K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2017

- SS :

RỪNG ĐƯỚC DỰNG LÊN NHƯ 2 DÃY TRƯỜNG THÀNH VÔ TẬN

CÁ NC BƠI HÀNG ĐÀN ĐEN TRŨI NHƯ NG` BƠI ẾCH GIỮA NHỮNG ĐẦU SÓNG TRẮNG

Tác dụng : lm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt , thể hiện sự trù phú , hoang dã của vùng Cà Mau

- Nhân hóa

ÔNG MẶT TRỜI MẶC ÁO GIÁP ĐEN RA TRẬN

TRE XUNG PHONG VÀO XE TĂNG , ĐẠI BÁC

Tác dụng : lm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi vs con ng` , lm nổi bật sức mạnh của tre

- Ẩn dụ

NGÀY NGÀY MẶT TRỜI ĐI QUA TRÊN LĂNG

THẤY 1 MẶT TRỜI TRONG LĂNG RẤT ĐỎ

ĂN QUẢ NHỚ KẺ TRỒNG CÂY

Tác dụng : Thể hiện sự cao quý , vĩ đại của Bác Hồ ; nhắc nhở chúng ta cần pải bt ơn những ng` đã tạo ra thành quả cho chúng ta hưởng thụ

- Hoán dụ

BÀN TAY TA LM NÊN TẤT CẢ

CÓ SỨC NG` SỎI ĐÁ CX THÀNH CƠM

1 CÂY LM CHẲNG NÊN NON

3 CÂY CHỤM LẠI NÊN HÒN NÚI CAO

Tác dụng : tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt

26 tháng 2 2017

So sánh -Ông hiền như hạt gạo.

-Bà hiền như bụt.

Nhân hóa:-Tre của làng quê Việt Nam, tre vươn những đôi tay hứng nắng trời.

-Ông mặt trời mỉm cười giữa đám mây bồng bềnh trôi.

Ẩn dụ:-Ánh nắng chảy đầy vai cha.

-Người là cha, là bác, là anh.

Hoán dụ:-Áo nâu cùng với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.

- Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
7 tháng 9 2021

* So sánh     + Là đối chiếu sự vật , sự việc này vs sự vật , sự việc kia có nét tương đồng

                     + Nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt ; biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc

* Nhân hóa    + Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,.... bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con ng`

                     + Làm cho thek giới con vật , cây cối , đồ vật ,.... trở nên gần gũi vs con người , biểu thị đc suy nghĩ , tình cảm của con người

* Ẩn dụ    + Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó

                + Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

* Hoán dụ  + Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có \quan hệ gần gũi

                  +Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

29 tháng 8 2020

* So sánh

- Là đối chiếu sự vật , sự việc này vs sự vật , sự việc kia có nét tương đồng

- Nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt ; biểu hiện tư tưởng , tình cảm sâu sắc

* Nhân hóa

- Là gọi hoặc tả con vật , cây cối , đồ vật ,.... bằng những từ ngữ vốn đc dùng để gọi hoặc tả con ng`

- Lm cho thek giới con vật , cây cối , đồ vật ,.... trở nên gần gũi vs con người , biểu thị đc suy nghĩ , tình cảm của con người

* Ẩn dụ

- Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có nét tương đồng vs nó

- Lm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

* Hoán dụ

- Là gọi tên sự vật , hiện tượng này = tên sự vật , hiện tượng khác có \quan hệ gần gũi

- Lm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt

25 tháng 7 2018

  Nhân hóa                : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.

  So sánh                  : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.

  Câu trần thuật đơn :   Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.

Chúc bạn hok tốt nhé!

10 tháng 8 2018

 Bài làm : 

Nhân hóa      : Những em nắng cùng nhau vui đùa, nhảy múa trên những cành cây, ngọn cỏ.

  So sánh        : Các chị lúa ngả vào nhau như đang thầm thì trò chuyện.

  Câu trần thuật đơn :   Vào buổi sáng, cánh đồng quê tôi trông thật là trong trẻo và yên bình.

1/ SO SÁNH:

a/ Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

b/ Cấu tạo của biện pháp so sánh:

- A là B:

“Người ta  hoa đất” 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

- A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

- Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

 + A – sự vật, sự việc được so sánh

 + B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

 + “Là” “Như” “Bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

c/ Các kiểu so sánh:

-   Phân loại theo mức độ:

+ So sáng ngang bằng:

Người  cha,  bác,  anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”

                                                                [Sáng tháng Năm – Tố Hữu]

+ So sánh không ngang bằng:

“Con đi trăm núi ngàn khe

Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

Con đi đánh giặc mười năm

Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”

                                                                 [Bầm ơi – Tố Hữu]

- Phân loại theo đối tượng:

+ So sánh các đối tượng cùng loại:

Cô giáo em hiền như cô Tấm 

+ So sánh khác loại:

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!

                                                                    [Núi đôi – Vũ Cao]

+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

                                                     [Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân] 

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                                                                         [ca dao]

2/ NHÂN HÓA:

a/ Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 

b/ Các kiểu nhân hóa:

- Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…

- Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:

“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

- Trò chuyện với vật như với người:

Trâu ơi ta bảo trâu này…

                                                                      [ca dao]

3/ ẨN DỤ:

a/ Khái niệm: Ẩn dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức

 “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

                                                               [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

                                  [hoa lựu màu đỏ như lửa]

+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

                                                            [ca dao]

 [ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

                                                                [Nguyễn Đức Mậu]

                              [thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]   

+ Ẩn dụ phẩm chất -  tương đồng về phẩm chất

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

                                                                                  [ca dao]

                          [thuyền – người con trai; bến – người con gái]

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

                                              [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai”

                                                  [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

                                                  [Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

                                           [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

c/ Lưu ý:

-  Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng:

+ AD tu từ: có tính lâm thời, tính cá thể, phải đặt trong từng văn cảnh cụ thể để khám phá ý nghĩa.

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” 

                                                                [Thương vợ - Tú Xương]

+ AD từ vựng: cách nói quen thuộc, phổ biến, không có/ ít có giá trị tu từ: cổ chai, mũi đất, tay ghế, tay bí, tay bầu,...

4/ HOÁN DỤ:

a/ Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

b/ Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

                                                      [Truyện Kiều - Nguyễn Du]

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

                                                      [Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

“Vì sao trái đất nặng ân tình,

Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”

                                                                      [Tố Hữu]                             

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

                                                                  [Việt Bắc - Tố Hữu]

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Lưu ý:

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

-  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]

-  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

25 tháng 6 2019

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : so sánh

-“Người ta  hoa đất” 

-“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

-“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : nhân hóa

-Trâu ơi ta bảo trâu này…

-“Heo hút cồn mây súng ngửi trời

-"Sông Đuống trôi đi

  Một dòng lấp lánh

  Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : ẩn dụ

- “Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

-Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

-“Lặn lội thân cò khi quãng vắng” 

 3 ví dụ cho các biện pháp tu từ : hoán dụ 

-“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

-Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

-“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Khái niệm cụm danh từ
Cụm danh từ là một nhóm các danh từ đi chung với nhau để làm thành một danh từ chung. Cụm danh từ có thể bao gồm từ hai đến vài danh từ. Khi mỗi danh từ đứng riêng thì mang một ý nghĩa đặc trưng nhưng khi chúng được kết hợp với nhau sẽ mang một ý nghĩa khác tuy nhiên ý nghĩa đặc trưng kia vẫn tồn tại ở một khía cạnh đủ để làm nên ý nghĩa cho một danh từ mới.
Ví dụ: mười người thợ, thảo cầm viên...

Khái niệm cụm tính từ
Cụm tính từ cũng bao gồm từ hai tính từ trở lên mà ý nghĩa nằm ở tính từ đi trước.
Ví dụ: màu xanh lá, màu vàng hoe...


 

1 tháng 4 2019

Fuck You

6 tháng 5 2016

Minh nêu 1 vài vd thôi không nói được nhiều

So sánh : - Trẻ em như búp trên cành

-

“Người ta  hoa đất” 

 

                                                               [tục ngữ]

“Quê hương  chùm khế ngọt”               

                                                               [Quê hương  - Đỗ Trung Quân]

 

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

                                                                [Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

                                                        [Tiếng hát con tàu  - Chế Lan Viên]

 

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu

                                                    [ca dao]

Nhân hoá: 

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                                                           [Tây Tiến – Quang Dũng]

"Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì”

                                                        [Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm]

-

 

Trâu ơi ta bảo trâu này…

                                                                      [ca dao]

 

 

 
 
 
6 tháng 5 2016

Ẩn dụ : -

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

                                                               [Truyện Kiều – Nguyễn Du]

                                  [hoa lựu màu đỏ như lửa]

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây 

                                                            [ca dao]

 [ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động]

Về thăm quê Bác làng Sen,

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”

                                                                [Nguyễn Đức Mậu]

                              [thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành]   

“Thuyền về có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

                                                                                  [ca dao]

                          [thuyền – người con trai; bến – người con gái]

“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

                                              [Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

“Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai”

                                                  [Những cánh buồm – Hoàng Trung Thông]

“Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

                                                  [Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải]

“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”

                                           [Từ đêm Mười chín – Khương Hữu Dụng]

2 tháng 4 2018

Giờ ra chơi, trường ồn như vỡ chợ. Vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng; từng cặp từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng; một đám học sinh khác lại ùa đến căn-tin ăn quà vặt;... Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được. Bởi sau mỗi giờ ra chơi lại khiến chúng tôi thấy tinh thần sáng khoái hơn, tràn trề sức lực để học tập tốt hơn. 
*lại: phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự. 
*ồn như vỡ chợ: so sánh 
*cụ bàng: nhân hóa kiểu dùng những từ vốn dùng để gọi người để gọi sự vật. 
*ướt đẫm ánh nắng: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. (thị->xúc) 
*trường: hoán dụ kiểu lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

26 tháng 2 2021
Tôi ko bít
BT1: Gạch chân những dấu hiệu từ ngữ của các phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong các VD sau. Nêu cơ sở và tác dụng của chúng.a) Ông mặt trời óng ánh. Ông nhíu mắt nhìn em.Em nhíu mắt nhìn ông.b)              Tiếng chim loang tím chiều tà.c) Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hô không tên không tuổi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ. Rồi hôm sau, khi...
Đọc tiếp

BT1: Gạch chân những dấu hiệu từ ngữ của các phép tu từ so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ trong các VD sau. Nêu cơ sở và tác dụng của chúng.

a) Ông mặt trời óng ánh. Ông nhíu mắt nhìn em.Em nhíu mắt nhìn ông.

b)              Tiếng chim loang tím chiều tà.

c) Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hô không tên không tuổi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ. Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng...

d)                 Mồ hôi mà đổ xuống đồng

               Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

e) ...Tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu.

BT2: Với 2 đề sau, em viết một đoạn văn miêu tả khoảng 6-8 câu. Trong mỗi đoạn em có dùng ít nhất 1 phép tu từ so sánh và 1 phép tu từ nhân hóa.

Đề 1: Đồng quê mùa hè

Đề 2: Mưa xuân

 em biết Văn rất dài những lm ơn giúp em ạ

1
6 tháng 3 2021

Câu 1:

a) Ông mặt trời óng ánh. Ông nhíu mắt nhìn em.Em nhíu mắt nhìn ông.

=> nhân hóa

b)              Tiếng chim loang tím chiều tà.

=> ẩn dụ

c) Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hô không tên không tuổi từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ. Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng...

=> nhân hóa

d)                 Mồ hôi mà đổ xuống đồng

               Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.

=> ẩn dụ

e) ...Tiếng đàn chim sáo về ríu rít như một cái chợ vừa mở, một lớp học vừa tan, một buổi liên hoan đàn ca sắp bắt đầu.

=> so sánh

Câu 2:

Tham khảo:

Đoạn văn 1:

Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm thức giấc. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Một cơn gió nhẹ thoáng qua đem theo cả mùi lúa mới, cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió. Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có mấy bác nông dân đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Có lẽ, năm nay được mùa bội thu.

 

Biện pháp nhân hóa và so sánh được sử dụng ở:

- Nhân hóa: chú vạc

- So sánh: Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm thức giấc.

Đoạn văn 2:

Nhắc đến mùa xuân, chắc hẳnkhông thể không nhắc đến cảnh mưa mùa xuân nhè nhẹ, mỏng manh.Bầu trời như được thay áo mới. Mùa xuân nổi bật bởi những hạt mưa phùn lất phất, nhỏ xíu rơi xuống không gian không ồn ào như mùa hạ nhưng lại khiến lòng người nhớ mãi. Nàng Xuân về với từng bước đi nhỏ nhẹ, dịu dàng, yên ắng như chính cơn mưa mùa xuân vậy. Mưa xuân đậu trên mái tóc, vạt áo, vương trên ngọn cỏ và những cánh hoa, những lộc non xanh biếc. Từng giọt lấp lánh như những viên ngọc trong suốt càng làm cho cỏ hoa, cây cối thêm đẹp, thêm lung linh. Cảnh vật  như có thêm sức sống, đâm chồi, con người nhộn nhịp chào đón Tết cùng du xuân đầu năm. Ôi yêu làm sao những cảnh mưa xuân đẹp xao xuyến!

So sánh: Bầu trời như được thay áo mới.

Nhân hóa: Nàng Xuân

11 tháng 5 2016

Mùa hè năm nay em được ba mẹ dắt cho đi biển . Ở đó ,  tiếng sóng biễn vỗ như một con quái vật gào thét dữ tợn .  Biển chiều thật yên lặng biển , gió , mây , mặt trời nói chuyện trong thâm lặng . Biển một nơi vui vẻ và lí tưởng giành cho mùa hè . Nhiều khi em hỏi Vì sao ? Trái Đất có biển . Em muốn nói với ba mẹ rằng : ba mẹ là người tuyệt nhất .

Nghĩ muốn điên óc tick nha haha

 

2 tháng 4 2017

cậu tuyệt vời lắm Huỳnh Thanh Danh