K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Lâu không quay lại hoc24 nên đóng góp chút ít cho xã hội (mấy CTV đừng xóa nha ^^, có gì sai cũng đừng ném đá :L)

Cách làm bài văn chứng minh:

* Mở bài:

- Dẫn dắt:

C1) Tác giả, tác phẩm

C2) Danh ngôn, nhẫn định văn học

C3) Từ thực tế đời sống

C4) Từ nhận định về thể loại,...

- Nêu vẫn đề chứng minh

- Trích đẫn ý kiến chứa vấn đề chứng minh

- Nêu phạm vi dẫn chứng

* Thân bài:

B1) Giải thích vấn đề chứng minh

-Giải thích từ ngữ

+Nghĩa đen (nếu cần)

+Nghĩa bóng

-Giải thích nghĩa cả câu

B2) Khẳng định vấn đề chứng minh là đúng

B3) Chứng minh bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ (luận điểm nhỏ), dẫn chứng, lí lẽ

-Luận điểm:

+Mỗi bài văn có một luận điểm chính

+Trong một luận điểm lớn có các luận điểm nhỏ (nôm na là trong các ý lớn có các ý nhỏ)

+Luận điểm phải đứng đầu đoạn, phải bám vào vấn đề chứng minh (có từ ngữ chứa vấn đề chứng minh)

-Dẫn chứng:

+Đủ (trong phạm vi yêu cầu + dẫn chứng mở rộng, lấy từ bên ngoài)

+Tiêu biểu

+Phong phú, đa dạng

-Lí lẽ

+Dùng để phân tích dẫn chứng

Lưu ý : Sau mỗi luận điểm phải tiểu kết và chuyển ý sang luận điểm khác

*Kết bài:

-Khẳng định lại vấn đề chứng minh là đúng

-Trích dẫn ý kiến chứa vấn đề chứng minh

-Nâng cao vấn đề cần chứng minh

+Giá trị nhân đạo

+Giá trị nhân văn

+Bồi đắp tâm hồn

+Khẳng định lại ví trị của tác giả, tác phẩm trong dòng văn học

1
15 tháng 7 2018

Hay đó nhưng có dàn ý văn nghị luận kh?

15 tháng 7 2018

Nguyễn Duy Hải Bằng hix thuyết minh t học qua r :<

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C

27 tháng 4 2017
1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý
- Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, ..., ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:
Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, ... nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,... của hình ảnh, câu văn... để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.
- Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,... khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,...), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng;Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;...) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,...
b) Bước 2: Lập dàn bài
Lập dàn bài theo bố cục ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.
- Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài
+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? "nhân đạo" là gì? "khiêm tốn" là thế nào? "phán đoán" là gì? "thẩm mĩ" là gì?
+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác
+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề
Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề
- Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ
c) Bước 3: Viết bài
- Mở bài: Có thể viết theo các cách:
+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.
+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.
+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.
- Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.
- Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Với đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy viết thêm những cách kết bài khác.
Gợi ý: Tham khảo hai đoạn kết bài sau:
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cành cần phải “đi cho biết đó biết đây” để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.

- Nói một cách công bằng thì bài học đã được nhân dân ta đức kết trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.
23 tháng 4 2018
1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý - Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì? Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về "lòng nhân đạo", giải thích về "lòng khiêm tốn",...) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, ..., ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý: Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, ... nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,... của hình ảnh, câu văn... để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích. - Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,... khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn", một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,...), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng;Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;...) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,... b) Bước 2: Lập dàn bài Lập dàn bài theo bố cục ba phần: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,... và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết. - Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài + Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì? "nhân đạo" là gì? "khiêm tốn" là thế nào? "phán đoán" là gì? "thẩm mĩ" là gì? + Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác + Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề - Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ c) Bước 3: Viết bài - Mở bài: Có thể viết theo các cách: + Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết. + Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú. + Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức. - Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác. - Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài. II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG Với đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Hãy viết thêm những cách kết bài khác. Gợi ý: Tham khảo hai đoạn kết bài sau: - Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việc đi để mà học lấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cành cần phải “đi cho biết đó biết đây” để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.

- Nói một cách công bằng thì bài học đã được nhân dân ta đức kết trong câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.
25 tháng 4 2018


a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

23 tháng 4 2018

Các bước làm bài văn lập luận giải thích

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

2. Lập dàn bài

3. Viết bài

4. Đọc lại và sửa chữa

6 tháng 6 2018

A. YÊU CẦU:
- Yêu cầu khi làm nghị luận văn học: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo.
- Những thao tác chính của văn nghị luận: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,…
- Nghị luận văn học là một dạng nghị luận mà các vấn đề đưa ra bàn luận là các vấn đề về văn học: tác phẩm, tác giả, thời đại văn học,…
- Khi làm bài văn nghị luận văn học cần chú ý các yêu cầu sau đây:
+ Nắm chắc các thao tác nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, đoạn trích, tác phẩm văn xuôi.
+ Củng cố kiến thức cơ bản ở mỗi tác phẩm văn học như: tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng,…
+ Đối với thơ, cần chú ý đến hình thức thể hiện (hình ảnh, nhịp điệu, cấu trúc, biện pháp tu từ,..).
+ Đối với tác phẩm văn xuôi: cú ý đến cốt truyện, nhân vật, tình tiết, các dẫn chứng
chính xác, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, tình huống truyện,…
B. QUY TRÌNH:
I. Tìm hiểu đề
- Cần khắc sâu tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, cần trả lời cho được 4 câu hỏi sau đây:
1. Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Viết lại rõ ràng luận đề ra giấy. Có 2 dạng đề:
- Đề nổi, các em dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.
- Đề chìm, các em cần nhớ lại bài học về tác phẩm ấy, dựa vào chủ đề của bài đó mà xác định luận đề.
2. Đề yêu cầu nghị luận theo kiểu bài nào? Dưới đây là dạng đề thường gặp:
- Bình giảng một đoạn thơ
- Phân tích một bài thơ.
- Phân tích một đoạn thơ.
- Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi.
- Phân tích nhân vật.
- Phân tích một hình tượng
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật,…
3. Cần sử dụng những thao tác nghị luận nào, thao tác nào chính?
4. Để giải quyết vấn đề cần sử dụng những dẫn chứng nào? Ở đâu?
II. Tìm ý và lập dàn ý
1. Tìm ý:
- Tự tái hiện lại kiến thức đã học về những giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm đang bàn đến.
- Tự suy nghĩ và trả lời các câu hỏi:
+ Xác định giá trị nội dung, tư tưởng: tác phẩm ấy chứa đựng bao nhiêu nội dung. Đó là những nội dung nào?; Qua mỗi nội dung, tác giả thể hiện thái độ, tình cảm
gì? Nhà văn muốn gởi gắm thông điệp gì đến người đọc?
+ Xác định giá trị nghệ thuật: để làm bật lên giá trị nội dung, nhà văn đã sử dụng những hình thức nghệ thuật nào?; Thủ pháp nghệ thuật quan trọng nhất mà tác giả sử dụng để gây ấn tượng cho người đọc là thủ pháp gì?; Chi tiết nào, hình ảnh nào,…làm em thích thú nhất? Vì sao? Nhà văn đã sử dụng nghệ thuật gì ở đó?
(Cần lưu ý, việc phân chia hai vấn đề nội dung, hình thức để dễ tìm ý, nhưng khi phân tích thì không nên tác rời giá trị nội dung và nghệ thuật.) tiếp
2. Lập dàn ý:
Dựa trên các ý đã tìm được, các em cần phát họa ra 2 dàn ý sơ lược. Cần chú ý : khi lập dàn ý và triển khai ý phải đảm bảo bốc cục 3 phần của bài văn, nếu thiếu một phần, bài văn sẽ không hoàn chỉnh và bị đánh giá thấp. Dưới đây là dàn ý cơ bản của một bài văn phân tích tác phẩm.
* Mở bài:
- Giới thiệu vài nét lớn về tác giả.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm, xuất xứ tác phẩm.
- Giới thiệu luận đề cần giải quyết. (cần bám sát đề bài để giới thiệu lau65n đề cho
rõ ràng, chính xác. Luận đề cần dẫn lại nguyên văn yêu cầu của đề).
* Thân bài:
- Nêu luận điểm 1 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…(Các luận điểm, luận cứ này chính là các ý 1,2,3…ý a, ýb,..mà các thầy cô đã giảng dạy trong bài học về tác phẩm ấy). Các em cần chỉ ra giá trị nội dung thứ nhất là gì, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì?, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nêu luận điểm 2 – luận cứ 1 – luận cứ 2,…Cần chỉ ra giá trị nội dung thứ 2, trong đó chứa đựng giá trị nghệ thuật gì, giá trị tư tưởng tình cảm gì?,…
- Nhận định chung: khắc sâu giá trị tư tưởng – chỉ ra thành công về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm (so sánh với các tác phẩm khác cùng thời) và nêu hạn chế của nó (nếu có).
* Kết bài:
Khẳng định giá trị văn học của tác phẩm ở 2 mặt nội dung và nghệ thuật.
Sau khi đã có dàn ý, các em cần phải biết dựng đoạn dựa theo các luận điểm vừa tìm ra.
3. Cách dựng đoạn và liên kết đoạn:
* Dựng đoạn:
Cần nhận thức rõ mỗi luận điểm phải được tách ra thành một đoạn văn nghị luận (Phải xuống dòng và lùi đầu dòng, chữ đầu tiên phải viết hoa) Một đoạn văn nghị luận thông thường cần chứa đựng một số loại câu sau đây:
- Câu chủ đoạn: nêu lên luận điểm của cả đoạn, câu chủ đoạn cần ngắn gọn rõ ràng.
- Câu phát triển đoạn: gồm một số câu liên kết nhau: câu giải thích, câu dẫn chứng,
câu phân tích dẫn chứng, câu so sánh, câu bình luận,…
- Câu kết đoạn: là câu nhận xét, đánh giá vấn đề vừa triển khai, tiểu kết cả đoạn.
* Liên kết đoạn: Các đoạn văn trong bài văn đều cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Có 2 mối liên kết: liên kết nội dung và liên kết hình thức.
- Liên kết nội dung:
+ Tất cả đoạn văn trong bài văn bắt buộc phải có liên kết nội dung, nghĩa là mỗi đoạn văn đều phải hướng vào luận đề, làm rõ luận đề. Nếu không thì bài văn sẽ trở nên lan man, xa đề, lạc đề.
+ Có thể thấy sự liên kết nội dung qua những từ ngữ xuất hiện trong mỗi đoạn văn. Các từ ngữ quan trọng trong luận đề (hoặc những từ ngữ trong cùng một trường từ
vựng ấy) thường xuất hiện nhiều lần, lặp đi lặp lại nhiều lần trong các đoạn văn.
- Liên kết hình thức:
+ Bên cạnh sự liên kết nội dung ở các đoạn văn, các em còn phải biết cách liên kết hình thức để giúp cho việc triển khai ý thêm dễ dàng, làm cho bài văn trở nên dễ đọc, dễ hiểu, có tính mạch lạc, rõ ràng.
+ Liên kết hình thức có thể thấy rõ qua các câu nối hoặc từ ngữ liên kết đoạn nằm đầu mỗi đoạn văn.
+ Tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn văn mà ta có thể dùng các từ ngữ liên kết đoạn khác nhau, dưới đây là một số từ ngữ mà tần số xuất hiện rất nhiều trong các bài làm văn. (Trước tiên, tiếp theo đó, ở khổ thơ thứ nhất, sang khổ thơ thứ hai,…; Bên cạnh đó, song song đó, không những thế, song, nhưng,…; Về cơ bản, về
phương diện, có thể nói, cũng có khi, rõ ràng, chính vì, tất nhiên,…; Nếu như, nếu
chỉ có thể, thế là, dĩ nhiên, thực tế là, vẫn là, có lẽ,…; Cũng cần nói thêm, trở lại
vấn đề,…; Cho dù, mặc dù vậy, nếu như ở trên,…; Nhìn chung, nói tóm lại,…)
III. Viết bài:
- Chú ý chính tả, bài viết sạch đẹp, bố cục rõ ràng
C. MỘT SỐ DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC:
I. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
Thường có các nội dung sau:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
- Bàn về giá trị nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ, đoạn thơ.
- Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.
1. Yêu cầu.
- Đọc kĩ một đoạn thơ, bài thơ nắm: hoàn cảnh, nội dung, vị trí,…
- Đoạn thơ bài thơ có những hình ảnh, ngôn ngữ gì đặc biệt.
- Đoạn thơ, bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật, tư tưởng tình cảm của tác giả
như thế nào?
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề:
- Đọc kĩ đề, xác định nội dung nghị luận trong bài thơ, đoạn thơ?
- Thao tác lập luận.
- Phạm vi dẫn chứng. b. Tìm ý: có nhiều cách tìm ý:
* Tìm ý bằng cách lập câu hỏi: tác phẩm hay ở chỗ nào? Nó xúc động ở tình cảm, tư tưởng gì? Cái hay thể hiện ở hình thức nghệ thuật nào? Hình thức đó được xây dựng bằng những thủ pháp nào?
* Tìm ý bằng cách đi sâu vào những hình ảnh, từ ngữ, tầng nghĩa của tác phẩm,…
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, giới thiệu bài thơ, đoạn thơ (hoàn cảnh sáng tác, vị trí,…)
- Dẫn bài thơ, đoạn thơ.
* Thân bài:
- Làm rõ nội dung tư tưởng, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ (dựa theo các ý tìm được ở phần tìm ý).
- Bình luận về vị trí đoạn thơ, đoạn thơ.
* Kết bài:
Đánh giá vai trò và ý nghĩa đoạn thơ, bài thơ trong việc thể hiện nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà thơ.
II. Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
1. Yêu cầu.
- Nắm rõ nhận định, nội dung của nhận định đề cập đến.
- Nghị luận cần phải có những hiểu biết về văn học.
- Nắm rõ tính hiện thực, tính nhân đạo, ngôn ngữ văn học.
- Thành thạo các thao tác nghị luận.
2. Các bước tiến hành:
a. Tìm hiểu đề:
- Xác định luận đề: nội dung ý kiến, nhận định.
- Xác định thao tác.
- Phạm vi tư liệu.
b. Tìm ý.
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát ý kiến, nhận định…
- Dẫn ra nguyên văn ý kiến đó.
* Thân bài: triển khai các ý, vận dụng các thao tác để làm rõ nhận định.
* Kết bài: khẳng định lại vấn đề, nêu ý nghĩa, liên hệ bản thân.
III. Nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi
1. Yêu cầu:
- Giới thiệu tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi cần nghị luận.
- Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật theo định hướng của đề hoặc một số khía cạnh đặc sắc nhất của tác phẩm đoạn trích.
- Nêu đánh giá chung về tác phẩm, đoạn trích.
2. Các bước tiến hành
a. Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, xác định vấn đề cần làm rõ.
- Các thao tác nghị luận.
- Phạm vi dẫn chứng.
b. Tìm ý:
c. Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,…)
- Dẫn nội dung nghị luận.
* Thân bài:
- Ý khái quát : tóm tắt tác phẩm
- Làm rõ nội dung nghệ thuật theo định hướng của đề
- Nêu cảm nhận, đánh giá về tác phẩm, đoạn trích.
* Kết bài:
Nhận xét, đánh giá khái quát tác phẩm, đoạn trích (cái hay, độc đáo)
1. Nghị luận về một tình huống trong tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm).
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
Tình huống truyện: Tình huống truyện giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại. Nó là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất, ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ đậm nét nhất.
- Phân tích các phương diện cụ thể của tình huống và ý nghĩa của tình huống đó.
+ Tình huống 1....ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
+ Tình huống 2...ý nghĩa và tác dụng đối với tác phẩm.
- Bình luận về giá trị của tình huống
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.
2. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong tác phẩm, đoạn trích văn
xuôi.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả. (có thể nêu phong cách).
- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Phân tích các biểu hiện tính cách, phẩm chất nhân vật.
(chú ý các sự kiện chính, các biến cố, tâm trạng thái độ nhân vật...)
- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm c. Kết bài:
- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học dân tộc.
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật đó
3. Nghị luận về giá trị của tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
3.1. Dàn bài giá trị nhân đạo.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị nhân đạo.
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm nhân đạo: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của văn học chân chính, được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của họ.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người.
+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh con người.
+ Trân trọng khát vọng tư do, hạnh phúc và nhân phẩm tốt đẹp con người.
+ Đồng tình với khát vọng và ước mơ con người.
- Đánh giá về giá trị nhân đạo.
c. Kêt bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó
3.2. Dàn bài giá trị hiện thực.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu về giá trị hiện thực
- Nêu nhiệm vụ nghị luận
b. Thân bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
- Giải thích khái niệm hiện thực:
+ Khả năng phản ánh trung thành đời sống xã hội một cách khách quan trung thực.
+ Xem trọng yếu tố hiện thực và lí giải nó bằng cơ sở xã hội lịch sử.
- Phân tích các biểu hiện của giá trị hiện thực:
+ Phản ánh đời sống xã hội lịch sử trung thực.
+ Khắc họa đời sống, nội tâm trung thực của con người.
+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (hay ca ngợi) xã hội, chế độ.
- Đánh giá về giá trị hiện thực.
c. Kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm
- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

8 tháng 6 2018

bài nào cũng dài như này àgianroi

7 tháng 2 2018

I. Mở bài: giới thiệu về câu tục ngữ “ có chí thì nên”
Kho tàn ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng. những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu. mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. trong kho tàn ca dao tục ngữ có câu” có chí thì nên”, đây là một câu tục ngữ có ý chí khuyến khích. Câu tục ngữ như một lời khuyên cho những người nhục chí và khuyến khích những người có ý chí mạnh mẽ.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ có chí thì nên”

- “ chí”: chí ở đây có nghĩa là những hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Chí là điều cần thiết để con người vượt qua trở ngại và khó khan trong cuộc sống.
- “ nên”: nên ở đây có nghĩa là sự thành công, đạt được mục đích trong công việc, một dự định nào đó.
=>Khẳng định vai trò mạnh mẽ, tầm quan trọng của ý chí. Có ý chí mới có thể làm nên thành công, đạt được mục đích trong công việc. có ý chí thì mọi trở ngại, khó khan đều có thể vượt qua.
2. Tại sao có ý chí lại có thành công?
- Vì ý chí tiếp cho ta sức mạnh, sự mạnh mẽ để ta quên đi mọi khó khăn, trắc trở
Ví dụ: e-di-son đã không nản lòng trước khi tạo ra bóng đèn
- Ý chí tiếp cho ta có thêm động lực, thúc đẩy tinh thần ta vươn tới thành công
3. Cách rèn luyện ý chí kiên trì cho bản than
- Đặt ra mục đích ban đầu cho mọi việc ta làm, việc đặt ra mục đích như vậy sẽ giúp ta một vạch ra đích đến thì con đường đi đến đích sẽ nhanh và dễ dàng hơn
- Sắp xếp công việc phù hợp với giờ giấc, tự nhắc nhở bản thân thực hiện nghiêm chỉnh các mục đích, tìm đọc thêm tư liệu để đọc, học mỗi khi rảnh.
- Hãy tự nhủ với bản thân "đứng lên" sau mỗi lần thất bại
4. Ý nghĩa của “ có chí thì nên”
- Đức tính kiên cường, vượt qua thử thách, khó khăn không thể thiếu của mỗi con người
- Giúp cho con người thành công mọi việc trong cuộc sống
- Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé và rèn ta trở thành một người luôn biết cách để hoàn thành công việc

III. Kết bài
Nêu cảm nghĩ về câu tục ngữ “ có chí thì nên”

7 tháng 2 2018

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ "Có chí thì nên" đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống. "Có chí" tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. "Thì nên" là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhìêu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.
Câu tục ngữ trên là một lời khuyên con người cần có ý chí, nghị lực, lòng kiên trì thì làm việc gì cũng thành công. Xưa Mạc Đĩnh Chi, con nhà nghèo, ban ngày còn phải làm kiếm sống chỉ tối đến mới có thời gian học tập. Nhưng không có tiền mua dầu thắp đèn, cậu bé họ Mạc phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng rồi soi lên trang sách mà đọc chữ. Với ngọn đèn đom đóm ấy, cậu bé miệt mài học tập và đến khoa thi năm 1304 cậu đã thi đỗ trạng nguyên rồi trở thành một vị quan có tài năng lớn trong triều nhà Trần. Như vậy, đức kiên trì ,chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công . Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở .
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta , chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến ,nhất định thắng lợi .Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đén cuộc kháng chiến chông Pháp ,chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua ,tát cả đều thử thách ý chí kiên trì ,bền gan vững chí của cả dân tộc .Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi ,đã giành được độc lập cho dân tộc ,tự do cho nhân dân .Nhờ kiên trì kháng chiến ,nhân dân ta thành công .
Trong đời sống lao động sản xuất ,nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục .Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu , sông Hồng ,sông Đáy ,sông Thương ,chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì ,bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ ,bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ .Chỉ với đôi bàn tay cầm mai , đôi vai vác đất ,hoàn toàn là sức lao động thủ công ,không có máy xúc ,máy ủi ,máy gạt ,máy đầm như ngày nay ,cha ông ta đã kiên trì ,quyết tâm lao động và thành công .

Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng không chỉ trong thời đại ngày xưa mà trong cả thời đại ngày nay.Người không có chí hướng, k có lí tướng, K có lòng kiên trì nhẫn lại luôn thất bại.Đứng trước một bài toán khó mà ta không chịu suy nghĩ thì không thể giải được bài toán đó. Trước một bài văn dài mà nản lòng thì sẽ không bao giờ viết văn hay.Trong cuộc sống nếu gặp khó khăn mà lùi bước thì không thể làm đuoc điều gì Có lòng kiên trì, ý chí luôn đạt được những điều mình mong muốn.Thực tế đã chứng minh không một vĩ nhân nào mà không phải kiên trì học hỏi, khổ công luyện tập. Thành công của họ có được là do họ có tinh thần học hỏi không ngừng, lòng kiên trì bền bỉ. Gần gũi với chúng ta là tấm gương sáng của Bác Hồ. Bác đã quyết chí đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ. Ở nơi đất khách quê người, Bác đã làm mọi việc để kiếm sống và làm cách mạng: lúc làm phụ bếp trên tàu thuỷ, khi làm người cào tuyết giữa mùa đông lạnh giá ở Luân Đôn... Vượt qua bao khó khăn gian khổ, Bác đã tìm ra con đường cứu nước và đưa dân tộc ta, đất nước ta làm cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi, giành lại độc lập, tự do. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. để có thể đến lớp cùng bạn bè .Đức kiên trì đã giúp thầy chiến thắng số phận .anh đã học xong phổ thông ,học xong đại học và trở thành thầy giáo ,một nhà giáo ưu tú ..Nhà đại thi hào người Nga Gơrki đã từng không qua một trường đại học nào, nhưng vẫn trở thành nhà văn nổi tiếng. Nhà văn đã từng nói " Dòng sông Vôn ga và thảo nguyên mênh mông chính là trường đại học của tôi" Thế mới biết ý chí ,nghị lực ,lòng kiên nhẫn ,sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung .Có mục đích ban đầu đúng đắn - chưa đủ ; phải có lòng kiên trì ,nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực .
Trái ngược với người "Có chí thì nên" là kẻ "thấy sóng cả mà ngã tay chèo". Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên? Câu tục ngữ không chỉ là một bàihọc về ý chí,lòng kiên trì mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan ,tin tưởng ,
kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha ,với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình ,Bác Hồ đã khuyên thanh niên:
" Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Tóm lại, "có chí thì nên", mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

11 tháng 2 2022

1 - b

2 - c

3 - d

4 - a

19 tháng 3 2017

DÀN BÀI

1. Mở bài

Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ. Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh, tiêu biểu như câu: Đói cho sạch, rách cho thơm.

2. Thân bài

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

+Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm sống và phẩm giá của người lao động.

- Nghĩa tường minh: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ; dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho.

- Nghĩa hàm ẩn: sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân.

- Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách khôn cùng, nhân cách dễ bị suy thoái. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình.

+Quan niệm sống tốt đẹp này đối lập với lối sống tha hóa mà nhân dân ta lên án: Bần cùng sinh đạo tặc, hoặc Đói ăn vụng, túng làm càn...

-Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cùng là sự tự khẳng định và đề cao phẩm giá của người lao động.

3. Kết bài

Quan niệm sống nêu trong câu tục ngữ là quan niệm sống đúng đắn, tốt đẹp. Chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy để bảo vệ đạo lí dân tộc.

19 tháng 3 2017

I. Đặt vấn để

- Có nhiều người trong cuộc sống hàng ngày tuy nghèo khó, túng thiếu nhưng vẫn được mọi người xung quanh hết lòng kính trọng. Đủ thấy đời sống vật chất là quan trọng nhưng đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém.

- Dần câu tục ngữ.

- Câu ấy có ý nghĩa ra sao? Do đâu có thể nói được như vậy.

II. Giải quyết vấn dể

1. Giải thích câu tục ngữ.

Đói, ráchý chỉ những khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất, điều kiện sống.

Sạch, thơmý chỉ phẩm chất tốt đẹp, danh dự của người.

Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.

2. Tại sao lại nói: Đói cho sạch, rách cho thơm:

- Thói thường: “Đói ăn vụng, túng làm liều", "bần cùng sinh đạo tặc”, đói khó sạch, rách khó thơm. Khi đói rách người ta ít nghĩ tới phẩm chất mà chỉ nghĩ đến việc làm sao dể có thể sống được.

- Câu tục ngữ là lời nhân dân ta nhắc nhở động viên nhau dù đời sống có khó khăn đến đâu cũng không thể vì thế mà bán rẻ phẩm chất của mình.

- Có bảo toàn được lòng tự trọng và danh dự con người trong hoàn cảnh cùng túng ấy, mới giữ gìn được phẩm chất cần yếu nhất.

III. Kết thúc vấn dể

- Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chấtcủa mình.

- Vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn là phương châm sống có ý nghĩa rất sâu xa truyền lưu đến muôn đời