Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.văn tự sự, văn biểu cảm, văn thuyết minh
2.văn biểu cảm và văn tự sự có mối qan hệ mật thiết, gắn kết với nhau để thể hiện sinh động dạng văn đó mà không làm mất đi tính chất riêng của phương pháp biểu đạt chính
3.đề văn biểu cảm: * Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi học xong bài "Chiếc lượt ngà" của Nguyễn Quang Sáng
*Tình cảm của em đới với ngôi trường cấp 2
1.- Cao trào đấu tranh những năm 1930 - 1931 - với đỉnh cao Xô Viết - Nghệ Tĩnh - là trận thử lửa đầu tiên đối với lớp đoàn viên, thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn ta. Trong cuộc đối đầu đó, biết bao đồng chí đã tỏ rõ khí phách anh hùng và quyết tâm một lòng theo Đảng làm cách mạng, đã mở đầu cho truyền thống cách mạng vẻ vang của Đoàn, như : Cao Xuân Quế, Lê Cảnh Nhượng và nhiều đoàn viên ưu tú khác. Cũng trong trận thử lửa này, lịch sử đã để lại tấm gương oanh liệt của người đoàn viên thanh niên cộng sản Lý Tự Trọng với câu nói bất hủ "Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể có con đường nào khác" – câu nói đã trở thành phương châm hành động của tuổi trẻ Việt Nam.
2.- Trong phong trào đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cải thiện đời sống, Đoàn thanh niên Dân chủ tiếp nối Đoàn Thanh niên cộng sản Đông Dương trong sự nghiệp tổ chức, giáo dục động viên tuổi trẻ đi đầu thực hiện nhiệm vụ của Đảng giao cho. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp thanh niên đã trở thành làn sóng mạnh mẽ, đòi nhà toàn quyền Pháp ở Đông Dương phải ban hành một số quyền lợi của công nhân và lao động làm thuê, như: giảm giờ làm, tăng tiền lương tối thiểu, cấm cúp phạt bằng tiền, có chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ, ra sắc lệnh "ân xá" tù chính trị ở Đông Dương.
3.- Trong cao trào giải phóng dân tộc mà đỉnh cao là tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945, dưới ngọn cờ của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên tuổi trẻ cả nước góp phần xứng đáng vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa, xứng đáng là quân đội xung kích cách mạng, là lực lượng tiên phong, là hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng, nam, nữ thanh niên Việt Nam đứng lên cùng toàn dân đấu tranh kiên cường vì độc lập tự do của Tổ quốc. Thanh niên Việt Nam đã cùng toàn quân, toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Quyết tâm đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập"[1][1]. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
4.- Trong cuộc đấu tranh bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng và trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên hoạt động một cách công khai dưới chế độ mới và trưởng thành nhanh chóng về tư tưởng, tổ chức. Đoàn tập hợp hàng triệu đoàn viên, thanh niên làm nhiệm vụ xung kích bảo vệ và củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, xây dựng chế độ mới, chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của dân tộc. Tháng 12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của chủ tịch Hồ Chí Minh, với ý chí "cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh", thanh niên cả nước đã một lòng cùng toàn dân nêu cao tấm gương sáng ngời về tinh thần xả thân vì độc lập tự do, như Lê Gia Định - người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi đã hy sinh anh dũng và được truy tặng danh hiệu cao quý "Cảm tử quân số 1 của Thủ đô". Tinh thần của anh cũng là khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ:
"Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên"
Đoàn đã động viên thanh niên trên các mặt trận nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chiến đấu ngoan cường, đồng thời phát động trong tuổi trẻ cả nước phong trào toàn quân giết giặc, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn với một Điện Biên thiên anh hùng ca bất diệt. Qua 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Đoàn thanh niên và tuổi trẻ cả nước đã hiến dâng cho Tổ quốc hàng chục vạn đoàn viên, thanh niên ưu tú, gần 3 triệu người tham gia bộ đội chủ lực, 5 triệu lượt người tham gia dân quân du kích, công nhân hỏa tuyến … và biết bao tấm gương chiến đấu ngoan cường, góp phần làm rạng rỡ gương mặt Tổ quốc ta và làm cho thực dân Pháp phải chuốc lấy thất bại thảm hại.
"Lần đầu tiên trong lịch sử; một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân mạnh. Đó là thắng lợi của dân tộc Việt Nam, đồng thời là thắng lợi của các thế lực hòa bình, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên thế giới" [1][1] đưa cách mạng nước ta bước vào thời kỳ đấu tranh mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam, thời kỳ chống Mỹ, cứu nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Với tinh thần lao động quên mình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, Đoàn đã động viên các tầng lớp thanh niên tham gia vào công cuộc cải cách ruộng đất, xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Phong trào "Lao động tình nguyện vượt mức kế hoạch nhà nước" 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) đã có 2 triệu đoàn viên, thanh niên đăng ký tình nguyện, 6 vạn đoàn viên thanh niên thực hiện vượt mức kế hoạch, 22 ngàn thanh niên là chiến sĩ thi đua, 37 đoàn viên thanh niên được tặng danh hiệu anh hùng lao dộng, nhiều điển hình "Người tốt, việc tốt" trên các lĩnh vực, làm hậu thuẫn cho sự nghiệp giải phóng miền Nam.
5.- Trong công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, với ý chí "không có gì quý hơn độc lập tự do", với tinh thần "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước", dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đoàn đã động viên các tầng lớp thanh niên tham gia vào 2 phong trào "3 sẵn sàng" và "5 xung phong". Có 7 triệu đoàn viên thanh niên đã đăng ký tình nguyện; 21.000 đoàn viên thanh niên tham gia chống Mỹ, cứu nước; 1,5 triệu đoàn viên thanh niên nhận nhiệm vụ khó mà Đảng yêu cầu. Phong trào "3 sẵn sàng" và "5 xung phong" đã đáp ứng được nhiệt huyết của thanh niên, khao khát được cống hiến sức lực và trí tuệ cho đất nước, Đoàn đã động viên thanh niên cả nước góp phần đánh bại "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ", "Việt Nam hóa chiến tranh" và đặc biệt, với chiến dịch thần tốc mùa xuân 1975, cuộc đối đầu lịch sử của dân tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ đã làm cho đế quốc Mỹ, thất bại thảm hại trước sức mạnh và ý chí đấu tranh kiên cường của nhân dân Việt Nam dưới ngọn cờ của Đảng và Bác Hồ vĩ đại. Đoàn Thanh niên xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, đội tiên phong chiến đấu và chiến thắng. Đại thắng mùa xuân 1975 lại tô thắm thêm truyền thống của Đoàn.
6.- Đất nước thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tuổi trẻ Việt Nam tiếp tục gánh vác sứ mệnh to lớn là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, theo đường lối đổi mới của Đảng, Đoàn phát động thanh niên phong trào "tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", có 1,5 triệu đoàn viên đăng ký tình nguyện xây dựng : 23.639 công trình thanh niên, 10 vạn đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 1.720km; xây dựng 56 công trường, 35 khu kinh tế mới, 30 công trình thủy lợi, 289.639 sáng kiến.
Trong phong trào "3 xung kích làm chủ tập thể" có 2 triệu đoàn viên thanh niên tham gia đăng ký, 62.715 công trình thanh niên, 6.000 tập thể đạt danh hiệu tập thể học sinh xã hội chủ nghĩa, 1.195 đoàn viên thanh niên được tặng Huy chương tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc.
7.- Trong công cuộc đổi mới của Đảng, tuổi trẻ Việt Nam đã "hành quân theo bước chân những người anh hùng", "hành quân theo chân Bác", tiếp bước cha anh đi đầu trong công cuộc đổi mới, 2 phong trào "thanh niên lập nghiệp", "tuổi trẻ giữ nước" đã động viên hàng triệu đoàn viên thanh niên tham gia, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình trong lao động, chiến đấu, học tập, xây dựng cuộc sống mới.
Các phong trào "Xứng danh anh bộ đội cụ Hồ" thực hiện "6 điều Bác Hồ dạy", "Đoàn kết 3 lực lượng", "Đền ơn đáp nghĩa", "Sản xuất, kinh doanh giỏi", "3 mục tiêu dân số, sức khỏe, môi trường", "Dạy tốt, học tốt". "Học vì ngày mai lập nghiệp" … là biểu hiện cụ thể những cố gắng, nỗ lực vượt bậc của tuổi trẻ Việt Nam trong, thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh". Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh toàn quốc lần thứ VII (1997) lại một lần nữa khẵng định khẩu hiệu hành động của tuổi trẻ trong thời kỳ mới "Thanh niên Việt Nam xung kích, sáng tạo vì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước; vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ".
nó nói về tinh thần tự học đấy bạn chẳng qua bạn nên thêm một số dẫn chứng về dịch covid thôi
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần tự học trong học sinh hiện nay.
* Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện tích cực để thu nhận kiến thức và hình thành kỹ năng cho bản thân. Tự học cũng có nhiều hình thức: có khi là tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo… Song dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất.
1. Phân tích đề
- Yêu cầu: trình bày suy nghĩ về tinh thần tự học của học sinh hiện nay.
- Dạng đề: Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những sự việc, con người quan sát được trong thực tế đời sống.
- Phương pháp lập luận chính : giải thích, phân tích, bình luận.
2. Hệ thống luận điểm
- Luận điểm 1: Giải thích khái niệm về tinh thần tự học.
- Luận điểm 2: Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Luận điểm 3: Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
3. Lập dàn ý chi tiết
a) Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.
Ví dụ: Muốn học tập thật tốt, mỗi học sinh chúng ta không chỉ tiếp thu những kiến thức mà thầy cô dạy trên lớp mà còn cần có một phương pháp học tập phù hợp, có tinh thần tự học, có ý thức tự giác trong học tập.
b) Thân bài:
* Giải thích khái niệm
- Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức cho mình.
- Tự học là tự nỗ lực, khám phá và tìm kiếm các kiến thức một cách chủ động, tự lập tích cực.
- Tinh thần tự học là thái độ nghiêm túc, chăm chỉ cần mẫn, rèn luyện bền bỉ, không ngại khó khăn, vất vả của bản thân khi chủ động tiếp thu và lĩnh hội tri thức không thụ động.
-> Tinh thần tự học là phương pháp học tập tốt giúp chúng ta tiến bộ trong học tập.
* Vai trò, lợi ích của tinh thần tự học
- Tinh thần tự học giúp ta nắm bắt kiến thức sâu rộng và chủ động hơn.
- Tiếp thu và làm chủ kiến thức nhanh chóng
- Củng cố và giúp nắm vững kiến thức đã học
- Giúp ta ghi nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.
- Phát huy khả năng sáng tạo của bản thân.
- Kết quả học tập được nâng cao.
- Bài học trở nên hứng thú, nhiệt tình và say mê hơn.
- Giúp học sinh năng động hơn trong học tập.
- Phát triển kĩ năng tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin.
- Xây dựng cho bản thân tính dẻo dai, bền bỉ và nghị lực vượt khó.
...
* Làm thế nào để tự học có hiệu quả ?
- Cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập nhằm rút ra những kiến thức cần thiết, hữu ích cho bản thân.
- Chủ động mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của giáo viên.
- Tự học ở trường, tự học ở nhà, tự học ngoài xã hội...
- Với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu, cần phải trình bày ý kiến của mình với người dạy để hiểu và nắm chắc kiến thức.
- Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống
- Có kế hoạch tự học theo hướng dẫn hoặc theo hệ thống để đạt hiệu quả cao hơn
- Học cách tư duy và chủ động tiếp cận nguồn tri thức...
- Không tiếp cận, hiểu kiến thức một cách thụ động, nông cạn
* Bài học nhận thức và hành động
- Mỗi chúng ta cần nâng cao ý thức, tinh thần tự học, tự tìm tòi khám phá, năng động sáng tạo, không lười nhác
- Cần chủ động, tích cực, sáng tạo, độc lập trong học tập để chiếm lĩnh tri thức, vươn tới những ước mơ, hoài bão của mình.
- Phê phán lối học tủ, học vẹt, học đối phó
- Phê phán những người coi học tập là việc bị ép buộc và không có ý thức học hành.
c) Kết bài:
- Khẳng định lại vai trò to lớn của tinh thần tự học.
- Liên hệ bản thân.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/nghi-luan-ve-tinh-than-tu-hoc
- Thanh đứng nhìn cây hoàng lan và nhờ người gửi lời dặn đến Nga.
- Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm
- Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn mong chàng như ngày trước
+ Mỗi mùa Nga lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hướng
⇒ Dù chia xa nhưng Thanh và Lan vẫn luôn dành sự thương nhớ cho nhau, khiến bạn đọc có niềm tin vào một cái kết hạnh phúc của 2 người.
Khi gặp rắc rối hoặc đối diện một thử thách trong cuộc sống, thay vì hỏi: Tại sao? Sao lại là tôi? Thì bạn hãy hỏi: Mình sẽ phải làm gì? Mình sẽ làm như thế nào? Đặt những câu hỏi như thế sẽ có lợi cho ta vì ta cảm thấy bình tĩnh hơn, nhẹ nhàng hơn khi đối mặt với bất cứ chuyện gì. Ta dùng năng lượng và khả năng của chính bản thân để phản ứng lại với hoàn cảnh khắc nghiệt. Bởi bản thân không thể thay đổi những gì xảy đến, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự lựa chọn cho mình cách đối diện và vượt qua.Thành công không phải là đích đến cuối cùng, thất bại cũng chẳng phải vực sâu, đó chỉ là động lực để bạn vững vàng hơn trên con đường sắp bước.Đại dương mênh mông sẽ không thể đánh chìm một con tàu nếu nước không tràn vào bên trong nó. Cũng tương tự như thế, những khó khăn sẽ không thể quật ngã bạn nếu bạn không cho phép chúng làm thế.Vì vậy, đừng ngại sự đau khổ trong chốc lát, vì khi đau khổ, hoàn cảnh sẽ mở ra cho bạn cơ hội để trưởng thành và điều chỉnh lại bản thân thành con người nổi bật mà bạn có khả năng trở thành.
Rất nhiều người luôn dựa vào trực giác của họ trước khi quyết định công việc. Trực giác còn được gọi là “bản năng gốc” hay “trái tim”. Nó có thể là tiếng nói bên trong luôn mách bảo người ta. Có người nói: “Tôi tin vào trực giác của mình“, và sau đó coi nó là lựa chọn sáng suốt. Trên thực tế, ngoài trực giác, chúng ta còn có nhiều cách khác để ra quyết định.
Có những người thích thu thập nhiều thông tin trước khi ra một quyết định hợp lý. Một số người lại thích ra quyết định sau khi đã chia sẻ cảm xúc và cách nhìn nhận vấn đề với người khác. Một số khác lại cầu vào sự giúp đỡ tâm linh của chiêm tinh gia hay nhà nghiên cứu lý số, ví dụ “Kinh Dịch”.
Đây thực sự là một quá trình khó khăn và mất thời gian, đặc biệt là khi người ta phải chịu ảnh hưởng không mong đợi của những nhân tố cảm xúc tiêu cực, lo lắng kèm theo. Khi xuất hiện lo lắng, chúng ta bắt đầu tập trung vào nỗi sợ của chính mình hơn là nhìn thấy cơ hội. Khi ấy, các loại nguy cơ bỗng trở nên to lớn hơn một cách rõ rệt.
Vì thế nhận biết được trạng thái cảm xúc tiêu cực và lý do gây ra nó là việc rất quan trọng. Hãy viết những điều này xuống sổ tay của bạn vì nó sẽ giúp bạn nhận ra những gì đang ảnh hưởng đến các quyết định của mình. Và rồi, bạn hãy chọn cho mình một con đường đi chính xác nhất.
Ra quyết định bằng trực giác
Ra một quyết định tốt chính là cân bằng giữa kinh nghiệm sống, trí tuệ, bản năng đời thường và cả trực giác. Trạng thái tốt nhất khi ra quyết định chính là tinh thần bình thản, tự tin và tin theo trực giác của mình.
Tiến sĩ Laura Koniver, một bác sĩ chuyên nghiên cứu về trực giác đã gợi ý một số cách thức mà chúng ta có thể dùng để giải mã tư duy đang bị rối loạn giữa cảm xúc cá nhân và trực giác. Những kinh nghiệm này có lẽ sẽ giúp ích khi bạn cảm thấy đầu óc quá tải và không chắc chắn có thể hiểu được mình.
Trực giác hay chỉ là ý nghĩ?
Ý nghĩ của tôi đến từ đầu óc tôi hay sâu thẳm hơn trong con người tôi? Ở đây, Laura gọi phần sâu thẳm ấy là “Solar Plexus” (thuật ngữ gọi là Nê Hoàn Cung hoặc Luân Xa Tùng Thái Dương). Laura cho rằng nếu đến từ đầu óc bạn thì nó chính là tư duy, trong khi đó sâu xa hơn, nó có thể là trực giác.
Tư duy của tôi có dẫn đến cảm xúc không hay chỉ là một tiếng lòng điềm đạm và chắc chắn? Laura cho rằng trực giác thường yên lặng hơn và thực tế hơn, trong khi đó tiếng lòng thì luôn đầy tính biểu cảm.
Tôi có quá lo nghĩ không? Trực giác của bạn thường chỉ loé lên một lần rồi biến mất. Còn tiếng lòng lại luôn lặp lại vì nó có thể là kết quả của thói quen đã dưỡng thành từ trước như sợ hãi, nghi ngờ hay tự ti.
Tư duy của bạn đem đến sự giải thoát tư tưởng nhẹ nhàng hay căng thẳng ngay lập tức? Thường thì trực giác luôn là cảm giác “Đúng” và cho bạn một giải pháp đáng tin, có thể làm theo và thành công. Còn tư duy cảm xúc thì ngược lại, luôn tạo ra thêm nhiều nghi vấn, khiến bạn băn khoăn khi cứ phải suy xét lại mãi.
Những trở ngại của việc ra quyết định
Trong bài viết “Effective Decision Making” (Quyết định hiệu quả) của Skills You Need có liệt kê ra một số chướng ngại có thể cản trở việc ra quyết định hiệu quả như sau:
Quá nhiều thông tin: Điều này khiến bạn dễ cảm thấy bị ngợp. Quyết định nên thẳng thắn và đơn giản, vậy nhưng nhiều khi bạn lại đang làm nó phức tạp lên.
Quá ít thông tin: Khiến bạn cảm thấy hoang mang, không nắm được sự việc mà mình sắp quyết định. Những lúc ấy, bạn hãy thử gọi điện thoại cho bạn bè hoặc một người nắm rõ được thông tin để tìm hiểu thêm. Với nhiều thông tin hơn, bạn sẽ có nhiều góc độ hơn để cân nhắc.
Quá nhiều người tham gia vào việc ra quyết định: “Lắm thầy thối ma”, thật đúng như người xưa hay nói. Bạn vốn là một người có trách nhiệm với mọi người. Tuy nhiên thật không may là bạn sẽ phải ra những quyết định khó khăn, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều người. Một lời khuyên từ chuyên gia có thể sẽ hữu ích trong tình huống này.
Lợi ích cá nhân: Hãy luôn rõ ràng, minh bạch khi xác định lợi ích thực sự của bạn là gì. Nó là tác nhân quan trọng sẽ tác động đến quyết định của bạn.
Cảm xúc trói buộc hay chí công vô tư? Cả hai thái cực này đều cực đoan và sẽ mang đến vấn đề. Lý tưởng nhất là hãy chọn đúng điểm cân bằng mà hành xử công bằng với tất cả mọi người, trong đó có bạn.
Kiên nhẫn là một đức tính tốt
Khi không thể đưa ra quyết định sớm, rất có thể bạn sẽ phải trải qua những “tra tấn” nhất định về tinh thần. Bạn không thể phân biệt nổi đâu là trực giác, đâu là sự sợ hãi, hay đâu là điều bạn đang tự huyễn hoặc mình.
Những khi ấy, hãy bình tâm, đợi cho sự căng thẳng lắng xuống và suy xét thấu đáo hơn.
Có một câu nói của Lão Tử hoàn toàn chính xác cho hoàn cảnh này: “Hãy chờ cho đến khi nước đục dần trở nên trong”.
Điểm cốt lõi có lẽ là lòng kiên nhẫn, bởi đây không phải lúc ra quyết định. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi ra quyết định vào lúc không bình tĩnh, người ta dễ nhận phải kết cục không mấy tốt đẹp.
Trong “Đạo Đức Kinh” chương 15, Lão Tử viết: “Ai có thể (như nước) đang đục nhờ tĩnh lại mà dần dần trở nên trong. Ai có thể đang yên tĩnh vậy mà động ngay lúc cần thiết nhất. Bậc đắc đạo thì không tự mãn. Vì không tự mãn nên luôn tiếp thụ và đổi mới” (nguyên văn: “Thục năng trọc dĩ tĩnh chi từ thanh? Thục năng an dĩ động chi từ sinh? Bảo thử đạo giả, bất dục doanh. Phù duy bất doanh, cố năng tế nhi tân thành”).
Ý tứ ở đây đã rất rõ ràng. Lão Tử dạy người ta nên biết sống thuận theo Đạo. Ông hay lấy hình tượng Nước để ví von, đưa ra bài học cho người đời. Nhẫn chính là phải như Nước từ đục trở thành trong mà vẫn điềm tĩnh không oán trách, không nhờ cậy ai, chỉ tự nội tâm mình lắng xuống mà trở nên trong. Trí huệ của đời người phải học để trở thành như dòng nước ấy.
Đạo gia giảng Âm Dương tương hỗ, trong Dương có Âm và ngược lại. Một người khi tâm thái an tĩnh vô vi, tưởng như bất động nhưng khi cần hành động thì từ ngay trạng thái thanh tĩnh mà đưa ra hành động chính xác nhất.
Từ trong Tĩnh mà đã có Động, hàm chứa năng lượng to lớn để từ trạng thái chí Âm chí Tĩnh chuyển sang chí Dương chí Động, quyết liệt dứt khoát. Những kẻ tầm thường tuyệt đối không thể làm điều này, chỉ có bậc đắc Đạo, sống hài hòa với vũ trụ, tùy kỳ tự nhiên với đại trí huệ mới làm được.
Bây giờ là con đường do bạn chọn
Cần có lòng can đảm để lựa chọn và ra quyết định trong đời vì chỉ có bạn mới biết được điều gì là đúng, là tốt cho bản thân. Chúng ta ai cũng có thể gây ra lỗi lầm và lựa chọn sai, nhưng bạn đều có thể coi nó như là một cơ hội để học tập. Vì hành trình của cuộc đời thú vị nhất không phải là con đường bạn chọn mà chính là quá trình bạn bước từng bước tiến về phía trước.
Khi gặp rắc rối hoặc đối diện một thử thách trong cuộc sống, thay vì hỏi: Tại sao? Sao lại là tôi? Thì bạn hãy hỏi: Mình sẽ phải làm gì? Mình sẽ làm như thế nào? Đặt những câu hỏi như thế sẽ có lợi cho ta vì ta cảm thấy bình tĩnh hơn, nhẹ nhàng hơn khi đối mặt với bất cứ chuyện gì. Ta dùng năng lượng và khả năng của chính bản thân để phản ứng lại với hoàn cảnh khắc nghiệt. Bởi bản thân không thể thay đổi những gì xảy đến, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự lựa chọn cho mình cách đối diện và vượt qua.
Rất nhiều người luôn dựa vào trực giác của họ trước khi quyết định công việc. Trực giác còn được gọi là “bản năng gốc” hay “trái tim”. Nó có thể là tiếng nói bên trong luôn mách bảo người ta. Có người nói: “Tôi tin vào trực giác của mình“, và sau đó coi nó là lựa chọn sáng suốt. Trên thực tế, ngoài trực giác, chúng ta còn có nhiều cách khác để ra quyết định.
Có những người thích thu thập nhiều thông tin trước khi ra một quyết định hợp lý. Một số người lại thích ra quyết định sau khi đã chia sẻ cảm xúc và cách nhìn nhận vấn đề với người khác. Một số khác lại cầu vào sự giúp đỡ tâm linh của chiêm tinh gia hay nhà nghiên cứu lý số, ví dụ “Kinh Dịch”.
Đây thực sự là một quá trình khó khăn và mất thời gian, đặc biệt là khi người ta phải chịu ảnh hưởng không mong đợi của những nhân tố cảm xúc tiêu cực, lo lắng kèm theo. Khi xuất hiện lo lắng, chúng ta bắt đầu tập trung vào nỗi sợ của chính mình hơn là nhìn thấy cơ hội. Khi ấy, các loại nguy cơ bỗng trở nên to lớn hơn một cách rõ rệt.
Vì thế nhận biết được trạng thái cảm xúc tiêu cực và lý do gây ra nó là việc rất quan trọng. Hãy viết những điều này xuống sổ tay của bạn vì nó sẽ giúp bạn nhận ra những gì đang ảnh hưởng đến các quyết định của mình. Và rồi, bạn hãy chọn cho mình một con đường đi chính xác nhất.
Ra quyết định bằng trực giác
Ra một quyết định tốt chính là cân bằng giữa kinh nghiệm sống, trí tuệ, bản năng đời thường và cả trực giác. Trạng thái tốt nhất khi ra quyết định chính là tinh thần bình thản, tự tin và tin theo trực giác của mình.
Tiến sĩ Laura Koniver, một bác sĩ chuyên nghiên cứu về trực giác đã gợi ý một số cách thức mà chúng ta có thể dùng để giải mã tư duy đang bị rối loạn giữa cảm xúc cá nhân và trực giác. Những kinh nghiệm này có lẽ sẽ giúp ích khi bạn cảm thấy đầu óc quá tải và không chắc chắn có thể hiểu được mình.
Trực giác hay chỉ là ý nghĩ?
Ý nghĩ của tôi đến từ đầu óc tôi hay sâu thẳm hơn trong con người tôi? Ở đây, Laura gọi phần sâu thẳm ấy là “Solar Plexus” (thuật ngữ gọi là Nê Hoàn Cung hoặc Luân Xa Tùng Thái Dương). Laura cho rằng nếu đến từ đầu óc bạn thì nó chính là tư duy, trong khi đó sâu xa hơn, nó có thể là trực giác.
Tư duy của tôi có dẫn đến cảm xúc không hay chỉ là một tiếng lòng điềm đạm và chắc chắn? Laura cho rằng trực giác thường yên lặng hơn và thực tế hơn, trong khi đó tiếng lòng thì luôn đầy tính biểu cảm.
Tôi có quá lo nghĩ không? Trực giác của bạn thường chỉ loé lên một lần rồi biến mất. Còn tiếng lòng lại luôn lặp lại vì nó có thể là kết quả của thói quen đã dưỡng thành từ trước như sợ hãi, nghi ngờ hay tự ti.
Tư duy của bạn đem đến sự giải thoát tư tưởng nhẹ nhàng hay căng thẳng ngay lập tức? Thường thì trực giác luôn là cảm giác “Đúng” và cho bạn một giải pháp đáng tin, có thể làm theo và thành công. Còn tư duy cảm xúc thì ngược lại, luôn tạo ra thêm nhiều nghi vấn, khiến bạn băn khoăn khi cứ phải suy xét lại mãi.
Những trở ngại của việc ra quyết định
Trong bài viết “Effective Decision Making” (Quyết định hiệu quả) của Skills You Need có liệt kê ra một số chướng ngại có thể cản trở việc ra quyết định hiệu quả như sau:
Quá nhiều thông tin: Điều này khiến bạn dễ cảm thấy bị ngợp. Quyết định nên thẳng thắn và đơn giản, vậy nhưng nhiều khi bạn lại đang làm nó phức tạp lên.
Quá ít thông tin: Khiến bạn cảm thấy hoang mang, không nắm được sự việc mà mình sắp quyết định. Những lúc ấy, bạn hãy thử gọi điện thoại cho bạn bè hoặc một người nắm rõ được thông tin để tìm hiểu thêm. Với nhiều thông tin hơn, bạn sẽ có nhiều góc độ hơn để cân nhắc.
Quá nhiều người tham gia vào việc ra quyết định: “Lắm thầy thối ma”, thật đúng như người xưa hay nói. Bạn vốn là một người có trách nhiệm với mọi người. Tuy nhiên thật không may là bạn sẽ phải ra những quyết định khó khăn, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều người. Một lời khuyên từ chuyên gia có thể sẽ hữu ích trong tình huống này.
Lợi ích cá nhân: Hãy luôn rõ ràng, minh bạch khi xác định lợi ích thực sự của bạn là gì. Nó là tác nhân quan trọng sẽ tác động đến quyết định của bạn.
Cảm xúc trói buộc hay chí công vô tư? Cả hai thái cực này đều cực đoan và sẽ mang đến vấn đề. Lý tưởng nhất là hãy chọn đúng điểm cân bằng mà hành xử công bằng với tất cả mọi người, trong đó có bạn.
Kiên nhẫn là một đức tính tốt
Khi không thể đưa ra quyết định sớm, rất có thể bạn sẽ phải trải qua những “tra tấn” nhất định về tinh thần. Bạn không thể phân biệt nổi đâu là trực giác, đâu là sự sợ hãi, hay đâu là điều bạn đang tự huyễn hoặc mình.
Những khi ấy, hãy bình tâm, đợi cho sự căng thẳng lắng xuống và suy xét thấu đáo hơn.
Có một câu nói của Lão Tử hoàn toàn chính xác cho hoàn cảnh này: “Hãy chờ cho đến khi nước đục dần trở nên trong”.
Điểm cốt lõi có lẽ là lòng kiên nhẫn, bởi đây không phải lúc ra quyết định. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi ra quyết định vào lúc không bình tĩnh, người ta dễ nhận phải kết cục không mấy tốt đẹp.
Trong “Đạo Đức Kinh” chương 15, Lão Tử viết: “Ai có thể (như nước) đang đục nhờ tĩnh lại mà dần dần trở nên trong. Ai có thể đang yên tĩnh vậy mà động ngay lúc cần thiết nhất. Bậc đắc đạo thì không tự mãn. Vì không tự mãn nên luôn tiếp thụ và đổi mới” (nguyên văn: “Thục năng trọc dĩ tĩnh chi từ thanh? Thục năng an dĩ động chi từ sinh? Bảo thử đạo giả, bất dục doanh. Phù duy bất doanh, cố năng tế nhi tân thành”).
Ý tứ ở đây đã rất rõ ràng. Lão Tử dạy người ta nên biết sống thuận theo Đạo. Ông hay lấy hình tượng Nước để ví von, đưa ra bài học cho người đời. Nhẫn chính là phải như Nước từ đục trở thành trong mà vẫn điềm tĩnh không oán trách, không nhờ cậy ai, chỉ tự nội tâm mình lắng xuống mà trở nên trong. Trí huệ của đời người phải học để trở thành như dòng nước ấy.
Đạo gia giảng Âm Dương tương hỗ, trong Dương có Âm và ngược lại. Một người khi tâm thái an tĩnh vô vi, tưởng như bất động nhưng khi cần hành động thì từ ngay trạng thái thanh tĩnh mà đưa ra hành động chính xác nhất.
Từ trong Tĩnh mà đã có Động, hàm chứa năng lượng to lớn để từ trạng thái chí Âm chí Tĩnh chuyển sang chí Dương chí Động, quyết liệt dứt khoát. Những kẻ tầm thường tuyệt đối không thể làm điều này, chỉ có bậc đắc Đạo, sống hài hòa với vũ trụ, tùy kỳ tự nhiên với đại trí huệ mới làm được.
Bây giờ là con đường do bạn chọn
Cần có lòng can đảm để lựa chọn và ra quyết định trong đời vì chỉ có bạn mới biết được điều gì là đúng, là tốt cho bản thân. Chúng ta ai cũng có thể gây ra lỗi lầm và lựa chọn sai, nhưng bạn đều có thể coi nó như là một cơ hội để học tập. Vì hành trình của cuộc đời thú vị nhất không phải là con đường bạn chọn mà chính là quá trình bạn bước từng bước tiến về phía trước.