Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người Chăm là một dân tộc đã từng có một quốc gia Chăm Pa độc lập trong lịch sử, có nền văn hóa phát triển, và là hậu duệ của các cư dân nền văn hóa Sa Huỳnh thời kì đồ sắt. Ở Việt Nam, người Chăm có mối liên hệ gần gũi với các dân tộc nói các tiếng cùng thuộc ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo như người Gia Rai, người Ê Đê, người Ra Glai và người Chu Ru. Bên ngoài Việt Nam, người Chăm có quan hệ gần gũi với người Mã Lai.
Trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm đã băng qua đường biển vào thiên niên kỷ đầu tiên TCN từ Malaysia và Indonesia (Sumatra và Borneo), cuối cùng định cư ở miền trung Việt Nam hiện đại.
Do đó, người Chăm gốc có khả năng là người thừa kế của các nhà hàng hải Nam Đảo từ Nam Á, những người có hoạt động chính là thương mại, vận tải và có lẽ cả cướp biển. Không hề hình thành một chế độ dân tộc nào để lại dấu vết trong các nguồn tài liệu viết, họ đã đầu tư các cảng ở đầu các tuyến đường thương mại quan trọng nối Ấn Độ, Trung Quốc và các đảo của Indonesia, sau đó, vào thế kỷ 2, họ thành lập vương quốc Chăm Pa, rồi để Việt Nam dần dần chiếm lấy lãnh thổ.
Các mô hình, niên đại di cư vẫn còn được tranh luận và người ta cho rằng người Chăm, nhóm dân tộc Nam Đảo duy nhất có nguồn gốc từ Nam Á, đến Đông Nam Á bán đảo muộn hơn qua Borneo. Đông Nam Á lục địa đã được cư trú trên các tuyến đường bộ bởi các thành viên của ngữ hệ Nam Á, chẳng hạn như người Môn và người Khmer khoảng 5.000 năm trước. Người Chăm là những người đi biển thành công của người Nam Đảo từ nhiều thế kỷ đã đông dân cư và sớm thống trị vùng biển Đông Nam Á. Những ghi chép sớm nhất được biết đến về sự hiện diện của người Chăm ở Đông Dương có từ thế kỷ 2 SCN. Các trung tâm dân cư xung quanh các cửa sông dọc theo bờ biển kiểm soát xuất nhập khẩu của lục địa Đông Nam Á, do đó thương mại hàng hải là bản chất của một nền kinh tế thịnh vượng.
Văn học dân gian Chăm bao gồm một huyền thoại sáng tạo, trong đó người sáng lập ra chính thể Chăm đầu tiên là Thiên Y A Na. Xuất thân từ một nông dân khiêm tốn ở đâu đó trên dãy núi Đại An, tỉnh Khánh Hòa, các linh hồn đã hỗ trợ bà khi bà đi du lịch Trung Quốc trên một khúc gỗ đàn hương trôi nổi, nơi bà kết hôn với một người đàn ông hoàng tộc và có hai người con. Cuối cùng, bà trở lại Chăm Pa để "làm nhiều việc thiện trong việc giúp đỡ người bệnh và người nghèo" và "một ngôi đền đã được dựng lên để vinh danh bà", ngày nay được biết đến là Tháp Po Nagar. Theo em thấy , dân tộc người chăm còn lưu giữ rất nhiều phong tục tập quán của người việt xưa , có thể nói dân tộc chăm là một bảo tàng lưu giữ phong tục truyền thống của việt nam ta .
tham khảo thui nhé
mình chẳng biết một chút kiến thức nào về dân tộc chăm luôn
nhưng mình có biết trong dân tộc chăm có cả người lười đó bạn à
bạn ơi nhắn ít thôi rùi sẽ có người trả lời , mình trả lời rui đó , xem đi
refer
câu 1
Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau. Chăm, Êđê, Ba Na, Hrê, Hoa, Raglai là những tộc người đã sống lâu đời trên đất Phú Yên. Sau ngày miền Nam được giải phóng, sau khi thành lập huyện Sông Hinh (1986) có những dân tộc từ miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Sông Hinh như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu,...
caau2
Nông nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]Chủ yếu là lúa, mía,cây hoa màu với trình độ thâm canh khá.
Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Sản lượng lúa bình quân hàng năm ước trên 320000 tấn, đáp ứng nhu cầu địa phương và bán ra tỉnh ngoài. Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng đây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Do khí hậu nóng ẩm, nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8, thích hợp nhiều loại cây lương thực và hoa màu như: lúa, bắp, đậu, rau, dưa, bầu, bí, khoai, sắn, mía,...; phát triển tốt ở Tây Hòa, Tuy An, Phú Hòa. Cây mía trồng nhiều ở Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân, Tuy An, và Tây Hòa. Dừa là loại cây công nghiệp trồng nhiều ở Sông Cầu.
câu3
Dân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta).
Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian từng rất phổ biến ở Phú Yên.
Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đá Tuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai.
Câu 3 :
-Thăng Long tứ trấn là khái niệm xuất hiện trong dân gian để chỉ về bốn ngôi đền thiêng trấn giữ các hướng Đông Tây Nam Bắc của thành Thăng Long, hoặc bốn kinh trấn hay còn gọi là nội trấn (ngoài ra là các phiên trấn) bao quanh kinh thành Thăng Long.
Đông trấn: "Bạch Mã tối linh từ" (đền Bạch Mã) (phố Hàng Buồm) thờ thần Long Đỗ - thành hoàng Hà Nội. Đền được xây dựng từ thế kỷ 9Tây Trấn: "Tây Trấn từ" (đền Voi Phục), (hiện nằm trong Công viên Thủ Lệ) thờ Linh Lang - một hoàng tử thời nhà Lý. Đền được xây dựng từ thế kỷ 11Nam trấn: "Kim Liên từ" (đền Kim Liên), trước đây thuộc phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức (nay là phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội), thờ Cao Sơn Đại Vương. Đền được xây dựng từ thế kỷ 17Bắc trấn: "Trấn Vũ quán" (đền Quán Thánh), (cuối đường Thanh Niên), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ. Đền được xây dựng từ thế kỷ 10tham khảo !
1.
Có thể nói kiến trúc hoàng cung Thăng Long là một đỉnh cao của sự tiến bộ của kiến trúc đương thời lúc bấy giờ. Không chỉ có diện tích và quy mô to lớn, kiến trúc và trang trí nội thất bên trong còn rất nguy nga và tráng lệ thể hiện được sự quyền quý của quý tộc. Sách sử xưa có viết về cung điện Thăng Long được chạm trổ hết sức khéo léo, là công trình được thi công xây dựng tỉ mỉ từ trước đến nay chưa từng có. Bên trong cung điện đều sơn son, cột điện thì vẽ các hình long, hạc, tiên nữ qua đó bạn có thể hình dung vẻ đẹp quy nga và tráng lệ của cung Thăng Long lúc bấy giờ.
2.
Nguyễn Trung Ngạn (1289 - 1370). Ông đỗ Hoàng giáp năm 1304. Nguyễn Trung Ngạn thuở nhỏ tên là Cốt, tự là Bang Trực, hiệu là Giới Hiên, người làng Thổ Hoàng, huyện Thiên Thi (nay là huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên). Khi còn bé, Nguyễn Trung Ngạn được dân trong vùng nể phục, gọi là “thần đồng”. Ông không chỉ là vị quan giỏi việc nội chính mà còn là nhà ngoại giao xuất sắc.
-Trần Thì Kiến (1260 - 1330) người huyện Đông Triều, phủ Tân Hưng (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh). Khi làm quan triều Trần, ông là pháp quan liêm chính, giỏi lý số
3.là Đền Bạch Mã, đền Voi Phục, đền Kim Liên và đền Quán Thánh. Đây là 4 ngôi đền thiêng được dựng lên để thờ 4 vị thần trấn giữ những vị trí huyết mạch của mảnh đất Thăng Long.
THAM KHẢO:
Ông sinh khoảng thập niên 40 của thế kỉ thứ 16. Theo sử liệu triều Nguyễn, ông là người huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên; và có nguyên quán ở xã Phụng Lịch (hay Phượng Lịch), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Lúc trước, Lương Văn Chánh làm quan nhà Hậu Lê, trải đến chức Thiên Vũ vệ đô chỉ huy sứ.
Tham khảo thông tin ở đay nha:)
https://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0%C6%A1ng_V%C4%83n_Ch%C3%A1nh
Lương Văn Chánh
1. Vài nét về tiểu sử
Ông sinh khoảng thập niên 40 của thế kỉ thứ 16. Theo sử liệu triều Nguyễn, ông là người huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ; và có nguyên quán ở xã Phụng Lịch (hay Phượng Lịch), huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Lúc trước, Lương Văn Chánh làm quan nhà Hậu Lê, trải đến chức Thiên Vũ vệ đô chỉ huy sứ. Đầu năm 1558, ông theo tướng Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá.
Đến năm 1578, quân Chiêm Thành kéo đến đánh phá, ông đem quân tiến đến sông Đà Diễn (tức sông Đà Rằng) đánh chiếm thành Hồ. Nhờ chiến công đó, ông được thăng Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân. Sau đó ông được giao trông coi huyện Tuy Viễn, trấn An Biên (nay thuộc tỉnh Bình Định).
Năm 1593, Lương Văn Chánh theo Nguyễn Hoàng ra Bắc và cùng lập được nhiều chiến công ở Sơn Nam và Hải Dương trong hai năm 1593 và 1594 và được vua Lê Thế Tông tấn phong làm Đặc tiến Phụ quốc Thượng tướng quân cai quản 4 về Thần Vũ, tước Phù Nghĩa hầu .
Đến năm 1597, ông chiêu tập lưu dân khai khẩn, mở mang và phát triển vùng đất Phú Yên.
Ông mất ngày 19 tháng 9 năm 1611 (Tân Hợi) tại thôn Long Phụng, thuộc xã Hòa Trị ngày nay; được nhân dân an táng, lập đền thờ nhớ ơn và suy tôn ông là Thành hoàng.
2. Quá trình khai phá mở đất Phú Yên
* Tóm tắt:
Đến năm 1597, ông Lương Văn Chánh đang là Tri huyện Tuy Viễn, trấn An Biên, nhận sắc lệnh của chúa Nguyễn Hoàng đưa chừng 4.000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất phía Nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (địa bàn tỉnh Phú Yên ngày nay). ông cùng lưu dân từng bước khẩn hoang, lập ấp; từng bước tạo nên những làng mạc đầu tiên trên châu thổ sông Đà Diễn, sông Cái.
* Chi tiết:
Bằng tài năng võ lược tinh thông của vị tướng cầm quân ra trận, bằng lòng thương dân, vượt hiểm nguy kế thừa truyền thống hòa hợp dân tộc và với đức độ, uy tín của mình, ông đã được Nguyễn Hoàng tin tưởng giao phó trọng trách lớn lao: quy dân, lập ấp nơi vùng biên cương ở phía nam.
Vào các năm 1559 và 1608, có hai đợt di dân về vùng đất Thuận Hóa. Vào phía nam, Lương Văn Chánh được giữ chức Tri huyện - huyện Tuy Viễn (huyện Tuy Phước, huyện Vân Canh tỉnh Bình Định ngày nay - TG) nơi tiếp giáp với vùng đất Phú Yên. Năm 1597, do thời cơ thuận lợi, Nguyễn Hoàng đã giao trọng trách cho Lương Văn Chánh “nhưng sức các hộ dân mới đến tựu các xứ Cù Mông, Bà Đài, Bà Diễn, Bà Nông, từ trên đầu nguồn cho đến dưới cửa biển, kết lập gia cư địa phận, khai khẩn đất hoang thành thục nộp thuế theo lệ”. Từ đó, vùng đất Phú Yên có những đoàn lưu dân người Việt vào và bắt đầu chính thức định cư.
Việc khẩn hoang tại vùng đất Phú Yên trải dài suốt thời các chúa Nguyễn và sau này thời các vua triều Nguyễn, cùng đó thường xuyên có các đợt bổ sung dân cư, nhưng quan trọng nhất vẫn là thời Lương Văn Chánh, thời mở đầu.
Khi đất đai khai phá, mở mang ra khá rộng, Chúa Nguyễn cho phép lưu dân lập làng theo mẫu của làng Đàng Ngoài, rồi biến tất cả ruộng đất thành của công, cho dân chia nhau cày cấy và nộp tô. Cư dân lúc này đông đảo nhất là thường dân của các khách hộ Thuận Quảng, gọi là “lưu dân”, tức là những người nghèo không có sản nghiệp.
Trên đường Nam tiến từ Tuy Viễn vào Cù Mông là gần nhất, yên ổn nhất, tiếp đến vùng Bà Đài (Xuân Đài) nơi có đất đai tốt, đến vùng Bà Diễn (Đà Rằng), Bà Nông (Đà Nông), diện tích khai khẩn ngày một rộng hơn, bằng phẳng hơn. Sau đó, cư dân mở rộng lên phía tây là La Thai, Thạch Lãnh, Vân Hòa, Phước Sơn, Thạch Thành và cuối cùng phía nam vùng đất là miền biên viễn Hảo Sơn. Trong sắc lệnh của Nguyễn Hoàng giao trọng trách cho Lương Văn Chánh năm 1597 cho thấy Tổng trấn tướng quân này muốn tránh tệ quan liêu, hà hiếp, để dân sự ổn định cao nhất, nên Lương Văn Chánh phải lấy đức mà thay chúa vỗ yên trăm họ để “an cư lạc nghiệp”.
3. Đền thờ Lương Văn Chánh
Đền thờ Lương Văn Chánh được xây dựng trên một vùng đất cao ráo, mặt quay về hướng Nam, sau lưng là Núi Cấm, trước mặt có sông Bến Lội. Trước đền có cổng ra vào rêu phong cổ kính, án phong trước mặt đền ghi câu đối ca ngợi công lao của bậc tiền nhân:
Huân danh thiên cổ ngưỡng
Chính khí vạn niên phong.
(Danh thơm ngàn đời ngưỡng mộ
Chính khí muôn thuở tôn vinh).
Trong khuôn viên còn có cây bồ đề cổ thụ cành lá xum xuê, che mát cả một góc đền. Do có nhiều công lao trong quá trình mở đất, Lương Văn Chánh được phong tặng nhiều sắc phong, đặc biệt ban sắc gia phong Lương Văn Chánh đến Thượng đẳng thần. Tại đền thờ hiện còn lưu giữ 14 sắc phong, sắc lệnh của các đời vua thuộc triều Lê và triều Nguyễn ban cho Lương Văn Chánh, trong đó đáng chú ý nhất là tờ sắc lệnh năm 1597 của Nguyễn Hoàng giao Lương Văn Chánh chiêu tập lưu dân đến khai khẩn vùng đất nằm giữa đèo Cù Mông và Đèo Cả.
cảm ơn bạn nhiều nha