Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 1: Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.
Bài 2:
Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
Theo nghĩa đen, “nguồn” là nơi bất đầu cùa dòng nước. Theo nghĩa bóng, “nguồn” là ẩn dụ chỉ công lao tạo lập nên những thành quả của con người đi trước dành cho các thế hệ sau. “Nước có nguồn” nên “uống nước” hiểu theo nghĩa bóng là thừa hưởng thành quả mà người đi trước, thế hệ trước để lại. Câu tục ngữ mượn mối quan hệ khăng khít giữa “nguồn” và “nước” trong tự nhiên để nói với chúng ta một cách thấm thía về triết lí sống: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” là hoàn toàn đúng đắn. Lẽ thường, khi hưởng thụ một thành quả, người ta thường quên đi sự khó nhọc của những người đã làm nên thành quả ấy. Chính vì thế, người lao động xưa đã chọn thời điểm “bưng bát cơm đầy” thời điểm của sự hưởng thụ - để cất lên riếng nhắn nhủ thật thấm thía:
“Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.
Thì ra cái “dẻo thơm” của giờ phút hưởng thụ lại bắt nguồn từ giọt mồ hôi của:
“Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”.
Mở rộng ra, mọi thành quả mà chúng ta có được hôm nay đều có nguồn gốc từ công sức của bao người. Đất nước Việt Nam hôm nay là thành quả của tổ tiên ta suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ta lớn lên trong bao sự tích: sự tích bánh chưng, bánh giầy, sự tích tre đằng ngà với chiến công của người anh hùng làng Gióng, sự tích trầu cau, sự tích hòn Trống Mái... Mọi thứ quanh ta: trang sách, ngòi bút, con đường đến trường, hàng cây bên đường, bài giảng của thầy có... tất cả đều ẩn chứa một sự tích, nguồn gốc đều là kết tinh từ công sức của bao người. Bản thân sự trương thành của mỗi chúng ta cũng nhờ thầy cô, cha mẹ.
Như vậy, trong cuộc sống, không có ,thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên. Chính vì thế, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam luôn có những lời thấm thía nhắc nhở ta về lòng biết ơn với người nghệ sĩ và công lao của những người đi trước:
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Và:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc:
Không thầy đố mày làm nên.
Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn” đã hóa thân thành nhừng lập tục đẹp đẽ của người Việt Nam. Biết ơn các vua Hùng dựng nước, dân ta có ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Biết ơn các thương binh, liệt sĩ đã đổ xương máu để giữ hòa bình, chúng ta có ngày 27-7. Triết lí sống “uống nước nhớ nguồn" đã trở thành bản lĩnh sống, là một nét nhân cách đẹp đẽ. Nguyền Trãi ăn "lộc" vua nhưng lại tâm niệm “đền ơn kẻ cấy cày”. Trần Đăng Khoa biết từ những khó nhọc của cha mẹ để thấy rõ hơn trách nhiệm của mình:
“Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan”
(Khi mẹ vắng nhà)
Trong thực tế, không phải không có những kẻ vô ơn, thậm chí quay lưng phản bội lại những người đã có công lao đối với mình. Đó là những kẻ ích kỉ, giả dốì, như nhân vật Lí Thông trong truyện cổ tích “Thạch Sanh”. Những kẻ vô ơn đó bị xã hội khinh ghét và sớm muộn cũng sẽ phải trả giá cho sự vô ơn của mình.
Dạy cho con người lòng biết ơn, câu tục ngữ “uổng nước nhớ nguồn” có một giá trị nhân vãn đẹp đẽ. Lòng biết ơn khiến con người biết sống thủy chung, ân nghĩa. Nhờ lòng biết ơn mà các thế hệ kết nối với nhau bởi tình người. Lòng biết ơn khi hóa thân thành hành động cụ thể là động lực đề giữ gìn, xây dựng cuộc sống ngày một đẹp hơn. Bác Hồ nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Câu nói ấy đã thể hiện cao nhất hành động “nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” là phải giữ gìn, bảo vệ thành quả của những người đi trước, khiến nó trở nên phóng phú, đẹp đẽ hơn. Chúng ta là thành quả của cha mẹ, thầy cô. Đến lượt mình, chúng ta phải đi xa hơn nữa, vươn tới những chân trời mới. Có như thế mới thật sự đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành của thầy cô, cha mẹ. “Nhớ nguồn”, ở đây cũng đồng thời là lối sống có trách nhiệm, vị tha. Biết vì thế hệ sau - đó là biểu hiện đẹp nhất của “nhớ nguồn”. Có như thế, chúng ta chẳng những tỏ lòng biết ơn mà còn xứng đáng với nhân cách, tấm lòng của thế hệ đi trước. Một điều rất quan trọng nữa là phải biết tự tạo lập cho mình những thành quả cho thế hệ sau.
“Uống nước nhớ nguồn” là đạo lí làm người được đúc kết từ bao đời nay. Đó cũng là “nguồn nước” trong trẻo mà cha ông ta đã bao đời gạn đục, khơi trong để truyền lại cho chúng ta hôm nay. Chúng ta phải biết giữ gìn “nguồn nước" ấy và biến nó thành hiện thực trong nhân cách sống và lối sống của mỗi con người. Đối với học sinh chúng ta, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi là cách đền ơn thiết thực nhất với công lao của cha mẹ, thầy cô và xã hội.
- Em đi xa nhớ bảo vệ sức khỏe nhé! => giữ gìn hoặc chăm sóc - Đồ vật làm bằng gỗ tốt thì sử dụng được lâu dài. Còn những đồ làm bằng xấu dù làm rất cầu kì, mĩ lệ thì cũng chỉ dùng được trong một thời gian ngắn
=>đẹp đẽ
Câu chuyện của mình được lấy cảm hứng từ cuốn Thần Đồng Đất Việt "Quán ăn thi phú", nhưng hơi khác một chút, bạn xem có được không.
Chuyện kể rằng, ở một làng nọ chỉ có một quán ăn duy nhất, tên là Hương Lâu. Hàng ngày mỗi khi đi làm mệt nhọc trở về, dân làng đều ghé vào quán đó ăn, vậy nên Hương Lâu lúc nào cũng đông khách. Nhưng bà chủ Hương Lâu lại là một người ít học, thô lỗ, thường xuyên quát mắng, vậy mà dân làng vẫn nể bụng. Hương Lâu càng ngày càng phát tài, khiến cho bà chủ quán nghĩ rằng sẽ chẳng có một ai có thể cạnh tranh được với mình. Rồi một ngày nọ, bỗng có một đoàn người kéo đến làng ấy để mở một quán ăn, tên là Tửu Tiên. Dân làng tò mò kéo nhau sang xem. Ông chủ ở đây là một người nho nhã, điềm đạm, lại có học thức, có tài thơ phú, đối đáp, thức ăn và phục vụ lại chẳng kém gì Hương Lâu. Dân làng ai cũng thích thú, các bậc trưởng lão, những người có học trong làng được cơ hội vừa ăn uống no nê lại vừa được thử tài. Dần dần, Tửu Tiên đông khách, còn Hương Lâu lại ế khách đến suýt phải đóng cửa.
-Bài học rút ra: Có thể chúng ta giống nhau về xuất thân, ngoại hình, tiền bạc, nhưng muốn thành công và vượt lên người khác, nhất định phải có tri thức. Vậy nên chúng ta cần phải hăng say đọc sách để trau dồi vốn kiến thức của mình, luôn cầu tiến, ham học hỏi để ngày một tiến bộ hơn.
Mỗi lần làm thơ là cảm thấy mình lại sến thêm vài phần. :)) Không hiểu sao mình lại nghĩ được ra cái này nhỉ.
Cuốn sách là thầy giáo của ta
Đem cho ta bao điều mới lạ
Dù trang sách nhỏ hay là dày
Cũng chứa điều hay và bổ ích
Những cuốn sách, truyện nhìn là thích
Đọc xong rồi, khúc khích không thôi.
Họ hàng sách còn là tờ báo mới
Để đọc những tin tức hàng ngày
Sách cho ta bay đến giới thần tiên,
Gặp mẹ hiền, cả anh Khoai, cô Tấm
Trăm giấc mơ được sách ủ cho ấm
Trí thông minh cũng bởi sách mà nên.
Làm thiên tài? Phải chăm đọc sách trước
Đọc càng nhiều, lại càng hiểu được sâu
Trí tuệ ta cao siêu mãi được đâu
Muốn trau dồi thì hãy cùng đọc sách.
Từ “bảo vệ” mang sắc thái trang trọng, hoàn cảnh một lời dặn dò mang tính thân mật, gần gũi, đời thường này chưa phù hợp
- Nên thay bằng từ giữ/ giữ gìn
Từ mĩ lệ dùng sai vì từ này thường chỉ phong cảnh đẹp mà không dùng để chỉ vật đẹp
- Thay thế bằng từ đẹp/ đẹp đẽ
Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.
Quy trình sản xuất gốm Bát Tràng
Công việc đầu tiên của việc tạo gốm là khâu xử lý đất sét. Ðất sét được lấy từ trong làng hay những vùng khác như Hổ Lao, Trúc Thôn (Ðông Triều), được đem về ngâm trong bể chứa nước. Bể thứ nhất được gọi là “bể đánh” dùng để ngâm đất sét khô vào khoảng 3 – 4 tháng.Khi đất chín người ta đánh thành dịch lỏng sau đó đổ chất dịch lỏng sang bể thứ hai gọi là” bể lắng”. Tiếp đó, các tạp chất sẽ nỗi trên bề mặt chất dịch lỏng sẽ được tách ra khỏi các tạp chất và đưa sang bể thứ ba gọi là “bể phơi” trong thời gian khoảng 3 – 4 ngày. Cuối cùng, chất dịch lỏng được sang bể thứ tư gọi là “bể ủ”. Thời gian ủ càng lâu thì đất càng tốt.
Bước thứ hai là nặn cốt, sửa hàng và phơi khô sản phẩm. Người thợ có thể chọn các khuôn in bằng gỗ hoặc thạch cao. Các sản phẩm sau khi đã lên khuôn, người thợ sửa hàng và phơi khô sản phẩm.
Bước thứ ba là quét men, sau đó người thợ có tay nghề sẽ vẽ hinh ảnh sống động để tạo ra nhưng sản phẩm thật đẹp mắt. Tuỳ theo màu sắc của lớp men mà người thợ dùng thích hợp cho các sản phẩm gốm. Có 05 loại men khác nhau là: men rạn, men thô, men chảy, men trơn và men lam.
Công đoạn cuối cùng là cho gốm vào lò, trước kia ở Bát Tràng có nhiêu loại lò khác nhau như : lò bầu, lò ếch, lò hình hộp và lò ga. Nhưng giờ đây, người dân Bát Tràng chỉ sử dụng hai loại lò chính là: lò hình hộp và lò ga. Lò hình hộp xây bằng gạch chịu nhiệt cao, là loại lò phổ biến hiện nay tại Bát Tràng. Thông thường thời gian đốt lò kéo dài khoảng 3 ngày 3 đêm, và mở cửa lò để nguội khoảng 2 ngày 2 đêm.
Hình thành thương hiệu
Hiện nay, làng gốm sứ Bát Tràng đã sản xuất khá nhiều mặt hàng, phong phú về chủng loại và đa dạng về kiểu dáng. Đồ gốm Bát Tràng không những có mặt trên khắp mọi miền của đất nước mà còn nổi tiếng ở thị trường nước ngoài. Sản phẩm của làng gốm Bát Tràng được xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan..v.v. với tổng kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên đến hơn 40 triệu USD.
Sự phát triển của làng gốm Bát Tràng còn giải quyết được vấn đề thất nghiệp, và đặc biệt là giải quyết tình trạng thiếu việc làm tại khu vực nông thôn. Tại làng nghề này, hầu hết tất cả mọi người, thậm chí cả người già và trẻ nhỏ đều có việc để làm. Hơn 80% người dân trong làng sinh sống bằng nghề sản suất gốm sứ. Sự phát triển sản xuất nhanh chóng tại làng gốm Bát Tràng không chỉ tạo đủ việc làm cho người dân địa phương mà còn thu hút khoảng 3.000 – 5.000 lao động với mức lương trung bình từ 600.000đ – 700.000đ mỗi tháng ở những khu vực lân cận đến làm việc hàng ngày.
Từ tháng 11-2004, thương hiệu “Bát Tràng – Việt Nam” được công bố và chính thức quảng bá thương hiệu cho hàng gốm sứ lâu đời của Việt Nam trên thị trường thế giới. Sự kiện này là một bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng. Đó là một sự khẳng định vị thế và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển và hội nhập với quốc tế.
Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Bài Một thứ quà của lúa non: Cốm,trích trong tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì.
Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dângcủa những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.
Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toần bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn và bay bổng.
Mở đầu, tác giả không vội trưng ra vẻ đẹp, vẻ thanh của cốm mà từ từ dẫn dắt người đọc đến với thứ quà đặc biệt này bắt đầu từ nguồn gốc của nó:
Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên liồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cảnh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không'? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng cong xuống, nặng vì chất quỷ trong sạch của Trời.
Ngòi bút tài hoa của Thạch Lam đã biến một câu giải thích hết sức giản đơn là cốm được làm từ lúa nếp non thành cả một đoạn văn giàu tính nghệ thuật được dệt nên bởi những hình ảnh và từ ngữ đẹp đẽ, trau chuốt có sức hấp dẫn lạ lùng! Chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí và tâm trạng của nhà văn để cùng cảm nhận tất cả những gì có liên quan đến cốm: cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ,...nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Lá sen được dùng để gói cốm. Hương thơm của lá quyện vào cốm, tạo cho cốm một mùi thơm đặc biệt, khó quên. Đó là mùi thơm mát của lúa non cùng hương vị ngàn hoa cỏ trên những cánh đồng xanh bát ngát.
Cách mở bài như thế rất tự nhiên, sinh động và cuốn hút. Dường như tác giả đã vận dụng tối đa các giác quan để cảm nhận nguồn gốc thiên nhiên trong sạch, thuần khiết của cốm.
Thạch Lam không đi sâu giới thiệu cách thức làm ra cốm mà chỉ viết vắn tắt: Đợi đến lúc vừanhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về. Rồi đến một loạt cách chếbiến, những cách thức làm từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gìn, các cô gái làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...
Ở ngoại thành Hà Nội, có tới mấy làng nghề làm cốm nhưng cốm làng Vòng vẫn nổi tiếng là dẻo và thơm nhất. Thời xưa, cốm Vòng được dùng để tiến vua. Hằng năm, cứ đến độ thu sang là người Hà Nội lại nhớ đến cốm Vòng, lại ngóng trông những cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng và dáng đi nhịp nhàng, uyển chuyển.
Có lẽ tất cả sự trân trọng và tình cảm mến yêu của tác giả đối- với món cốmđược thể hiện tập trung nhất ở lời nhận xét trân trọng sau đây: Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng qué nội cỏ... Cốm vốn được làm từ hạt lúa non của giống nếp cái hoa vàng nổi tiếng. Một ngày đầu tháng tám, đi dạo ở những vùng trồng lúa, ta sẽ thấy ngạt ngào mùi lúa chín xen lẫn mùi cỏ, mùi đất của què hương, làm cho lòng nhẹ nhõm và phơi phới.
Cốm gắn liền với phong tục tập quán củà dân tộc ta - một dân tộc chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước. Cũng như bánh chưng, bánh giầy, cốm là sản phẩm được làm ra từ hạt lúa. Vượt khỏi giá trị vật chất, cốm đã trở thành một sản phẩm chứa đựng giá trị tinh thần của đời sống văn hóa dân tộc Việt. Ta có thể thấy rõ sự ngạc nhiên thích thú của Thạch Lam khi ông viết:
Ai đã nghĩ đầu tiên cốm để làm quà sêu Tết. Không còn gì hợp hơn với sự vương vít của tơ hồng, thức quà trong sạch, trung thành như các việc lễ nghi. Hồng cốm tốt đôi... Và không bao giờ có hai màu lại hòa hợp hơn được nữa: màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, hai vị nâng đỡ nhau để hạnh phúc được lâu bền...
Nhà văn đã nhận ra ý nghĩa sâu xa trong việc dùng hồng và cốm làm quà sêu Tết. Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, còn gì quý hơn là hồng với cốm? Cốm là thức dâng của đất trời, có hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà, là sự kết tinh của nhiều giá trị (thiên nhiên và công sức con người). Cốm màu xanh ngọc, hồng mậu đỏ thắm. Hai màutương phản đi với nhau thật ăn ý, tượng trưng cho sự hòa hợp âm dương, cho trai gái xứng đôi vừa lứa và cũng là hi vọng vào mối nhân '-duyên tốt đẹp, vững bền.
Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm đến cách thưởng thức cốm. Bởi côm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bây giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, củng như trời sinh cốm nằm ủ trong lả sen... Củng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng què vào lòng.
Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.
Bài văn trên đây xứng đáng được coi là một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.
Bài làm
Bác đã giành độc lập
Cho dân tộc Việt Nam
Tuy rằng Bác còn mệt.
Nhưng vẫn nhớ Thiếu Nhi
Gửi thư về mỗi năm
Cho các cháu Nhi Đồng
Nhân dịp trung thu đến
Nhân dịp tết thiếu nhi.
Nay Bác đã không còn
Nhưng vẫn cháu vẫn yêu Bác,
Vì thế cháu đã làm
Theo 5 điều Bác dạy:
Yêu tổ quốc yêu đồng bào
Học tập tốt, lao động tốt
Đoàn kết tốt kỉ luật tốt
Giữ gìn vệ sinh thật tốt
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
Những điều Bác mong muốn
Là 5 điều Bác dạy,
Trẻ con đã cố gắng
Thực hiên những điều đó
Học tập thật chăm chỉ
Và làm những điều tốt
Giúp ích cho xã hội.
✫¸.•°*”˜˜”*°•✫ Ṱђầภ Ḉђết ✫•°*”˜˜”*°•.¸✫ Thanh kiu bạn Ỉn nhiều ạ , kkk
Thiếu nhi ta vâng lời Bác
Năm điều ấy khi Bác Hồ dạy
Trong ký ức của mỗi thiếu nhi
Dù Bác mất nhưng năm điều ấy không phai mờ
Cho dù đi đâu nó luôn sát cánh cùng thiếu nhi.
Đối với mỗi học sinh Việt Nam khi đến trường, 5 điều Bác Hồ dạy chính là những thứ mà các em được tiếp xúc rất sớm và là hành trang trên con đường học tập của các em. Sau đây, em xin kể về câu chuyện của em và thật hạnh phúc khi em đã làm theo 1 trong 5 điều Bác Hồ dạy "Giữ gìn vệ sinh thật tốt".
Ngày hôm đó là ngày trực nhật của em và bạn cùng bàn. Tuy nhiên, vì bạn cùng bàn của em bị ốm nghỉ học nên em hoàn toàn phải làm công việc đó một mình. Sau giờ học, sau khi các bạn trong lớp ra về hết, em cảm thấy thực sự rất muốn về nhà. Trong đầu em lúc đó nghĩ là "Về nhà giờ này là được xem ti vi, ăn bánh ngọt. Bây giờ mà ở lại dọn dẹp thì thực sự mệt muốn chết. Với cả cũng đâu có ai giám sát mình đâu, về cũng chả ai biết". Em đã nghĩ như thế và ý định trốn trực nhật đã lóe lên trong đầu em. Tuy nhiên, em đột nhiên nhìn thấy tấm bảng 5 điều Bác Hồ dạy ở trên tường. Trên đó có dòng chữ "Giữ gìn vệ sinh thật tốt" và "Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Em bỗng cảm thấy quá xấu hổ về chính mình, rằng tại sao mình lại ý thức kém, thiếu tự giác và không thật thà như thế. Dọn dẹp chính là để góp phần mình vào việc giữ gìn trường lớp xanh sạch đẹp. Nếu như việc nhỏ như này mà em còn không làm thì sao có thể làm được việc lớn đây? Chính vì vậy, em đã ở lại và hoàn thành xong công việc trực nhật của mình. Về đến nhà, em cảm thấy thật vui vì đã góp 1 phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp, cùng các bạn xây dựng nên 1 môi trường học tập trong lành.
Tóm lại, việc làm theo 5 điều Bác Hồ dạy chính là điều cần thiết ở mỗi học sinh. Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy không chỉ để trở thành những người tốt hơn mà còn trở thành những công dân có ích trong cộng đồng, đất nước.
đề:)?