Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đồng chí
--------------------------------------------------------------------------------------------Chính Hữu.
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
Tác giả
- Chính Hữu,tên khai sinh Trần Đình Đắc(1926-2007), quê:Can Lộc,Hà Tĩnh.
- 1946,ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và tham gia hai cuộc k/c chống Pháp và chống Mỹ.
- 1947,ông bắt đầu sáng tác thơ và thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh với cảm xúc dồn nén,ngôn ngữ cô đọng.
- 2000, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng HCM về văn học – nghệ thuật.
- Tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo(1966), Ngọn đèn đứng gác….
Tác phẩm
- Sáng tác năm 1948 – giai đoạn đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thời điểm ấy, bộ đội, nhân dân ta sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, gian khổ, thiếu thốn.
- Bài thơ xuất hiện lần đầu tiên trên tờ bích báo của đại đội in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966).
II. Đọc – hiểu văn bản
- Tìm hiểu chung:
- - Thể thơ: Tự do – câu ngắn dài đan xen (20 câu thơ)
- - Cảm xúc bao trùm: “Đồng chí” là bài ca về tình đồng chí, đồng đội gắn bó sâu nặng và hình ảnh người lính Cách mạng trong kháng chiến chống Pháp.
- - Bố cục: 3 phần
+ Bảy câu thơ đầu : Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính
+ Mười câu thơ tiếp: Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí.
+ Ba câu thơ cuối: Bức tranh đẹp về tình đồng chí, biểu tượng cao cả của cuộc đời người chiến sĩ.
- Tìm hiểu chi tiết:
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí của người lính:
a,Tình đồng chí của người lính bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân:
- Ngay từ những câu thơ mở đầu, tác giả đã lí giải cơ sở hình thành tình đồng chí thắm thiết, sâu nặng của anh và tôi – của những người lính Cách mạng:
“Quê hương tôi nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
+ Thành ngữ “nước mặn đồng chua”, hình ảnh “đất cày lên sỏi đá”
+ Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện
ð Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ - miền biển nước mặn, trung du đồi núi, và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.
- Cũng như giọng thơ, ngôn ngữ thơ ở đây là ngôn ngữ của đời sống dân dã, mộc mạc:
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.
ð Đến từ mọi miền đất nước, vốn là những người xa lạ, các anh đã cùng tập hợp trong một đội ngũ và trở nên thân quen.
b. Cùng chung mục đích,lí tưởng chiến đấu:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Điệp từ, hình ảnh sóng đôi mang ý nghĩa tượng trưng.
=> Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
c. Cùng chia sẻ mọi gian lao, thiếu thốn:
- Mối tính tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hìn ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm:
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
ð Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.
*Câu hỏi 1: Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt?Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Trả lời: - Dòng thơ thứ bảy trong bài thơ “Đồng chí” là một điểm sáng tạo, một nét độc đáo qua ngòi bút của Chính Hữu. Dòng thơ được tác riêng độc lập, là một câu đặc biệt gồm từ hai âm tiết đi cùng dấu chấm than, ngân vang như tiếng gọi tha thiết, tạo một nút nhấn, lắng lại. Hai tiếng “Đống chí” thật giản dị, đẹp đẽ, là điểm hội tụ, là nơi kết tinh bao tình cảm đẹp: tình giai cấp, tình bạn,tình người trong chiến tranh. Dòng thơ thứ bảy có ý nghĩa như một bản lề gắn kết đoạn đầu và đoạn thứ hai của bài thơ, là điểm nhấn, là mạch cảm xúc chung cho toàn bài. Có thể nói, hai tiếng “Đồng chí” vang lên thật giản dị và mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng trong thơ ca kháng chiến.
2. Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí:
a. Tình đồng chí của người lính Cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau:
- Các anh là những người lính gác tình riêng, ra đi vì nghĩa lớn, để lại sau lưng mảnh trời quê hương với bao băn khoăn, trăn trở.
- Hai chữ “mặc kệ” => Thái độ dứt khoát của người ra đi khi lí tưởng đã rõ ràng, mục đích đã chọn lựa:
“Anh trai làng quyết đi giết giặc lập công”.
- Hình ảnh “gian nhà không” vừa gợi cái nghèo, cái xơ xác của những miền quê lam lũ, vừa gợi sự trống trải trong lòng người ở lại.
- “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” là cách nói tế nhị, giàu sức gợi. Quê hương nhớ người đi lính hay chính những người ra đi luôn nhớ về quê hương. Thủ pháp nhân hóa và hai hình ảnh hoán dụ đã biểu đạt sâu sắc tâm trạng, nỗi niềm của những người lính nơi chiến tuyến. Nhớ về quê hương cũng chính là cách tự vượt lên mình, vượt lên tình riêng vì sự nghiệp chung của đất nước.
b. Là đồng chí của nhau, họ cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời quân ngũ:
- Tôi với anh cùng chịu đựng những cơn sốt rét rừng, cùng trải qua những ốm đâu bệnh tật. Anh với tôi cùng chia nhau sự thiếu thốn trong cuộc đời quân ngũ:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày”.
ð Những chi tiết tả thực, hình ảnh sóng đôi đã góp phần tái hiện chân thực những khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính trong buổi đầu kháng chiến. Các anh đã cùng nhau gánh vác, cùng nhau chịu đựng…Chính tình đồng đội đã giúp họ lên cái “buốt giá” của mùa đông chiến đầu để rồi tỏa sáng nụ cười và càng thương nhau hơn.
- Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” có sức gợi nhiều hơn tả với nhịp thơ chảy dài. Đây là cách thể hiện tình cảm rất lính. “Tay nắm lấy bàn tay” để truyền cho nhau hơi ấm của tình đồng đội, truyền cho nhau sức mạnh của tình đồng chí. Cái nắm tay ấy còn là lời hứa hẹn lập công.
3. Biểu tượng của tình đồng chí:
*Câu hỏi: Viết đoạn văn từ 7-10 câu trình bày cảm nhận về ba câu thơ cuối trong bài “Đồng chí” của Chính Hữu.
Trả lời:
Đoạn văn:
Tình đồng đội trong bài “Đồng chí” được Chính Hữu thể hiện thật đẹp qua những câu thơ cuối bài:
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng cao cả về cuộc đời người chiến sĩ. Đêm khuya,nơi rừng hoang,dưới làn sương muối, những người lính đứng cạnh bên nhau phục kích chờ giặc. Sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt lên trên sự khắc nghiệt của thời tiết, của gian khổ;đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang; giúp họ phát hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, ý nghĩa cuộc chiến đấu. “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. “Súng” và “trăng” – hai hình ảnh tưởng như đối lập song lại thống nhất hòa quyện – là cứng rắn và dịu êm – là gần và xa – là thực tại và mơ mộng – là chất chiến đấu và chất trữ tình – là chiến sĩ và thi sĩ. Hiếm thấy một hình tượng nào vừa đẹp,vừa mang đầy đủ ý nghĩa như “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu. Đây là một phát hiện, một sáng tạo bất ngờ về vẻ đẹp bình dị và cao cả trong tâm hồn người chiến sĩ. Hình tượng này góp phần nâng cao giá trị bài thơ và trở thành nhan đề cho cả tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
- Câu hỏi:Qua bài thơ này, em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?
Trả lời: Qua bài thơ về tình đồng chí, ta thấy hiện lên vẻ đẹp bình dị mà cao cả của người lính Cách mạng – anh vệ quốc Đoàn năm xưa:
- Họ xuất thân từ nông dân…
- Họ đã trải qua những gian lao, thiếu thốn tột cùng.
- Ở họ đẹp nhất là tình đồng đội, đồng chí keo sơn, gắn bó…
=> Tình đồng chí là tình cảm vô cùng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh giúp người lính CM trong k/c chống Pháp “khoét nui,ngủ hầm,mưa dầm,cơm vắt” làm nên chiến thắng “lẫy lừng năm châu,chấn động địa cầu”. Tình đồng chí ấy được phát huy và thể hiện sức mạnh qua hình ảnh anh giải phóng quân trong cuộc k/c chống Mỹ làm nên đại thắng mùa xuân 1975. Các anh – những người lính cách mạng – anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí cao đẹp mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.
III. Tổng kết:
Nghệ thuật
-Thể thơ tự do với những câu dài ngắn đan xen đã giúp cho nhà thơ diễn tả hiện thực và bộc lộ cảm xúc một cách linh hoạt.
- Hình ảnh thơ cụ thể,xác thực mà giàu sức khái quát.Ngôn ngữ thơ hàm súc,cô đọng,giàu sức biểu cảm.
- Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều
+ Hoàn cảnh: bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cô đơn tội nghiệp
- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích mênh mông, rộng lớn, tô đậm tình cảnh cô đơn, trơ trọi của Kiều: non xa, trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, non xa, trăng gần…
- Bao quanh Kiều là không gian, thời gian tuần hoàn đến nhàm chán càng nhấn đậm tình cảnh cô đơn, buồn tủi của Kiều
- Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc không cách nào thoát ra được.
I. Mở bài
- Sai lầm là điều thông thường của con người.
- Vấn đề là ở chỗ có biết tự sửa sai lầm ấy hay không.
- “Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”.
II. Thân bài
1. Tại sao? '
- Xã hội nào cũng mong ước sự giàu mạnh, hạnh phúc. Mong ước ấy có được là nhờ sự góp công của mỗi cá nhân.
- Người nào cũng biết tự sửa mình để có kiến thức khoa học, giữ bản chất truyền thống, những đức tính tốt của dân tộc.
- Liên hệ đến nhiều gương sáng trong xã hội xưa và nay để chứng minh lợi ích của việc tự sửa mình như thầy Mạnh Tử…
2. Cái hại lớn.
- Không chịu sửa mình tức là chấp nhận sự xâm nhập của những thói hư tật xấu để rồi nó trỏ thành ông chủ khó tính sai khiến mình.
- Học sinh lười biếng, không học bài, làm bài mà vẫn không chịu sửa mình. Nếu được thi đỗ, người ấy sẽ gây tác hại gì cho xã hội? ?
- Xã hội không thiếu những tác hại to lớn do việc không chịu sửa mình của những vị vua chăm dân trị nước như vua Lê Long Đĩnh, triều Nguyền đã dẫn đến tình trạng mất nước.
3. Tự sửa mình như thế nào
- Quan sát những người xung quanh để rút kinh nghiệm
- Tìm đọc những tấm gương đạo đức.
- Nghe lời phê bình, đóng góp ý kiến của những người xung quanh.
- Chấp hành tốt kỉ luật, pháp luật.
- Tránh xa những người xấu, việc xấu không chịu sửa mình.
III. Kết bài
- Tự sửa mình là hành động thiết thực để giúp mỗi con người hoàn thiện mình về mọi mặt.
- “Không có cái hại nào lớn bàng không chịu sửa mình”.
Là con người, không ai trên thế gian này là hoàn hảo, toàn điện tất cả. Ai cũng có những sai lầm riêng, đó là điều thống thường nhát của con người. Thế nhưng, điều quan trọng khiến một con người nổi bật lên giữa những điều thông thường ấy chính là sự tự giác phát hiện ra những sai lầm ấy và tự biết sửa mình. Có như vậy thì họ mới có thể đi đến con đường thành công một cách vinh quang nhất, chính đáng nhất. Nói về điều này, người xưa có câu;
“Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”. Chỉ với một câu nói ngắn ngủi thôi nhưng người xưa đã để lại cho bài học kỉnh nghiệm, một bài học đạo đức thật sâu sắc và ý nghĩa trên con đường vươn tới thành công của mỗi người.
Điều có hại trong cuộc sống xung quanh ta thì muôn vàn, từ những điểu nhỏ nhặt như: nói dối, nối xấu, lười biếng, lề mề,… dần dẩn trở thành thói quen xấu ngấm dần vào nhân cách mỗi người, làm cho tâm hồn ta trở nên vẩn đục, tầm thường thậm chí trở nên hèn hạ, xâu xa. Nguyên do chính dẫn đến tình trạng ấy là bởi họ không biết tự sửa mình. Ngay từ thuở nhỏ hay từ lúc hình thành sai lầm ấy, ta phải có lí trí sáng suốt nhận ra sai lầm, hiểu được tác hại của nó và quan trọng phải biết sửa sai lầm do mình gây ra. Sự cố chấp, bảo thủ là con đường ngắn nhất đưa người ta đến ngõ cụt.
Không chịu sửa mình tức là nhượng bộ, chấp nhận những thói hư tật xấu và dần dần, từ một người khách qua đường, nó trở thành “ông chù khó tính'’ sai khiến, điều khiển hành động của con người, dẫn con người đến những hành động lầm lạc, thậm chí là đi vào vòng xoáy của tội lỗi. Thói hư tật xấu xâm nhập vào con người từ buổi ban sơ, từ những thói nhỏ, được tái phạm nhiều lần như: nói dối, nói xấu… thi khi ta càng lớn, thói xấu đó cũng sẽ càng lên theo mức độ, trở thành thói quen xấu không dễ gì từ bỏ của con người. Như một em bé lúc nhỏ đâu ý thức được tác hại của nói dối, nói xấu. Chi vì những lí do đơn giản như: làm bài điểm kém, đánh bạn, làm mất sách vd mà phải về nhà nói dối bố mẹ. Nếu như các bậc cha mạ không kịp thời phát hiệu và sửa chữa thì các em sẽ tạo cho nùnh cảm giác an toàn, không bị la mắng khi nói dối. Lâu dần, các em sẽ tiếp tục nói dối để giấu bố mẹ nhiều chuyện và nó sẽ trở thành thói quen xấu cho các em. Vì vậy vai trò của bố mẹ trong việc phát hiện và sửa chữa những tật xấu từ khi mới hình thành là rất quan trọng. Đó là thuở nhỏ, còn khi lớn lên, mỗi lứa tuổi, mỗi thời kì đều có những sai lầm riêng, không ai tránh khỏi. Trong nhà trường, nhiều bạn học sinh luôn tỏ thái độ lười biếng trong học tập như: không chịu làm bài tập về nhà, không chịu học bài rồi đến giờ kiểm tra lại quay cóp bài bạn. May mắn lại thi đỗ nhờ bạn cho xem bài thì những con người ấy sau này sẽ như thế nào? Sẽ làm công việc gì giúp ích cho đất nước khi mà tấm bằng có được nhờ may mắn. Tất nhiên, những con người như vậy sẽ dần dần bị xă hội đào thảỉ trong quá trình sàng lọc nhân lực của họ. Hậu quả to lớn này là do thuở học sinh không biết tự sửa mình. Biết là mình lười biếng, điểm kiểm tra là của bạn mà vẫn cố chấp giữ mãi một tật xấu, không chịu tự sửa mình, không chịu cố gắng học tập để cuối cùng trở thành gánh nặng cho gia đình và xả hội. Không riêng gì chúng ta ngày nay, ngày trước, cũng có không ít những vị vua mất nước, mất nhà chỉ vì không chịu sửa mình. Lê Long Đĩnh từ khi lên ngôi, suốt ngày ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến cuộc sông của dân tình, bao nhiêu của cải của dân đều bị bọn vua quan vơ vét để phục vụ cho “sự nghiệp ăn chơi” của mình, làm cho bá tánh trăm họ phải rơi vào canh lầm than. Thời ấy gian thần không ít nhưng cũng đâu phải không có những vị quan thanh liêm, những người đã nhiều lần khuyên can vua. Nhưng Lê Long Đĩnh với sự cố chấp, bảo thủ, không chịu sửa chữa nhừng lầm lạc trong lối sống và trị dân, hậu quả là bị nhà Lí cướp ngôi. Rồi đến nhà Nguyễn thi hành chính sách bế quan toả cảng, làm cho dân ta bị cô lập với các nước phương Tây tiến bộ, quân sự lạc hậu, kinh tế kém phát triển. Các vị quan như Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản sau khi đi sứ, biết được tình hình phát triển cùa các nước phương Tây liền dâng lên các bản điều trần xin cải cách, duy tân đất nước nhưng triều Nguyễn vẫn không chịu sửa đổi. Kết cục là nước ta rơi vào tay bọn thực dân Pháp.
Như vậy tác hại, hậu quả của việc không chịu tự sửa mình là không thể lường trước. Từ một sai lầm nhỏ cố thể dẫn đến những sai lầm tiếp theo lớn hơn, trầm trọng hơn, đôi khi nhấn chìm người ta trong hố sâu của tội lỗi. Một người không biết tự sửa mình cũng đồng nghĩa với sự tha hoá dần dần trong nhân cách và cuối cùng là sự đánh mất chính mình. Sai lầm là do ta tự tạo ra và chính ta phải tự sửa sai lầm đó thì mới giúp ta tự tin hơn trên con đường xây dựng tương lai cho riêng mình. Có như thế mới làm cho xã hội tốt đẹp hơn, giàu mạnh hơn, thanh bình hơn. Đó là nhờ sự góp công của mỗi cá nhân. Hơn nữa, mỗi con người không chỉ sửa mình để xã hội phát triển mà còn giúp ta hình thành nhân cách đẹp, lối sống đẹp và từ đó trở thành con người đẹp. Mỗi con người tự sửa mình để cùng học tập, cũng trưởng thành hơn trong nhận thức và suy nghĩ; tự sửa mình để sống cần kiệm nhưng không keo kiệt; tự sửa mình để có cuộc sống văn minh hơn, tốt dẹp hơn.
“Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”. Tự sửa mình mang lại nhiều điều tốt đẹp cho con người nhưng phải sửa mình như thế nào cho đúng cách để trở thành người tốt? Điều này cũng không quá khó khăn đối với những người có lí trí sáng suốt, nhận ra cái đúng, cái sai, cái nào có ích, có hại một cách kịp thời. Nhưng thực tế thì không dễ dàng như vậy, người ta thường thấy rất rõ những khuyết điểm, sai lầm của người khác nhưng có mấy ai tự nhận thức được toàn bộ những khuyết điểm của mình, những sai lầm của mình. Chính vì vậy, tự sửa mình không đơn giản chỉ dựa vào lí trí cỏa bản thân mà còn cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh để nhìn nhận một cách đúng đắn những phần lệch lạc của bản thân. Để tự sửa mình, trước hết mỗi người phải tự lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác đồng thời cũng phải biết chọn lọc, nhìn nhận mức độ đúng đắn của những ý kiến ấy để tự hoàn thiện mình theo cách tốt nhất có thể. Tự sửa mình cũng cần đến sự quan sát tỉ mỉ, để ý đến từng hành động, cử chĩ của những người xung quanh. Từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn, từ chuyện ăn, ngủ, học hành đến việc giao lưu tiếp xúc bên ngoài xã hội, ta cần phải biết suy nghĩ thận trọng từng lời nói, hành động trước khi thực hiện, phải biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đó của bản thân cũng như của người khác. Tìm đọc những tẩm gương đạo đức đã từng sai lầm, đã sửa chữa và đã thành công cùng là một phương pháp tốt để tự sửa mình. Chẳng hạn như thầy Mạnh Từ tự bò học để về nhà, mẹ Mạnh Tử đang ngồi dệt vải bèn cắt ra làm đôi. Mạnh Tử hỏi: “Tại sao mẹ lại làm thế?”, mẹ Mạnh Tử trả lời: “Khúc vải này bị cắt làm đôi đã trở thành vô dụng. Con đi học bỏ nửa chừng chạy về nhà chơi thì có khác nào khúc vải này đâu!". Thầy Mạnh Tử hiểu, học siêng năng và đã trở thành tấm gương học tập cho các thế hệ sau. Những tấm gương đạo đức sáng ngời nhân cách như vậy đáng để ta noi theo và phát huy tốt truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Tự sửa mình còn là biết chấp hành tốt kỉ luật, kỉ cương của Nhà nước, từ bỏ những thói xấu, trái pháp luật như; trộm cắp, ma tuý, mại dâm,… để định hướng cho mình phát triển theo đửờng lối đúng đắn cửa Đảng và Nhà nước. Đi đôi với việc tự sửa mình đó, bản thân mỗi người cần tránh xa những thói hư tật xấu hay những con người xấu, không để nó ảnh hưởng, xâm nhập vào mình như ông bà ta đã từng dạy “Gần mực thì đen, gẩn đèn thì sáng”.
Tự sửa mình là hành động thiết thực nhất để giúp mỗi con người hoàn thiện hơn về nhiều mặt. Bởi ai cũng có những sai lầm dù là lớn hay nhỏ, sai lầm là điều thông thường nhất của con người. Nhưng nếu ta không biết tự sửa mình thì nó sẽ trở thành cái hại lớn làm huỷ hoại, đánh mất đi phần tốt đẹp nhất của con người. Thật đúng với câu nói: "Không có cái hại nào lớn bằng không chịu sửa mình”.