Không có ai lúc nào cũng bận, chẳ...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2018

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

5 tháng 4 2018

-.-

nhưng đôi khi họ rất bận,chỉ là họ đang cố rảnh để bn vui

câu nói của bn rất hay,nhưng đôi khi cx cần phải nghĩ cho ng khác

Cuộc thi "Giỏi văn học 24" THÔNG BÁO :Đề đề thi được công bằng và hợp ý của các bạn mình đã chọn ra 10 đề văn hay để ho các bạn lựa chọn. Đề văn nào có nhiều lượt bình chọn nhất sẽ là đề thi.  Chọn sao đó comment các đề mình chọn xuống phần trả lời (ai trả lời mình cũng tick trừ mấy ban trả lời linh tinhĐề 1: Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít...
Đọc tiếp

Cuộc thi "Giỏi văn học 24" THÔNG BÁO :

Đề đề thi được công bằng và hợp ý của các bạn mình đã chọn ra 10 đề văn hay để ho các bạn lựa chọn. Đề văn nào có nhiều lượt bình chọn nhất sẽ là đề thi.  Chọn sao đó comment các đề mình chọn xuống phần trả lời (ai trả lời mình cũng tick trừ mấy ban trả lời linh tinh

Đề 1: Một buổi tối, sau khi đã học bài xong, em bước ra sân, hít thở không khí trong lành của màn đêm yên tĩnh. Hãy tả lại khung cảnh quanh em lúc đó.

Đề 2:  Từ những cuộc vận động “ ủng hộ đồng bào bị lũ lụt”, “ Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam”, “ ủng hộ nhân dan Nhật Bản”… và những chương trình truyền hình “ Trái tim cho em”, “ Thắp sáng ước mơ”. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình bằng bài văn ngắn với nội dung: Sự sẻ chia và tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời.

Đề 3. Hãy tả người mẹ yêu quý của em

Đề 4. Hãy tả người bà của em.

Đề 5. Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho  nhận trong cuộc sống.

Người ăn xin

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

                                                                                (Theo Tuốc-ghê-nhép )
Đề 6. Viết đoạn văn ngắn (khoảng mươi dòng) nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp và giá trị của hình ảnh cây tre trong bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới.
Đề 7. Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo Đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
Đề 8. Phong thái ung dung và lạc quan của Bác Hồ qua hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.
Đề 9.  Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:
          “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ, … Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.
Đề 10. Hãy tả người em của bạn.
 
51
19 tháng 6 2016

phải làm văn sao hả ucche

19 tháng 6 2016

làm đề nào cũng được hả bạn ?

lolang

10 tháng 1 2017
- Xác định 2 phép tu từ :
+ So sánh: biển như người khổng lồ; biển như trẻ con.
+ Nhân hoá: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền.
- Tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; khi thì nhỏ bé hiền lành dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá đoạn thơ đã gợi tả thật rõ, thật cụ thể màu sắc, ánh sáng theo thời tiết, thời gian; tạo nên những bức tranh sống động về biển.
11 tháng 11 2016

mk k hỉu đề lắm mk ra lại bn đề này bn hãy phân tích đề bài đó thành các ý chính mk giúp cho

26 tháng 11 2016

lớp 6 mà bài này dễ Ngọc Mỹ Nguyễn lp 7 mk phân tích đc

1 tháng 8 2018

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

1 tháng 8 2018

Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó, sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.

Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.

Tôi hỏi:

- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?

Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:

- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú ạ, còn vui hơn ở nhà nhiều!

Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.

Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:

- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?

- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòa đi.

Người quen ấy kể:

- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:

- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.

Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.

- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.

Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ ca lô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ ca lô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ ca lô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cho cháu ngủ.

Tin cháu Lượm hi sinh làm tôi xót xa bàng hoàng. Từ độ kháng chiến đến nay, tôi đã nghe nhiều tin tức hi sinh của đồng bào đồng chí, nhưng tin cháu Lượm bỏ mình làm tim tôi xao xuyến mãi. Cháu còn bé bỏng quá, vô tư quá, đã hiểu thế nào là sống chết đâu. Trước mắt tôi bỗng xuất hiện lên hình ảnh một chú Lượm nhỏ bé, đeo cái xắc xinh xinh, đội cái mũ ca lô lệch, vừa huýt sáo vừa nhảy tâng tâng như con chim chích của vườn ruộng Việt Nam.

12 tháng 2 2017

Đề bài: Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài

Bài làm

Dế Mèn phiêu lưu ki là tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng nhất của nhà văn Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi (truyện đồng thoại). Trong truyện, Dế Mèn là nhân vật chính đã trải qua những cuộc phiêu lưu lí thú, đầy mạo hiểm. Sự trải nghiệm cuộc đời của Dế Mèn, những bài học mà Dế Mèn rút ra qua bao nhiêu hiểm nguy sóng gió chính là hành trang để Mèn bước vào đời và trỏ thành một chàng Dế cao thượng. Chính vì thế, có thể nói rằng cuộc đời của Dế Mèn là một bài học lớn

– Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Từ những ngày đầu, Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng, sống độc lập đế sau này ra đời khỏi bỡ ngỡ, Dế Mèn đã thấy được cuộc sống phức tạp như thế nào! Những suy nghĩ đầu tiên của chú là ý thức được rằng khổ quá, những kể yếu đuối vật lộn cật lực mà cũng không sống nổi. Thế nhưng một sự kiện đau lòng xảy ra và là một bài học lớn cho Dế Mèn. Đó là cái chết của Dế Choắt. Lần đầu tiên trong đời, Dế Mèn gây ra tội lỗi. Chỉ vì sự trêu chọc của chú với chị Cốc mà Dế Choắt chết oan. Những lời nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy đã là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn suốt đời về thói hung hăng, không biết suy nghĩ của tuổi trẻ. Những giọt nước mắt hối hận của Dế Mèn cũng là sự thức tĩnh lương tâm trên chặng đường vào đời của Mèn. Rồi sự sôi nổi, bồng bột của Mèn tưởng có thế làm lu mờ biến cố đầu tiên ấy. Nhưng cuộc phiêu lưu bất đắc dĩ của Dế Mèn khi bị bọn trẻ bắt làm đồ chơi với sự xuất hiện của anh Xén Tóc đã làm cho Mèn thêm một bài học nữa.

Dế Mèn đã biến mình thành một thứ trò chơi cho bọn trẻ con mà không hề hay biết. Mèn rất tự hào và kiêu hãnh ở vị trí của một con dế cụ bách chiến bách thắng, nông cạn và không biết suy nghĩ. Dế Mèn đã trở nên nhỏ bé, ích kỷ và tàn nhẫn. Nó thẳng tay đánh cả những con dế nhỏ bé, yếu đuối để đổi lấy những lời khen ngợi làm Mèn phổng mũi. Thế rồi! Theọ quy luật của cuộc đời, những kẻ hay cậy sức đi áp bức kẻ khác thì sẽ có kẻ mạnh hơn trị lại. Dế Mèn đã được anh Xén Tóc thức tình. Hai cái râu cụt là bài học đích đáng cho Mèn. Dế Mèn đã hiểu ra, nhận thức được lỗi lầm của mình và quyết tâm sửa chữa. Cuộc đời này tuy không thuận lợi, dễ dàng nhưng cũng đã đem đến cho Dế Mèn bao nhiêu là bài học. Mèn nhận thấy cần phải đi nhiều hon nữa: Đời trai mà không biết bay nhảy, không biết đi đó đi đây thì cuộc sổng nhạt nhẽo lắm.

Trốn thoát, trở về quê, Dế Mèn trở thành một chàng trai đứng đắn, làm nhiều việc nghĩa, trừng trị những kẻ hay bắt nạt chị Nhà Trò yếu ớt. Sau bao lần lầm lỗi, với việc làm nhân nghĩa, Dế Mèn đã lớn lên rất nhiều và nhận ra ích lợi của việc “đi” trong cuộc đời. Cuộc phiêu lưu lần- thứ hai của Dế Mèn mà chú mong mỏi đã xảy ra, đem lại bao bài học, bao nhiêu tri thức mới mẻ thú vị trong cuộc đời. Đúng là càng đi, tầm mắt của Dế Mèn càng được mở rộng. Những cuộc phiêu lưu dũng cảm đã náng Mèn lớn lên, dần dần hoàn thiện tính cách tốt đẹp của một thanh niên.

Nhưng trong cuộc sống không ít những kẻ thiển cận theo kiểu “ếch ngồi đáy giếng”. Đó là người anh trai của Dế Mèn sống cuộc đời vô nghĩa, nhàm chán, “đớn hèn” và ốm yếu. Người anh cả tuy khoẻ mạnh, khá giả nhưng chỉ quanh quẩn bắt nạt những kẻ khác. Đó cũng chính là bài học của sự “không đi”. Ngạo mạn, khinh bỉ những kẻ không muốn mở mang trí óc, Dế Mèn lại ra đi. Lần này ra đi, Dế Mèn lại có thêm người bạn đồng hành là Dê, Trũi. Trũi tính tình cũng thẳng thắn và hay đi đây đó. Trải bao sóng gió Mèn đã “lớn lên” thực sự, nhất là sau mười ngày lênh đênh trên nước, không ăn. Mười ngày đáng nhớ đem đến cho Mèn ý thức yêu mến cuộc sống, tinh thần vươn lên để chống trọi khó khăn đôi khi tưởng không chịu nối ở đời. Dế Mèn hiểu được sức mạnh của tình bạn, của lòng kiên trì, và niềm lạc quan tin tưởng.

Cuộc phiêu lưu của Dế Mèn còn đánh dấu những giây phút thiêng liêng của tình bạn. Dế Mèn bằng tất cả sức mình, cứu Trũi thoát khỏi cái chết, điều mà trước đây, Mèn đã không thể làm được với Dế Choắt. Chính cuộc đời này, chính cuộc hành trình trên đường đời đã rèn luyện để Mèn có một trái tim cao thượng. Hành động anh hùng, lòng nhân ái nơi Mèn là ở sự phát triển nhân cách cao nhất sau những chuyến đi ấy.

Những trang cảm động nhất của Tô Hoài là những trang miêu tả tâm trạng Dế Mèn thương nhớ Trũi. Với tình cảm chân thành và lòng tin tưởng vào cuộc sống, Mèn đã chiến thắng. Sau bao chặn đường chông gai vất vả, Mèn và Trũi lại được gặp nhau. Sự hoàn thiện tính cách của Trũi cũng được hoàn thiện sau chuyên đi này. Trũi không còn bồng bột nữa, đã trở thành “người” chín chắn sau chuyên phiêu lưu thứ hai. Tất cả Dế Mèn, Dế Trũi, Xén Tóc đã trở thành những “người” có tâm hồn đầy nhân ái, tấm lòng cao thượng và trái tim dũng cảm. Dế Mèn đã rút ra được nhiều bài học thấm thìa qua bao nhiêu “ngày đàng”. Mèn và các bạn đã lớn lên cả về thể xác và tâm hồn. Cuộc phiêu lưu thứ ba là sự nối tiếp của tính cách ham học hỏi hiểu biết của Dế Mèn, với mục đích cao quí hơn đó là làm “sứ giả hoà bình”.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn đã được chứng minh thật sống động qua Dế Mèn phiêu lưu kí mà tập trung cao độ ở nhân vật Dế Mèn.

Dế Mèn là một nhân vật văn học quen thuộc, thân yêu của các em thiếu nhi. Qua những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, ta nhận ra rằng: trường đại học chân chính nhất để rèn luyện con người chính là cuộc đời. Trải qua những cuộc phiêu lưu mạo hiếm với đường đời đã giúp Dế Mèn thực sự trở thành một chàng dế “bình thường” chứ không “tầm thường” với trái tim “nhân ái, cao thượng”. Đó cũng chính là con đường mà mỗi chúng ta đã và sẽ đi.

12 tháng 2 2017

Phân tích nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm truyện Dế Mèn phiêu lưu ký của nhà văn Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu kí là một tác phẩm xuất sắc, rất nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc phiêu lưu kì thú, đầy sóng gió của chú Dế Mèn. Nhân vật rất đỗi quen thuộc đối với trẻ thơ này đã để lại ấn tượng, những tình cảm phong phú và sâu sắc trong lòng người đọc.

Thân hài: Đọc Dế Mèn phiêu lưu kí người đọc có lúc không đồng tình, có thái độ phê phán thói kiêu ngạo của Dế Mèn. Cậy mình cường tráng, Mèn “dám cà khịa với tất cả mọi người bà con trong xóm”. Người ta nể Mèn, nhường nhịn Mèn, nhưng chú lại cứ tưởng họ sợ mình “không ai dám ho he”. Dế Mèn đã quát mắng mấy chị Cào Cào, thỉnh thoảng lại ngứa chân đá anh Gọng Vó. Dế Mèn có tính kiêu ngạo, không thèm nhìn ai, xốc nổi, lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba, tưởng mình là tay “ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Chú có biết đâu đó chỉ là thói hung hăng, hống hách hão, những cử chỉ ngông cuồng, ngu dại của mình mà thôi.

Với tính kiêu ngạo, hung hăng, hống hách, Dế Mèn đã trêu chị Cốc, đem đến cho Dế Choắt một tai họa khôn lường. Bất chấp lời khuyên can của Choắt, cho rằng mình không còn biết sợ ai hơn mình nữa, Mèn đã trêu chọc chị Cốc. Nhưng đến khi chị Cốc phản ứng lại thì Mèn lại hèn nhát chui sâu vào trong hang của mình, để mặc cho Choắt bị đòn oan. Hành động của Mèn thật đáng chê trách.

Sự nghịch ranh của Dế Mèn đã gây nên cái chết thê thảm của Dế Choắt. Khi Choắt bị chị Cốc mổ làm quẹo xương sống không sao dậy được nữa, Mèn rất hối hận. Dế Mèn hiểu rõ ràng cái chết của Dế Choắt chính là do “cái tội ngông cuồng dại dột” của mình gây ra. Mèn đem xác Choắt đi chôn với sự hối hận, đau đớn chân thành. Sự ăn năn, hối hận của Mèn đã gợi lên trong lòng người đọc một thái độ cảm thông, chia sẻ.

Hình ảnh Dế Mèn trong đoạn trích Tranh hùng với võ sĩ Bọ Ngựa có sức hấp dẫn thực sự đối với người đọc, đặc biệt là đối với những bạn đọc nhỏ tuổi. Người đọc cảm thấy đầy hào hứng khi theo dõi cuộc tỉ thí giữa Dế Mèn với Bọ Ngựa. Chăm chỉ theo dõi từng hiệp đấu, người đọc khi thì hồi hộp, khi thì lo lắng, khi hả hê trước chiến thắng vẻ vang của Mèn. Ai cũng khâm phục võ nghệ cao cường và lòng dũng cảm của Mèn. Qua lần chạm trán với Bọ Ngựa trong cửa hàng và cuộc tranh hùng với Bọ ngựa, người ta thấy Dế Mèn dã trưởng thành, trở nên chững chạc, chín chắn hơn, và vì thế, người đọc cũng có thiện cảm hơn đối với Mèn.

Lí tưởng của Dế Mèn là “muôn loài cùng nhau kết làm anh em”, cùng nhau chung sống hòa bình. Đó là một mơ ước tốt đẹp. Dế Mèn đã không quản muôn vàn khó khăn gian khổ, đi tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện mơ ước dó. Dế Mèn đã cùng với Dế Chũi và Xiến Tóc lên đường đến vùng kiến để nhờ họ hàng nhà kiến truyền đi muôn nơi lời kêu gọi hòa bình. Do có sự hiểu lầm mà cả làng cả họ nhà kiến kéo nhau đến đánh đoàn du lịch của Dế Mèn. Dế Mèn đã chủ động gặp gỡ Kiến Chúa để thông cảm với nhau, cùng nhau nhận ra sự nhầm lẫn tai hại! Dế Mèn đã dõng dạc tuyên đọc kêu gọi hòa bình và đã được tất cả mọi loài vật reo hò, hưởng ứng. Muôn loài gần xa đều nhắn tin về hoan nghênh lời hịch hòa bình. Ước mơ và hành động đó của Dế Mèn có sức hấp dẫn và lôi cuốn tuổi trẻ giàu mơ ước và khát vọng.

Kết bài: Qua chương I, Chương VI và Chương IX của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, tính nết của Dế Mèn đã thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Thời gian đầu, Dế Mèn hiếu thắng, nông nổi, càng về sau, Dế Mèn càng trở nên từng trải, chín chắn hơn. Hình ảnh chàng “Dế Mèn yêu lao động, thích vui chơi, biết mơ ước, rất ghét đứa làm ác, cho nên khi gặp lí tưởng thì Dế Mèn giác ngộ và có lí tưởng” (Tô Hoài) là nhân vật tiêu biểu nhất cho hệ thống nhân vật phiêu lưu của Tô Hoài. Dế Mèn cũng là một nhân vật có sức sống mãnh liệt đã từ trang sách bước ra ngoài đời, chiếm được cảm tình và có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người đọc, nhất là với lứa tuổi thiếu niên.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:“… Những chị lúa phất phơ bím tócNhững cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng họcĐàn cò trắngKhiêng nắngQua sôngCô gió chăn mây trên đồngBác mặt trời đạp xe qua đỉnh núiNhìn chúng em nhăn nhó cười…” (trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định những phương thức biểu đạt được sử...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“… Những chị lúa phất phơ bím tóc

Những cậu tre bá vai nhau thì thầm đứng học

Đàn cò trắng

Khiêng nắng

Qua sông

Cô gió chăn mây trên đồng

Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi

Nhìn chúng em nhăn nhó cười…”

 

(trích Em kể chuyện này - Trần Đăng Khoa)

Câu 1 (2.0 điểm): Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2 (2.0 điểm): Tác giả đã sử dụng cách gieo vần và ngắt nhịp như thế nào?

Câu 3 (3.0 điểm): Chỉ ra các hình ảnh nhân hóa trong đoạn thơ. Nêu tác dụng cụ thể của một trong các hình ảnh nhân hóa ấy.

Câu 4 (3.0 điểm): Viết đoạn văn khoảng 7 câu bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.

0
11 tháng 7 2016

1, Cái lưỡi.

2, Chữ a.

3, Cái chân.

Thế e nghĩ là e trong sáng lắm hả??? ucche

11 tháng 7 2016

e trong sáng quá bảo ei

II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:        Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của...
Đọc tiếp

II. Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

        Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến cả khăn túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:

           - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

      Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:

          - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

      Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông".

(Theo Tuốc-ghê-nhép)

Câu 1: Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy? Ai là người kể chuyện?

Câu 2:  Khi nhận được hành động chìa tay xin của ông xin của ông lão ăn xin về phía mình, cậu bé đã cư xử với ông lão như thế nào?

Câu 3: Em hiểu câu nói của ông lão đã nói với cậu bé: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi” nghĩa là gì? Cậu bé nhận được điều gì từ ông lão ăn xin?

Câu 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?

0