Thân bài
a). Giặc Minh xâm lược nước ta
- Giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược. Tội ác của chúng chồng chất không sao kế hết.
- Lòng dân căm giận chúng đến tận xương tủy.
- Ta sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa. Căm thù giặc quyết không đội trời chung, ta dấy binh khơi nghĩa tại đất Lam Sơn.
- Trong buổi đầu khới nghĩa, thế lực còn non yếu nên nhiều lần nghĩa quân của ta bị thua. Ta đang tìm mọi kế sách để đánh giặc Minh.
b). Diễn biến sự việc
Trong đoàn quân khởi nghĩa của ta cổ một người tên là Lê Thận. Người lính này luôn hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm.
Một hôm, ta cùng mấy người tùy tòng đến nhà Lê Thận. Trong xó nhà tối om bồng nhiên có một thanh sắt sáng rực lên. Ta liền cầm lên xem mới biết đổ là một lưỡi gươm chứ không phải thanh sắt. Trên lười gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Lúc đó, ta chưa biết đấy là một báu vật.
- Ta hỏi Lê Thận vì sao có lưỡi gươm đó. Lê Thận kế cho ta và những tùy tòng của ta nghe vì sao mình có được lười gươm đó.
- Một hôm, bị giặc đuổi, ta và các tướng rút lui mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, ta bỗng thấy có ánh sáng lạ trên ngọn cây đa. Ta trèo len mới biết đó là một cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, ta liền lấy chuôi gươm giắt vào lưng.
Ba ngày sau, ta gặp lại mọi người trong đó có Lê Thận. Ta đem chuyện bắt dược chuôi gươm kế lại cho mọi người, trong đó có Lê Thận nghe. Mọi người nói chắc có điềm lành nên Lê Thận đã về lấy lưỡi gươm cho ta. Khi ta lấy lưỡi gươm tra vào chuôi thì vừa như in.
- Lê Thận nâng thanh gươm lên và nói với ta: “Đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Chúng lôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này để báo đền Tổ quốc”.
c). Kết quả
- Từ khi có thanh gươm báu, khí thế của nghĩa quân ngày một tăng.
- Từ thế bị động, có lúc phái trốn tránh, bây giờ nghĩa quân chủ động tìm giặc đánh. Nghĩa quân không còn phải khổ cực nữa mà đã có những kho lương của giặc ta chiếm được.
- Gươm thần mở đường cho nghĩa quân ta đánh tràn ra mãi. Cho đến lúc không còn một tên giặc nào trên đất nước ta.
- Chiến thắng giặc Minh, ta lên làm vua.
3. Kết bài
- Ta đổi tên hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm.
- Cảm nghĩ của nhân vật (nếu có).
đó chon như thế nào thì chọn
Long Quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm thần và Lê Lợi hiểu ý thần linh, đã trao gươm cho Rùa Vàng. Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần để đánh giặc, nay đất nước đã yên bình thì đồi gươm lại. Rùa Vàng há miệng đón lấy gươm thần và lặn xuống nước. Gươm và Rùa đã chìm đáy nước, người ta vẩn thấy vật gì sáng le lói dưới mặt hồ xanh. Đấy là ánh sáng của hào quang chiến thắng vẻ vang, ánh sáng của quyết tâm giết giặc bảo vệ tổ quốc. Những hình ảnh thần kì trên đã để lại ấn tượng đẹp đẽ trong lòng bao người. Chi tiết này có ý nghĩa lớn lao: Khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi. Nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.
Mik cop trên mạng ó!!! Nếu bạn ko thik thì không cần k cho mik cũng đc.
hết rồi bạ ơi
còn đó