K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu

- Giới thiệu về bài thơ “Lượm” (hoàn cảnh sáng tác, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

 

2. Thân bài

a. Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu

Lượm - Tố Hữu

- Hoàn cảnh gặp gỡ: ngày Huế đổ máu ở Hàng Bè - sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ (Huế ở đây chính là chỉ những con người gắn bó với mảnh đất Huế như 1 phần máu thịt, người dân Huế chính là 1 phần của Huế, vì vậy khi chiến tranh nổ ra, những người con xứ Huế đã ngã xuống ấy cũng chính là 1 phần cơ thể của Huế đang đổ máu)

- Hình ảnh Lượm trong lần gặp gỡ đầu tiên:

Hình dáng: bé loắt choắt, má đỏ bồ quânTrang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệchCử chỉ: thoăn thoắt, nghênh nghênh, huýt sáo vang, nhảy trên đường vàng… → nhanh nhẹn, hồn nhiên, đáng yêu, yêu đờiLời nói: tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc…Thích hơn ở nhà)Xưng hô: cháu - chú - đồng chí → nét tinh nghịch và nghiêm túc trong công việc

→ Đoạn thơ sử dụng nhiều từ láy (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh) cùng hình ảnh so sánh (như con chim chích) đã giúp khắc họa hình ảnh một chú bé liên lạc nhỏ nhắn, nhanh nhẹn và hồn nhiên, yêu đời, yêu công việc

b. Sự hy sinh anh dũng của Lượm trên đường làm nhiệm vụ

- Hoàn cảnh: 

"Đạn bay vèo vèo"

→ Tình thế vô cùng khó khăn, nguy hiểm

- Hình ảnh của Lượm:

"Vụt qua mặt trận

...

Sợ chi hiểm nghèo"

→ Hình ảnh cậu bé dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái làm nhiệm vụ, không sợ khó khăn, nguy hiểm.

- Tư thế của Lượm lúc hi sinh:

"Một dòng máu tươi

...

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng"

→ Dù hồn đã lìa khỏi xác nhưng vẫn hòa quyện vào đồng lúa quê hương - hình ảnh miêu tả vừa hiện thực vừa lãng mạn

 

→ Qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước tha thiết của cậu bé - cậu đã hi sinh tính mạng mình để góp phần sức lực vào sự nghiệp bảo vệ độc lập đất nước.

→ Hình ảnh "lúa thơm mùi sữa" - chính chỉ đến cậu bé Lượm - cũng còn rất nhỏ, chưa kịp trưởng thành, chưa kịp lớn lên đã phải ra đi vĩnh viễn.

→ Từ đó, thể hiện lòng xót thương vô bờ của tác giả dành cho em:

"Ra thế

Lượm ơi...

...

Lượm ơi, còn không"

→ Câu hỏi tu từ đã thể hiện sự ngỡ ngàng, giật mình của nhà thơ - dường như ông không thể tin được là em nay đã ra đi, quá xót xa, đau đớn, thương tiếc đến mức không nói thành lời. 

→ Nhà thơ luôn sử dụng những hình ảnh nói giảm, nói tránh để không nói trực tiếp ra một sự thật đau lòng là Lượm đã hi sinh, nhằm giảm bớt sự đau xót của mình và mọi người.

c. Hình ảnh Lượm sống mãi cùng đất nước

- Hai khổ thơ miêu tả hình ảnh chú bé đưa thư nhí nhảnh, tinh nghịch ở đầu bài thơ được lặp lại một lần nữa.

→ Việc lặp lại hình ảnh như vậy thể hiện sự tồn tại mãi mãi của Lượm trong lòng mọi người, em sẽ còn mãi với đất nước, với những người yêu quý em.

3. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

Nội dung: Bài thơ khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi ngườiNghệ thuật: thể thơ bốn chữ, kết hợp nhiều phương thức biểu đạt, sử dụng từ láy,…

- Cảm nhận của em về Lượm: cảm phục, quý mến,…

4 tháng 5 2021

1. Phần Mở bài

- Một trong những bài thơ hay viết về đề tài thiếu nhi làm liên lạc chính là bài Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Tác giả sáng tác bài thơ này vào năm 1949, trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bài thơ đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Đặc biệt, hình ảnh nhân vật Lượm đã làm rung cảm tâm hồn em bởi sự hồn nhiên, ngây thơ và sự hi sinh anh dũng của Lượm trong một lần chuyển thư “thượng khẩn”.

2. Phần Thân bài

a). Em yêu thích Lượm trước hết vì Lượm là cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh.

- Lượm có dáng người bé nhỏ “loắt choắt”, chiếc mũ ca lô luôn đội lệch trên đầu. Bé nhỏ nhưng Lượm thật nhanh nhẹn và hoạt bát. Cụm từ “cái chân thoăn thoắt” đã phần nào nói lên điều đó.

- Lượm hiện lên trước mắt em thật ngộ nghĩnh và đáng yêu:

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh.

Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích Nhảy trên đường vàng.

- Một loạt từ láy “loắt choắt”, “xinh xinh” ''thoăn thoắt”, “nghênh nghênh”cộng với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả hết sức đặc sắc. Nó có tác dụng tạo nên bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát rất đáng yêu của người liên lạc nhỏ.

- Sự hồn nhiên, ngây thơ của Lượm còn được thế hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Lời đối thoại của Lượm với tác giả đã giúp ta khẳng định được Lượm rất vui sướng khi được trở thành người chiến sĩ nhỏ:

Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà

Cháu cười híp mí Má đỏ bồ quân

Thôi chào đồng chí Cháu đi xa dần.

- Bằng những từ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích”, “cười”, "má đỏ”..., một lần nữa, tác giả khẳng định việc được tham gia chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ đất nước là niềm vui của thế hệ trẻ Việt Nam.

b). Em yêu thích Lượm vì Lượm là người có tinh thần dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ được giao

- Lượm rất dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ:

Vụt qua mặt trận Dạn bay vèo vèo

Thư đều Thượng khẩn Sợ chi hiểm nghèo

Giữa làn đạn giặc bay vèo vèo

Lượm dũng cảm vượt qua mặt trận.

Để thư “Thượng khẩn” nhanh tới tay người nhận, Lượm đâu quản hiểm nguy. Từ “sợ chi” mang nghĩa khẳng định ý chí chiến đấu của người liên lạc nhỏ. Đẹp biết bao hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

Đường quê vắng vẻ Lúa trỗ đòng đòng Ca lô chú bé Nhấp nhô trên đồng.

Nhưng rồi, Lượm đã ngã xuống trên cánh đồng quê khi đang làm nhiệm vụ đưa thư “Thượng khẩn”:

Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! Chú đồng chí nhỏ Một dòng mẫu tươi

Lời thơ như nghẹn ngào vì đau đớn trước sự hi sinh của Lượm. Lượm ngã xuống nhưng hồn Lượm vẫn bay giữa đồng lúa thơm ngạt ngào mùi sữa:

Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mủi sữa Hồn bay giữa đồng.

Đây là khổ thơ hay nhất nói về sự hi sinh của những người chiến sĩ. Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trỗ đòng... Tất cả giang rộng vòng tay đón Lượm trở về với đất mẹ.

3. Phần Kết bài

- Với nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Lượm. Lượm là người hồn nhiên, ngây thơ nhưng rất dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh đũng trong khi làm liên lạc. Anh chính là tấm gương sáng ngời cho tất cả chúng em noi theo.

- Tác phẩm đã khép lại nhưng hình ảnh Lượm mãi mãi lưu giữ trong trái tím em. Em yêu quý và cảm phục người thiếu niên anh hùng đã vui vẻ hi sinh vì quê hương đất nước.

Bài làm

Mở bài: 
- Giới thiệu về cậu bé Lượm
Thân bài:
a, Miêu tả
- Thân hình: Nhỏ nhắn, loắt choắt
- Mắt: Long lanh
- Miệng: Luôn nở nụ cười
- Mái tóc: Đen ( kiểu tóc)
- Nước da: Hồng hào
- Má: Đỏ bồ quân
- Đôi bàn tay bàn chân 
b, Hoạt động
Dựa trên bài thơ ( bỏ thư vào bao , vụt qua mặt trận ,.... )
Kết bài:
- Cảm nghĩ về cậu bé Lượm và lời hứa từ bản thân

# Học tốt #

5 tháng 5 2019

Bạn muốn dàn ý chi tiết chứ gì! đơn giản thôi mình làm nhé!
Mở bài: 
- Giới thiệu về cậu bé Lượm
Thân bài:
a, Miêu tả
- Thân hình: Nhỏ nhắn, loắt choắt
- Mắt: Long lanh
- Miệng: Luôn nở nụ cười
- Mái tóc: Đen ( kiểu tóc)
- Nước da: Hồng hào
- Má: Đỏ bồ quân
- Đôi bàn tay bàn chân 
b, hoạt động
Dựa trên bài
Kết bài:
- Cảm nghĩ về nội dung và cậu bé Lượm
( Chú ý, cái này có thể bám sát nội dung bài văn để miêu tả nhé!)

11 tháng 3 2018

1 Mở bài:
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2 Thân bài: 
a) Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to , gốc sù sì , cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b) Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Càn đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3 Kết bài:
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.

11 tháng 3 2018

I. Mở bài Giới thiệu cây hoa đào ngày Tết của gia đình.

II. Thân bài

1. Tả chi tiết cây đào

– Cây hoa đào đặt ở vị trí phòng khách sang trọng.

– Cây đào có các đặc điểm:

+ Dáng cây uốn lượn.

+ Thân cây màu nâu, cành cây uốn lượn mềm mại, thân có nhiều các nhánh nhỏ khác nhau.

+ Lá đào mọc tập trung ở đầu cành, màu xanh non.

+ Cánh đào màu hồng nhạt, cánh hoa xếp trồng lên nhau.

+ Hoa đào thường mọc từng bông, đơn lẻ

+ Hương hoa đào thơm nhẹ, dễ chịu

+ Không khí ngày tết của gia đình em trở nên ý nghĩa hơn khi có hoa đào.

+ Trên cây người ta trang trí nhiều đồ dùng may mắn: bao lì xì, đèn,…

2. Ý nghĩa cây đào ngày Tết

Hoa đào mang ý nghĩa đoàn tụ, may mắn, tài lộc trong năm mới.

III. Kết bài: Hoa đào có ý nghĩa trong văn hóa Miền Bắc, thường được trưng bày làm đẹp nhà cửa trong dịp Tết.

4 tháng 11 2019

Đi thăm các chú bộ đội, gặp các thiếu niên vượt khó, ...

13 tháng 1 2018

Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)

Thân bài:

a)  Tả bao quát:

Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

- Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.

- Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.

- Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.

Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi ngày hôm qua. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...

Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)



 

13 tháng 1 2018

nếu muốn bạn hãy cho tôi biết cô nào dạy văn các bạn và bạn học trường nào 

19 tháng 8 2018

bạn vào link https://alfazi.edu.vn/question/5b78c797e5cde951c7e8307d Tham gia trả lời câu hỏi để nhận được những phần quà hấp dẫn đến từ Alfazi như: xu, balo, áo, giày,... và các dụng cụ học tập khác nhé

Rồi bạn trả lời"được bạn My Love mời"cám ơn bn

4 tháng 11 2019

Dàn ý

A. Mở bài.

- Cuộc gặp gỡ diễn ra khi nào? ở đâu? với ai?

B. Thân bài.

- Kể các chi tiết trong buổi gặp gỡ ấy.

+ Mở đầu cuộc gặp gỡ như thế nào?

+ Diễn biến cuộc gặp gỡ ra sao? (các sự việc, không khí, quang cảnh,…).

+ Cuộc gặp gỡ kết thúc trong không khí như thế nào?

- Ý nghĩa của cuộc gặp gỡ là gì?

C. Kết bài.

- Cuộc gặp gỡ để lại trong em những ấn tượng gì? Giúp em mở rộng hiểu biết và quan hệ ra sao?

4 tháng 11 2019

Cảm ơn.

27 tháng 2 2022

giúp đi ạ

27 tháng 2 2022

Tham khảo :

 

Dàn ý kể lại câu chuyện về chú bé Lượm qua lời kể của người chú Hà Nội

1. Mở Bài
- Giới thiệu hoàn cảnh chú cháu gặp nhau: Vào cuối năm 1946, tại Hàng Bè, ngày Huế đổ máu.

2. Thân Bài
* Những chi tiết về Lượm:
- Dáng người loắt choắt, nom tưởng ốm yếu, ấy thế mà đôi chân lại nhanh nhẹn vô cùng, bên hông cậu đeo một cái xắc nho nhỏ, trên cái đầu nghênh nghênh đôi thêm chiếc mũ ca-lô hơi lệch về một phía.
- Lượm là một cậu bé yêu đời, yêu sống và cũng rất đỗi hồn nhiên, tâm hồn lúc nào cũng phơi phới, miệng liên tục huýt sáo, tung tăng nhảy chân sáo trên con đường rộng thênh thang.
- Tôi bỗng liên tưởng đến hình ảnh chú chim chích, nhỏ nhắn, hoạt bát đang thỏa sức bay nhảy.
- Lượm vừa đi vừa bảo: "Cháu làm liên lạc cũng mới một thời gian thôi, chủ yếu là ở đồn Mang Cá ấy chú ạ. Dù công việc có những lúc rất hồi hộp, khó khăn nhưng mà thích lắm chú ạ, thích hơn ở nhà nhiều. Cháu cảm thấy dường như mình đã đóng góp được chút gì đó cho quê hương rồi ấy, hì hì".
- Tôi đã nhận ra lòng yêu nước, lòng trung thành với cách mạng rất đáng quý của một tâm hồn non trẻ.
- Chúng tôi chia tay nhau, mỗi người một ngả, Lượm tiếp tục làm giao liên ở Huế còn tôi quay về Hà Nội.
* Sự hi sinh của Lượm
- Tháng 6/1949, tôi nhận được thư nhà báo tin dữ của Lượm, em hi sinh trong một lần làm nhiệm vụ.
- Em ngã xuống trên cánh đồng bất tận, dưới thân em là mùi thơm hương lúa mới, trước mắt em là bầu trời xanh bất tận. Và cũng là lần cuối em được thấy mảnh đất và bầu trời tươi đẹp của quê hương.

3. Kết Bài

- Tôi nhắm mắt, để không cho nước mắt tuôn rơi, tôi viết tặng em bài thơ đề "Lượm" để mãi ghi nhớ sự hi sinh anh dũng của người giao liên nhỏ tuổi mà tôi mãi còn đặt trong ký ức.
- Đất nước sẽ nhớ bóng hình em, máu em đã tô thắm cho nền độc lập tự do của dân tộc.

DÀN Ý KỂ VỀ NGƯỜI BẠN MỚI QUEN CỦA EM
1. Mở bài
Giới thiệu về người bạn của mình và nêu tình cảm.

2. Thân bài
- Kể hoàn cảnh quen người bạn mới
- Tả ngoại hình bạn mới
- Kỉ niệm đầu tiên của hai bạn
- Tình cảm của mình với bạn

3. Kết bài
Tình cảm của mình.