Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Khẳng định giá trị của lối sống chậm trong guồng quay cuộc sống phức tạp ngày hôm nay
2. Thân bài:
- Lối sống chậm: là cách sống không chạy theo sự vội vã thay đổi của cuộc sống ( thiên về việc tận hưởng ngắm nhìn những vẻ đẹp của cuộc sống
- Suy nghĩ về lối sống chậm:
+ Sống chậm để nghĩ khác đi và yêu thương nhiều hơn.
+ Sống chậm để học cách cân bằng cảm xúc sau khi vượt qua những khó khăn
+ Sống chậm để sống sâu hơn để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người trong cuộc sống.
=> Bài học nhận thức: Mỗi chúng ta đều cần những phút giây để sống chậm lại, một lần nữa nhìn nhận lại bản thân, tự hoàn thiện từ bên trong đồng thời là học cách yêu thương chính mình và những người xung quanh. Tuy nhiên chúng ta cũng không nên quá đắm chìm trong lối sống chậm vì có thể nó sẽ khiến chúng ta lạc hậu với sự biến thiên của xã hội và bị đào thải dần dần theo quy luật tự nhiên.
=> Liên hệ bản thân
Tham khảo:
I. Mở bài
- Đôi nét về tác giả Nguyễn Khuyến: một tác giả chịu ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Nho giáo, sáng tác của ông thường về đạo đức con người, người quân tử. Sau khi thấy thực tại rối ren, ông ở ẩn sáng tác các tác phẩm thể hiện sự hòa hợp với thiên nhiên thanh tịnh.
- Bài thơ Câu cá mùa thu là một bài thơ trong chùm thơ thu ba bài được sáng tác trong thời gian tác giả ở ẩn.
II. Thân bài
1. Hai câu đề
- Mùa thu gợi ra với hai hình ảnh vừa đối lập vừa cân đối hài hoà “ao thu”, “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo;
+ Màu sắc “trong veo”: sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu
+ Hình ảnh: Chiếc thuyền câu bé tẻo teo ⇒ rất nhỏ
+ Cách gieo vần “eo”: giàu sức biểu hiện
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao ⇒ đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
⇒ Bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu, gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường
2. Hai câu thực
- Tiếp tục nét vẽ về mùa thu giàu hình ảnh:
+ Sóng biếc: Gợi hình ảnh nhưng đồng thời gợi được cả màu sắc, đó là sắc xanh dịu nhẹ và mát mẻ, phải chăng là sự phản chiếu màu trời thu trong xanh
+ Lá vàng trước gió: Hình ảnh và màu sắc đặc trưng của mùa thu Việt Nam
- Sự chuyển động:
+ hơi gợn tí ⇒ chuyển động rất nhẹ ⇒ sự chăm chú quan sát của tác giả
+ “khẽ đưa vèo” ⇒ chuyển động rất nhẹ rất khẽ ⇒ sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
⇒ Nét đặc sắc rất riêng của mùa thu làng quê được gợi lên từ những hình ảnh bình dị, đó chính là “cái hồn dân dã”
3. Hai câu luận
- Cảnh thu đẹp một vẻ bình dị nhưng tĩnh lặng và đượm buồn:
+ Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao và chiều sâu
+ Tầng mây lơ lửng: gợi cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng.
+ Hình ảnh trời xanh ngắt: sắc xanh của mùa thu lại được tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ mà xanh thuần một màu trên diện rộng ⇒ đặc trưng của mùa thu.
+ Hình ảnh làng quê được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”: hình ảnh quen thuộc
+ Khách vắng teo: Gieo vần “eo” gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng
⇒ Không gian của mùa thu làng cảnh Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và thanh vắng
4. Hai câu kết
- Xuất hiện hình ảnh con người câu cá trong không gian thu tĩnh lặng với tư thế “Tựa gối buông cần”:
+ “Buông”: Thả ra (thả lỏng) đi câu để giải trí, ngắm cảnh mùa thu
+ “Lâu chẳng được”: Không câu được cá
⇒ Đằng sau đó là tư thế thư thái thong thả ngắm cảnh thu, đem câu cá như một thú vui làm thư thái tâm hồn ⇒ sự hòa hợp với thiên nhiên của con người
- Toàn bài thơ mang vẻ tĩnh lặng đến câu cuối mới xuất hiện tiếng động:
+ Tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” → sự chăm chú quan sát của nhà thơ trong không gian yên tĩnh của mùa thu, nghệ thuật “lấy động tả tĩnh”.
⇒ Tiếng động rất khẽ, rất nhẹ trong không gian rộng lớn càng làm tăng vẻ tĩnh vắng, “cái tĩnh tạo nên từ một cái động rất nhỏ”.
⇒ Nói câu cá nhưng thực ra không phải bàn chuyện câu cá, sự tĩnh lặng của cảnh vật cho cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ, đó là tâm sự đầy đau buồn trước tình cảnh đất nước đầy đau thương
5. Nghệ thuật
- Bút pháp thuỷ mặc (dùng đường nét chấm phá) Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh
- Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
- Nghệ thuật lấy động tả tĩnh được sử dụng thành công
- Cách gieo vần “eo” và sử dụng từ láy tài tình
III. Kết bài
- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Bài thơ đem đến cho độc giả những cảm nhận sâu lắng về một tâm hồn yêu nước thầm kín mà thiết tha
Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình. Cái đẹp trong nghệ thuật luôn cao hơn cái đẹp trong cuộc sống. Thế giới trong văn chương luôn là hình ảnh của thế giới thực đã được nhà văn sáng tạo lại theo cách riêng của mình. bàn về điều đó, nhà phê bình Hoài Thanh cho rằng: “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra khỏi thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”
Phát biểu của Hoài Thanh khẳng định tính sáng tạo của nhà văn, cái riêng, sự độc đáo của mỗi tác giả trong tác phẩm. Mỗi nhà văn phải có một thế giới nghệ thuật riêng, một “chân trời” riêng, một “biên cương” riêng. Nhà văn có phong cách thì mới được người đọc chấp nhận và yêu mến. Phong cách càng độc đáo thì sức hấp dẫn càng lớn. Nhà văn phải bám sát hiện thực, mỗi tác phẩm phải là một thế giới riêng biệt không lặp lại.
“Nhà văn chân chính nào cũng có một thế giới riêng. Cái thế giới ấy là những hình tượng sáng tạo ra do nhân sinh quan và vũ trụ quan của nhà văn và phản anh nên cái thực tế của thời đại”. Một nhà văn chân chính mà không đem đến một cách nhìn khác đi? Một nhà văn đích thực mà chỉ đem một tiếng nói chung chung vô vùng nhạt nhẽo? Ấy đâu phải nghệ thuật. Nghề văn không hề dễ dàng, để sáng tạo nên tác phẩm tác phẩm hay đó là cả một quá trình lao động đầy gian khó và cực nhọc. Trải mình với đời, ta lắng lòng và chiêm nghiệm với những ngang trái trong bốn bể, ta chắt lọc được những điều quý giá và đẹp đẽ của cuộc đời và con người.
Quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là một quá trình kép: vừa sáng tạo ra thế giới, vừa kiến tạo nên bản thân mình. Tự chính sự trải nghiệm, nhà văn sẽ dần hoàn thiện nhân cách bản thân, nhân văn hơn, tốt đẹp hơn. Nhận định trên đã nêu lên khái quát chung cho quá trình sáng tạo nghệ thuật chân chính. Không chỉ vẽ ra thế giới thu nhỏ của hiện thực cuộc đời mà chính nhà văn còn xây dựng và hoàn thiện bản thân cho cao đẹp.
Như một định luật muôn thuở, văn học phản ánh hiện thực và đã là định luật thì không có một ngoại lệ nào cả. Cuộc đời ẩn chứa biết bao điều bí ẩn mà ta chưa khám phá, những tiếng nói thỏ thẻ mà ta chưa thể lắng nghe và những tiếng khóc than hậm hực cho số phận chưa được đồng cảm. Cuộc đời này chính là chất liệu vô tận, là biển xanh trùng khơi cho người nghệ sĩ khai khác những “hạt bụi vàng” mà góp nên trang. “cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu). Thoát thai từ hiện thực, văn học sẽ mãi luôn bén rễ vào cuộc đời, hút nguồn nhựa dạt dào chảy trong lòng cuộc sống và trở thành cây xanh tỏa bóng mát lại cho đời.
Là nhà văn, anh phải để ngòi bút thấm đẫm chất mặn mòi của nghiên mực để văn anh cất lên những âm thanh mang hơi thở của hiện thực, vẽ nên bức tranh về đời một cách chân thực và sâu sắc. Thần Ăng-tê chỉ bất khả chiến bại khi chân chạm vào đất. Không một ai địch nổi người trừ khi người bị nhấc ra khỏi mặt đất. Lúc ấy chàng sẽ chết vì không còn nhận được sức mạnh từ Đất Mẹ. Văn học cũng vậy, những tác phẩm sẽ sống nếu được tắm mát và nuôi dưỡng trong mạch sữa tươi mát của cuộc đời. Chế Lan Viên -người đã từng trải nghiệm thấm thía điều này nên trong bài “Sổ tay thơ” thi sĩ đã viết:
“Bài thơ anh, anh làm một nửa thôi
Còn một nửa, để mùa thu làm lấy
Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá
Nó không là anh, nhưng nó là mùa”.
Cuộc sống bao la và kì diệu làm sao! Nó đưa văn học gần gũi với cuộc đời thế nhưng văn học không phải phản ánh hiện thực như những gì nó có. Nhà phê bình người Nga Bêlinxki từng nói: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hay lời ca tụng hân hoan, nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc trả lời những câu hỏi đó”. Văn học sẽ như thế nào nếu nó chỉ là những con chữ hiện thực nằm thẳng đơ trên trang giấy? Tác phẩm sẽ tồn tại nếu đó chỉ là sự photocopy không hơn không kém? Không, “văn học là sự thật ở đời” (Vũ trọng Phụng) nhưng chỉ được phơi bày qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Ngụp lặn giữa biển đời mênh mông, người nghệ sĩ đồng cảm, đau xót bằng tình cảm đã được rung lên bần bật với những số phận những bi kịch.
Và khi vào trang giấy, những con người ấy sẽ hiển hiện qua đôi mắt tư tưởng của nhà văn, thế giới được tái hiện trên tấm thảm tình cảm người nghệ sĩ. Bằng năng lực sáng tạo và độ nhạy bén tinh tế, nhà văn sẽ tạo lập cho mình một thế giới riêng và thế giới ấy là hiện thực được phản chiếu qua ánh sáng tư tưởng của nhà văn. Nói như Hoài Thanh : “Nhà văn không có phép thần thông để vượt ra ngoài thế giới này, nhưng thế giới này trong con mắt nhà văn phải có một hình sắc riêng”.
Cùng một đề tài về người nông dân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan đã nói về số phận cơ cực của những người nông dân trong cảnh bần cùng hóa, Nam Cao thì đề cập sự tha hóa của con người trước những tác động nghiệt ngã của hoàn cảnh sống còn Thạch Lam âu lo cho tình trạng sống mòn, vô nghĩa, buồn tẻ của những số phận trong xã hội. Sự khai thác khác nhau này sẽ khắc họa chân dung từng nhà văn với đường nét mà ta có thể ghi nhớ bằng những tác phẩm tuyệt bút của họ. Không chỉ vậy, những cái nhìn khác biệt sẽ càng làm cho thi đàn văn học trở nên phong phú và đa dạng hơn và không ngừng làm mới trong chiều kích của thời gian.
Nếu như văn học Nga có Puskin với “Con gái của viên đại úy”, Đôttoiepxki với “Tội ác và trừng phạt”, Mỹ thì có O.Henri với truyện ngắn xuất sắc “Chiếc lá cuối cùng” thì ở Pháp ta có tiểu thuyết vĩ đại “Những người khốn khổ” của Victo Hugo. Đọc tác phẩm ta không chỉ thấy bối cảnh xã hội Pháp trong khoảng 20 năm đầu của thế kỉ 19 mà đó còn là một cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris, nền chính trị, triết lý, luật pháp, công lý, tín ngưỡng của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: “Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình”.
Tác phẩm như tấm gương phản chiếu hiện thực lúc bấy giờ mà trong sự phản chiếu ấy bật lên những giá trị nhân văn cao đẹp. Cái đẹp trong tác phẩm được thể hiện đa dạng trên nhiều bình diện khác nhau nhưng chủ yếu nằm ở phẩm chất của con người. Họ là những người lao động khốn khổ, những người có thân phận thấp kém, bị xã hội tư sản phủ nhận, coi rẻ nhưng lại tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp, cao cả. Đó là GiăngVanGiăng – vị thánh vốn là một người tù khổ sai, người sống trọn một đời bao dung và cứu vớt người nghèo; là Phăngtin – “cô gái điếm” có tình mẫu tử sánh tựa Đức Mẹ, người đã bán cả răng, tóc và cả thân xác, bán đi danh dự và nhân phẩm của mình để con mình được hạnh phúc ;Côdét – cô bé lọ lem trong xã hội tư sản. Bị kịch của họ là đói nghèo, khốn khỏ bởi sự vùi dập của xã hội nhưng mỗi người vẫn toát lên vẻ đẹp từ phẩm chất của họ. Tác phẩm như bản tráng ca ca ngợi vẻ đẹp của người lao động, họ vượt qua số phận nghịch cảnh, họ bước ra từ bóng tối và vươn tới ánh sáng. Đại thi hào Vichto Hugo đã trao trọn niềm tin và tình yêu thương của mình dành cho người lao động, ông đã chỉ ra những phẩm chất sáng ngời của họ và ông xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩ vĩ đại nhất thế kỉ 19.
Quá trình sáng tạo là một hành trình song song, cuộc đời đã được thể hiện qua cái nhìn của nhà văn chất chưa bao duy tư, trăn trở của một tấm lòng yêu thương con người và chính những ưu tư day dứt về cuộc đời con người ấy nhà văn mới dần trở nên hoàn thiện mình, lấp đầy những thiếu xót và bồi dưỡng cho tâm hồn thêm trong sáng và thuần khiết. Ibsen từng khẳng định “Sáng tác, có nghĩ là tiến hành một cuộc xét xử không giả dối về chính mình”. “Sáng tác là đem liên tưởng của mình đến với người đọc. Liên tưởng của người đọc bắt gặp được liên tưởng của nhà văn càng nhanh nhạy, càng sâu sắc bao nhiêu thì hiệu quả tiếp nhận càng cao bấy nhiêu” (Pautovski). Một cuộc xét xử sẽ khiến nhà văn càng thêm đầy đủ trong nhận thức về thế giới và đôi mắt sẽ luôn hướng về con người với bao niềm yêu thương và tin tưởng. Vui biết bao sau tác phẩm không riêng độc giả vươn đến giá trị chân – thiện – mỹ mà nhà văn, người sáng tạo cũng dần hoàn thiện bản thân hơn.
Những trang viết của Nam Cao về người trí thức nghèo trước cách mạng tháng 8 cũng chính là những suy tư, trăn trở của chính con người Nam Cao. Trong đó bi kịch của nhân vật Hộ trong “ Đời thừa” thể hiện rõ nhất những tăn trở, suy tư của ông với tư cách con người và nghệ sĩ. Hộ vấp phải bi kịch đầu tiên đó là bi kịch về những giấc mộng văn chương. Đối với anh, văn chương là trên hết, là khát vọng lớn nhất của anh. Anh muốn viết tác phẩm “lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương tình bác ái, sự công bình. Nó làm cho người gần người hơn”. Một giấc mơ cao cả và chính đáng, anh có quyền mơ như thế với tư tưởng lớn như vậy.
Thế nhưng đớn đau thay “cơm áo không đùa với khách thơ”. Anh không thể sống ích kỷ cho riêng mình, anh còn có mẹ già và vợ con, anh phải sống có trách nhiệm. Chính những nỗi âu lo về tiền bạc đã níu kéo giấc mộng văn chương của đời trai trẻ. Làm thế nào đây khi mai lại đến hạn nộp tiền? Sống sao khi đàn con thơ chưa ăn được bữa no? Anh phải viết, bắt buộc phải viết thật nhanh và vội để không chết đói. Cái nghèo đói và trách nhiệm gia đình đã đẩy anh vào bi kịch văn chương. Anh không khóc nhưng có lẽ ta có thể thấu những những giọt nước mắt chua xót bất lực của anh. Có người cho rằng anh chính là hình ảnh của Nam Cao thời kỳ trước cách mạng. Không, Nam Cao đã có có thể bị áo cơm ghì chặt nhưng ông vẫn hơn Hộ, ông đã viết nên những áng văn hay nhất về cuộc đời và những kiếp lầm than như Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa…
Nam Cao đã thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ, độc đáo trong Đời thừa. Đó là ca ngợi khát vọng đẹp đẽ của Hộ và sự cảm thông sâu sắc với người trí thức nghèo. Phải có những hiểu biết sâu sắc về tâm tư tình cảm con người thì Nam Cao mới viết nên những câu văn lay động lòng người như thế. Nhà văn không “phản ánh để phản ánh” mà sau những câu chữ dường như lãnh đạm ấy lại chính là một tấm lòng sôi nổi, nhiệt thành, một trái tim của tình nghĩa.
Bàn về thiên chứ của người nghệ sĩ, nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:
“Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành một mật
Một giọt mật thành, đời vạn chuyến ong bay
Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc
Ngọt mật ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền tây.”
Người nghệ sĩ phải hút lấy chất mật ngọt tinh túy nhất của “quặng” cuộc đời, chưng cất những chất liệu hiên thực để tạo nên tác phẩn thật sự có giá trị ở đời. Sáng tạo nghệ thuật là một hành trình lao động miệt mài và thấm đẫm những giọt nước mắt. Để trở thành nhà văn không khó nhưng một nhà văn chân chính lại không hề dễ dàng. Người nghệ sĩ phải sống thật với đời, “cảm” sâu những tiếng nói tình cảm vẫn ngày đêm thổn thức giữa chốn bộn bề, không ngừng sáng tạo và bồi dưỡng tâm hồn mình để tư tưởng tình cảm tốt đẹp có thể lan tỏa muôn nơi. Văn học dẫu cho cùng vẫn là câu chuyện của những trái tim đồng điệu, của những tiếng nói đồng tình, đồng chí, đồng ý vì thế bạn đọc phải nâng cao nhận thức cũng như không ngừng bồi đắp trái tim cho đẹp, cho tốt. Khi ấy văn học đã hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình: hướng con người đến giá trị đích thực Chân – Thiện – Mỹ. Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu sắc trong trường đời
Vai trò của nhà văn với đời sống văn học Không có ong mật thì chẳng có mật ong. Và không có hoa thì ong c ũng chẳng thể làm ra mật. Không có nhà văn thì không có tác phẩm, tất nhiên cũng không thể có đời sống văn học. Lại còn phải có hiện thực phong phú tạo nguồn sáng tạo cho nhà văn thì mới có thơ văn. Từ muốn mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời… nhà văn sống hết mình với hiện thực phong phú ấy may ra mới có tác phẩm văn học. Viết về mối quan hệ giữa nhà văn và đời sống hiện thực, Chế Lan Viên nói: “Bài thơ anh, anh làm một nửa mà thôi, Còn một nửa cho mùa thu làm lấy. Cái xào xạc, hồn anh chính là xào xạc lá Nó không là anh, nhưng nó là mùa…”
Nhà văn phải khám phá và sáng tạo, không theo đuổi người. Không tô hồng cũng không bôi đen hoặc sao chép hiện thực. Nhà văn cũng không được lặp lại mình. “Văn chương quý bất tùy nhân hậu” (Hoàng Đình Kiên đời Tống”. Những nhân tố cần có đối với một nhà văn Một vạn học sinh đỗ tú tài, sau 5, 6 năm học tập ở đại học có thể đào tạo thành những kĩ sư, bác sĩ… nhưng rất ít hoặc không thể đào tạo thành nhà văn. Có một hiện tượng kỳ lạ là trong xã hội ta ngày nay sao mà nhiều “nhà thơ” thế. Thật ra đó là những “thi sĩ – vè”, “thi sĩ – con cóc”,… Lênin từng nói: “Trong lĩnh vực nghệ thuật, không có chỗ đứng cho kẻ trung bình”. Nhà văn phải có năng khiếu, có tài, có cái tâm đẹp, phải có vốn văn hóa rộng rãi (có học). Học vấn thấp hạn chế chẳng khác nào đất ít mầu mỡ, cây kém xanh tươi, hoa trái chẳng ra gì. Nhà văn phải có vốn sống như con ong giữa rừng hoa, phải sống hết mình, phải có một lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp: sống và viết vì chủ nghĩa nhân văn, phải có tay nghề cao. Xuân Diệu gọi đó là “bếp núc làm thơ”. – Ngoài ra còn có một điều kiện khách quan ấy là môi trường sáng tác.
Nhà văn phải được sống trong tự do, dân chủ, phải có vật chất tạm đủ (cơm áo không đùa với khách thơ) … Với nhà văn, kiêng kị nhất là thói kiêu ngạo, xu nịnh bợ đỡ… Vì thế văn chương có ngôi thứ: kẻ làm thơ, nhà thơ, thi nhân, thi s ĩ, thi hào, đại thi hào. Còn có loại “đẽo câu đục vần” được ngồi một chiếu riêng. Loại bồi bút thì bị độc giả khinh bỉ. Nhà văn phải có năng khiếu, có vốn văn hóa rộng rãi và có tư tưởng nghệ thuật độc đáo. Nói như thế là đúng nhưng chưa đủ. Quá trình sáng tạo
Lao động nghệ thuật của nhà văn là một thứ lạo động đặc biệt. Phải có hứng, nếu không có hoặc chưa có cảm hứng thì chưa thể sáng tác. Mỗi nhà văn có một cách sáng tác riêng. Xuân Diệu làm thơ được “thiết kế” công phu chặt chẽ. Tố Hữu thì “câu thơ trước gọi câu thơ sau”. Hoàng Cầm làm thơ, có thể như có ai đọc chính tả cho chép lại. Ông sáng tác bài: “Lá Diêu Bông” vào quá nửa đêm mùa rét 1959. Khi cả nhà đang ngủ say, ông tỉnh giấc “chợt bên tai vẳng lên một giọng nữ rất nhỏ nhẹ mà rành rọt, đọc chậm rãi, có tiết điệu, nghe như từ thời nào, xa xưa vẳng đến, có lẽ từ tiền kiếp vọng về: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng…”. Nhà thơ Chế Lan Viên qua đời còn để lại một núi “Phác thảo thơ – di bút”. Đọc hồi kí các nhà văn, nhà thơ danh tiếng, ta ngạc nhiên và vô cùng khâm phục về lao động sáng tạo của họ. Có câu thơ được viết hàng tháng. Có bài thơ hình thành nhiều năm. Có cuốn tiểu thuyết được sáng tác trong 1/10, 1/5 thế kỷ. Để có những “thiên cổ hùng văn”, “thiên cổ kì bút”, “Sách gối đầu giường cho thiên hạ” phải là những bậc thiên tài mới sáng tạo nên.
Đối với nhà văn khi sáng tạo không lặp lại mình không lặp lại người khác. Phải có cách nhìn, khám phá, phong cách độc đáo. Đối với người đọc, hãy xem tác phẩm viết gì, viết như thế nào. Đối với lịch sử văn học, thực chất đóng góp của nhà văn thể hiện cách nhìn, sự mới mẻ. Văn chương không có gì riêng sẽ không là gì cả hoặc Mác -xen Pruxt cho rằng: “Một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới”.
Yêu văn học ta càng yêu kính và biết ơn nhà văn, nhà thơ. Tác phẩm của họ đã làm tâm hồn ta thêm giàu có. Văn chương là cái đẹp muôn đời. Văn chương, văn hiến, văn hóa là niềm tự hào của mỗi quốc gia.Văn chương muôn đời là mảnh đất bí ẩn cần được khai thác. Chắt chiu từng những hạt bụt vàng giữa cuộc đời để đúc nên “bông hồng vàng”, nhà văn thực sự đem lại hạnh phúc cho cuộc sống và chính mình. “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương lại còn sáng tạo ra sự sống. Vũ trụ nầy tầm thường chật hẹp không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn. Nhà văn sẽ sáng tạo ra những thế giới khác“. (Hoài Thanh). Tác phẩm văn học dù cho viết về cái xấu hay cái tốt,lương thiện hay tàn ác nhưng một khi đã bắt rễ vào hiện thực và chất chứa những giá trị nhân văn to lớn thì mãi mãi văn học sẽ sống và bầu bạn với con người dẫu “mọi lý thuyết là màu xám, chỉ cầy đời mãi mãi xanh tươi” (Gớt).
1.Mở bài.
- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt được những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng không mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, trong nghiên cứu khoa học…
- Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
2. Thân bài.
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ.
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của mỗi người.
- Con đường học tập để có được học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui, hạnh phúc và lợi ích to lớn cho con người (hoa quả ngọt ngào).
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ, chỉ có không ngại khó, không ngại khổ, con người mới có thể thành công trong học tập.
* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ.
- Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao, phải nỗ lực học tập. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh… Lao động trí óc rất vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Trong thực tế học tập và nghiên cứu, chúng ta thường gặp những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải dồn hết tâm huyết, sức lực để tìm hiểu, khám phá và giải quyết. Cần có thái độ kiên trì, vượt khó, thắng không kiêu, bại không nản.
- Quá trình học tập sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều người phải vừa lao động kiếm sống, vừa học tập.
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập là Bác Hồ. Lúc còn trẻ, Bác phải làm phụ bếp dưới tàu biển, trong khách sạn, làm công nhân khuân vác ngoài bến cảng, quét tuyết ở công viên, làm thợ ảnh, làm báo … Tuy phải làm rất nhiều nghề vất vả để hoạt động cách mạng, nhưng Bác vẫn chuyên cần học tập nên đã đạt đến trình độ học vấn cao.
(- Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người xung quanh, đương thời hoặc trong lịch sử để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.)
* Mở rộng vấn đề.
- Không nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mặt kiến thức. Học vấn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quí.
- Để đạt được những điều đó, mỗi người cần cố gắng không ngừng. từ bỏ một thói xấu hoặc làm một việc tốt cũng là vượt qua khó khăn, thử thách.
- Không phải khi nào cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Thực ra, trong học tập vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học thì sự say mê làm vơi đi mệt nhọc, kết quả học tập sẽ rất khả quan.
3. Kết bài.
- Ai cũng muốn hái những hoa quả ngọt ngào trên cây học vấn. Nhưng nó chỉ dành cho những người chấp nhận những chùm rễ đắng cay.
- Thế hệ trẻ ngày nay muốn trở thành người có học vấn, muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học thì phải tự trang bị cho mình tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường học tập
Dàn ý cho đề bài: Hiện tượng ô nhiễm môi trường
1. Mở bài
Một đất nước muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề môi trường sống là rất quan trọng, những thực tế môi trường hiện nay ngày một ô nhiễm trầm trọng.
2. Thân bài
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường sống thiếu trong lành, bị nhiễm các chất độc hại tác động lớn đến đời sống
- Thực trạng:
+ Nhiều khu dân cư rác thải chất thành đống
+ Nước thải nước ngầm từ các nhà máy xí nghiệp đổ ra sông, ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.
+ Khói bụi, xe cộ tấp nập
+ Nhiều khu vệ sinh công cộng nhiễm bẩn kinh khủng
- Nguyên nhân:
+ Ý thức kém của người dân
+ Công tác quản lý của nhà nước chưa được thắt chặt
+ Người dân sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc kích thích, trong trồng trọt và chăn nuôi
+ Các nhà máy vì lợi nhuận mà xả thải bừa bãi, bỏ qua khâu xử lý chất thải
- Hậu quả:
+ Ảnh hưởng sức khỏe, mỹ quan
+ Sinh vật bị mất môi trường sống
+ Hiện tượng biến đổi khí hậu cũng trở nên cấp thiết
- Giải pháp khắc phục:
+ Nâng cao ý thức người dân
+ Quản lý chặt chẽ, nghiêm túc
+ Phương tiện xử lý rác thải hiệu quả, tránh đề tình trạng rác ứ đọng
+ Sử dụng phương tiện công cộng
3. Kết bài
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vui không của riêng ai, hãy chung tay hành động vì một thế giới sống xanh - sạch- đẹp
Dàn ý của bài điếu văn:
Mở đầu: Nêu cụ thể, chi tiết thời gian liên quan tới sự ra đi của Mác
Phần thứ hai: Đề cập tới những cống hiến to lớn của Các Mác
- Phần thứ ba: Đề cập tới các giá trị tổng quát của những cống hiến của Mác, phục vụ mục tiêu chung là phục vụ nhân loại
- Phần cuối: Khẳng định tên tuổi, vị thế của ông trong lòng mọi người