K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

Mở bài:

Việc đi học là một nhu cầu cần thiết của tất cả chúng ta, đi học là một niềm hạnh phúc, tuy nhiên bên cạnh đó một số bạn đủ điều kiện đi học thì lại không lo học hành mà chỉ ham chơi, học một cách qua loa, đối phó. Đây là một hiện tượng phổ biến trong giới học sinh hiện nay.

Thân bài

Gọi tên:

Học qua loa đối phó là cách học chống đối, không coi trong kiến thức đến trường, chỉ nhằm mục đích đối phó với thầy cô và gia đình. Đây cũng là lối học chống đối kiến thức ngay trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả về sau. Đây là cách học không thu lại kết quả cho bản thân thậm chí còn nhiều tác hại.

-Biểu hiện:

+ Đó là những học sinh lười học, ngại học, lúc nào cũng lẩn trốn, tìm mọi lý lẽ để biện minh cho sự lười học của mình hoặc chống đối thầy cô, bố mẹ để đi chơi

+ Đó là những học sinh có quan niệm học cho cha mẹ vui, đến lớp, đến trường cho có bạn bè, có thể nô nghịch những trò mình thích nên họ không chú ý về kiến thức, thậm chí học đầu quên đuôi

+Đó là những học sinh có cách ngồi học chán nản, không tập trung vào bài học, thậm chí làm việc riêng hoặc giả vờ ghi chép để qua mặt thầy cô giáo, khi bị nhắc nhở tỏ ra chú ý nhưng rồi lại quên ngay

+Bài về nhà không làm thậm chí việc ghi chép bài cũng không hề đầy đủ nếu có bài tập thì chỉ chép bài của bạn hoặc sách giải

-Nguyên nhân:

+Do ý thức kém, chưa ý thức được ý nghĩa của việc học, chưa xác định được động cơ, mục đích học tập hôm nay và cả ngày mai.

+Do lười học, học kém, mải chơi

+Do gia đình chưa thực sự quan tâm, quá buông lỏng, hoặc quá tin tưởng vào con, chưa xác định được mục đích của con khi đến trường.

+Do bị bạn bè rủ rê, lôi kéo

+Do bố mẹ đề cao con cái hoặc bản thân học sinh quá tự cao tự đại, coi thường việc học, coi mình đã biết mà không chú ý.

Kết luận:

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học qua loa, đối phó nhưng cho dù nguyên nhân nào đi nữa thì việc học qua loa là một thói xấu, gây nhiều tác hại.

Trong thực tế xã hội hiện nay nạn ” học giả bằng thật” đó là những tiến sĩ giấy được báo chí đưa lên, họ không muốn học hành tới nơi tới chốn nhưng lại muốn có tiền tăng lương nên xảy ra việc thừa bằng cấp, thiếu năng lực đó là hiện tượng đáng chê trách, họ không thực sự là những tài năng nhưng lại muốn có được mọi thứ trong xã hội.

-Biện pháp.

+Bản thân mỗi con người chúng ta phải có ý thức tự giác học cho bản thân mình, để lấy kiến thức để phát triển nhân cách, học thật giỏi, thật tốt để góp phần giúp ích cho quê hương, đất nước.

Ngoài việc học ở trường mỗi chúng ta cần phải rèn luyện thêm bằng cách nghiên cứu những vấn đề học trên mạng, thông tin đại chúng, đọc sách tham khảo, tra từ điển, hỏi những người hiểu biết.

+Học sinh chúng ta khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, về nhà làm bài tập đầy đủ, học một cách nghiêm túc.

Kết bài: Học vấn là con đường ngắn nhất để dẫn đến tương lai tương sáng, vì vậy mỗi chúng ta cần phải cố gắng khẳng định mình, trở thành người có ích cho xã hội

Dàn ý

I. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Trãi và vị trí tác phẩm đại cáo bình Ngô trong nền văn học.

- Khái quát về tư tưởng nhân nghĩa: Là tư tưởng quan trọng chủ đạo trong bài. Tư tưởng này mang tính nhân văn và có giá trị nhân đạo sâu sắc.

II. Thân bài

1. Quan niệm về tư tưởng nhân nghĩa

- Tư tưởng nhân nghĩa xuất phát từ quan niệm Nho giáo: là mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở của tình thương và đạo lí.

- Tư tưởng nhân nghĩa trong quan niệm của Nguyễn Trãi: Chắt lọc những hạt nhân cơ bản nhất, tích cực nhất của của Nho giáo để đem đến một nội dung mới đó là:

    + Yên dân: Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc.

    + Trừ bạo: Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.

→Đó là tư tưởng rất tiến bộ, tích cực và phù hợp với tinh thần của thời đại

2. Sự thể hiện của tư tưởng nhân nghĩa trong Đại cáo bình Ngô.

a. Nhân nghĩa gắn với sự khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền dân tộc bằng một loạt dẫn chứng đầy thuyết phục:

- Nền văn hiến lâu đời

- Lãnh thổ, bờ cõi được phân chia rõ ràng, cụ thể

- Phong tục tập quán phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc

- Có các triều đại lịch sử sánh ngang với các triều đại Trung Hoa.

→Khẳng định độc lập dân tộc là chân lí, sự thật hiển nhiên mà không ai có thể chối cãi, thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc

→Đây là tiền đề cơ sở của tư tưởng nhân nghĩa bởi chỉ khi ta xác lập được chủ quyền dân tộc thì mới có những lí lẽ để thực thi những hành động “nhân nghĩa”

b. Nhân nghĩa thể hiện ở sự cảm thông, chia sẻ với nỗi thống khổ của người dân mất nước.

Đứng trên lập trường nhân bản, tác giả liệt kê hàng loạt những tội ác dã man của giặc Minh với nhân dân ta:

- Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen, vùi con đỏ,..

- Bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật: nặng thuế khóa, nơi nơi cạm đất

- Phá hoại môi trường, sự sống: tàn hại giống côn trùng, cây cỏ,...

- Bóc lột sức lao động: Bị ép xuống biển mò ngọc, người bị đem vào núi đãi cát tìm vàng,..

- Phá hoại sản xuất: Tan tác cả nghề canh cửi,...

→Nỗi căm phẫn, uất hận của nhân dân ta trước tội ác của giặc

→Niềm cảm thông, xót xa, chia sẻ với nỗi thống khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng

c. Nhân nghĩa là nền tảng sức mạnh để chiến thắng kẻ thù.

- Cuộc chiến của ta ban đầu gặp vô vàn khó khăn: Lương hết mấy tuần, quân không một đội

- Nhưng nghĩa quân biết dựa vào sức dân, được nhân dân đồng tình, ủng hộ đã phản công giành được thắng lợi to lớn:

    + Những thắng lợi ban đầu đã tạo thanh thế cho nghĩa quân, trở thành nỗi khiếp đảm của kẻ thù

    + Nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tiêu diệt giặc ở các thành chúng chiếm đóng, tiêu diệt cả viện binh của giặc.

→Tư tưởng nhân nghĩa với những hành động nhân nghĩa đã khiến quân và dân có sự đoàn kết, đồng lòng tạo thành sức mạnh to lớn tiêu diệt kẻ thù bởi tất cả mọi người đều cùng chung một mục đích chiến đấu

d. Nhân nghĩa thể hiện ở tinh thần chuộng hòa bình, tinh thần nhân đạo của dân tộc.

- Sau khi tiêu diệt viện binh, quân ta đã thực thi chính sách nhân nghĩa

    + Không đuổi cùng giết tận, mở đường hiếu sinh.

    + Câp thuyền, phát ngựa cho họ trở về.

- Để quân ta nghỉ ngơi, dưỡng sức

→Đây là cách ứng xử vừa nhân đạo, vừa khôn khéo của nghĩa quân Lam Sơn, khẳng định tính chất chính nghĩa cuộc chiến của ta, thể hiện truyền thống nhân đạo, nhân văn, chuộng hòa bình của dân tộc Đại Việt

→Thể hiện tầm nhìn xa trông rộng để duy trì quan hệ ngoại giao sau chiến tranh của dân tộc ta với Trung Quốc.

III. Kết bài

- Khái quát, đánh giá lại vấn đề

- Liên hệ tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại nay: vẫn còn được ngợi ca và là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tuy nhiên ứng với mỗi hoàn cảnh cụ thể nó lại mang những ý nghĩa giá trị khác.

Chúc bn hok tốt!!

11 tháng 8 2021
Tham Khẻo :

1. Mở bài

- Thiếu nhi là mầm non của đất nước.
- Lời dạy của Bác Hồ nêu bật nhiệm vụ của thiếu nhi: "Học tập tốt, lao động tốt".

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp.

b. Lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn:
- Tuổi nhỏ phải biết học tập tốt vì: chuẩn bị kiến thức cho tương lai, hoàn thiện bản thân, gặt hái thành công.
Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ngọc Ký...
- Tuổi nhỏ cũng phải biết lao động: Dù chưa làm được những việc lớn lao, ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, rèn tính cần cù, có trách nhiệm
Dẫn chứng: Giúp cha mẹ dọn dẹp vệ sinh ngôi nhà thân yêu; vệ sinh trực lớp, trồng cây xanh...

c. Bài học cho học sinh:
- Học tập có phương pháp khoa học để đạt kết quả tốt.
- Chăm chỉ lao động để rèn luyện bản thân và làm được nhiều việc ý nghĩa.

3. Kết bài

- Khẳng định lời dạy của Bác.
- Yêu Tổ Quốc càng phải chăm học chăm làm.

11 tháng 8 2021


 

    

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Học Tập Tốt, Lao Động Tốt (Chuẩn)

Đối với mỗi đất nước, có thể nói, thế hệ trẻ chính là nguồn sức sống, là tương lai của đất nước đó. Bác Hồ, một nhà cách mạng lớn, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vô cùng yêu quý và quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác từng dạy các cháu 5 điều phải thực hiện để trở thành người chủ tương lai của Tổ quốc, một trong 5 điều Bác dạy mà thiếu nhi Việt Nam luôn ghi nhớ, là lời dạy: "Học tập tốt, lao động tốt".

Lời dạy ấy có ý nghĩa như thế nào? Ai cũng hiểu "Học tập tốt" là ra sức tiếp thu tri thức, mở mang hiểu biết của bản thân. Hiểu rõ hơn, học tập tốt trước tiên là thực hiện mọi nhiệm vụ học tập mà thầy cô hướng dẫn và giao cho học sinh. Học tập tốt cũng là nâng cao tinh thần tự học, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, ở mọi nơi, mọi lúc. Còn "lao động tốt" chính là cần chăm chỉ làm việc. Việc làm của tuổi nhỏ chưa là những việc lớn lao, nhưng chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, có ích. Bởi lao động không chỉ đem lại hiệu quả cho đời sống, mà còn là sự rèn luyện tính cần cù và tinh thần trách nhiệm ngay từ khi bạn còn rất nhỏ, chỉ có tinh thần yêu lao động mới đem đến cho chúng ta sự no ấm và hạnh phúc.

Lời dạy của Bác Hồ thật vô cùng đúng đắn và quý giá đối với các thế hệ thiếu niên nhi đồng. Bởi vì, tuổi nhỏ là tuổi để học tập và hoàn thiện bản thân. Quá trình học tập của mỗi con người không chỉ là quá trình bồi dưỡng kiến thức khoa học và xã hội, mà chính là quá trình khám phá những điều mới mẻ, khám phá chính bản thân mình, để không ngừng hoàn thiện. Từ đó, "học tập tốt" giúp cho con người có thể gặt hái thành công, tìm ra hướng đi đúng cho cuộc sống của mình. Trong tích xưa truyện cũ của dân tộc ta, người xưa có nêu tấm gương Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, chăm học, quyết vượt qua mọi gian khó để học tập tốt. Cuối cùng, từ một cậu bé chăn trâu, ông đã trở thành một trạng nguyên với tài hoa lừng danh đất Việt. Tấm gương của trạng nguyên càng cho chúng ta thấy, chỉ có học tập mới có thể giúp con người vươn lên, thay đổi số phận. Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng vậy: sinh ra là một đứa trẻ bị liệt đôi tay, tương lai tưởng chừng như khép lại trước mặt thầy. Nhưng chính tinh thần không ngừng học hỏi, kiên quyết vươn đến chân trời tri thức đã giúp thầy tốt nghiệp Đại học, trở thành nhà văn, nhà giáo, thành tấm gương cho thế hệ trẻ khâm phục và noi theo không ngừng học tập.

Bên cạnh học tập cho tốt, tuổi nhỏ cũng cần phải biết "lao động tốt", đừng nghĩ rằng tuổi niên thiếu chỉ là học và vui chơi. Bác Hồ từng dạy rằng: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Việc lao động của chúng ta không phải chỉ giúp ông bà, cha mẹ bớt nhọc nhằn, hay giúp trường lớp của chúng ta xanh, sạch, đẹp, mà tuổi nhỏ lao động còn là để rèn kỹ năng sống, rèn tính cách tốt. Một bạn trẻ biết cần cù lao động từ nhỏ, khi lớn lên, chắc chắn sẽ trở thành một công dân tích cực làm việc để xây dựng quê hương. Việc lao động tốt của tuổi học sinh là làm việc nhà, vệ sinh trường lớp, góp phần gìn giữ môi trường sống, làm những công tác xã hội vừa sức. Khi đó, thời thơ ấu của chúng ta lại càng thêm đẹp và có ý nghĩa.

Để "Học tập tốt, lao động tốt" như lời dạy của Bác Hồ, mỗi bạn trẻ cần phải biết học tập có phương pháp khoa học và lao động vừa sức của bản thân, "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Trong học tập, ta cần bố trí thời gian biểu khoa học, cần kiên trì, nhẫn nại trong khám phá tri thức khoa học. Tuổi học sinh hôm nay không chỉ học trong nhà trường, trong sách giáo khoa, mà còn phải năng động, học ở đời sống, trên mạng công nghệ thông tin, tiếp thu kiến thức mới, hiểu và theo kịp cuộc cách mạng khoa học 4.0 trên toàn cầu. Còn việc lao động: Bạn trẻ hôm nay cần siêng năng hơn nữa, tránh việc sa đà trên mạng internet hay miệt mài dùng thời giờ vào điện thoại thông minh. Chính những công việc tay chân mà hữu ích sẽ giúp cho bạn rèn luyện sức khỏe, có tinh thần minh mẫn. Học tập tốt và lao động tốt luôn bổ trợ cho nhau.

Tóm lại, dù Bác Hồ đã đi xa, nhưng năm điều Bác dạy vẫn luôn là kim chỉ nam cho tuổi nhỏ dưới mái trường. Trong đó, "Học tập tốt, lao động tốt" luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ Việt Nam yêu Tổ quốc, nên ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết chăm học chăm làm, không ngừng rèn luyện vươn lên theo kịp thời đại. Chỉ có như vậy trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ bảo vệ vững chắc giang sơn gấm vóc mà cha ông đã đem xương máu để dựng xây.

--------------------HẾT-------------------

28 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

I. Mở bài:

Dẫn dắt từ truyền thống yêu nước của dân tộc ta được gìn giữ và phát triển qua nhiều thế hệĐặt ra câu hỏi: Liệu tinh thần yêu nước xưa và nay có thay đổi, có khác biệt hay không.

II. Thân bài:

1. Giải thích về lòng yêu nước

Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước mình. 

2. Biểu hiện của lòng yêu nước

* Thời kỳ chiến tranh

Đứng lên, cầm súng ra chiến trường để chiến đấu chống lại kẻ thù. Không ngại khó khăn, gian khổ mà xông lên giành độc lập cho dân tộc.

Ở hậu phương thì không ngừng tăng gia sản xuất, chắt chiu lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường

Lòng yêu nước ở giai đoạn này là một tình cảm quyết liệt mà mạnh mẽ

Lấy ví dụ, lòng yêu nước thể hiện qua một số câu nói nổi tiếng như: “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh

”Các tấm gương hy sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

Sức mạnh của lòng yêu nước vô cùng lớn, như Bác Hồ đã nói: “Lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”

* Thời kỳ hòa bình

Thể hiện ở nhưng hoạt động nhằm hướng tới con đường Xã hội chủ nghĩa . Với mong muốn mang lại cuộc sống no đủ, đầm ấm cho nhân dân và sự phát triển bền vững.

Thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Là không ngừng nỗ lực để góp phần đưa đất nước sánh vai với các cường quốc trên thế giới.

Ngoài ra, lòng yêu nước còn thể hiện qua những tình cảm giản dị, gần gũi: tình yêu gia đình, tình yêu thiên nhiên, tình yêu thương giữa con người với con người…

Lòng yêu nước còn là niềm trăn trở trước những vấn đề của đất nước, dùng hành động thực tế để giải quyết những vấn đề đó.

Lòng yêu nước còn được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc: biểu hiện cụ thể qua các áng thơ văn ngợi ca tinh thần ngoan cường của dân tộc; các bảo tàng lưu giữ những kỷ vật khắc ghi chiến công của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do cho dân tộc. 

3. Vai trò của lòng yêu nước

Là bệ đỡ tinh thần cho con người: là nguồn cảm hứng bất tận cho các nghệ sĩ; giúp đồng bào luôn vững tâm tiến bước (Kiều bào luôn hướng về tổ quốc; Con người khi về già đều muốn trở về nơi chôn rau cắt rốn). Chính lòng yêu nước đã bồi dưỡng tâm hồn những con người nước Việt trở nên vững vàng, mạnh mẽ trong hành trình sống khắc nghiệt.

Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng đồng hay đơn giản nhất là đối với chính bản thân mình.

4. Trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Đất nước

Lòng yêu nước không phải là lời nói suông mà phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài.

Nghiêm túc, tự giác thực hiện các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…

Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu một cách chính đángBảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…

Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.

III. Kết bài:

Khẳng định lòng yêu nước của mỗi công dân Việt NamKêu gọi mọi người hãy quên đi sự ích kỷ bản thân, “cái tôi” cá nhân để cùng hướng về tổ quốc.

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước trong hoàn cảnh mới. (Một trong những điều mà tuổi trẻ hiện nay cần phải lưu tâm chính là trách nhiệm của mình đối với quê hương đất nước.)

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước: trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh,

 

b. Phân tích

Mỗi chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn, chính vì vậy chúng ta cần phải cống hiến nhiều hơn để phát triển nước nhà vững mạnh, có thể chống lại mọi kẻ thù.

Mỗi người khi học tập, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp cũng chính là cống hiến cho tổ quốc.

Yêu thương, giúp đỡ đồng bào, đoàn kết không chỉ giúp cho chúng ta được yêu thương, trân trọng trong mắt mọi người mà nó còn thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.

c. Liên hệ bản thân

Là một học sinh trước hết chúng ta cần học tập thật tốt, nghe lời ông bà cha mẹ, lễ phép với thầy cô. Có nhận thức đúng đắn về việc giữ gìn và bảo vệ tổ quốc. Luôn biết yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh,…

d. Phản biện

Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương đất nước trong hoàn cảnh mới.

29 tháng 4 2021

xây dựng thủ đô chứ kp xây dựng quê hương đất nước nha