K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

II. Tự luận( 7,5 điểm)1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau. 2. Giải...
Đọc tiếp

II. Tự luận( 7,5 điểm)

1. Tìm và chép lại các cụm danh từ có trong đoạn văn sau:( 1,0 điểm)

   Từ hôm lão miệng không ăn gì, các bộ phận của cơ thể như bác Tai, cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Tất cả bọn chúng đều lờ đờ mệt mỏi đến mức không thể chịu đựng được. Điều đó cho thấy mỗi thành viên trong một tập thể không thể sống tách rời nhau.

 

2. Giải thích tại sao tác giả lại lựa chọn con hổ làm nhân vật chính trong truyện Con hổ có nghĩa và ý nghĩa của sự lựa chọn đó. ( 1,5 điểm)

 

3. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới: ( 5,0 điểm)

   " Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con chim mẹ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ chú chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.

 

   Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đã xảy ra với hai mẹ con chú chim trong một đêm mưa gió.

0
ĐỀ SỐ 5I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏeB. Nhân vật anh hùng, dũng sĩC. Nhân vật người mang lốt vậtD. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ 2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏe

B. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ

C. Nhân vật người mang lốt vật

D. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ

 

2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong trường hợp nào?

A. Người mẹ mơ thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai

B.Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử rồi về nhà mang thai

C.Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai

D.Người mẹ hái củi trong rừng, uống nước từ một cái sọ dừa và từ đó mang thai

 

3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí

B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng

C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán

 

4. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc

B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân

C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó

D. Quan niệm về ngồn gốc sức mạnh của dân tộc

 

5. Tác giả dân gian đã thể hiện trí thông minhcuar em bé bàng hình thức nào?

A. Kể chuyện về cuộc đời phiêu bạt của em bé

B. Kể chuyện em bé vào cung vua

C. Kể chuyện em bé giải những câu đố trong lớp học

D. Kể lại bốn lần em bé giải những câu đố ngày càng khó hơn, phức tạp hơn của quan, vua, sú thần nước ngoài.

 

6. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện em bé thông minh?

A. Mua vui, gây cười để giải trí

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

D. Khẳng định sức mạnh của con người

 

7. Dòng nào dưới đây nêu hệ quả của việc vay mượn từ ở những ngôn ngữ khác?

A. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của Tiếng Việt

B.Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt

C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt

D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

 

8. Nghĩa của từ là gì?

A. Nội dung mà từ biểu thị

B. Nghĩa đen của sự vật

C. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

D. Nghĩa bóng của từ

 

9. Dòng nào dưới đây là danh từ?

A. Khỏe mạnh

B. Bú mớm

C. Bóng tối

D. Khôi ngô

 

10. Nghĩa gốc của từ ngọt là gì?

A. Vị ngọt của thực phẩm( ngọt)

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao( lưỡi dao ngọt)

C. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm siêu lòng của lời nói ( nói ngọt)

D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh( đàn ngọt)

 

11. Cụm tính từ nào dưới đây có đầy đủ cấu trúc ba phần

A. Rất chăm chỉ

B. Vẫn duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

D. Xinh đẹp bội phần

 

12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?

A. Uyên thâm

B. Vẫn Duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

 

D. Xinh đẹp bội phần

4

1A      2D       3C           4B            5D               6C           7D              8C              9D               10A            11D                 12C

20 tháng 2 2020

1.c

2b 

3 b

4 b

5d

6 c

7b

8a

9c

10 a

11c

12 c

4 tháng 5 2017

a. Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông được tác giả thể hiện qua các chi tiết:

- Dòng sông Năm Căn mênh mông.

- Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Con sông rộng hơn ngàn thước.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

b. Các đọng từ, cụm động từ chỉ cùng một hoạt động của con thuyền: thoát qua, đổ ra, xuôi về. Không thể thay đổi trình tự các động từ, cụm động từ ấy trong câu vì như thế sẽ không diễn tả được chính xác trạng thái hoạt động của con thuyền trong những hoàn cảnh khác nhau: từ thoát qua có ý nói con thuyền vượt qua kênh một cách khó khăn, nguy hiểm; từ đổ ra diễn tả con thuyền từ con kênh nhỏ ra dòng sông lớn; từ xuôi về diễn tả con thuyền nhẹ nhàng xuôi theo dòng nước...

c. Tác giả đã diễn tả màu xanh của rừng đước với ba sắc thái: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ. Những sắc thái ấy chỉ độ đậm nhạt của các lớp cây đước từ non đến già nối tiếp nhau.

4 tháng 5 2017

yeu

13 tháng 12 2021

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật

Câu 2:

- Nội dung chính của đoạn thơ: Từ hình ảnh cây tre Việt Nam, tác giả thể hiện những vẻ đẹp trong tính cách, phẩm chất của con người Việt Nam.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng ở trong đoạn thơ: nhân hóa, so sánh

- Tác dụng:

+ Giúp câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi tả, gợi cảm

+ Sự vật trở nên có hồn hơn, mang sắc thái, dáng vóc của con người.

+ Qua việc khắc họa hình ảnh cây tre, tác giả đã bộc lộ, đặc tả những phẩm chất vốn có của con người Việt Nam.

Câu 4:

Hình tượng cây tre trong hai câu thơ đã thể hiện, khắc họa hình ảnh người mẹ tần tảo, chịu thương chịu khó vì con. Đây cũng chính là điểm độc đáo đồng thời cũng chính là sự sáng tạo của nhà thơ. Mượn hình ảnh cây tre cùng thủ pháp nhân hóa, tác giả không chỉ khiến cây tre trở nên có hồn hơn, mang sắc thái như con người vừa ẩn hiện lấp ló đằng sau hình ảnh cây tre ấy chính là hình ảnh người mẹ lam lũ, chịu thương chịu khó, dãi dầm mưa nắm. Không quản ngại khó khăn để kiếm miếng cơm manh áo nuôi con. Qua đó, tác giả cũng thể hiện tình yêu bao la đối với những người mẹ Việt Nam anh hùng.

13 tháng 12 2021

bạn ơi bài này chìu này mik vừa học xog nhưng câu 4 bn tự nghĩ nhé

câu 1: PTBĐ chính trong đoạn thơ trên là biểu cảm

câu 2: nội dung chính của đoạn thơ trên là nói lên phẩm chất tốt đẹp của cây tre

câu 3: 2 biện pháp tu từ tác giả sử dụng chủ yếu trog đoạn thơ trên là nhân hóa và ẩn dụ

Bài 4:     Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.          Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lạnh, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.          Rồi một...
Đọc tiếp

Bài 4:

     Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi:

Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

          Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lạnh, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên.

          Rồi một ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,… Có quãng nắng thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong thửa ruộng về bị ướt.

         Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ thấy một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời.

                                                                               (Trích Biển đẹp Vũ Tú Nam)

a) Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích. Phần trích khiến em liên tưởng đến tác phẩm nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 6-HKII?

b) Nêu nội dung của đoạn trích.

c) Từ đó, em thấy mình cần phải làm gì để góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường biển của Thành phố Vũng Tàu  luôn xanh sạch đẹp?

d) Xác định biện pháp tu từ trong phần trích sau:

Buổi sớm nắng vàng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.

 

 

0
25 tháng 4 2017

Câu 1:

Làng xóm ta (chỉ những người nông dân): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng;

Mười năm (chỉ thời gian trước mắt), trăm năm (chỉ thời gian lâu dài): quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng;

Áo chàm (chỉ người Việt Bắc): quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật và sự vật;

Trái Đất (chỉ những người sống trên trái đất – nhân loại nói chung): quan hệ giữa cái chứa đựng và cái bị chứa đựng.

Câu 2: Sự giống và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ:

Giống nhau: cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Khác nhau: Các sự vật hiện tượng trong phép hoán dụ có quan hệ gần gũi với nhau. Trong khi đó, các sự vật, hiện tượng trong phép ẩn dụ phải có những nét tương đồng với nhau.

Ví dụ:

– Hoán dụ:

Áo chàm đưa buổi phân ly

Ta có thể hiểu: Người Việt Bắc (A) thường mặc áo chàm (B). Vì thế khi Áo chàm (B) xuất hiện ta liên tưởng tới người Việt Bắc (A).

– Ẩn dụ:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. (Viễn Phương)

Ở hai câu sau, tác giả Viễn Phương lại sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ. Dấu hiệu để nhận biết điều này đó là sự tương đồng về phẩm chất giữa hình tượng mặt trời và Hồ Chí Minh (sự vĩ đại, cao cả và trường tồn).

26 tháng 4 2017

1.Các phép hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:

a) Làng xóm - người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

b) Mười năm - thời gian trước mắt; trăm năm - thời gian lâu dài: quan hệ giữa cải cụ thể với cái trừu tượng.

c) Áo chàm - người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.

d) Trái Đất - nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

2.

Giống nhau: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
Khác nhau:

Ẩn dụ: Dựa vào quan hệ tương đồng. Cụ thể là tương đồng về:

- hình thức

- cách thức

- phẩm chất

- cảm giác

Hoán dụ: Dựa vào quan hệ tương cận.

Cụ thể:

- bộ phân gọi toàn thể

- vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng

- dấu hiệu của sự vật gọi sự vật

- cụ thể gọi trừu tượng.

Ví dụ: Ẩn dụ:

Thuyền về có nhớ bến chăng

Bển thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.

Hoán dụ:

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

Áo nâu, túi vải, đẹp tươi lạ thường.



3. Đêm nay Bác không ngủ

- Lần thứ ba thức dậy
Anh hốt hoảng giật mình
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Anh vội vàng nằng nặc:
- Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi, mời Bác ngủ

- Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn...

Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.

Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

Minh Huệ

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng:MÙA THUGió mùa thu đẹp thêm rằmMẹ ru con, gió ru trăng sáng ngờiRu con, mẹ hát à ơiRu trăng, gió hát bằng lời cỏ cây. Bông hồng cái ngủ trên tayNghe trong gió có gì say lạ lùngNghe như cây lúa đơm bôngNghe như trái bưởi vàng đung đưa cành. Thì ra dòng sữa ngực mìnhQua môi con trả cất thành...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án đúng:

MÙA THU

Gió mùa thu đẹp thêm rằm

Mẹ ru con, gió ru trăng sáng ngời

Ru con, mẹ hát à ơi

Ru trăng, gió hát bằng lời cỏ cây.

 

Bông hồng cái ngủ trên tay

Nghe trong gió có gì say lạ lùng

Nghe như cây lúa đơm bông

Nghe như trái bưởi vàng đung đưa cành.

 

Thì ra dòng sữa ngực mình

Qua môi con trả cất thành men say

Hiu hiu cái ngủ trên tay

Giấc mơ có cánh gió bay lên rồi.

 

Ru con, mẹ hát … trăng ơi

Con ru cho mẹ bằng hơi thở mình

(Nguồn: Nguyễn Duy, Ánh trăng, NXB Tác phẩm mới, 1984, Dẫn theo thivien,net

Câu 2: Bài thơ viết về điều gì?

A. Gió mùa thu

B. Đêm trăng rằm mùa thu

C. Cánh đồng lúa mùa thu

D. Mẹ ru con trong đêm mùa thu

Câu 3: Khổ thơ thứ (1) gieo vần ở những tiếng nào?

A. rằm – trăng – bằng ; ngời – ơi

B. ngời – ơi – lời ; trăng – bằng

C. trăng – hát – bằng ; ơi – lời

D. rằm – ngời – ơi ; trăng – bằng

11
10 tháng 10 2021

Câu 2. A

Câu 3. B

Chúc bạn học tốt!

10 tháng 10 2021

Câu 2: Bài thơ viết về điều gì?

A. Gió mùa thu

B. Đêm trăng rằm mùa thu

C. Cánh đồng lúa mùa thu

D. Mẹ ru con trong đêm mùa thu

Câu 3: Khổ thơ thứ (1) gieo vần ở những tiếng nào?

A. rằm – trăng – bằng ; ngời – ơi

B. ngời – ơi – lời ; trăng – bằng

C. trăng – hát – bằng ; ơi – lời

D. rằm – ngời – ơi ; trăng – bằng

2 tháng 5 2017

Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh ở vùng Cà Mau, cho em thấy các địa danh ở nơi đây được đặt tên rất giản dị và gần gũi với thiên nhiên. Những địa danh đó gợi ra sự trù phú và vẻ đẹp mộc mạc của thiên nhiên ở vùng Cà Mau.

12 tháng 5 2017

Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh không phải bàng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà tạo thành tên: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Múi Giầm, Ba Klúa ... góp phần làm nên màu sắc địa phương không thể trộn lẫn với các vùng sông nước khác.

Cách đặt tên như vậy đã cho thấy thiên nhiên ở dây còn rất tự nhiên, hoang dã, phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên.