K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2019

lịch sử là câu a

địa lý là câu b

2 tháng 5 2019

Trả lời :

 1 B  Vì sợ làm nhân dân ta bị thương 

2 B Khô hạn , phần lớn là diện tích là hoang mạc và xa-van

@Như Ý

2 tháng 5 2019

ĐỊa lý lớp 5 : 

Lục địa Ô-x-trây-li-a có khí hậu như thế nào ?

 a) mát mẻ , thích hợp cho nhiều động vật như căng-gu-ru , gấu cô-a-la ...

b) Khô hạn , phần lớn là diện tích là hoang mạc và xa-van

c) nhiều đới khí hậu, thích hợp cho nhiều loại cây như keo , bạch đàn ...

2 tháng 5 2019

#)Trả lời :

Lục địa Ô - x - trây - li - a có khí hậu :

B.Khô hạn, phần lớn diện tích là hoang mạc và xa-van

#)Những ý kia đều đúng nhưng ý B. là chủ yếu nhất nha !

             #~Will~be~Pens~#

Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: (câu 1 đến câu 2)Câu 1. Sự kiện lịch sử đã kết thức cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc là:a. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.b. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.c. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954d. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.Câu 2. Vì sao gọi chiến thắng của quân dân...
Đọc tiếp

Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: (câu 1 đến câu 2)

Câu 1. Sự kiện lịch sử đã kết thức cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc là:

a. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
b. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
c. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
d. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

Câu 2. Vì sao gọi chiến thắng của quân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"? (1 điểm)

a. Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.
b. Diễn ra trên đường Điên Biên Phủ ở Thủ đô Hà Nội.
c.Tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này cũng tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
d. Quân và dân Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu.

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm sau: (Trung Quốc, Liên Xô, Ô-xtrây-li-a, Cộng hòa Liên bang Nga) (1 điểm)

Nước .......................... giúp ta thiết kế và thi công Nhà máy thủy điện Hòa Bình?

Câu 4. Nối tên các châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B cho phù hợp:(1 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Sử - Địa lớp 5

Câu 5. Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống các câu sau: (1 điểm)

Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào?

Châu Phi  □          Châu Mĩ □
Châu Đại  □         Dương Châu Âu □

Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm sau: (nóng ẩm, mát mẻ, lạnh nhất trên thế giới, khí hậu khô) (1 điểm)

Châu Nam Cực có khí hậu..........................................

B. Tự luận:

Câu 7. Vì sao vào ngày 30/4/1975 Tổng thống ngụy Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện? (1 điểm)

Câu 8. Em hãy nêu vai trò to lớn của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước? (1 điểm)

Câu 9. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau thế nào? (1 điểm)

Câu 10. Trên trái đất có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1 điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI CHK II

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn Lịch sử và Địa lí, Lớp 5

A. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 1 điểm)

Câu

1

2

3

6

Ý đúng

c

c

Liên Xô

lạnh nhất trên thế giới

Câu 4. (1 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Sử - Địa lớp 5

Câu 5. (1điểm): Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống các câu sau:

Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào?

Đ Châu Phi            S Châu Mĩ

S Châu Đại Dương      S Châu Âu

B. Tự luận:

Câu 7. (1điểm): Ngày 30/4/1975 Tổng thống ngụy Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện vì:

- Quân ta đã chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

- Ngụy quân, ngụy quyền đã sụp đổ hoàn toàn.

Câu 8. (1 điểm):

Vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình:

- Cung cấp nguồn điện cho cả nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.

- Ngăn chặn, hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ

- Cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc.

Câu 9. (1 điểm): Khí hậu cao, gió mưa thay đổi theo mùa.

- Miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Nam nóng quanh năm

Câu 10. (1điểm): Trên trái đất có 4 đại dương. Đó là những đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất.

0
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng: “Thuở nhỏ, Ha-vớt Ke-li thường lầm lũi cuốc bộ đến trường với cái bụng đói cồn cào và cái túi trống rỗng. Một hôm, cậu đánh bạo gõ cửa căn nhà bên đường để xin chút gì ăn cho qua cơn đói…Khi cửa mở, cậu bàng hoàng nhìn thấy chủ nhà là một cô gái trẻ đẹp. Thay vì xin đồ ăn, cậu ngượng ngùng chỉ...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn trích sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

“Thuở nhỏ, Ha-vớt Ke-li thường lầm lũi cuốc bộ đến trường với cái bụng đói cồn cào và cái túi trống rỗng. Một hôm, cậu đánh bạo gõ cửa căn nhà bên đường để xin chút gì ăn cho qua cơn đói…Khi cửa mở, cậu bàng hoàng nhìn thấy chủ nhà là một cô gái trẻ đẹp. Thay vì xin đồ ăn, cậu ngượng ngùng chỉ dám xin ly nước. Nhưng nhìn thấy nétmặt tiều tụy vì đói khát của cậu, cô gái đã mang ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ để cảm nhận hương vị ngọt ngào của ly sữa đang làm dịu dần cái đói, rồi cậu lúng túng: - Em…phải trả bao nhiêu ạ? Mỉm cười, cô gái đáp: - Lòng nhân ái đâu đòi hỏi phải đền đáp. Nhìn chăm chăm cô gái với tất cả lòng biết ơn, cậu nói: “Cảm ơn chị…”. Ha-vớt Ke-li thấy khỏe hẳn lên không phải chỉ vì ly sữa mà còn vì tấm lòng chân thành của cô gái nhân hậu”.

(Theo Nguyễn Văn Hòa)

1. Trong lúc đói khát nhất, hỏi xin một cốc nước uống, Ha-vớt Ke-li nhận được thứ gì từ cô gái?

A. Một ly nước         B. Một ly sữa              C. Một chiếc bánh mì

2. Vì sao cậu bé lại xin một ly nước thay vì xin một chút đồ ăn cho qua cơn đói  

A. Vì chủ nhà là cô gái trẻ đẹp khiến cậu bé ngượng ngùng.

 B. Vì chủ nhà rất nghèo.

C. Vì cậu bé đang rất khát nước.

3. Cô gái trả lời như thế nào khi Ha-vớt Ke-li hỏi về số tiền cậu phải trả?

A. Lòng nhân ái đâu đòi hỏi phải đền đáp.

B. Cậu trả bao nhiêu cũng được.

C. Ly sữa không đáng gì nên không lấy tiền

Bài 2. Thêm vào chỗ trống một vế câu thích hợp để tạo thành câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả.

a. Vì hôm trước đi mưa mà không mặc áo mưa…………………………………..

b. ……………………………………………………nên mọi người phải giữ ấm.

c. …………………………………………………….nên bạn ấy đã tiến bộ rõ rệt.

d. …………………………………………..nhưng các bạn vẫn làm bài chăm chỉ.

Bài 3. Điền vào chỗ trống những quan hệ từ thích hợp :

 a. Mưa đã tạnh …………đường xá vẫn còn lầy lội.

 b. Cuộc họp phụ huynh bị hoãn lại…………cô giáo bị ốm.

 c. Em chăm chỉ học bài…………..mẹ rất hài lòng.

d. Bạn Lan không đi học………….bạn bị ngã xe.

Bài 4. Sắp tới ngày 8/3, lớp em dự định tổ chức một chương trình văn nghệ đặc sắc để chúc mừng cô giáo và các bạn nữ trong lớp. Là lớp phó Văn – Thể, em sẽ lập chương trình cho hoạt động này như thế nào?

1. Mục đích: ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

2. Phân công chuẩn bị: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

 3. Chương trình cụ thể: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………

Bài 5. Đố vui – vui đố

 Đang ở dưới bếp,

Giúp việc nấu ăn,

 Bỗng chốc bị nhầm,

 Thành giường trẻ nhỏ,

Bởi vì ai đó,

Lấy mất dấu huyền.

 Là các chữ:……………

6
4 tháng 5 2020

sao hỏi nhieuf thế ko làm bài kiểm tra à

4 tháng 5 2020

Cả 1 đề thi của bạn đây ah

21 tháng 12 2018

1. nguyễn tất thành muốn đi tìm đường cưu nước vì ko muốn nhân dân ta bị thực dân pháp đô hộ

2.nguyễn tất thành biểu hiện là đi ra nước ngoai tim đương cứu nước

3.chống giặc dốt nhân dân ta mở ra những lớp bình dân học vụ cho những người dân,chống giặc đói bac hồ đã lập ra chương chinh 10 ngày nhịn ă một bữa để ủng hộ nhà nghèo

4.Nước ta được sống trong hòa bình , nhân dân có quyền tự do hạnh phúc

5. thực dân pháp tấn công lên viết bắc để thu căn cứ đầu não của chúng ta

21 tháng 12 2018

1. Hãy nêu lý do vì sao Nguyễn Tất Thành muốn tim đường cứu nước

Trả lời:Vì Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh đất nước và nỗi thống khổ của nhân dân, người  đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đông bào.

2.Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện như thế nà?

Trả lời:Quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành biểu hiện người có một tinh thần yêu nước rất mảnh liệt

3.Sau cách mạng tháng 8 nhân dân ta đã làm gì để chống giặc dốt, giặc đói ?

Trả lời:Quyên góp gạo cho người nghèo, tăng gia sản xuất, phong trào xóa mù chữ phát động khắp nơi...

4.Cuối bảng tuyêt ngôn độc lập Bác Hồ thay mặt nhân dân khẳng định điều gì?

Trả lời:"Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ây.

5.Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích gì?

Trả lời:Thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên Việt Bắc nhằm mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta

k nhé

Tại sao ngày 30 - 12 -1972, Tổng thống Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc?
GỢI Ý LÀM BÀI
Đêm 20 rạng sáng 21-12, quân dân Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B52, có 5 chiếc rơi tại chỗ, bắt sống 12 phi công Mĩ.
Ngày 26-12, địch tập trung số lượng máy bay B52 lớn nhất (105 lần chiếc) hòng huỷ diệt Hà Nội. Hơn 100 địa điểm ở Hà Nội bị trúng bom. Riêng ở phố Khâm Thiên, bom Mĩ đã sát hại 300 người, phá huỷ 2000 ngôi nhà. Quân dân ta đã kiên cường đánh trả, bắn rơi 18 máy bay Mĩ, trong đó có 8 máy bay B52, 5 chiếc bị bắn rơi tại chỗ, bắt sống nhiều phi công Mĩ.
Những ngày đêm tiếp theo, máy bay Mĩ vẫn không thoát khỏi sự trừng trị của quân dân ta. Đêm 29-12, Hà Nội đánh thắng trận cuối cùng, tiêu diệt thêm 1 chiếc B52.
Ngày 30 - 12 - 1972, biết không thể khuất phục được nhân dân ta bằng bom đạn, Tổng thống Mĩ Ních-xơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?A. Nguyễn Trung TrựcB. Trương ĐịnhC. Nguyễn Hữu HuânD. Hồ Xuân NghiệpĐáp án: B. Trương ĐịnhCâu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:A. Quảng NgãiB. An GiangC. Long AnD. Quảng NamĐáp án: ACâu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnhA. An GiangB. Hà...
Đọc tiếp

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.

Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Trung Trực

B. Trương Định

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Hồ Xuân Nghiệp

Đáp án: B. Trương Định

Câu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:

A. Quảng Ngãi

B. An Giang

C. Long An

D. Quảng Nam

Đáp án: A

Câu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnh

A. An Giang

B. Hà Tiên.

C. Long An.

D. Vĩnh Long

Đáp án: C

Câu 4: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?

A. Từ cuối năm 1959

B. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước.

C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định

D. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông

Đáp án: C

Câu 5: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào?

A. Năm 1959

B. Khi Pháp vừa đánh Gia Định

C. Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.

D. Năm 1862

Đáp án: D

Câu 6: Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì?

A. Kí hòa ước.

B. Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh.

C. Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định

D. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

Đáp án: A

Câu 7: Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở:

A. Hà Tiên

B. Vĩnh Long.

C. An Giang.

D. Long An

Đáp án: C

Câu 8: Dân chúng và nghĩa quân muốn gì khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ?

A. Suy tôn Trương Định làm chủ soái.

B. Tiếp tục kháng chiến

C. Phải tuân lệnh vua.

D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".

Đáp án: D

Câu 9: Lãnh binh là chức quan

A. Võ

B. Văn

C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh.

D. Chức quan đứng đầu tỉnh.

Đáp án: C

Câu 10: Trương Định đã quyết định như thế nào trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng?

A. Nhận chức lãnh binh.

B. Từ chối chức lãnh binh.

C. Phất cao cờ "Bình Tây"

D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.

Đáp án: D

Câu 11: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?

A. Nguyễn Lộ Trạch

B. Phạm Phú Thứ.

C. Nguyễn Trường Tộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 12: Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ:

A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

B. Đề nghị không cho thương nhân nước ngoài vào nước ta làm ăn mua bán.

C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 13: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?

A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: B

Câu 14: Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi:

A. Ông lập được nhiều chiến công trong việc đánh Pháp.

B. Ông giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân.

C. Ông có công trong việc khai phá, mở rộng bờ cõi.

D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước.

Đáp án: D

Câu 15: Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe thay đổi gì ở xã hội Pháp mà ông chứng kiến?

A. Chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng.

B. Khi làm nông nghiệp, người nông dân Pháp vẫn phải dùng cày bằng sức người.

C. Xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 16: Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã:

A. Đồng ý và cho thực hiện ngay.

B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.

C. Có thực hiện nhưng không triệt để.

D. Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục, bởi ông có tư tưởng thân Pháp.

Đáp án: B

Câu 17: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?

A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.

B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 18: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?

A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.

B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"

D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.

Đáp án: B

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên)

C. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh).

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 20: Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, việc gì đã xảy ra?

A. Cảnh thả đèn trên sông Hương.

B. Âm thanh của những thoi dệt vải.

C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 21: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, lí do nào khiến Tôn Thất Thuyết phải nổ súng sớm?

A. Để dành thế chủ động.

B. Để đe dọa kẻ thù.

C. Để phản đối việc triều đình Huế chấp nhận làm tay sai cho giặc.

D. Vì triều đình Huế buộc yêu cầu nổ súng.

Đáp án: A

Câu 22: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?

A. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.

B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

C. Vùng núi Quảng Nam.

D. Vùng núi Lạng Sơn.

Đáp án: A

Câu 23: Tại sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

B. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.

C. Tôn Thất Thuyết chủ trương nối lại liên lạc với Pháp để hòa đàm.

D. Tôn Thất Thuyết xin từ quan, lui về ở ẩn.

Đáp án: A

Câu 24: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã:

A. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.

B. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.

C. Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta.

D. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, chuyển giao chính quyền cho triều đình Huế.

Đáp án: C

Câu 25: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?

A. Nền công nghiệp khai khoáng.

B. Ngành dệt.

C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Những thay đổi về chính trị và kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

A. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn.

B. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành.

C. Thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất hiện tầng lớp viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ.

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 27: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?

A. Địa chủ

B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...

C. Nông dân

D. Quan lại phong kiến.

Đáp án: B

Câu 28: Giai cấp công nhân Việt Nam, chủ yếu xuất thân từ:

A. Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo đói.

B. Giới trí thức không được trọng dụng

C. Thợ thủ công không có việc làm.

D. Nhà buôn bị phá sản.

Đáp án: A

Câu 29: Vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta có khoảng bao nhiêu vạn công nhân?

A. Khoảng 6 vạn công nhân.

B. Khoảng 10 vạn công nhân.

C. Khoảng 20 vạn công nhân.

D. Khoảng 1 vạn công nhân

Đáp án: B

Câu 30: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người nông dân rơi vào hoàn cảnh:

A. Như trâu kéo cày.

B. Trở thành người bần cùng.

C. Mất ruộng đất vào tay địa chủ và trở thành người làm thuê.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 31: Phan Bội Châu xuất thân từ:

A. Một gia đình quan lại

B. Một gia đình địa chủ

C. Một gia đình nông dân

D. Một gia đình nhà nho nghèo

Đáp án: D

Câu 32: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã đến nước nào?

A. NướcTrung Hoa.

B. Nước Anh

C. Nước Nga

D. Nước Nhật

Đáp án: D

Câu 33: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?

A. Hứa cung cấp lương thực.

B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam

C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam

Đáp án: C

Câu 34: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.

B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.

C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc

D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.

Đáp án: A

Câu 35: Trước sức ép của thực dân Pháp, chính phủ Nhật đã quyết định:

A. Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác.

B. Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản

C. Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu và những người du học cho thực dân Pháp.

D. Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền ở Đông Dương để làm việc.

Đáp án: B

Câu 36: Mốc thời gian nào đánh dấu sự tan rã của phong trào Đông Du?

A. Năm 1904

B. Năm 1908

C. Năm 1905

D. Năm 1909.

Đáp án: D

 

23
26 tháng 4 2018

Đầy đủ đấy!!

26 tháng 4 2018

cảm ơn bn cần cứ dùng nha

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm). Đọc bài văn sau: Cho và nhận    Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.    Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác...
Đọc tiếp

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm)

II. Kiểm tra đọc hiểu - kiến thức Tiếng Việt: (7 điểm).

Đọc bài văn sau:

Cho và nhận

   Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.

   Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt. Cô không đưa tôi đến bệnh viện, mà dẫn tôi đến bác sĩ nhãn khoa riêng của cô. Ít hôm sau, như với một người bạn, cô đưa cho tôi một cặp kính.

    Em không thể nhận được! Em không có tiền trả đâu thưa cô! – Tôi nói, cảm thấy ngượng ngùng vì nhà mình nghèo.

   Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe. Chuyện kể rằng: “ Hồi cô còn nhỏ, một người hàng xóm đã mua kính cho cô. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác. Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời”. Thế rồi, cô nói với tôi những lời nồng hậu nhất, mà chưa ai khác từng nói với tôi: “Một ngày nào đó, em sẽ mua kính cho một cô bé khác”.

   Cô nhìn tôi như một người cho. Cô làm cho tôi thành người có trách nhiệm. Cô tin tôi có thể có một cái gì để trao cho người khác. Cô chấp nhận tôi như thành viên của cùng một thế giới mà cô đang sống. Tôi bước ra khỏi phòng, tay giữ chặt kính trong tay, không phải như kẻ vừa được nhận món quà, mà như người chuyển tiếp món quà cho người khác với tấm lòng tận tụy.

    Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy ghi lại chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc viết câu trả lời vào giấy kiểm tra.

Câu 1: Vì sao cô giáo lại dẫn bạn học sinh đi khám mắt? (0,5 điểm)

a. Vì bạn ấy bị đau mắt
b. Vì bạn ấy không có tiền
c. Vì bạn ấy không biết chỗ khám mắt
d. Vì cô đã thấy bạn ấy cầm sách đọc một cách không bình thường.

Câu 2: Cô giáo đã làm gì để bạn học sinh vui vẻ nhận kính? (0,5 điểm)

a. Nói rằng đó là cặp kính rẻ tiền, không đáng là bao nên bạn không phải bận tâm.
b. Nói rằng có ai đó nhờ cô mua tặng bạn.
c. Kể cho bạn nghe một câu chuyện để bạn hiểu rằng bạn không phải là người được nhận quà mà chỉ là người chuyền tiếp món quà cho người khác.
d. Vì lời ngọt ngào, dễ thương của cô .

Câu 3: Dấu gạch ngang trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm)

- Em không thể nhận được ! Em không có tiền trả đâu thưa cô!

a. Đánh dấu những ý liệt kê.
b. Đánh dấu bộ phận giải thích.
c. Đánh dấu những từ đứng sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật.
d. Báo hiệu đó là các ý đối thoại trong đoạn văn.

Câu 4: Việc cô thuyết phục bạn học sinh nhận kính của mình cho thấy cô là người thế nào? (0,5 điểm)

a. Cô là người thường dùng phần thưởng để khuyến khích học sinh.
b. Cô là người hiểu rất rõ ý nghĩa của việc cho và nhận.
c. Cô là người luôn sống vì người khác.
d. Cô là người biết làm cho người khác vui lòng.

Câu 5: Câu chuyện muốn nói với em điều gì? (1 điểm)

Câu 6: Qua câu chuyện trên em học được điều gì ở các nhân vật? (1 điểm)

Câu 7: Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” (0,5 điểm)

a. đơn giản
b. đơn điệu
c. đơn sơ
d. đơn thuần

Câu 8: Câu nào sau đây là câu ghép. (0,5 điểm)

a. Một cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.
b. Khi thấy tôi cầm sách trong giờ tập đọc, cô đã nhận thấy có gì không bình thường, cô liền thu xếp cho tôi đi khám mắt.
c. Thấy vậy, cô liền kể một câu chuyện cho tôi nghe.
d. Bà ấy bảo, một ngày kia cô sẽ trả cho cặp kính đó bằng cách tặng cho một cô bé khác.

Câu 9: Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (1 điểm)

Em thấy chưa, cặp kính này đã được trả tiền từ trước khi em ra đời.

Câu 10: Điền cặp từ hô ứng vào các chỗ trống cho thích hợp và viết lại câu văn đó ? (1 điểm)

Tôi … cầm sách để đọc, cô giáo… nhận ra là mắt tôi không bình thường.

627
15 tháng 5 2021

ko co ranh nha

15 tháng 5 2021

1.D

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để...
Đọc tiếp

 Có một con ve thấy bác nông dân nọ làm việc miệt mài, từ sáng đến tối chẳng lúc nào ngơi, liền tò mò hỏi: - Bác làm việc quần quật như thế để làm gì? Bác nông dân đáp: - Tôi làm việc cho cả ba thời nên không thể ngừng tay. (…) Và bác nông dân ôn tồn giảng giải: - Trước hết, tôi phải làm việc để nuôi thân. Đó là làm việc cho hiện tại. Nhà tôi có bố mẹ già. Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai. Sau này tôi già, các con tôi lại nuôi tôi như bây giờ tôi đang phụng dưỡng cha mẹ. 

1.Có thể hoán đổi vị trí của từ " nuôi " và từ " phụng dưỡng " trong hai câu văn " Làm việc để phụng dưỡng bố mẹ là làm vì quá khứ. Còn làm để nuôi con là dành dụm cho tương lai." hay không? Vì sao?

2. Lời giảng giải của bác nông dân với con ve cho chúng ta thấy bác là người như thế nào? Từ câu chuyện của bác nông dân, em dút ra bài học gì cho mình?

1
11 tháng 7 2020

1. Ko thể hoán đổi vì nếu dùng từ "nuôi" để thay thế từ "phụng giưỡng" trong câu đầu thì sẽ tỏ sự thiếu tôn trọng đối với người lớn hơn.Ngược lại,nếu dùng từ "phụng dưỡng" thay cho từ nuôi ở câu sau thì sẽ có ý nghĩa là đề cao người ít tuổi hơn,đó là sai.

2. Lời giảng giải của bác nông dân đối với con ve cho thấy bác là một người biết lo xa,tôn trọng cha mẹ và chăm chút chu đáo cho con cái.Từ câu chuyện của bác nông dân,em rút ra đc bài học rằng phải biết lo xa và phải có trách nhiệm với cha mẹ,yêu thương con cái

      Chúc bạn học tốt!