Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 11: Khi tham gia vào ASEAN, Việt Nam không gặp khó khăn về mặt nào sau đây?
A. Bất đồng ngôn ngữ. B. Khác biệt về thể chế chính trị.
C.Thiếu lao động trẻ. D. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế.
Giải thích:
Việt Nam là đất nước có nguồn lao động dồi dào,nhất là lao động trẻ.
au Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
Bảng 7.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội ở một số nước châu Á.
Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á vào cuối thế kỉ XX, người ta nhận thấy :
- Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
+ Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
+ Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
+ Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
- Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
- Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.
Các nước ASEAN đều đạt mức tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới với nhịp độ tăng hằng năm từ 5% đến 10%. Với những thành tựu đáng kích lệ đó, ASEAN đang từng bước hoàn thành mục tiêu thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN vào năm 2015, hướng tới một khu vực năng động bậc nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ASEAN vẫn chứa đựng những bất ổn mà một trong số đó là thực trạng về khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, nhất là giữa nhóm nước phát triển hơn, gồm Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-li-pin và Thái-lan (ASEAN-6) và nhóm các nước gia nhập sau của ASEAN, gồm Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV). Chênh lệch khoảng cách phát triển là nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng, hạn chế về cơ hội để thu nhận lợi ích từ hội nhập một cách hiệu quả. Về lâu dài, sự khác biệt về thu nhập, trình độ phát triển cũng ảnh hưởng đến những ưu tiên chính sách của mỗi thành viên. Chênh lệch khoảng cách thể hiện trên nhiều phương diện, tập trung ở một số khía cạnh như sau:
Về thu nhập, thu nhập đầu người của các nước ASEAN có sự tương phản rất sâu sắc. Mức thu nhập bình quân đầu người (tính theo ngang giá) năm 2009 của Bru-nây, Xin-ga-po đạt xấp xỉ 50 nghìn USD. Ðây là nhóm nước có mức thu nhập bình quân đầu người không chỉ cao nhất trong khu vực, mà còn có thể so sánh với một số quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Mức thu nhập này cao gấp 17 lần so với Việt Nam (2.900 USD), và gấp 50 lần so với Mi-an-ma (1.100 USD) - nước nghèo nhất khu vực. Ma-lai-xi-a, Thái-lan có mức thu nhập cao hơn nhiều so với CLMV nhưng cũng chỉ bằng một phần ba của Xin-ga-po hay Bru-nây.
Quy mô thị trường và cấu trúc của các ngành kinh tế trong các nước ASEAN cũng có sự khác biệt và chênh lệch rất lớn. Trong khi Tổng GDP của In-đô-nê-xi-a đạt 546 tỷ USD, của Thái-lan, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po cũng đạt trên dưới 200 tỷ USD thì những nền kinh tế như Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia chỉ đạt từ 5 đến 18 tỷ USD, thấp hơn 80 - 90 lần so với các thành viên khác.
Về thương mại, Xin-ga-po là nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất trong số 10 nước thành viên ASEAN với trị giá 516 tỷ USD - chiếm 33,5% tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của ASEAN. Tiếp đến là Thái-lan chiếm 18,6%, Ma-lai-xi-a chiếm 18,3%. Trong khi đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ba nước Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia chỉ đạt 2,2%.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và năng lượng cũng thể hiện rõ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa ASEAN-6 và các nước CLMV... Từ năm 2007, Xin-ga-po và Thái-lan đã có hệ thống đường trải nhựa với tỷ lệ gần như 100%, Ma-lai-xi-a 78%. Còn ở các nước Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam thì đến năm 2009 tỷ lệ vẫn chỉ trên 20%. Nhóm CLMV cũng thiếu kết cấu hạ tầng "mềm" (công nghệ thông tin, viễn thông và hệ thống ITC) - điều kiện tối cần thiết cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.
Với nhận thức rằng thu hẹp khoảng cách phát triển vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là mục tiêu lâu dài, phục vụ cho sự phát triển đồng đều, năng động và bền vững của khu vực, ASEAN đã thật sự bắt tay vào tiến hành các chương trình hợp tác nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển. Ðiều này được thực hiện trên cả cấp độ quốc gia và khu vực. Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN đã được đề cập như một nội dung ưu tiên. Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (Hà Nội, 2001), ASEAN đã thông qua Tuyên bố Hà Nội về Thu hẹp khoảng cách phát triển, đề ra các phương hướng cụ thể để triển khai Sáng kiến về Hội nhập ASEAN (IAI), IAI tập trung hỗ trợ các nước CLMV trên hai lĩnh vực chính là thúc đẩy việc triển khai các chương trình, dự án tiểu vùng và khuyến khích các nước đối tác của ASEAN tham gia, tài trợ cho các dự án về đầu tư, thương mại. Các đối tác của ASEAN như Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Mỹ cũng tích cực hỗ trợ các dự án IAI. Ðến nay, đã có hơn 200 dự án đang được thực hiện, trong đó có 165 dự án có vốn tài trợ. Các dự án đã đem lại kết quả cụ thể, tập trung vào các lĩnh vực phát triển hạ tầng cơ sở và hệ thống giao thông vận tải, phát triển cơ sở hội nhập kinh tế, phát triển công nghệ thông tin và viễn thông, phát triển nguồn nhân lực, giúp các nước này xóa đói, giảm nghèo, góp phần cải thiện môi trường và thúc đẩy du lịch nội khối.
Các hoạt động trong khuôn khổ IAI cũng được thực hiện qua sự hỗ trợ của các nước ASEAN-6 dành riêng cho CLMV Chương trình ưu đãi thuế quan hội nhập ASEAN (AISP). Nội dung của Chương trình này là các nước ASEAN-6 đẩy nhanh cam kết giảm thuế cho các nước CLMV trong một số sản phẩm. Trên thực tế, từ năm 2010, việc giảm thuế xuống 0% đối với 99% số dòng thuế của các nước ASEAN-6 cũng cho thấy AISP đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Các nước ASEAN-6 cũng hỗ trợ CLMV thông qua các chương trình hợp tác kỹ thuật.
Việc thu hẹp khoảng cách phát triển sẽ chỉ thành công nếu như thành công đó được xây dựng bằng chính nỗ lực của các nước CLMV. Là nhóm nước kém phát triển hơn trong ASEAN, các nước CLMV cần có một hướng đi hợp lý, rõ ràng và tích cực. Ðiều quan trọng nhất CLMV phải chú trọng đúng mức tới Lộ trình hội nhập của khu vực, đặc biệt là thiết lập Cộng đồng kinh tế ASEAN, thúc đẩy hiệu quả các cải cách cơ cấu và sử dụng một cách hợp lý các chính sách kinh tế vĩ mô. Tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ nhất sắp tới, diễn ra bên lề Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 42, thu hẹp khoảng cách phát triển là một trong những nội dung chính sẽ được bốn nước thảo luận, đánh giá để tìm kiếm một giải pháp chung hiệu quả nhất, từng bước đưa CLMV sánh ngang cùng các quốc gia trong khu vực và thế giới.
6.Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng, ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.
- Các khu vực còn lại dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.
Nguyên nhân: Do điều kiện sống thuận lợi ở các khu vực đồng bằng, ven biển.
7. mik chx nghĩ
6.
* Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:
- Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.
- Các khu vực: miền núi và đảo dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.
* Nguyên nhân:
- Vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện sống thuận lợi: khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng, các hoạt động sản xuất sinh hoạt diễn ra thuận lợi, dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Vùng còn lại chủ yếu là khu vực địa hình miền núi, khó khăn cho giao thông, kinh tế chậm phát triển nên dân cư thưa thớt hơn.
7.
Tình hình chính trị của các nước châu Á có phần phát triển hơn so với các nước thuộc châu lục khác.
- Nhật bản có nền kinh tế xã hội phát triển nhất.
Tình hình chính trị của các nước châu Á có phần phát triển hơn so với các nước thuộc châu lục khác.
- Nhật bản có nền kinh tế xã hội phát triển nhất.
Đáp án: D. Cả 3 ý trên.
Giải thích: (trang 60 SGK Địa lí 8).