K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Ngày nay, trò chơi điện tử trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, trò chơi điện tử ngày càng trở nên hấp dẫn và dễ dàng tiếp cận. Tuy nhiên, việc ham mê trò chơi điện tử quá mức cũng đang gây ra nhiều lo ngại. Vậy liệu chúng ta có nên hay không nên đắm chìm trong những trò chơi này? Câu trả lời không đơn giản và phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng thời gian và thái độ đối với trò chơi điện tử. Trò chơi điện tử, nếu được chơi một cách có kiểm soát, có thể mang lại những lợi ích nhất định. Đầu tiên, nhiều trò chơi giúp rèn luyện khả năng tư duy và trí nhớ. Các trò chơi đòi hỏi người chơi phải suy nghĩ nhanh chóng và đưa ra quyết định hợp lý, điều này giúp cải thiện khả năng phản xạ và trí não. Một số trò chơi chiến thuật giúp phát triển tư duy logic và kỹ năng giải quyết vấn đề. Đặc biệt, các trò chơi đa người chơi trực tuyến cũng tạo ra cơ hội giao lưu và hợp tác với bạn bè, nâng cao khả năng làm việc nhóm. Ngoài ra, trong một số trò chơi, người chơi còn được khám phá thế giới ảo, tìm hiểu về các nền văn hóa, lịch sử và thậm chí là các môn khoa học. Những trò chơi này có thể cung cấp kiến thức bổ ích và mở rộng tầm mắt của người chơi, đặc biệt là đối với những người có đam mê khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi trò chơi điện tử trở thành một thói quen không kiểm soát được. Việc dành quá nhiều thời gian cho trò chơi có thể dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian quý báu, ảnh hưởng đến học tập và công việc. Đặc biệt đối với học sinh, sinh viên, việc chơi game quá nhiều sẽ khiến kết quả học tập giảm sút, học sinh mất tập trung vào bài vở và không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. Thêm vào đó, việc thiếu vận động khi chơi game trong thời gian dài cũng gây hại cho sức khỏe, khiến người chơi dễ gặp phải các vấn đề như đau lưng, mỏi mắt, và tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, một số trò chơi còn có nội dung bạo lực, máu me, hoặc những yếu tố không lành mạnh, dễ gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý người chơi, đặc biệt là đối với trẻ em. Việc quá chú tâm vào các trò chơi này có thể làm giảm khả năng giao tiếp, kết bạn và làm mất đi những giá trị tinh thần quan trọng trong cuộc sống thực. Vì vậy, việc ham mê trò chơi điện tử có nên hay không phụ thuộc vào cách sử dụng trò chơi một cách hợp lý và điều độ. Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại, nhưng cũng cần nhận thức rõ ràng rằng nó không thể thay thế các hoạt động khác như học tập, thể thao, hay các mối quan hệ xã hội. Trong cuộc sống hiện đại, để tránh sa vào những tác hại tiêu cực của trò chơi điện tử, mỗi người cần tự tạo ra một lịch trình khoa học, phân bổ thời gian hợp lý giữa học tập, công việc và giải trí. Hãy để trò chơi điện tử là một công cụ thư giãn và phát triển bản thân, chứ không phải là một thứ chiếm đoạt thời gian quý giá của cuộc sống. Tóm lại, trò chơi điện tử có thể là một phần giải trí thú vị và có ích nếu biết điều khiển. Tuy nhiên, nếu không biết tự kiểm soát, việc ham mê trò chơi điện tử sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn. Vì vậy, chúng ta cần có một thái độ đúng đắn và lành mạnh đối với trò chơi điện tử, sử dụng nó một cách hợp lý để mang lại lợi ích cho bản thân mà không làm mất đi những giá trị quan trọng khác trong cuộc sống

2
9 tháng 1

Bạn nói đúng lắm mà nhất là giới trẻ ý bạn ạ

9 tháng 1

bánh xe của một chiếc xích lô có đường kính 50cm , bánh xe sau có dương kính 68cm . hỏi khi bánh lăn được 1000 vòng thì bánh trước lăn được bao nhiêu vòng

9 tháng 5 2023

Em đang cầp gấp giúp em với ạ!

3 tháng 9 2019

 Cuộc sống hiện đại ngày nay đã khiến con người nhìn vào cuộc sống của mình bằng một con mắt khác. Họ đòi hỏi ở cuộc sống nhiều hơn, và một trong những nhu cầu lớn nhất là giải trí. Bàn về vấn đề này có người nói 'Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì quá mải chơi mà sao nhãng việc học tập và còn phạm nhiều sai lầm khác?" Theo bạn, bạn có đồng tình với ý kiến trên không?

        Đã xa rồi những trò chơi dân gian xưa: chọi gà, chọi dế, đánh trận giả... Tất cả dường như bị lãng quên, nó đã lùi vào cổ tích. Thay vào đó là những trò chơi tiêu khiển mới lạ, hấp dẫn. Một trong những trò chơi được liệt kê vào loại trò tiêu khiển hấp dẫn là điện tử. Bước chân vào các quán game ta mới thấy được có rất nhiều trò chơi thu hút mọi người đặc biệt là các bạn nam như: đá bóng, đua xe, đế chế... Tất cả đều được gọi cái tên chung là điện tử. Các trò chơi điện tử muốn chinh phục được nó đòi hỏi người chơi phải có óc sáng tạo, sự kiên trì, một chút khéo léo và đặc biệt nó kích thích tính tò mò. Có lẽ vì vậy mà điện tử được gọi là "món tiêu khiển hấp dẫn". Nhưng trò chơi nào cũng có ít nhiều điều tiêu cực. Xã hội ngày càng pháttriển đòi hỏi thế hệ trẻ phải có trí thức nên việc quan trọng nhất của chúng ta là học tập. Nhưng thực tế hiện nay không ít bạn vì quá đam mê "món tiêu khiển hấp dẫn - điện tử" mà đã sao nhãng việc học tập, quên đi mất nhiệm vụ chính cùa mình. Kết quả học tập giảm sút, gia đình phiền lòng. Việc làm ấy làm mất đi sự tự tin củachính bản thân và còn biết bao những sai lầm khác không đáng có nữa mà chúng takhông thể ngờ tới được... Nói về vấn đề kinh tế: chơi điện tử tác hại vô cùng ngay cả với gia đình kinh tế được xem là dư giả. Lại còn khi quá đam mê không có tiền để chơi, lúc đó họ sẽ làm gì? Nói dối bố mẹ để lấy tiền đi chơi, vay tiền người khác hay trộm cắp? Đó là một thực trạng đang nổi lên trong xã hội hiện nay. Vậy tại sao chúng ta không biết chọn lựa những trò chơi giải trí phù hợp và bổ ích cho mình thay vào việc đi chơi điện tử, tại sao chúng không tham gia ở các câu lạc bộ thể thao, đọc sách, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, thanh niên tình nguyện và còn biết baohình thức giải trí khác. Tại sao chúng ta không tham gia? Vì nó không là món tiêu khiển hấp dẫn hay vì chúng ta chưa quan tâm tới?

       Còn rất nhiều sai lầm của người chơi điện tử mà ta không thể không nêu ra được hết nhưng tôi xin chắc rằng chỉ khi người chơi tự nhận ra tác hại của việc chơi điện tử thì lúc ấy họ mới thực sự thấy thấm thía. Sự thất bại lúc ấy mới thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh cho họ. Biết đến bao giờ tất cả bố mẹ chúng ta mới cóthể rạng rỡ nụ cười trên khuôn mặt dãi nắng dầm sương vì có những đứa conngoan ngoãn. Điều đó là tuỳ thuộc vào chính chúng ta đấy các bạn ạ!

      Xã hội càng văn minh thì tệ nạn xã hội càng hay rình rập. Nó đòi hỏi ở chúng ta sự tự chủ và kiên cường. Đừng để lúc nào chúng ta bị sa đà vào các trò tiêu khiển không bổ ích. Hãy nhớ một điều: điện tử là trò tiêu khiển hấp dẫn nhưng đừng vì nó mà làm bản thân phải sai lầm không đáng có để cha mẹ, thầy cô phải phiền lòng,để bạn bè xa lánh.

1 tháng 5 2019

Nếu ta sử dụng smảtphone quá lâu sau này ta sẽ nghiện. Thay vào đó ta nên học. Học sẽ có ích cho xã hội.;

1 tháng 5 2019

 mk nhờ viết bài văn mà

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

Hồi nhỏ tôi hay được mẹ cho chơi trò “giã gạo”, mỗi lần được mẹ nhấc bổng lên tôi lại cảm thấy rất vui và cười khúc khích. Cả nhà thấy tôi được mẹ nâng lên hạ xuống và cười nắc nẻ như vậy cùng cười rộ lên và vỗ tay cùng trêu đùa với mẹ con tôi.

Luận điểm 1: Tìm hiểu khái niệm

- Trò chơi điện tử là một tiện ích của mảng ứng dụng công nghệ - thông tin nhằm phục vụ nhu cầu giải trí cho con người, Trò chơi điện tử là trò chơi sử dụng thiết bị điện tử để tạo ra sự tương tác giữa người chơi và nhân vật trong trò chơi.

- Trò chơi điện tử có thể chơi trên máy game (loại thiết bị chuyên dùng để chơi game), có thể chơi trên máy tính, smartphone,…

Luận điểm 2: Thực trạng việc chơi trò chơi điện tử ở lứa tuổi học sinh

- Trò chơi điện tử nhằm phục vụ nhu cầu giải trí của con người, tuy nhiên, trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, rất nhiều người đang quá lạm dụng trò chơi điện tử khiến cho nó trở thành một mối lo ngại cho xã hội.

- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang phát triển, có xu hướng ham chơi, dễ bị sa ngã, cám dỗ bởi những tác động từ bên ngoài mà đặc biệt là trò chơi điện tử. Nhiều bạn học sinh vì mải chơi điện tử mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác.

- Nhiều bạn học sinh mải mê trò chơi điện tử, trốn học, nói dối bố mẹ thầy cô để ra quán điện tử chơi, thậm chí, để có tiền chơi, nhiều bạn còn sẵn sàng lấy trộm tiền của bố mẹ, bạn bè,…

- Xã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, nhiều bạn học sinh được bố mẹ sắm cho smart-phone để học tập, liên lạc nhưng các bạn lại sử dụng nó để chơi game. Không chỉ chơi ở nhà, các bạn còn mang đến lớp, tụ tập nhau chơi các game online, gây mất trật tự trong lớp học mặc cho giáo viên đã ngăn cấm.

- Những bạn ham mê trò chơi điện tử dù trên máy tính hay trên smart-phone đều có những biểu hiện tiêu cực giống nhau: trốn học, nói dối thầy cô, bố mẹ, thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập về nhà… tất cả chỉ để có thời gian và tiền bạc để chơi game.

- Nguyên nhân của thực trạng này đa phần là xuất phát từ chính ý thức của học sinh, tuy nhiên, không thể không kể đến nguyên nhân từ sự chiều chuộng quá mức, thiếu quan tâm của các bậc phụ huynh.

Luận điểm 3: Hậu quả của việc mải mê trò chơi điện tử

- Học sinh là mầm non của đất nước, là những thế hệ tương lai gánh vác sự nghiệp của cha ông ta để lại. Vì vậy lứa tuổi chọ sinh cần phải được chăm sóc, uốn nắn kĩ càng thì mới có thể trở thành những con người có ích cho xã hội.

- Việc những bạn học sinh quá mải mê trò chơi điện tử gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với bản thân học sinh mà còn đối với gia đình, nhà trường và toàn xã hội.

   + Đối với bản thân học sinh: gây mất thời gian, sao nhãng học tập, kết quả học tập giảm sút đáng kể, là con đường dẫn đến những tệ nạn xã hội nguy hiểm như trộm cắp, dối trá,… Không chỉ vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp xúc quá nhiều với màn hình máy tính, điện thoại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, hệ thần kinh.

   + Đối với gia đình, nhà trường và xã hội: ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, thành tích trường học và trật tự xã hội.

Luận điểm 4: Ý kiến của bản thân

- Trò chơi điện tử phục vụ như cầu giải trí của con người sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng. Điều này là tốt, nhưng nếu như quá lạm dụng trò chơi điện tử để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì cần lên án và có biện pháp xử lí đúng đắn.

- Để ngăn chặn hiện tượng tiêu cực này:

   + Mỗi học sinh cần phải tự nhận thức được nhiệm vụ học tập của mình, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, không để bị dụ dỗ, sa ngã vào những thói hư tật xấu.

   + Phụ huynh cần quan tâm đến học sinh, đặc biệt là cần chú ý khi cho học sinh tiếp xúc với máy tính, smart phone.

   + Nhà trường và xã hội cần dành sự quan tâm cho học sinh, hạn chế sự hoạt động của các quán internet, quán game, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

mik cần gấp 

 

13 tháng 3 2023

Về cấu trúc, loại văn bản có 3 phần:

Phần 1: Giới thiệu mục đích của quy trình hay hoạt động

Phần 2: Liệt kê những gì cần chuẩn bị khi thực hiện

Phần 3: Trình bày các bước cần thực hiện

Văn bản triển khai thông tin theo trật tự thời gian (trình bày thông tin theo thứ tự xuất hiện của sự vật, hiện tượng hay hoạt động) .

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
8 tháng 1 2024

- Những dấu hiệu giúp em nhận biết Trò chơi cướp cờ và Cách gọt củ hoa thủy tiên là văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động:

+  Văn bản được trình bày theo bố cục rõ ràng, mạch lạc.

+ Các đề mục được chia cụ thể: ví dụ (1,2,3; a,b,c)

+ Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ: dùng hình ảnh minh họa.

- Để đạt được mục đích, hai văn bản ấy đã sử dụng các triển khai thông tin theo trình tự thời gian.

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi...
Đọc tiếp

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng lên tình huống hoàn toàn không có gì tiếp bạn để rồi kết lại một câu: “Bác đến chơi đây, ta với ta!” nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không, cho biết lí do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi thế nào khi bạn đến chơi nhà?

b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c) Câu thơ thứ tám và riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà.

2
10 tháng 7 2017

Bài thơ xây dựng tình huống không có gì để tiếp bạn vẫn làm nổi bật được tình bạn thắm thiết, sâu đậm

- Theo nội dung của câu thứ nhất, rất lâu rồi bạn mới đến chơi. Nguyễn Khuyến phải tiếp bạn thật chu đáo, tử tế

- Nhưng sáu câu thơ tiếp theo cho thấy hoàn cảnh đặc biệt

     + Muốn ra chợ thì chợ xa

     + Muốn sai bảo trẻ thì trẻ lại vắng nhà

     + Muốn bắt cá thì ao sâu

     + Muốn bắt gà vườn rộng, rào thưa

     + Những thực phẩm như thịt, cá, rau đậu của vườn lại chưa ăn được

     + Miếng trầu cũng không có

→ Tạo ra tình huống có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có gì, từ đó làm nổi bật tình cảm mang ra tiếp bạn.

- Tình huống được tạo ra có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất

 

c, Câu thơ thứ 8 với cụm từ ta với ta ý nghĩa: không cần vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình đủ làm cho tình bạn thắm thiết.

   + Thương quý nhau ở cái tình, ăn ở đối xử với nhau.

→ Chỉ những người bạn thương quý nhau, cảm thông cho nhau thì gặp nhau cũng đã vui rồi

d, Bạn đến chơi nhà, sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay tới việc lo vật chất để tiếp bạn cho xứng với tình cảm của hai người:

     + Nhà thơ rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn chu đáo nhất

     + Sự coi trọng, quý mến bạn của nhà thơ

11 tháng 11 2021

ko bt