K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 8 2018

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
Thân bài:
- Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương:
+ Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.
+ Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.
- Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới:
+ Sáu câu thơ tiếp theo là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
Học sinh phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu, độc đáo trong đoạn thơ.
+ Đoạn thơ thứ ba là cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. Bốn câu sau miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường… Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh.
- Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách:
+ Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
+ Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống.
- Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vó bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn.
Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

1 tháng 11 2021

a. Mở bài: Giới thiệu về người bạn tuổi thơ và kỉ niệm em xúc động và nhớ mãi.

b.Thân bài: Kể lại kỉ niệm xúc động của hai người:

   + Chuyện diễn ra như thế nào: đầu tiên, diễn biến, kết quả.

   + Điều gây xúc động mạnh nhất ( đưa yếu tố miêu tả vào)

c. Kết bài: Kỉ niệm đó vì sao em nhớ mãi. Đó là kỉ niệm có ảnh hưởng thế nào tới tình cảm của hai người, với những người xung quanh.

5 tháng 11 2021

thanks

14 tháng 9 2023

Bài làm tham khảo

            Câu nói kia mang ý nghĩa, con người sống trong mặt đấy nhưng vốn dĩ không có con đường, chúng ta cứ đi thì nó tạo thành con đường thôi. Câu này nghĩa bóng của nó để nói về mục đích sống, con đường đi đến tương lai của con người, mỗi chúng ta cần phải tự xác định cho mình con đường riêng, nó tạo nên một con đường đi vững chắc, dễ tin tưởng con người có thể đi tới thành công. Không có con đường vào là bằng phẳng cả, bởi vậy khi chúng ta xác định tương lai với biết bao nhiêu hoài bão, dự định và niềm tin vào cuộc sống, chúng ta sẽ có được một tương lai tươi sáng hơn, mỗi chúng ta có thể thấy được những điều đó thông qua con đường mà chúng ta đã lựa chọn trong tương lai, cuộc sống không bằng phẳng do đó mỗi chúng ta cần phải lựa chọn cho mình một con đường đi rõ ràng và cần phải có con đường đi chúng ta mới có thể vươn tới được mọi sự định của mình trong tương lai được.

20 tháng 10 2016

Câu1:

I.MỞ BÀI

-     Là học sinh chắc hẳn ai cũng đã từng có lỗi lầm khiến thầy cô giáo phải buồn.

-     Lần mắc khuyết điểm mà tôi mắc phải đó là lần tôi quay cóp tài liệu trong giờ kiểm tra.

II. THÂN BÀI

1. Hoàn cảnh

-     Hôm sau có giờ kiểm tra môn Văn nhưng tôi lại ỷ y là mình điểm đã rất cao, tuần trước mới học bài rồi và còn có bạn bè chí cốt tâm giao xung quanh sẽ chỉ bài giúp mình.

-     Tôi dửng dưng với các bài học cho buổi kiểm tra ngày mai. Tôi xem ti vi suốt đêm và sau đó đi ngủ một cách ngon lành.

  1. Trong giờ kiểm tra

-     Cô bước vào lớp với câu nói: “Các em lấy giấy ra làm bài kiểm tra”.

 

-     Tôi quay ra sau nhìn mấy đứa bạn chí cốt của mình, nhưng ôi thôi, sao đứa nào cũng làm lơ mình hết vậy?

-     Chưa kịp dò bài gì cả, tôi lấy giấy làm bài kiểm tra trong sự hồi hộp, lo lắng.

-     Cô đọc đề xong, tôi thấy ai cũng cắm cúi làm bài.

-     Còn tôi, nhìn vào đề, nó biết tôi còn tôi thì mù mờ chẳng biêt nó ra thế nào.

-     Thế là tôi bạo dạn mở cặp lấy tài liệu để quay cóp, chẳng còn cách nào khác.

-     Lần kiểm tra ấy, tôi đạt điểm 10 to tướng.

-     Tôi rất vui và tự hào vì điều đó.

-     Tôi đi khoe khắp nơi: bạn bè, ba mẹ, anh chị của mình,..

-     Tối đó, tôi ngủ không được khi nghĩ về những gì mình đã làm. Tôi trăn trở, trằn trọc khó ngủ vì dù sao đi chăng nữa con điểm 10 ấy đâu phải do sức lực của tôi mà có.

-     Tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều; không biết tôi có nên nói ra sự thật hay không?

-     Cuối cùng, tôi quyết định sẽ gặp cô vào sáng mai để nói tất cả sự thật.

-   Cô nghe tôi nói sự thật, cô đưa ra những lời khuyên nhẹ nhàng và bảo tôi không được tái phạm nữa. Bên cạnh đó, cô cũng khen tôi vì đã trung thực nhận lôi, đó là điều đáng trân trọng.

-     Tôi hối hận rất nhiều về những gì mình đã làm và hứa sẽ không bao giờ tái phạm.

III. KẾT BÀI

-     Đó là lần mắc khuyết điểm sâu sắc trong cuộc đời tôi.

-     Tôi sẽ cố gắng học tập tốt hơn và tự giác cao hơn trong việc học tập.

20 tháng 10 2016

Câu2:

Ở xóm Giữa của làng Đại Hoàng chỉ có khoảng vài chục nóc nhà. Lão Hạc là hàng xóm của gia đình em và gia đình ông giáo Tri. Ông giáo Tri là người có học, hiểu biết rộng và tử tế nên được dân làng tin cậy. Chiều chiều, lão Hạc thường xách cái vò đất nung sang nhà ông giáo để xin nước giếng. Lần nào ông giáo cũng giữ lão Hạc lại chuyện trò, uống bát nước chè tươi hoặc hút điếu thuốc lào… để cho lão bớt cảm thấy lẻ loi, cô độc. Vợ chết đã lâu, con trai lại đi phu cao su đất đỏ mãi tận Nam Kì, Lão Hạc sống thui thủi một mình trong căn nhà nát chỉ có mỗi chú chó Vàng làm bạn. Lão quý nó như quý con, cho nó ăn bằng bát như người.   Chiều nay, lão sang chơi sớm hơn mọi khi. Vừa thấy ông giáo, lão báo ngay :   –    Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!   Ông giáo ngạc nhiên:   –    Cụ bán nó rồi ư? Sao cụ bảo là…?   Lão Hạc gật đầu, cố lấy giọng vui vẻ nhưng miệng méo xệch và mắt thì đỏ hoe. Ông giáo nhìn lão ái ngại, lòng đầy thương xót:   –    Thế nó để cho bắt dễ dàng hả cụ?   Bất chợt, lão Hạc bật khóc hu hu, khuôn mặt co rúm lại vì đau khổ   –    Khốn nạn… ông giáo ơi!… Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc là trói chặt cả bốn chân nó lại. Đấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!… Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó kêu ư ử và nhìn tôi, như muốn trách tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối sử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó. Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!   Ông giáo vỗ an, an ủi lão:   –    Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Vả lại, ai nuôi chó mà chả để bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là hoá kiếp cho nó đấy, hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác cụ ạ!   Lão Hạc cố gượng cười:   –    Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi đây chẳng hạn!   Biết lão đang tự mỉa mai, ông giáo nói:   –    Kiếp ai thì cũng thế cả thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng? Thôi, bây giờ có cái này là sung sướng: Cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai, nấu ấm nước chè, rồi tôi với cụ vừa ăn khoai, uống nước hút thuốc lào vừa nói chuyện, thế là sướng!       Vẻ mặt lão Hạc nghiêm trang hẳn:   –    Xin phép ông giáo để cho khi khác! Tôi muốn nhờ ông giáo giúp cho một việc. –    Việc gì thế cụ? –    Chuyện là thế này, ông giáo ạ!   Thế rồi lão Hạc kể lể về anh con trai của lão chỉ vì không có tiền cưới vợ mà phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền cao su ở tận Nam Kì đã hơn năm nay. Lão nhờ ông giáo trông coi hộ mảnh vườn ba sào để sau này, cọn trai lão vể thì có sẵn đất đấy mà làm ăn. Còn chuyện thứ hai là lão gửi ông giáo giữ hộ ba mươi đồng bạc dành dụm từ việc bán chút hoa lợi còm cõi và tiền vừa bán chó. Lão bảo rằng lão đã già yếu, lại nay ốm mai đau, chẳng biết thế nào. Rủi có nằm xuống thì sẵn số tiền ấy, nhờ ông giáo đứng ra lo liệu cho, thiếu đâu đành trông cậy vào hàng xóm.   Lặng nghe lão Hạc nói, ông giáo trầm ngâm suy nghĩ. Lão Hạc vốn là người khái tính, ít chịu phiền ai. Không biết lão có ý định gì mà hôm nay lại nhắc đến những chuyện hệ trọng như thế?! Ông giáo động viên lão Hạc:   –    Gớm, cụ cứ lo xa làm gì cho mệt? Cụ còn khoẻ lắm, chết là chết thế nào? Cụ cứ để tiền mà ăn, khi nào chết hãy hay, tội gì có tiền mà lại chịu nhịn đói?! Lão Hạc vẫn năn nỉ: –    Mong ông giáo thương tình tôi già nua tuổi tác mà nhận cho! Được vậy thì tôi cảm ơn lắm! Không thể từ chối, ông giáo đành nhận lời, nhưng vẫn băn khoăn hỏi lại: –    Có bao nhiêu tiền dành dụm, cụ gửi tôi cả thì từ mai lấy gì mà ăn?   Lão Hạc xua tay tỏ ý không cần:   –    Ông giáo đừng lo, tôi đã sắp xếp đâu vào đấy cả rồi ạ! Xin phép ông giáo, tôi về! –    Vâng! Cụ lại nhà!   Lão Hạc chậm chạp lê từng bước chân ra cổng, ông giáo nhìn theo cái dáng lòng khòng, lam lũ của lão mà động lòng thương. Dạo này, cà làng đói. Có người cả tháng không biết đến hạt cơm, chỉ củ khoai, củ sắn, mớ rau lang, rau má… sống lay lắt qua ngày. Lão Hạc cũng thế, nhưng lão thà nhịn đói chứ nhất quyết không bán mảnh vườn để dành cho con. Lúc bóng lão Hạc đã khuất sau rặng tre đầu ngõ, ông giáo thở dài quay vào nhà, trong tay vẫn giữ chặt chiếc túi nhỏ màu nâu cũ kĩ đựng mấy chục đồng bạc của lão Hạc gửi. Ông giáo lắc đầu, lẩm bẩm một mình: “Rõ khổ!”. kể lại truyện lão hạc bán chó Chứng kiến đầu đuôi câu chuyện, trong lòng em trào lên tình cảm xót xa và mến phục. Cuộc sống của lão Hạc chẳng có gì vui. Cái nghèo đeo đẳng làm khổ lão suốt đời. Ông lão già nua, ốm yếu ấy sống âm thầm, lặng lẽ trong sự chờ đợi mỏi mòn đứa con trai yêu quý của mình. Ngày trở về của anh ấy chắc còn xa lắm, mà lão Hạc thì như ngọn đèn lắt lay trước gió. Tình thương và đức hi sinh của ông lão thật đáng cảm phục và bi kịch của cuộc đời ông lão khiến cho ta rơi nước mắt. Số phận bi đát của lão Hạc cũng là số phận chung của nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, khi chưa được Đảng giác ngộ và dẫn dắt vào con đường đấu tranh giải phóng khỏi ách nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến vạn ác.  

 

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em tán thành vì bài thơ gợi cho em suy nghĩ về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong những năm chiến tranh gian khổ là những vẻ đẹp bất khuất, kiên cường, dù gian khó nhưng vẫn luôn lạc quan, yêu đời.

 
16 tháng 9 2023

Tham khảo

Em tán thành với ý kiến cho rằng bài thơ thể hiện niềm tin và hi vọng về thắng lợi tất yếu của cuộc kháng chiến. Vì bài thơ đã làm nổi bật được hình ảnh những con người bất khuất kiên cường, luôn lạc quan và đặt trọn niềm tin ở tương lai tươi sáng

 
nguyenngocmai0313/11/20191- Giải thích ngắn gọn ý kiến: ý kiến trên nói về vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm tự sự có rất nhiều chi tiết, và trong đó có những chi tiết được coi là chi tiết nghệ thuật. Những chi tiết nghệ thuật đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, nhưng nó lại chưa đựng ý nghĩa sâu sắc,...
Đọc tiếp
nguyenngocmai0313/11/2019

1- Giải thích ngắn gọn ý kiến: ý kiến trên nói về vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm tự sự có rất nhiều chi tiết, và trong đó có những chi tiết được coi là chi tiết nghệ thuật. Những chi tiết nghệ thuật đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, nhưng nó lại chưa đựng ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được tầm vóc tư tưởng, quan điểm, thể hiện được cả sự thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật, thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ => Chính vì vậy mới nói: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.

2- Chứng minh cái chết của lão Hạc là một chi tiết nhỏ nhưng làm nên tên tuổi của nhà văn lớn Nam Cao.

- Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng, gửi gắm tiền của và ruộng vườn cho ông giáo giữ hộ đã quyết định chọn cho mình một cái chết đầy đau đớn và dữ dội.

- Cái chết của lão là cái chết của một con người giàu lòng tự trọng, chết để không phiền đến ông giáo, để đền tội với một con chó mình đã nhẫn tâm lừa gạt

- Không chỉ vậy, đó còn là cái chết của một con người giàu lòng yêu thương con. Lão chọn cho mình cái chết để không tiêu tốn thêm một đồng nào tiền của con, để giữ lại mảnh vườn cho thằng con của mình.

=> Chi tiết cái chết của lão Hạc là một chi tiết nhỏ, chỉ xuất hiện có vài dòng ở cuối tác phẩm. Nhưng qua chi tiết ấy, ta thấy được cả tấm lòng và nhân cách cao đẹp của nhân vật. Đồng thời cảm nhận được niềm xót thương của tác giả cho số phận bất hạnh ấy của nhân vật. Niềm đồng cảm ấy lan tỏa đến người đọc để ta biết thông cảm và thấu hiểu hơn cho nỗi thống khổ của con người, từ đấy ta có cái nhìn nhân đạo, biết yêu thương con người nhiều hơn.

==> Điều đó chứng tỏ chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn Nam Cao

 

  
0
13 tháng 9 2023

Tham Khảo

Qua văn bản “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Thế kỉ XX, đất nước ta phải trải qua hai cuộc chiến lớn để lại nhiều mất mát, đau thương cho con người Việt Nam. Đã có rất nhiều người hy sinh mạng sống của mình cho độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ gạt nước mắt tiễn con ra trận. Khi hoà bình lập lại, con người quá mải mê với cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ thế nhưng quá khứ ấy vẫn luôn vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh đến thăm bà lúc tuổi già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải biết ơn thế hệ trước đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.

13 tháng 9 2023

Qua văn bản "người mẹ cây cau", tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Với ngôn từ giản dị nhưng dạt dào cảm xúc, truyện ngắn "Người mẹ vườn cau" đã mang gợi đến cho mỗi chúng ta những kỉ niệm hạnh phúc về mẹ và những bài học về việc báo đáp công ơn mẹ. Hình ảnh bà nội cũng là hình ảnh của một người mẹ Việt Nam anh hùng vĩ đại, một người phụ nữ đã hi sinh rất nhiều vì đất nước những năm kháng chiến. Qua truyện ta thấu hiểu, biết ơn, kính trọng những người đã hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì nền hòa bình tổ quốc và những người mẹ anh hùng . 

16 tháng 9 2023

- Lắng nghe ý kiến

- Tôn trọng quan điểm, ý kiến của mọi người

- Trình bày quan điểm cá nhân một cách rõ ràng để cùng trao đổi, sửa chữa, bổ sung.

16 tháng 9 2023

Tham khảo!

Em đồng tình vì những ký ức đẹp sẽ là hành trang quý báu đi theo cô bé suốt cả cuộc đời, trở thành nguồn động lực và niềm hy vọng.

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Theo An-đéc-xen kể lại, ông đã mang đến niềm vui cho cháu bé trong gia đình kiểm lâm xứ Giuýt- len. Em có đồng tình với ý kiến "trái tim bé sẽ không dễ bị trơ lì như với những người chưa từng chứng kiến chuyện cổ tích như thế"

Vì ông luôn mong muốn mang tới những kỉ niệm đẹp để hàn gắn vào tuổi thơ của những đứa trẻ và khi ông nói như vậy là muốn hướng tới một tâm hồn với những kỉ niệm thơ ấu rực cháy và những sự mất mát là do chú lùn giấu đi hoặc họ chưa tìm kiếm ra.