Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn cần câu 4 đúng không:")
Câu 4:
BPTT được xác định trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ trên: đảo ngữ.
Chép lại câu thơ cũng sử dụng biện pháp tu từ đó: "Ung dung buồng lái ta ngồi"
Tên văn bản "Tiểu đội xe không kính".
Tên tác giả: Phạm Tiến Duật.
DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Ví dụ:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc, ông đã viết những bài thơ thể hiện thân phận khổ cực và hẩm hiu của con người và nhất là của người phụ nữ. tấm lòng nhân đạo của ông đã được thể hiện rất sâu sắc qua các bài thơ và sâu sắc nhất được thể hiện qua tác phẩm Truyện Kiều. Tác phẩm nói về một nhân vật có tài sắc vẹn toàn nhưng vì chử hiếu đã hi sinh bản thân mình. Nổi bật nhất của tác phẩm là đạon trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
II. Thân bài: phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
1. Vị trí của đoạn trích:
- Đoạn trích gồm 22 câu
- Đoạn trích nằm ở phần hai là phần gia biến và lưu lạt
2. Khung cảnh tại lầu Ngưng Bích- nội tâm:
- Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
- Cảnh đẹp, thơ mộng thoáng đãng nhưng mênh mông, lặng lẽ và heo hút
- Kiều rất chán nản, buồn tủi và cô đơn
3. Nỗi nhớ người thân của Kiều:
- Kiều nhớ Kim trọng da diết, khôn nguôi, Kiều là một người rất chung thủy và có tình yêu sâu sắc
- Đồng thời Kiều là một người con hiếu thảo, lo lắng về cha mẹ
4. Tâm trạng buồn lo của kiều
- Kiều nhớ về quê hương, nhớ về gia đình
- Kiều buồn cho thân phận mình, số kiếp trôi nổi
- Kiều cảm thấy cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không đáng sống
- Kiều có một nỗi lo sợ hãi hùng, bang hoàng
- Nỗi buồn của Kiều tầng tầng lớp lớp không thể tả được
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Ví dụ:
đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là đoạn trích nói về số phận hâm rhiu của kiều khi bị bán đến lầu xanh. ở đây, kiều buồn tủi, nhớ thương người yêu và gia đình, qua đoạn trích ta thấy được kiều là một người chung thủy và rất có hiếu.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Phân tích Kiều ở lầu Ngưng Bích” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
8 câu cuối: Tâm trạng buồn lo, tủi phận cho chính cuộc đời mình của nàng Kiều
- Khép lại đoạn trích, tác giả thể hiện tâm trạng buồn lo của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. Tám câu thơ cuối của bài là một minh chứng cho bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình hay nhất trong “Truyện Kiều”. Đây còn là một bức tranh tứ bình, được tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp với điệp ngữ “buồn trông” tạo một âm điệu trầm buồn. Tám câu cuối này đã vẽ ra bốn cảnh và mỗi cảnh đều nhuốm một màu tâm trạng:
“Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”
Bức tranh vẽ cảnh “cửa bể chiều hôm” thật rộng lớn, mênh mông, bát ngát. Trên nền của bức tranh ấy, Kiều nhận thấy ở phía ngoài khơi xa thấp thoáng hình ảnh “thuyền ai” lẻ loi, đơn chiếc đã gợi ra trong lòng Kiều một tâm trạng buồn, xa nhà, nhớ gia đình, nhớ quê hương da diết.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn lại gần trong một khoảng không gian hẹp. Kiều nhìn dòng nước đang chảy và cánh hoa trôi lững lờ để rồi Kiều lại lo cho thân phận của mình:
“Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu”
Cảnh trong hai câu thơ trên là cảnh hoa trôi mặt nước. Kiều nhìn hoa mà không thấy đẹp, thấy tươi vì những bông hoa đó đã bị bứt ra khỏi cành, khỏi cây, khỏi sự sống và giờ đây đang trôi nổi, phiêu dạt trên mặt nước. Nhìn hình ảnh ấy gợi lên trong lòng nàng nỗi lo sợ cho thân phận bất hạnh của bản thân, không biết sẽ trôi dạt về đâu trên dòng đời vô định. Cũng giống như hoa, cuộc sống của Kiều giờ đây đã bị cắt đức khỏi mối liên hệ với gia đình, quê hương. Kiều không biết phải làm gì, đành phó mặc tất cả cho số phận. Kiếp người tựa kiếp hoa, tránh sao được dập vùi tan nát.
- Kiều nhìn ra xa rồi lại nhìn gần, nhìn ra bốn phía xung quanh nơi lầu Ngưng Bích với một cái nhìn bao quát hơn:
“Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”
Tác giả đã sử dụng từ láy “rầu rầu”, “xanh xanh” để miêu tả cảnh trong hai câu thơ này. Từ “rầu rầu” vốn là một từ gợi tả tâm trạng của con người. Nhưng ở đây tác giả lại dùng để miêu tả màu sắc. Đó là sắc cỏ tàn tạ, héo úa được trải dài trong một khoảng không gian vô tận nối liền từ “mặt đất” tới “chân mây”. Sống trong không gian héo tàn ấy khiến Kiều lo lắng, liên tưởng đến cuộc đời mình rồi cũng héo mòn, tàn tạ ở nơi đây. Kiều buốn chán, tủi thân về cuộc sống lạnh lung, vô định của mình
- Ở cảnh cuối cùng của đoạn trích, thiên nhiên nổi lên thật dữ dội, như đang bủa vây lấy Kiều:
“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”
Việc sử dụng từ láy “ầm ầm” đã diễn tả cảnh sóng gió giông bão. Không còn là gió thổi, gió lướt mà là “gió cuốn mặt duềnh” thật hung bạo, dữ dằn. Cũng không còn là sóng xô, sóng vỗ mà là sóng kêu “ầm ầm” dữ dội. Âm thanh tiếng sóng như đe dọa, thét gào, đang dồn đuổi, bủa vây lấy Kiều. Nhìn khung cảnh đó, Kiều vô cùng kinh sợ, hãi hùng. Kiều lo cho số phận của mình không biết sẽ bị xô đẩy về đâu, tương lai của mình rồi sẽ ra sao? Qua đó, người đọc cảm nhận được tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du.
Như vậy, ở tám câu thơ cuối của đoạn trích, có thể khẳng định đó là một bức tranh tứ bình đầy ấn tượng với cách biểu hiện “tình trong cảnh ấy và cảnh trog tình này” , đồng thời thể hiện được tâm trạng “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Thành công nổi bật của Nguyễn Du trong tám câu thơ này là bút pháp tả cảnh ngụ tình thật rõ nét. Mỗi cảnh là một ý tăng dần theo suy nghĩ và mặc cảm của Kiều. Tác giả đã sử dụng bút pháp miêu tả tinh tế từ xa đến gần, từ cao xuống thấp, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, tâm trạng từ buồn man mác đến lo âu, kinh sợ hãi hùng. Với lối miêu tả ấy, Nguyễn Du được mệnh danh là bậc thầy ngôn ngữ.
Ngày mới đã bắt đầu. Những giọt sương đêm long lanh đọng lại trên kẽ lá. Từng làn gió nhẹ kẽ vờn qua mái tóc tôi. Tôi là cây lau chúng tôi sống bên bờ Hoàng Giang đã bao lâu nay chứng kiến biết bao điều bên dòng sông êm đẹp. Nhưng có lẽ kí ức buối sáng hôm ấy tôi sẽ ko bao giờ có thể quên về người phụ nữ tên Vũ Nương ấy.
Sớm hôm ấy tôi đang thả mình trong làn gió mát làng của sớm mai thì chợt thấy tiếng người phụ nữ vừa khóc vừa chạy từ xa chạy về phía bờ sông.Tiếng khóc ấy càng lúc càng gần. Tôi nhìn rõ gương mặt ấy khi nàng ngồi bệt xuống bên cạnh đám lau chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều nhận ra khuôn mặt đẹp đẽ đẫm nước mắt ấy chính là Vũ Nương, người vẫn thường ra đây lấy nước và giặt giũ quần áo hàng ngày.Gương mặt nàng hiện rõ vẻ mệt mỏi.Tiếng khóc nấc cứ liên tục và dồn dập hơn trước, đôi vai mỏng manh ấy cứ run lên từng đợt, nàng ngồi bệt dưới đám cỏ ướt, tay bụm miệng khóc liên hồi. Tôi thấy nàng thật tội nghiệp, xót xa hình dáng co do gầy gò, ốm yếu khác hẳn vẻ hoạt bát, vui vẻ thường ngày. Nàng cứ ngồi đấy khóc nức nở như muốn trút bỏ hết tất cả những uất ức trong lòng kìm nén bao nay. Nàng khóc thay cho số phận mình. Nàng nhìn dòng nước đau đớn trút nỗi uất ức của mình. Nàng bắt đầu giãi lòng mình như muốn tìm được sự đồng cảm cho mình:
-“Cầu xin đấng thượng đế trên cao hãy làm chứng cho tấm lòng sắc son của Vũ Nương này. Những ngày tháng qua tôi luôn một lòng, một dạ chờ người chồng nơi chiến trận trở về, mong sớm thấy ngày gia đình đoàn viên. Suốt ba năm trời ngóng trông chờ đợi, khi mẹ già lâm bệnh, con lại chạy đôn chạy đáo lo đủ chuyện thuốc thang mà vẫn không sao cứu được. Mẹ mất đi, con mất một nguồn động viên, quan tâm, chia sẻ. Ngay lúc ấy con đãtự nhắn nhủ mình: Phải nuôi hy vọng cố gắng chăm sóc con thật tốt đợi ngày chồng trở vể. Con là người luôn biết giữ gìn tiết hạnh, một lòng một dạ chờ chồng. Nhưng trớ trêu thay chồng con lại không tin vào trinh tiết của con. Cho dù con có thanh minh, thề thốt như thế nào chàng ấy vẫn không tin, vì sao vậy? ”.
Tôi sống nơi con sông này bao nhiêu năm qua đã từng nghe và chứng kiến bao nhiêu truyện đời nhưng có lẽ câu chuyện của nàng làm tôi không khỏi xót xa. Tôi biết nàng qua những lần nàng đến đây giặt quần áo, qua những câu chuyện mà những người phụ nữ ngôi làng vừa giặt đồ vừa ngồi trò chuyện. Nàng là người con gái hiền lành, là người con dâu hiếu thảo, một người mẹ mẫu mực, luôn yêu thương chăm lo cho con cái. Chồng nàng đi lính đã bao năm, nàng một mình tần tảo sớm khuya chăm lo mẹ già con nhỏ. Mẹ nàng đã già yếu, nàng luôn quan tâm chăm sóc thuốc thang, làm đúng bổn phận trách nhiệm của một người con. Mẹ hiền dâu thảo lại sống tình nghĩa nên nàng được mọi người yêu quý. Vậy mà chồng nàng trở về lại nghĩ nàng là người phụ nữ hư đốn. Đến người ngoài như tôi còn không dám tin điều này. Sao nàng có thể như vậy cơ chứ. Làn gió khẽ thoáng qua tôi theo làn gió đưa mình như muốn nói với nàng là tôi tin nàng. Thế rồi tôi thấy nàng lau nước mắt, ngửa mặt lên trời nói rằng: ‘’ Trời cao chứng giáng cho lòng con” . Nói đoạn, nàng gieo mình xuống dòng nước. Tôi đứng đó chỉ có thể nhìn thấy nàng đau đớn mà không thể làm gì được cả. Mặt sông lại lặng thinh như chưa có chuyện gì xảy ra.
Cả cuộc đời sống ở bên sông, chứng kiến dòng đời bao thay đổi với cả nỗi buồn lẫn niềm vui. Có những chuyện tôi đã quên, có những chuyện tôi còn nhớ nhưng không có chuyện nào tê tái như cái chết của Vũ Nương. Nghe hết câu chuyện ấy, tôi vừa giận anh chồng, lại vừa thương cho người vợ. Họ yêu thương nhau rồi lại tự gây những đau đớn cho nhau. Bao năm đã trôi qua, nỗi oan của Vũ Nương cũng đã được chính người chồng kia giải. Nhưng cũng nỗi đau vẫn còn đó, Trương Sinh mất đi người vợ đảm, bé Đản mất đi người mẹ hiền, và Vũ Nương dù có được giải oan cũng không thể sống lại.
Hôm nay, ngoài mặt nước sông Hoàng Giang, ta thấy sóng gió nổi lên, hình như có một cơn giông tố nhỏ ở phía đó. Đột nhiên, ta nhớ lại câu chuyện mà ta chứng kiến vào mấy năm về trước, khi ta còn là một cây lau trẻ trung và nhí nhảnh. Đó là câu chuyện về một thiếu phụ nhà ở huyện Nam Xương...
Cũng phải tự giới thiệu ta là một cây lau đẹp, mẹ ta sinh ra ta bên dòng sông này cũng vào một mưa gió. Ta nảy mầm trong lòng đất trù phú của quê hương, rồi vươn lên, ngày một cao, ta hát lên cùng gió đông, ru lòng cùng gió heo may khi thu đến, và lặng lẽ ngả theo chiều gió mùa đông bắc. Bên sông, biết bao kẻ đến người đi, ta vẫn đứng đó, cùng với các anh chị em của mình làm đẹp cho cảnh sắc thôn quê.
Ta biết Vũ Thị Thiết từ khi nàng còn là một cô gái vô tư giặt áo bên sông. Đó là một thiếu nữ xinh xắn với làn da trắng hồng và đôi mắt rất to. Đặt biệt, nàng hiền từ và tốt bụng vô cùng. Những người bạn gái khác của nàng thường thích bẻ bông lau để vui đùa, nhưng nàng hay ngăn lại và bảo các bạn: "Nếu không cần thì đừng bẻ cành lau, có khi cây cỏ cũng biết đau đó". Vì lẽ đó, tất cả cây cối ven sông đều yêu mến nàng, chúng ta thường reo lên đón chào khi thấy nàng xuất hiện, nhưng có lẽ nàng không hay biết, mà cho rằng đó chỉ là tiếng gió thổi lao xao...
Rồi một ngày kia, ven sông rộn ràng một đám cưới thật to, hỏi ra thì mấy ngọn gió kể cho chúng ta nghe rằng nàng Thiết đã được cha mẹ gả cho chàng Trương ở làng bên, nghe nói chàng ta là con một, nhà rất giàu, đi cưới vợ mà đem làm sính lễ cả trăm lạng vàng. Nghe thế, chúng ta đều mừng rỡ, nghĩ rằng: Cuối cùng người con gái đẹp người đẹp nết như nàng đã được trọn vẹn hạnh phúc. Chỉ có bác Si già đứng ở trên bến Hoàng Giang thì thở dài mà bảo: "Chắc gì...". Nhưng ta cho rằng bác ấy già lẩm cẩm nên chỉ cười với các bạn lau khác.
Bẵng đi một thời gian, một hôm vào lúc sáng sớm, sương mờ còn phủ lên khắp cánh đồng và dòng sông, ta vẫn đang ngái ngủ thì nghe anh Gió Đông bay qua làng bên về kể: "Hôm nay, nàng Vũ Nương tiễn chồng ra trận, nàng khóc nhiều, dặn dò chồng rằng chỉ mong hai chữ bình an". Ta bừng tỉnh, xót thương Vũ Nương quá, hôm trước nghe tin nàng mới mang thai đứa con đầu lòng, nay lại biết chồng nàng phải ra trận, chắc nàng buồn lo lắm, bởi "cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi" (tức: xưa nay chinh chiến mấy ai về). Chúng ta, những cây lau bên bờ sông đều cầu mong gia đình Vũ Nương được đoàn tụ. Một năm, hai năm, ba năm... trôi đi... Nàng Vũ Thị Thiết đã trải qua bao ngày cô đơn, vất vả, thấy "bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Nàng sinh được một đứa con trai đặt tên là Đản, một mình chăm con, nuôi mẹ chồng tuổi đã ngoài tám mươi, nàng thật đảm đang và hiền dịu. Nhiều lần, ta thấy nàng ra sông giặt áo, ngồi soi bóng mình trên dòng nước, mà lệ tràn mi. Nhất là khi mẹ chồng qua đời, nàng thương mẹ, khóc suốt ba ngày ba đêm, đôi mắt đỏ quạch, dáng người tiều tụy khiến chúng ta càng thương cảm.
Một ngày kia, chị Gió mùa hạ rộn ràng bay tới bến sông, báo cho chúng ta biết chiến tranh đã chấm dứt, chàng Trương đã trở về, nàng Thiết vui lắm, từ đây gia đình nàng đã sum họp, sẽ hạnh phúc bên nhau trọn đời. Chúng ta cũng múa lên cùng chị Gió, để chúc phúc cho nàng và cả gia đình. Đêm đó, ta còn trêu bác Si già: "Bác cứ lo hão, người như nàng Thiết thì phải được hạnh phúc". Bác ừ à trong đêm, nghe vẫn giống như tiếng thở dài...
Ấy vậy mà, nỗi lo của bác Si già không phải là lo hão mất rồi. Chỉ ba hôm sau ngày vui sum họp đó, trong một ngày mưa gió, ta thấy Vũ Nương băng mình trong gió mưa, chạy đến bến Hoàng Giang mà ngửa mặt lên trời than rằng: "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mỵ Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mỹ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, chẳng những là chịu khắp mọi người phỉ nhổ". Rồi mặc cho chúng ta kêu lên ngăn cản, nàng chẳng nghe thấy, một mực gieo mình xuống sông mà tự vẫn. Cả xóm hoa lau đau buồn đến nỗi trắng xóa cả đầu, để khăn tang cho người bạc mệnh, gió than vãn trong mưa buồn cả một quãng sông...
Về sau, hỏi ra, chúng ta mới biết Vũ Nương bị chồng nghi oan là kẻ "ngõ liễu tường hoa", không giữ lòng thủy chung khi chồng ra trận. Chúng ta nghiến răng trách chàng Trương thật là kẻ hồ đồ, sao có thể nghi oan cho người vợ tào khang một lòng một dạ với chồng. Nhưng cũng chẳng biết làm sao, chúng ta cũng chỉ biết sớm chiều hát lên những khúc ca bi thương để khóc nàng mà thôi. Rừng lau ven sông từ đó uốn cong bông lau như chở nặng buồn đau của kiếp người thiếu phụ.
Nhưng cũng chỉ ba hôm sau cái ngày buồn mà Vũ Nương tự vẫn dưới sông, chúng ta nhìn thấy người chồng tàn nhẫn Trương Sinh chạy ra bến sông mà gào lên rằng: "Ta sai rồi, ta sai rồi! Nương tử ơi, nàng ở đâu?"... Việc gì nữa nhỉ, thật kỳ lạ! Một lát sau thì tin tức truyền tới, thì ra Trương Sinh hiểu nhầm lời bé Đản nói: "Ông không phải cha tôi, cha tôi tối mới đến, khi mẹ tôi đi thì cha tôi đi, khi mẹ tôi ngồi thì cha tôi ngồi...". Mà thực ra đó chỉ là cái bóng trên vách mà Vũ Nương dùng để dỗ con trong những đêm dài thương nhớ người chồng ngoài mặt trận. Đến khi Trương Sinh hiểu ra sự việc thì đã muộn, người vợ hiền thục của chàng ta đã không còn nữa. Ta thấy vừa giận mà vừa thương hại cho chàng ta.
Mùa mưa năm sau đó, Trương Sinh quay trở lại, bày một đàn giải oan ven sông cho Vũ Nương, cúng liền ba ngày ba đêm. Nhìn chàng ta thật tiều tụy và già đi cả chục tuổi: đôi mắt buồn bã, nét mặt mệt mỏi... Trương Sinh đến bến Hoàng Giang khấn gọi Vũ Nương. Một lát sau, từ dưới sông, bỗng nhiên sóng cuồn cuộn, trời quang mây tạnh mà gió nổi lên ào ào. Rồi cả bến sông ngẩn ra khi thấy thuyền bè, kiệu hoa nổi lên giữa dòng. Trong chiếc kiệu đẹp nhất, có Vũ Thị Thiết ngồi trong, mái tóc búi xễ, y phục lộng lẫy. Nghe thấy chàng Trương gọi tha thiết, nàng ngoảnh vào bờ mà trả lời rằng:
- Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể lại về nhân gian được nữa.
Nói dứt lời thì thuyền bè, kiệu hoa tan đi mất, hình bóng Vũ Nương cũng tan như sương khói. Bọn hoa lau chúng ta hiểu ra: Linh Phi là vợ vua Nam Hải ở chốn Thủy Cung, thì ra, Vũ Nương đã được bà cứu giúp, nay sống ở chốn làng mây cung nước. Bọn ta thấy thế cũng yên tâm, dù trong lòng có xót thương chàng Trương và bé Đản, nhưng nghĩ đi nghĩ lại: Chén nước đầy đổ đi thì không hốt lại cho được, hạnh phúc đã tan vỡ thì làm sao mà hàn gắn. Âu cũng là bài học cho chàng Trương và cho người đời sau, phải cố mà trân trọng người bên cạnh, đừng để mất đi rồi mới khổ sở nuối tiếc thì đã muộn, có kêu trời, trời không thấu, kêu đất, đất không hay...
Rồi mỗi năm, mỗi năm, khi mùa mưa gió về, những cây lau chúng ta lại thầm thì kể câu chuyện về nàng Vũ Thị Thiết. Người con gái Nam Xương có còn sống nơi chốn Thủy Cung hay không, ta cũng không biết nữa, nhưng mỗi mùa hoa lau nở trắng, ngọn gió bay về ru sóng nước Hoàng Giang, thì câu chuyện bi thương trên lại sống lại trong hồi ức của người Nam Xương. Nhắc nhở con người phải biết chin chắn suy nghĩ trước sau, chớ vội vàng, bồng bột mà đánh rơi mất những yêu thương trong cuộc sống này.
Thằng chó Duy
mày nghiện Laughing Cow à