Gíú​p mk vs nhé​...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2018

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Học, học nữa, học mãi”

II.Thân Bài:

1. Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

- Học là gì?

- Học nữa là gì?

-Học mải là j?

2. Ý nghĩa của việc “ Học, học nữa, học mãi”

3. Nên học tập ở đâu và phương pháp học
- Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
- Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
- Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

4. Nêu những lối học sai lầm
- Học tủ, học vẹt,….
- Học vì lợi ích
- Học vì ép buộc

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ về “ Học, học nữa, học mãi”
Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “ Học, học nữa, học mãi” .

15 tháng 3 2017

Đề bài 1: Giải thích câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Bài làm

Ca dao tục ngữ từ xưa đến nay vẫn luôn là những bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đúc kết để lại cho con cháu. Chúng không cũ đi, mà vẫn luôn có giá trị trong cuộc sống của chúng ta hôm nay và mãi mãi về sau. Có những câu ca dao khuyên bảo chúng ta cần phải biết yêu thương gia đình, có những câu cao dao khuyên chúng ta phải biết yêu đất nước, cả dân tộc phải biết đoàn kết. Câu cao dao: “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng” là một bài ca dao về chủ đề tình yêu quê hương đất nước. Bài ca dao khuyên chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc đồng bào của mình, dù không có quan hệ huyết thống, nhưng để là con rồng cháu tiên, cùng chung một nguồn gốc, cùng sống trong một bờ cõi.

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu về câu ca dao. Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.

nhieu-dieu-phu-lay-gia-guong

Nhiễu điều phủ lấy giá gương – Người trong một nước phải thương nhau cùng

Theo truyền thuyết, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. Như vậy, chúng ta đâu phải là người xa lạ. Chúng ta đều có chung tổ tiên, chung nguồn gốc, đều là anh em một nhà trên dải đất hình chữ S. Năm mươi tư dân tộc anh em cùng nhau đoàn kết, chung tay xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ xưa đến nay, nhân dân ta đã có tinh thần đoàn kết vô cùng to lớn. Trong rất nhiều các cuộc kháng chiến, nhân dân ta phải đối mặt với những kẻ thù mạnh hơn, tàn ác hơn gấp nhiều lần. Nhưng bằng tinh thần đoàn kết, sự mưu trí, dũng cảm, mà sau hơn 1000 năm Bắc thuộc, rồi đến những kẻ thù từ phương Tây với những vũ khí tối tân, hiện đại, chúng ta vẫn là một nước tự do, độc lập. Chỉ với những gậy gốc. Rồi những năm kháng chiến gian khổ, mọi hoạt động đều tập trung tại Việt Bắc. Nếu không có sự giúp đỡ của đồng bào và người dân nơi mảnh đất ấy, làm sao kháng chiến có thể thành công, làm sao chúng ta có thể giành được độc lập.

Ngày nay, trong thời đại hòa bình, tinh thần đoàn kết ấy vẫn luôn luôn sáng mãi trong lòng mỗi chúng ta. Chúng ta vẫn cảm thấy đau khi nhìn thấy những đồng bào miền Trung gặp bão lũ. Chúng ta vẫn hết lòng quan tâm, chăm lo cho những người già neo đơn, những em nhỏ cơ nhỡ, những người khó khăn xung quanh ta. Chia sẻ khó khăn với người khác khiến cho chúng ta thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, mọi người cũng thêm xích lại gần nhau hơn. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, không phải lúc nào mọi chuyện cũng thuận lợi. Ai rồi cũng cần người khác giúp đỡ, dù là về vật chất hay tinh thần. Vì vậy, hãy cứ cho đi khi có thể. Rồi một ngày bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn cho đi. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết bài hát trong đó có câu: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”

Đoàn kết, yêu thương tạo ra sức mạnh tập thể vô cùng to lớn. Chẳng thế mà chỉ với giáo mác gậy gộc, chúng ta chiến thắng được những đế quốc vô cùng hùng mạnh, tàn ác. Chính lòng yêu thương, sự sẻ chia của những người xung quanh khiến những người có hoàn cảnh khó khăn có một cuộc sống tốt đẹp hơn, ý nghĩa hơn, ấm áp hơn bao giờ hết. Nhờ những tấm lòng, em bé vùng cao có áo ấm, được học cái chữ, được học điều hay. Nhờ những tấm lòng, những cụ già neo đơn không còn phải cô đơn một mình nữa. Nhờ những tấm lòng, kết nối những yêu thương. Những chương trình vô cùng có ý nghĩa như “ Áo ấm vùng cao”, “Trung thu cho em”, “ Tết trọn vẹn” đã giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn có được một cuộc sống tốt hơn, và quan trọng hơn, là giúp họ nhận được những sẻ chia, ấm áp của tình người.

Tuy nhiên, vẫn còn có những người thờ ơ với những hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Đó là khi chúng ta nhìn thấy người đi đường bị đổ xe nhưng không ai chịu dừng lại vài phút để giúp. Hay những cánh tay xua đuổi những em bé ăn xin tội nghiệp. Người ta ngày càng ích kỉ, chỉ biết bo bo giữ mình, sợ bị lừa, sợ bị thiệt. Nhưng may mắn thay, đó chỉ là số ít người trong xã hội mà thôi. Hãy thử nghĩ mà xem, chúng ta sống một cuộc sống mà chỉ biết mình, thì sẽ buồn chán, tẻ nhạt đến thế nào? Không chỉ thế, xã hội không có sự giúp đỡ, sẽ thụt lùi, chậm phát triển. Thật là một hậu quả đáng sợ, đáng suy ngẫm.

Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Non sông Việt Nam là một. Dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi.”. Hãy luôn nhớ rằng dân tộc ta luôn là một thể thống nhất, dù có khác nhau về ngôn ngữ, nhưng 54 dân tộc vẫn là anh em, vẫn luôn phải đoàn kết để cùng nhau giữ gìn và phát triển đất nước.

Đề bài 2:Hãy giải thích câu tục ngữ thất bại là mẹ thành công

Bài Làm
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần Tôi không nhớ câu thơ, lời hát do ai viết. Song, đúng là một triết lí tuyệt vời bởi nó nói đúng với chúng ta những điều đã, đang và sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đời người vô cùng rộng lớn và không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Kể cả những người thành đạt nhất cũng không tranh khỏi đôi lần thất bại đắng cay. Song, chính sự thất bại đã làm con người trưởng thành, giàu kinh nghiệm và vững vàng đi tới chiến thắng. Chính thì thế mà ông cha ta đã đúc kết thành câu tục ngữ để khuyên dạy con, cháu: "Thất bại là mẹ thành công". Trước hết, ta hiểu câu tục ngữ như thế nào? Câu tục ngữ có sáu tiếng nhưng trong đó có hai tiếng trái ngược nhau: thất bại là mẹ thành công. Đồng thời, chỉ trong có bốn từ đó thôi, mà dân gian kết hợp vừa so sánh để khẳng định qua từ là, lại kết hợp nghệ thuật ẩn dụ: coi thất bại là người mẹ (của thành công). Khi nói đến mẹ chăng nghĩ đến sự dạy bảo chí tình, chí nghĩa: ai chẳng biết mẹ mong mỏi những điều tốt từ các con, mẹ mong các con thành đạt. Vậy có gì vô lí khi thất bại của mỗi chúng ta lại được ví dụ như mẹ ta. Vì thất bại giúp ta nhìn ra sai sót, nhìn ra chỗ yếu chỗ yếu của mình để bổ sung cho ta hoàn thiện, để thêm cho ta sức mạnh. Thất bại nhiều lần, ta sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm được nhiều lần để đi đến chiến thắng. Thất bại lớn hay nhỏ, ít hay nhiều, nếu ta không lòng ngã chí, tất sẽ thành công. Trong cuộc sống con người không phải lúc nào cũng luôn gặp điều tốt đẹp, làm cái gì cũng thành công. Song điều quan trọng là phải có nghị lực nhìn vào thất bại ấy, mà rút kinh nghiệm, mà học hỏi, bổ sung hoàn thiện vốn hiểu biết của mình thì chắc chắn thành công sẽ đến. Ta hiểu như thế vì cái lí, cái tình đều đúng. Ta hiểu như thế còn bởi tấm gương của các bậc tiền bối chính là kim chỉ nam cho ta noi theo. Ngày xưa, dân gian ta ca ngợi con người "có công mài sắt, có ngày nên kim", như ông Đoàn Tử Quang - một con người có nghị lực phi thường. Sau nhiều lần đi thi không đỗ, ông vẫn tu dưỡng dùi mài kinh sử đèn sách, tiếp tục đi thi nhiều lần và đến năm 81 tuổi, ông đỗ Trạng Nguyên. Thật là một tấm gương sáng để khẳng định giá trị của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công. Ngày nay, cũng rất nhiều anh, chị học lớp 12 rất giỏi, song đi thi đại học không phải đỗ ngay. Có thể năm sau, năm sau nữa mới đỗ. Nhưng các anh, các chị cũng luôn luôn học tập với tinh thần thất bại là mẹ thành công để quyết chí đỗ đạt thành tài. Lại nói chuyện xa hơn, trên thế giới, tấm gương của các thiên tài như, ông Ê-đi-xơn nhà vật lí nổi tiếng thế giới đã phải thất bại một ngìn lần trong thì nghiệm, mới tìm ra được chất dùng làm dây tóc bóng đèn đấy. Nếu không có một nghìn lần cố gắng của ông, thi không biết bao giờ mới có dây tóc bóng đèn để phục vụ con người? Bao nhiêu lần thất bại để đổi lấy một lần thành công, nhưng là một thành công tuyệt vời - một thành công sinh ra từ một nghìn người mẹ thất bại. Thật đáng khâm phục! Thật giản dị, các bạn à! Trong lớp các bạn có những học sinh kém: có thể đã vài ba lần bị điểm yếu khi trả bài kiểm tra. Hãy nhắc bạn ấy rút kinh nghiệm ngay từ những người mẹ thất bại ấy. Thế nào bạn ấy sẽ học giỏi lên đấy! Trường tôi có nhiều bạn đã thực hiện được phần nào ý nghĩa của câu tục ngữ: Cụ thể bạn Trần Thị Thu Lan lớp tôi học yếu văn. Do đúc rút kinh nghiệm và say mê học hỏi nên lên lớp bạn đã là học sinh giỏi văn của trường, đạt giải nhì cấp quận trong kì thi học sinh giỏi cách đây ba năm và giải ba cuộc thì viết thư UPU Quốc tế lần thứ 30 của Hà Nội năm ấy. Bây giờ bạn đang học ở một lớp chuyên văn tại trường THPT Chu Văn An. Bạn ấy đã viết thiệp mừng gửi về Trường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 (cùng với các học sinh giỏi văn như Lê Na, Phương Liên): Chúng con cảm ơn các thầy cô giáo đã giúp chúng con đạt thành công từ những lần thất bại bạn đầu, để ngày hôm nay, chúng con yêu văn đến thế... Hãy xem lại việc học của mình nhé và đừng nản lòng. Hãy xem kĩ lại công trình học tập thất bại để rút ra những kinh nghiệm đi đến thành công. Đừng bao giờ nghĩ rằng: mãi mãi mình là người học kém, mãi mãi mình là người thất bại! Hãy vừng vàng bạn nhé, vì bên ta câu tục ngữ của cha ông ta luôn nhắc nhở, động viên: thất bại là mẹ thành công đó, hỡi các bạn!
Đề 3 : Dân gian có câu :"Lời nói gói vàng", đồng thời lại có câu " Lời nói chẳng mất tiền mua"........trong cuộc sống
Bài Làm
Lời nói quả thật mang ý nghĩa cực kì to lớn trong cuộc sống. Người ta nói: "Lời nói gói vàng", hiển nhiên không phải lời nói bọc vàng trong đó bởi lời nói là cái vô hình không phải vật thể rõ ràng mà có thể bọc chứa. Tuy nhiên lời nói ra có thể chứa những ý nghĩa quý báu, đáng quý hơn cả vàng bạc, vật chất. Lời nói ra đúng lúc, đúng nơi mang ý nghĩa to lớn. Một lời khuyên ngăn có lí, có tình có thể giúp một con người đang sa vào những con đường lầm lỡ quay đầu lại, giúp họ đi đúng con đường của mình, đưa cuộc đời họ ra ánh sáng mới. Một lời động viên an ủi cho những người không may, vấp phải khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống giúp họ có thêm nghị lực để vươn lên, thấy mình được quan tâm và hạnh phúc. Chẳng phải như vậy không quý hơn vàng bạc sao? Lời nói cũng gắn kết con người với nhau, nó là biểu hiện của những tâm hồn đẹp. Có những người quý mến nhau, kết bạn chỉ đơn thuần vì lời nói là như thế. Những lời nói ra trở thành những câu nói bất hủ đi vào lịch sử bởi nó mang ý nghĩa sâu sắc, lớn lao tác động đến xã hội. Chẳng hạn như câu nói của Bác Hồ, Lê nin,...Chỉ cần một câu nói ý nghĩa có thể cứu vớt hàng triệu người lâm vào khủng hoảng, đường cùng. Từ đó ta thấy được giá trị to lớn của lời nói.
Lời nói quả thật ý nghĩa như vậy nhưng có phải nó tốn tiền gì để mua đâu. Lời nói xuất phát từ mỗi người, nó ảnh hưởng đến người đó và những người xung quanh họ. Nói sao để người khác nghe cảm thấy hài lòng, dễ chịu mới là cách nói của những người khéo léo. Cũng là lời nói, không phải dùng cái gì để mua nhưng tại sao lại quá nhiều người không biết dùng những từ ngữ đẹp, có giá trị để nói chuyện với nhau mà lại cứ nói chuyện lại làm cho người khác bực mình, khó chịu. Nhiều cuộc nói chuyện nhiều khi trở thành những cuộc đấu khẩu thậm chí là ẩu đả lẫn nhau cũng bởi lẽ đó. Do vậy, qua cách ăn nói với nhau hằng ngày người ta cũng đánh giá được mức độ tri thức văn hóa của con người. Vậy nên ông bà ta khuyên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Hiển nhiên nói cho vừa lòng không phải những lời xu nịnh, sai sự thật để nghe cho sướng tai mà dễ chịu. Lời nói có giá trị mà làm vừa lòng nhau phải là những lời nói xuất phát từ tâm, mong muốn góp ý, xây dựng, kết hợp với cách nói năng phù hợp, gây được sự chú ý về tình cảm. Chỉ có những lời nói chân thành cùng nghệ thuật nói chuyện tốt mới đạt được hiệu quả giao tiếp.
Lời nói nằm trong tầm kiểm soát của mỗi người, muốn nói ra cho vừa lòng nhau thì phải "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" như ông bà đã dạy. Hãy suy nghĩ chín chắn trước mọi lời nói, bởi lời nói ra rồi không rút lại được. Nếu lỡ nói những câu không suy nghĩ có thể gây hại cho người khác hay chính bản thân ta. Phải rèn luyện cách nói chuyện, giao tiếp với mọi người thông qua học hỏi thêm nhiều từ mới, học cách nói chuyện hay của người khác, đồng thời giữ cho lời nói của mình luôn có giá trị. Tức là khi bạn nói ra câu gì người khác thường quan tâm lắng nghe, coi trọng nó. Để có được điều đó phải tạo được niềm tin với mọi người. Không thể nói những câu vô nghĩa, hời hợt suốt ngày, người ta sẽ đâm ra xem thường những gì bạn nói. Một điều quan trọng nữa là khi nói phải ở trong trạng thái tự tin và cảm thông chia sẻ với người khác. Có như vậy bạn mới lấy được lòng của người khác và được mọi người yêu quý.
Vậy nên, đúng như ông bà ta dạy "Lời nói gói vàng" và "Lời nói chẳng mất tiền mua - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu tục ngữ này không hề mâu thuẫn mà ngược lại còn bổ sung ý nghĩa cho nhau. Đó là những kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp của ông bà để lại. Chúng ta phải biết học hỏi để lời nói có giá trị và đẹp lòng mọi người.
19 tháng 2 2017

Mở bài: giới thiêu, khái quát ý nghĩa của câu

Thân bài:

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có : Văn chương khơi gợi tình cảm cho con người,giúp ta tiếp thu những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học về cuộc đời để chúng ta làm giàu thêm tâm hồn.

+ Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có :

+văn chương bồi đắp thêm tình cảm, giúp ta nhận thức
sâu sắc hơn vấn đề để ta biết suy nghĩ, ý thức về mình, về những tình cảm mình đã có để cho tình cảm ấy sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.

+ Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình

+ Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn
chương thì sẽ rất nghèo nàn.

+ giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
+ tác động đến tình cảm con người khiến cho họ biết chia sẻ vui buồn mừng giận với người khác.

Dẫn chứng:

Có thể lấy các văn bản :

+) Cây tre Việt Nam

+) Sông nước cà mau ( vẻ đẹp của tự nhiên )

+) Sài gòn tôi yêu....

Kết bài: khẳng định về ý nghĩa của câu.

- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có: Giúp ta có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, suy nghĩ lại mình, ý thức hơn về những tình cảm mà mình đã có để cho những tình cảm ấy trở nên sâu sắc hơn, cao đẹp hơn.

19 tháng 2 2017

DÀN BÀI ĐỀ 1:

Mở Bài:

Tinh thần hiếu học là truyền thống lâu đời đáng tự hào của người Việt Nam ta. Nhưng học ở đâu, học cái gì lại là một vấn đề khác. Không phải chỉ học ở sách vở mới là giỏi, không phải chỉ học rộng biết nhiều là tốt mà hơn hết là phải tích luỹ kiến thức và vốn sống trong cả đời sống thực tế để có hành trang vững chắc bước vào đời. Vì thế mà ông cha ta đã dạy: ” Đi một ngày đàng học một sàng khôn ”

Thân Bài: ( nên chia thành nhiều đoạn nhỏ )
+ Đoạn 1: Giải thích câu tục ngữ:
+) đàng : nghĩa là đường
+) sàng khôn: thể hiện sự hiểu biết nhiều và rộng rãi
–> Ý nghĩa (nội dung khái quát ) của câu tục ngữ : K phải chỉ học trong sách vở là giỏi, cần phải đi đây đi đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết và vốn sống, tích luỹ kiến thức trong cả đời sống thực tế để chuẩn bị hành trang bước vào đời, trở thành một con người trưởng thành.
+ Đoạn 2: Bắt đầu phân tích và đưa dẫn chứng ( các luận điểm phụ bạn phải tự chia thành các đoạn nhỏ nữa )
+) Ở đời sống thực tế, con người có thể học hỏi được rất nhiều điều: mở rộng những kiến thức mà sách vở không có, có thêm những kinh nghiệm sống, được tiếp xúc, trải nghiệm, biết thêm về kiến thức trong đời sống thực tế…..
+) Doanh nhân giỏi đâu phải học một khoá học cấp cao mà thành tài? Đòi hỏi ở họ không chỉ là sự phấn đấu, nỗ lực mà chính là tinh thần học hỏi, tìm tòi ở đời sống thực tế. Sách vở đâu có dạy họ đầu tư vào đâu là đúng? Thầy cô giỏi đâu có thể dạy họ phải thương lượng với khách hàng như thế nào? Đó chính là tác dụng của việc học hỏi ở đời sống thực tế, xã hội. Nếu không chịu khó tìm tòi, ra ngoài học hỏi, họ sẽ không có kinh nghiệm và kỹ năng để kinh doanh.
+) Con người không chỉ cần có kiến thức uyên bác mà còn phải biết giao tiếp. Đời sống xã hội rèn cho họ kỹ năng giao tiếp, nói năng, diễn đạt….( tác động rất tốt tới việc cảm thụ văn và trình bày )
+) Niu-tơn xưa phát minh ra tàu điện – một phát minh thiên tài được đời sau công nhận và sử dụng. Chuyện kể rằng Niu-tơn gặp một bà lão phải đi bộ hàng trăm ki-lô-mét để tới thành phố mà Niu-tơn sinh sống. Và khi nghe ước mơ có chiếc xe bằng điện mà không vất vả như đi xe ngựa, Niu-tơn đã phát minh ra tàu hoả – quả là rất tiện lợi. Nhưng ngày đó nhà bác học thiên tài ấy mà chỉ tối ngày trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm thì liệu ông có thể có được phát minh giá trị ấy không? Niu-tơn ra đường tiếp xúc với đời sống thực tế, những con người trong một xã hội, một cộng đồng lại phát minh ra cả một điều thần kỳ. Chẳng phải đó là ý nghĩa rất lớn lao của việc” Đi một ngày đàng học một sàng khôn” sao?
+) Nhà văn Thạch Lam, Vũ Bằng, Minh Hương…chẳng phải ra đời sống thực tế mới viết đc nãưng tác phẩm rất hay và chân thực sao? Đâu phải sách vở “biến” họ thành những nhà văn nổi tiếng, kỳ tài? Tiếp xúc với xã hội đời thường đã cho họ có ngày hôm nay.
……….. ( Bạn phân tích kỹ hơn và thêm dẫn chứng nhé! )

Kết Bài:

Hãy phát huy truyền thống hiếu học ngàn đời của dân tộc ta. Và trên hết là hãy học trong cả đời sống thực tế. Đó là cả 1 kho tàng quý báu mà Thượng đế ban tặng cho chúng ta. Và chỉ còn chờ chúng ta khám phá và tìm tòi kho tàng ấy thôi. Câu tục ngữ’ ” Đi một ngày đàng học một sàng khôn” đã làm giàu thêm cho kho tàng “túi khôn” của nhân loại. Và cũng là bài học thấm thía sâu sắc mà ông cha ta răn dạy, khuyên bảo con cháu bao đời nay vẫn được lưu truyền mãi

Truyên : Hãy mãi mãi là bạn tôi Nhân vật : tác giả , đàm nguyễn phương dung A và B Tập 3 : Người bạn quá cố của Dung A ...Tôi chạy nhanh đến bên bn và hỏi : -" Tối rồi , bn ra đây lm j ?" -" Mk ngắm mưa sao băng , bn k bt ak ?" -" Uk mk bt nhưng giờ vẫn còn sớm mà phải nửa tiếng nx ms có cơ bn ra đây sớm lm j ?" - Tôi hỏi -" Bạn có bt ai là Đại Dương k đã 6 tháng rồi mk vẫn chưa tìm thấy bn...
Đọc tiếp

Truyên : Hãy mãi mãi là bạn tôi

Nhân vật : tác giả , đàm nguyễn phương dung A và B

Tập 3 : Người bạn quá cố của Dung A

...Tôi chạy nhanh đến bên bn và hỏi :

-" Tối rồi , bn ra đây lm j ?"

-" Mk ngắm mưa sao băng , bn k bt ak ?"

-" Uk mk bt nhưng giờ vẫn còn sớm mà phải nửa tiếng nx ms có cơ bn ra đây sớm lm j ?" - Tôi hỏi

-" Bạn có bt ai là Đại Dương k đã 6 tháng rồi mk vẫn chưa tìm thấy bn ấy ". - Dung k trả lời và hỏi tôi nz

-" Đại Dương ? Giống tên mk vậy nhưng mk là Tiểu Dương mà bn có việc j mà tìm bn ấy vậy ?" - Tôi lại hỏi tiếp

Nghe thấy vậy Dung ms kể cho tôi 1 câu truyên nhưng dài lắm tôi chỉ nhớ mang máng thế này :

Xưa kia , Dung vs bn ấy rất thân . Đ.dương là 1 người tốt lại bt yêu thương động vật k bao giờ sát sinh nhưng do vấn đề sức khỏe và hoàn cảnh gđ vs lại Dương k đc bố mẹ yêu thương và yêu quý , luôn luôn bị đem rađể so sánh vs người khác nên bn ấy luôn luôn buồn vs số phận của mk và có lẽ trái tim bn ấy đã bị đóng băng lâu lắm rồi nhưng lại có 1 người làm hơi ấm để tản băng đó tan đi đó là Dung . Dung cx là 1 người tốt , nhạy cảm lại hay giúp đỡ Dương trong việc học tập và hay chia sẻ những niềm vui hay nỗi buồn vs Dương nên 2 người luôn luôn là bn tốt . Nhưng có 1 lần dung bị bố mẹ ns là k đc chơi vs Dương nx vì nhà Dương rất ngoèo nên ngay tối hôm đó Dung đã chuyển nhà đi đến tận Lâm Đòng sống mà k thể bảo Dương đc . Nghe tin này từ hàng xóm nên Dương bt và đi bộ đến tận Lâm Đòng để tìm Dung nhưng k may là Dương đã bị đụng xe và chết . Bt đc tin này nên Dung đã khóc nguyên đêm và luôn luôn trách bản thân mk là có tội vì đi mà k báo cho Dương bt . Sáng hôm sau khi ms chợp mắt đc 1 lúc thì đã mơ thấy 1 thiên tử đã cho Dung 1 điều ước và Dung đã ước ngay là mong muốn đc gặp Dương nhưng thiên tử đã bảo rằng :

-" Điều ước này khó có thể thành sự thật mà chỉ có 1 cách là vào thế giới thứ 2 tìm Dương về nhưng nếu trong 3 năm mà k tìm đc thì mãi mãi sẽ k đc gặp Dương và nếu tìm thấy thì đúng 12 giờ đêm hôm đó hãy gọi to : Xin thiên tử hãy cho tôi và người bạn của tôi về nơi chúng tôi sống vì khi còn sống Dương là 1 người tốt có tình bạn bè nênkhi chết sẽ k bị xuống địa ngục mà bị vào thế giới thứ 2 -1 thế giưới hoàn toàn xa lạ vs con người . Cx vì vậy nên Dũng đã đến đây để tìm Dương.

Kể xong Dung còn bảo tôi :

-" Đừng bảo cho ai khác nhé , chỉ 1 mk mk vs bn bt thôi ".

-" Thế còn bây giờ bn định đi tìm Dương 1 mk ak "

-" Uk chắc như vậy thôi ! " - Dung bảo

-" Nếu thế cho mk đi vs nhé ! Mk sẽ giúp bn tìm Dương còn việc học của mk bn đừng lo mk sẽ học sau ".

-" Vậy còn bố mẹ bn thì sao bố mẹ bn sẽ lo cho bn lắm đó ". - Dung bảo

-" K lo mk mồ côi mà chỉ có bà họ nuôi mk thôi mk sẽ bảo vs bà mk sau vậy bao giờ chúng mk xuất phát " - Tôi hỏi

-" Ngày mai luôn đi bn nhé !"

-" Uk có mưa sao băng rồi kìa đẹp quá chúng mk ước j đi nhé !"

- OK

Vậy là cuộc hành trình của Dung A và Dương bắt đầu rồi vậy cuộc hành trình sẽ ra sao các bn hãy xem tập 4 nhé !

Tập 4 : Cuộc hành trình bắt đầu

10
22 tháng 10 2017

Vẫy, t nghĩ bọn m ko vĩnh biệt đc đâu! t ns thật giống truyện ngôn tinhd cực và kết thúc là 2 nhân vật chính là 1 đôi, hazz, để xem t đoán đúng ko ha !

22 tháng 10 2017

ukm nhưng ko tiện nói

4 tháng 4 2020

a. Thiếu niên VN rất dũng cảm.

=> Tạo sắc thái trang trọng
b. Hôm nay, ông ho nhiều và thổ huyết.

=> Tránh sự ghê sợ
c. Không nên tiểu tiện bừa bãi mất vệ sinh.

=> Tạo sắc thái tao nhã, lịch sự
d.Hoa Lư là cố đô của nước ta.

=> Tạo sắc thái cổ xưa.

4 tháng 4 2020

cảm ơn ạ haha

8 tháng 11 2019

Tham khảo dàn ý:

1. Mở bài
- Nhà không chỉ đơn giản là bốn bức tường với một mái hiên mà là nơi có sự yêu thương, hạnh phúc mỗi khi ta nghĩ về nó.
- Là nơi đầu tiên ta nhớ đến khi ta mệt mỏi, đau khổ vì nơi đó có sự bình yên, có gia đình của riêng ta.

2. Thân bài
- Nhà tôi không to lắm, là một căn hộ chung cư nhỏ bé nhưng nó vừa đủ cho gia đình tôi bốn người ở.
- Phòng khách nhà tôi khá là đơn giản, chỉ có một chiếc ghế sô pha màu đỏ, hai chiếc ghế đẩu, một cái bàn cà phê, một cái tủ và phía trên thì để chiếc ti vi, nhìn ra một chút là gian bếp và phòng tắm.
- Trong căn nhà bé nhỏ ấy có một phòng ngủ.
- Phòng tôi có chiếc giường nhỏ xinh xắn, thân yêu, nơi mà tôi nghỉ ngơi khi mệt mỏi.
- Một chiếc bàn nho nhỏ ở góc phòng nơi tôi chăm chỉ học tập.

- Một tủ quần áo chứa những bộ quần áo tuyệt vời của tôi.
- Ngôi nhà thân yêu của tôi chỉ có thế nhưng chứa chan bao tình cảm gia đình thiêng liêng.
- Ngôi nhà luôn là nơi mà chúng ta có sự gắn kết yêu thương, tình cảm của gia đình.
- Ở nơi này, thứ tình cảm thiêng liêng đó như được vun đắp nhiều hơn, gắn bó thân thiết hơn.
- Tôi thấy mình thật hạnh phúc khi được ở cùng gia đình trong một ngôi nhà xinh xắn.
3. Kết bài
- Cuộc sống của gia đình tôi thật tuyệt vời khi chúng tôi yêu thương, gắn bó với nhau trong ngôi nhà này.
- Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm sóc cho ngôi nhà luôn đẹp, sạch sẽ để nó mãi mãi là nơi hạnh phúc nhất của gia đình.

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 11 2019

Thanks bạn ạ!