Câu 1: Dân tộc Việt (Kinh) có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
A. thâm canh cây lúa nước.
B. trồng cây công nghiệp, cây ăn quả.
C. chăn nuôi và làm nghề thủ công.
D. làm ruộng bậc thang.
Câu 2: Thứ bậc về số dân và diện tích của nước ta so với các nước trên thế giới là
A. số dân thứ 58, diện tích thứ 14.
B. số dân thứ 41, diện tích thứ 85.
C. số dân thứ 14, diện tích thứ 58.
D. số dân thứ 85, diện tích thứ 41.
Câu 4: Công cuộc đổi mới của nước ta bắt đầu từ năm
A. 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
B. 1960, bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
C. 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất.
D. 1986, Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 5: Cây lương thực chính ở nước ta là
A. ngô.
B. lúa.
C. khoai.
D. sắn.
Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết những tỉnh, thành phố nào sau
đây dẫn đầu về sản lượng khai thác thủy sản?
A. Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận.
B. Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ.
C. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
D. An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ.
Câu 7: Ở nước ta, công nghiệp khai thác than phân bố chủ yếu ở tỉnh, thành phố nào sau đây?
A. Thái Nguyên.
B. Quảng Ninh.
C. Tuyên Quang.
D. Lạng Sơn.
Câu 8: Những thành phố nào sau đây là trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất ở nước ta?
A. Hải Phòng và Vinh.
B. Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
C. Huế và Đà Nẵng
D. Hà Nội và Đà Nẵng.
Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy sắp xếp các trung tâm kinh tế sau đây
theo thứ tự giảm dần về qui mô.
A. Hà Nội, Vũng Tàu, Huế, Nha Trang.
B. Hà Nội, Huế, Vũng Tàu, Nha Trang.
C. Hà Nội, Nha Trang, Vũng Tàu, Huế.
D. Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang, Huế.
Câu 10: Trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi là biện pháp hàng đầu vì
A. nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
B. nước ta có nguồn nước ngầm rất phong phú.
C. mùa khô thiếu nước sản xuất nghiêm trọng.
D. bão lụt thường xuyên xảy ra ở nhiều nơi.
Câu 11: Ngành công nghiệp trọng điểm không có đặc điểm nào sau đây?
A. Chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp.
B. Phát triển dựa vào thế mạnh về tài nguyên và lao động.
C. Sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
D. Thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 12: Các hoạt động dịch vụ ở nước ta thường tập trung ở những nơi nào sau đây?
A. Giàu tài nguyên khoáng sản.
B. Nhiều làng nghề truyền thống.
C. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.
D. Kinh tế phát triển, dân số đông.
Câu 15: Nguyên nhân nào sau đây làm cho các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập
trung ven các đô thị lớn?
A. Gần nguồn nguyên liệu và cơ sở vật chất, kĩ thuật tốt.
B. Có các cơ sở chăn nuôi bò sữa với qui mô lớn.
C. Lực lượng lao động có trình độ cao và gần nguồn nguyên liệu.
D. Gần các thị trường tiêu thụ và gần nguồn nguyên liệu.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây
giáp biển?
A. Cà Mau.
B. Điện Biên.
C. Hà Giang.
D. Gia Lai.
Câu 18: Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không
đúng về ngành công nghiệp năng lượng nước ta?
A. Khai thác than chủ yếu ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam.
B. Nhà máy nhiệt điện than lớn nhất ở Phả Lại, nhiệt điện khí lớn nhất ở Phú Mỹ.
C. Thủy điện tập trung chủ yếu ở Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
D. Các tỉnh duyên hải Miền Trung không có nhà máy nhiệt điện và thủy điện.
Câu 19: Các loại cây công nghiệp lâu năm quan trọng nhất ở Tây Nguyên là
A. mía, đậu tương, thuốc lá, lạc.
B. bông, lạc, hồ tiêu, dừa.
C. cà phê, cao su, chè, điều.
D. thuốc lá, đậu tương, dừa, hồ tiêu.
Câu 20: Tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu của vùng đồng bằng sông Hồng là
A. khí hậu.
B. đất phù sa.
C. nước.
D. khoáng sản.
Câu 21: Ý nào đúng khi nói về đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân thành thị cao hơn nông thôn.
B. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
C. Nước ta có trình độ đô thị hóa cao.
D. Tốc độ đô thị hóa ở nước ta có xu hướng chậm lại.
Câu 22: Đảo lớn nhất Việt Nam là
A. Phú Quý.
B. Phú Quốc.
C. Cát Bà.
D. Côn Đảo.
Câu 23: Dựa vào Átlát địa lí Việt Nam trang 27, cho biết đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh, thành phố
nào của Bắc Trung Bộ?
A. Thanh Hóa.
B. Hà Tĩnh.
C. Quảng Bình.
D. Quảng Trị.
Câu 25: Ven biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để sản xuất muối là
A. bờ biển có nhiều vịnh, đầm phá.
B. bờ biển dài và vùng biển sâu.
C. nhiệt độ cao, nhiều nắng, chỉ có ít sông nhỏ đổ ra biển.
D. biển nông, không có sông suối đổ ra ngoài biển.
Câu 26: Tỉnh, thành phố duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là
A. Quảng Ninh.
B. Lạng Sơn.
C. Bắc Giang.
D. Lào Cai.
Câu 27: Các nhà máy thủy điện lớn ở Trung du miền núi Bắc Bộ đang hòa vào điện lưới
quốc gia là
A. Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La.
B. Uông Bí, Cao Ngạn.
C. Yaly, Xê Xan, Đức Xuyên.
D. Trị An, Đa Nhim, Đại Ninh.
Câu 28: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ có các trung tâm công nghiệp nào?
A. Hạ Long, Cẩm Phả, Phúc Yên.
B. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên.
C. Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả.
D. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.
Câu 29: Tỉnh nào sau đây không thuộc đồng bằng Sông Hồng?
A. Vĩnh Phúc.
B. Quảng Ninh.
C. Hưng Yên.
D. Nam Định.
Câu 30: Đồng bằng châu thổ sông Hồng được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống
A. sông Hồng và sông Thái Bình.
B. sông Hồng và sông Cầu.
C. sông Hồng và sông Đà.
D. sông Hồng và sông Lục Nam.
Câu 32: Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc
A. đồng bằng sông Cửu Long.
B. Bắc Trung Bộ.
C. đồng bằng sông Hồng.
D. duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 33: Để khắc phục những khó khăn về nông nghiệp, vùng duyên hải Nam Trung Bộ đã
có những giải pháp nào dưới đây?
A. Mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, trồng rừng phòng hộ.
B. Xây dựng hồ chứa nước chống hạn phòng lũ, trồng rừng phòng hộ.
C. Đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu hải sản, bảo vệ môi trường.
D. Thâm canh tăng diện tích cây trồng, xây dựng hệ thống tưới tiêu.
Câu 34: Cho tỉ suất sinh của nước ta năm 2009 là 17,6‰, tỉ suất tử là 6,8‰. Tính tỉ lệ gia
tăng tự nhiên (%) của nước ta năm 2009.
A. 10,8%.
B. 24,4%.
C. 1,08%.
D. 2,44%.
Câu 35: Việc phát triển thủy điện ở Tây Nguyên không có ý nghĩa nào sau đây?
A. Cung cấp nước tưới vào mùa khô.
B. Phát triển nuôi trồng thủy sản.
C. Sử dụng cho mục đích phát triển du lịch.
D. Giữ mực nước ngầm.
Câu 36: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?
A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá cao.
B. Thị trường tiêu thụ nhỏ do đời sống nhân dân ở mức cao.
C. Có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.
D. Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ chuyên môn.
Câu 37: Vùng Tây Nguyên có diện tích là 54.641km2 , dân số năm 2014 là 5.525.800 người, mật độ dân số trung bình là bao nhiêu người/km2?
A. 101 người/km2
B. 103 người/km2
C. 104 người/km2
D. 110 người/km2
Câu 38: Trung tâm du lịch lớn nhất của Đông Nam Bộ và cả nước là
A. Vũng Tàu.
B. TP. Hồ Chí Minh.
C. Đà Lạt.
D. Nha Trang.
Câu 39: Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là
A. vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
B. phố cổ Hội An, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.
C. cố đô Huế, vịnh Hạ Long.
D. phố cổ Hội An, cố đô Huế.
Câu 40: Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng bằng sông Hồng tập trung đông dân hơn Đồng
bằng sông Cửu Long là
A. đất đai phì nhiêu, màu mỡ hơn.
B. Có Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước.
C. khí hậu thuận lợi hơn.
D. lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời hơn.
C
C