K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a. Mở bài

Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng từng gặp nhiều kỉ niệm đáng nhớ. Em cũng vậy, nhưng kỉ niệm làm em nhớ mãi lại vô cùng đặc biệt, bởi đó là về một lần em gặp xui.

b. Thân bài

  • Hôm đấy là một buổi sáng nghỉ hè, em được bố mẹ cho về quê chơi.
  • Về đến nhà bà, em xin phép được ra đồng đi dạo, ngắm cảnh và được bố mẹ cho phép.
  • Tuy nhiên khi đang đi do không để ý và không quen đường nên em đã trượt chân xuống một mương nước.
  • Mương nước khá sâu, nhưng nước cũng chỉ ở ngang đầu gối thôi.
  • Em bị xước nhẹ và ướt hết áo quần. Nhưng điều rất xui là em không thể tự mình leo lên được.
  • Lúc đấy là gần tối, mọi người đều đã về nhà, em đứng dưới đấy khá lâu nhưng không có ai đi qua cả, vừa sợ vừa tủi nên em đã ngồi khóc.
  • Đúng lúc đó, có tiếng xe đi qua, em vội lên tiếng gọi. Chú lái xe nghe thấy và đã kéo em lên và đưa em về nhà bà.
  • Về đến nhà, em mới biết là mọi người đều đã đi tìm em cả rồi, nên rất xấu hổ.
  • Cuối cùng em được mẹ đưa đi sửa soạn lại, bôi thuốc vào vết xước. Bố thì mắng em một trận nhớ đời.
  • Mãi sau này, mỗi khi em về quê, mọi người đều chọc ghẹo về chuyện em lỡ rớt xuống mương nước, khiến em vừa xấu hổ lại vừa ngại ngùng.

c. Kết bài

Kỉ niệm này tuy là một kỉ niệm không vui vẻ chút nào, thế nhưng vẫn khiến em ấn tượng mãi chính bởi sự nhiệt tình, yêu thương và quan tâm của mọi người dành cho em. Em sẽ mang kỉ niệm này đồng hành cùng mình mãi về sau.

nguồn:mạng

20 tháng 9 2021

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vào câu chuyện về những ký ức tuổi thơ.

2. Thân bài:

- Hoàn cảnh: Những ngày đầu lập nghiệp của cha mẹ, nghèo khổ, cà phê mất giá, bố mẹ phải trồng rau để bán, tôi khoảng 5 tuổi.

- Diễn biến:

+ Theo bố mẹ đi ra ruộng rau từ lúc 3 giờ sáng, nhìn bố mẹ làm việc và hai chị em tự chơi với nhau.

+ Một hôm đang ngồi chơi trên chõng tre thì thấy một đàn bọ cạp, hai chị em sợ quá chạy ra giẫm nát cả luống rau, còn bị gai cào xước chân.

+ Chúng tôi thì sợ hãi, mẹ thì xót xa, bố thì vừa buồn cười vừa thương.

3. Kết bài:

- Cảm nhận về ký ức tuổi thơ của mình.

Dàn ý 2

I. Mở bài

- Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhơ

- ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó

Chiều nay đi học về, trên đường về tôi gặp một cơn mưa và dừng lại trú mưa. Nhìn những hạt mưa bay bay cùng với những làn gió nhẹ thôi qua, chợt những kỉ niệm về mưa của tôi ùa về. có một kỉ niệm mà tôi nhơ nhất đó là năm cấp một. một lần đi chơi tôi đã dầm mưa và bị ốm cho nên phải nghỉ học. ba mẹ tôi bận việc nên không có nhà, và người chăm sóc tôi là cô giáo của tôi.

II. Thân bài

1. Miêu tả sơ nét về người mà làm nên kỉ niệm với bạn

- Hình dạng

- Tuổi tác

- Đặc điểm mà bạn ấn tượng

- Tính cách và cách cư xử của người đó

2. Giới thiệu kỉ niệm

- Đây là kỉ niệm buồn hay vui

- Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào

3. Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Kỉ niệm đó lien qua đến ai

- Người đó như thế nào?

4. Diễn biến của câu chuỵen

- Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào

- Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện

- Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện

5. Kết thúc câu chuyện

- Câu chuyện kết thúc như thế nào

- Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện.

III. Kết bài

Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp thời cắp sách đến trường. nó đã cho em một bài học qui giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này.

Dàn ý 3

1. Mở bài:

– Không khí tưng bừng đón chào ngày 20 – 11 ở trong trường lớp, ngoài xã hội.

– Bản thân mình: Nghĩ về thầy cô giáo và bồi hồi nhớ lại những kỉ niệm vui buồn cùng thầy cô, trong đó có một kỉ niệm không thể nào quên.

2. Thân bài:

– Giới thiệu về kỉ niệm (câu chuyện):

+ Đó là kỉ niệm gì, buồn hay vui, xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào?…

– Kể lại hoàn cảnh, tình huống diễn ra câu chuyện (kết hợp nghị luận và miêu tả nội tâm):

+ Kỉ niệm đó liên quan đến thầy(cô) giáo nào?

+ Đó là người thầy (cô) như thế nào?

+ Diện mạo, tính tình, công việc hằng ngày của thầy (cô).

+ Tình cảm, thái độ của học sinh đối với thầy cô.

– Diễn biến của câu chuyện:

+ Câu chuyện khởi đầu rồi diễn biến như thế nào? Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?…

+ Tình cảm, thái độ, cách ứng xử của thầy (cô) và những người trong cuộc, người chứng kiến sự việc.

– Câu chuyện kết thúc như thế nào? Suy nghĩ sau câu chuyện: Câu chuyện đã để lại cho em những nhận thức sâu sắc trong tình cảm, tâm hồn, trong suy nghĩ: Tấm lòng, vai trò to lớn của thầy (cô), lòng biết ơn, kính trọng, yêu mến của bản thân đối với thầy (cô).

3. Kết bài:

Câu chuyện là kỉ niệm, là bài học đẹp và đáng nhớ trong hành trang vào đời của tuổi học trò.

8 tháng 2 2022

a. Mở bài:

Giới thiệu về chuyến đi xa đầu tiên của em và lí do em được bố mẹ cho đi chơi (Ví dụ: Vì đạt được danh hiệu học sinh giỏi nên em được bố thưởng cho một chuyến đi chơi xa, đi nghỉ mát ở vịnh Hạ Long).

b. Thân bài:

Lần đầu được đi chơi xa với mỗi người một khác. Điều quan trọng là em biết lựa chọn sự việc, hành động có ý nghĩa để kể lại. Có thể kể theo trình tự sau:

Chuẩn bị cho chuyến đi, tâm lí chờ đợi.Khởi hành.Những sự việc, hành động ở nơi đến (ăn đồ hải sản ngon, tắm biển, đi xem Hòn Trống, Mái,;..).Kỉ niệm đáng nhố của em trong chuyến đi này.Trở về, tâm trạng.Tất cả các việc kể lại phải tập trung làm sáng tỏ một chủ đề nào đó và khắc hoạ được đặc điểm, tính cách của nhân vật được kể theo ý đồ của người kể chuyện.

c. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ (ấn tượng về chuyến đi thật sâu đậm; tự hứa cố gắng học để năm tới lại được bố cho đi chơi).

học tốt

 

16 tháng 12 2021

Tham Khảo:

a. Mở bài

Trong suốt những năm tháng cuộc đời, em đã trải qua rất nhiều lần được khen ngợi với rất nhiều lý do. Tuy nhiên lần khen ngợi mà em nhớ mãi cho đến bây giờ chính là khi em lần đầu tiên nấu cháo cho mẹ.

b. Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra sự việc

Lúc đấy em mới học lớp 5, bình thường em chỉ phụ mẹ vài việc lặt vặt trong bếp chứ chưa tự nấu cơm bao giờ.Hôm đấy là trưa thứ 7, em đang ngồi xem TV thì mẹ đi làm về.Mẹ rất mệt, nên không nấu cơm được. Bố thì đi công tác xa, nhà chỉ có 2 mẹ con, nên em quyết định tự mình vào bếp nấu một nồi cháo cho mẹ. 

-  Tả chi tiết sự việc.

Em xin phép mẹ vào bếp nấu cháo, tuy lo lắng nhưng vì mệt mỏi nên mẹ đã đồng ý.Đỡ mẹ nằm xuống nghỉ ngơi rồi em vào bếp bắt đầu nấu cháo.Những công đoạn đầu tiên tưởng chừng rất đơn giản vì thường ngày em vẫn phụ mẹ làm (đong gạo, vo rồi rửa sạch gạo...)Đến lúc cắt thịt, em gặp phải khó khăn, nhưng em vẫn cố gắng cắt thật cẩn thận. Sau đó cho vào máy xay.Em nấu cháo theo đúng các bước thường ngày mẹ vẫn làm với sự tỉ mỉ hết sức. Tuy là lần đầu tiên nhưng em không hề lóng ngóng chút nào.Đến công đoạn cuối cùng, em chạy ra vườn hái một nắm lá tía tô vào rửa sạch, rồi cho vào nồi cháo đang sôi.Sau khi xong xuôi, em bưng bát cháo vào buồng mời mẹ ăn.Lúc ấy mẹ đã rất cảm động, ôm em vào lòng và khen em rất giỏi.Tuy bát cháo hôm ấy không thật ngon nhưng mẹ bảo rằng đấy là bát cháo ngon nhất mẹ từng ăn.Sau hôm ấy, mẹ kể chuyện em tự nấu cháo cho mọi người. Ai cũng rất ngạc nhiên và khen ngợi em rất nhiều.

c. Kết bài

Những lời khen ngày hôm ấy của mẹ và mọi người đã làm em rất vui và hạnh phúc. Từ ngày hôm ấy, em có thêm một đam mê mới là nấu ăn. Tuy đã xảy ra lâu rồi nhưng kỉ niệm ngày hôm ấy em sẽ ghi nhớ mãi không bao giờ quên.

21 tháng 3 2022

bruh, hôm nay là 21\3 rồi :/

 

23 tháng 3 2022

bruh, hôm nay là 23/3 rồi :/

10 tháng 2 2022

Cái đề bài là mik ấn nhầm đấy

 

21 tháng 3 2022

hecker

 

Có bao giờ bạn thấy hiện lên từ trong mớ bòng bong kí ức một kỉ niệm nhỏ bé làm bạn mỉm cười một mình và vô cớ cảm thấy hạnh phúc? Bạn có biết cái ý nghĩ muốn làm cho mọi người vui vẻ bắt đầu từ đâu? Tôi đã tự hỏi như thế mỗi khi nhớ lại một buổi chiều tan trường xa xôi nhưng cứ vấn vương mãi trong tâm trí.

Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái.

 

Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.

- Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?

Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.

- Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.

Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.

Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muốn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.

- Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.

 

Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:

- Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.

- Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.

- Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.

Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.

- Con. . . - Tôi ngập ngừng. - Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.

Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.

Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.

Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đã nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.

7 tháng 1 2022

Tham khảo :

 

1. Mở bài

Dẫn dắt vào câu chuyện: giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện đó.

2. Thân bài

a. Nguyên nhân xảy ra câu chuyện

Đưa ra nguyên nhân xảy ra câu chuyện: Câu chuyện xảy ra khi nào? Ở đâu? Tại sao lại có kỉ niệm đó?

Bày tỏ tâm trạng, thái độ của em và tâm trạng, thái độ của bạn em trong hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: tức giận hay vui vẻ? Ngạc nhiên hay sững sờ

b. Diễn biến câu chuyện

Kể chi tiết những sự việc diễn ra liên tiếp nhau của câu chuyện theo trình tự thời gian để tránh bỏ sót sự việc: sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, xâu chuỗi với nhau hợp lí.

Xen kẽ vào những sự việc là cảm xúc của em và bạn em: đó là tâm trạng vui hay buồn? Ngạc nhiên hay hụt hẫng.

c. Kết quả

Nêu lên kết quả/ hậu quả cũng như kết thúc câu chuyện.

Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? Thái độ của em với người bạn đó là gì?

3. Kết bài

Khái quát lại, nội dung ý nghĩa câu chuyện.

26 tháng 10 2021

Tham khảo:

 

Trong cuộc đời, chắc hẳn ai cũng đã gặp may không nhiều cũng ít, tôi cũng không ngoại lệ. Trong đó, có một lần tôi sẽ không thể nào quên vì đã may mắn được giúp đỡ. Đó là hồi tôi còn học lớp Ba.

Lúc ấy, tôi chỉ là cậu bé tám chín tuổi nên vẫn còn ngây thơ, dại dột. Tôi vẫn còn nhớ rõ ngày hôm đó là thứ sáu, ngày mười ba. Không mê tín nhưng nghe mọi người nói thì đó là ngày xui nhưng lại là ngày may mắn của tôi. Hôm đó, mẹ cho tôi năm chục ngàn để mua sách. Khác mọi lần, lần này tôi chỉ đi có một mình. Vừa bước xuống khỏi thang cuốn, thay vì đi thẳng vào nhà sách tôi bỗng choáng ngợp với thiên đường trò chơi ở bên cạnh. Với một đứa con nít tuổi tôi, trò chơi luôn là thứ hấp dẫn nhất trên đời. Không chần chừ, tôi cứ thẳng tiến đến khu trò chơi.

Một thời gian trôi qua, trời cũng đã tối. Tôi nhận ra là mình vẫn chưa mua sách nên tạm biệt khu trò chơi chạy vội sang nhà sách. A! Cuốn sách cần tìm đây rồi. Tôi háo hức chạy đến chỗ cô thu ngân. Chạy vọt lên bác nọ đã chờ xếp hàng tự nãy giờ. Sau khi quét mã vạch, cô thu ngân đọc số tiền. Cả người tôi sững sờ. Lúc đó, tôi nghĩ: “Không! Không phải! Mình chỉ tưởng tượng thôi!”. Lại gần hơn một tí, tôi hỏi lại: “Giá tiền bao nhiêu ạ?”. Cô thu ngân nói lại giá tiền. Giá như lúc nãy tôi không phí tiền vào những trò vô bổ ấy thì có hay hơn không. Nhưng hối hận cũng đã muộn, rõ ràng là tôi không thể trả tiền mua sách. Chẳng lẽ, mất cả buổi chiều lại về nhà nói với mẹ là tôi không đủ tiền mua sách? Chứng kiến cảnh tượng đó, người đàn ông lúc nãy thò tay vào túi rút ra tờ 50.000 đồng thả nhẹ xuống đất. Sau đó, bác cúi xuống, nhặt tờ tiền lên, vỗ nhẹ vai tôi và nói: “Cháu ơi, cháu làm rơi tiền này!”

 

Lúc đó, tôi cũng đã hiểu hết mọi chuyện. Thật tình là tôi không ngửa tay xin bố thí, nhưng rõ ràng tôi rất tôn trọng sự giúp đỡ trong tình huống trớ trêu này. Tôi chẳng biết làm gì ngoài việc cảm ơn bác. Tôi thật sự xúc động vì qua cách ăn mặc giản dị của bác, tôi đoán bác không phải là một người giàu có. Quả thật số tiền đó rất cần với tôi vào lúc này.Tôi cầm cẩn thận tờ tiền đưa cho cô thu ngân. Cô tính tiền rồi cho sách và hóa đơn vào túi đưa cho tôi. Ra cổng tôi nghĩ rằng nên trả lại tiền thừa cho bác ấy nhưng khi quay lại thì bác ấy đã đi đâu mất. Không phải tiền mình nên tôi đã bỏ số tiền đó vào thùng từ thiện cạnh cửa ra vào. Sau đó, tôi ra về. Trên đường không thể nào thôi nghĩ về câu chuyện lúc nãy. Vì có cái đầu ham nghĩ nên nhiều câu hỏi xuất hiện trong tôi. Nếu không có số tiền giúp đỡ của bác ấy thì lúc bấy giờ tôi có thể yên tâm rảo bước về nhà không? Kinh tế gia đình bác ấy có khá không?

Dù đã ba năm trôi qua, tôi đã là cậu học trò lớp 6 nhưng vẫn không thể nào quên được kỉ niệm ngày hôm đó. Tôi vẫn ước mong có một ngày may mắn tình cờ được gặp lại người bác năm xưa để tôi nói lời cảm ơn và trả lại số tiền cho bác. Cũng từ trải nghiệm này, tôi tự hứa với bản thân luôn phải biết ngoan ngoãn, nghe lời ông bà cha mẹ, làm nhiều điều tốt để tạo ra may mắn cho chính mình và những người xung quanh.

21 tháng 9 2021

Dàn ý viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em

1. Mở bài

Giới thiệu về trải nghiệm sẽ được kể.

2. Thân bài

a. Giới thiệu khái quát về câu chuyện

  • Giới thiệu thời gian, không gian xảy ra câu chuyện.
  • Giới thiệu những nhân vật có liên quan đến câu chuyện.

b. Kể lại các sự việc trong câu chuyện

  • Điều gì đã xảy ra?
  • Vì sao câu chuyện lại xảy ra như vậy?
  • Cảm xúc của người viết khi xảy ra câu chuyện, khi kể lại câu chuyện?

3. Kết bài

Nêu cảm xúc của người viết với câu chuyện đã xảy ra.

21 tháng 9 2021
Có tri tiết hơn ko ạ