Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong gia đình, người tôi yêu quý nhất chính là ông ngoại. Tuy rằng hiện tại ông đã không còn nữa, nhưng ông đã dạy cho tôi rất nhiều bài học quý giá để tôi trưởng thành hơn.
Nhà ông tôi có một khu vườn rất rộng lớn. Khu vườn được ông chăm sóc nên cây cối quanh năm đều xanh tốt. Những cây ăn quả đã cho trái ngọt không biết bao nhiêu mùa. Mỗi buổi sáng, ông thường ra vườn chăm sóc cây cối. Lúc đó, tôi lại chạy theo ông để đòi được tưới tắm cho cây cối trong vườn. Ông còn dạy tôi cách lắng nghe âm thanh của khu vườn nữa. Bạn phải nhắm mắt và cảm nhận từng sự chuyển động để thấy được những điều kỳ diệu. Tiếng gió thổi rì rào qua từng cánh lá. Tiếng chim hót ríu rít vang vọng cả khu vườn. Tiếng trái cây đung đưa theo nhịp… Không chỉ vậy, ông còn dạy cho tôi về cách chăm sóc các loại cây trong vườn: những loại cây ăn quả như nhãn, ổi, cam; hay những loại cây cảnh như: hoa lan, hoa hồng… Đó là những bài học mà tôi chẳng thể nhớ được hết, nhưng vẫn chăm chú lắng nghe ông nói.
Mỗi lần tưới cây xong xuôi, ông cháu tôi lại mang ghế ra ngồi dưới vườn cây. Ông sẽ kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện hay. Đó không phải là những truyện cổ tích mà bà thường hay kể, mà là chuyện về cuộc sống của chính ông thời xưa. Tôi chăm chú lắng nghe, cảm nhận câu chuyện của ông. Cuộc sống thời xưa vất vả. Mỗi khi ngồi nghe ông kể, nhìn thấy đôi mắt hiền từ của ông dường như đang nhớ lại một thời đã xa.
Qua những câu chuyện của ông, tôi dần lớn lên. Tôi thầm cảm ơn những ngày tháng được sống cùng ông nội. Vì ông đã dạy cho tôi những bài học thật giá trị. Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy yêu thương và kính trọng ông rất nhiều.
Đề 1 thì theo mình bạn nên tham khảo ở đây: Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân (hoatieu.vn)
Đề 2 thì theo mình bạn nên tham khảo ở đây: Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ lục bát hoặc bài ca dao đã học (doctailieu.com)
"Thương người như thể thương thân” - đạo lý đó luôn nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vào sáng thứ bảy tuần trước, lớp em đã có buổi từ thiện đến trường tiểu học Hùng Sơn thuộc xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Khi nghe thầy cô phổ biến về điều kiện khó khăn trong học tập cũng như trong kinh tế của gia đình các em học sinh trường tiểu học Hùng Sơn. Lớp em đã có kế hoạch quyên góp các vật dụng sinh hoạt hằng ngày như quần áo, đồ dùng học tập như bút, thước, sách vở… Tuy là những món đồ cũ nhưng chúng em luôn hi vọng rằng sẽ giúp một phần nào đó cho cuộc sống của các bạn nơi vùng cao.
Đúng sáu giờ sáng có mặt và tập trung tại trường, chúng em với niềm hăm hở và háo hức hơn so với ngày thường khi ngồi trên xe đi đến một miền đất mới, được gặp các bạn mới. Ngồi ở trên xe, cả lớp hát những bài hát vui nhộn và quen thuộc như “Lớp chúng mình”, “Em là búp măng non”… tạo nên không khí thật náo nhiệt và “độ nóng” cho chuyến đi. Sau gần hai tiếng ngồi trên xe, tuy có hơi mệt một chút vì đường gồ ghề và nhiều ổ gà nhưng nụ cười luôn nở trên môi các bạn. Được thông báo trước, các thầy cô và các bạn ở đây đã chuẩn bị rất chu đáo và đón tiếp đoàn chúng em rất nhiệt tình và niềm nở. Các bạn mặc bộ quần áo đẹp hơn. Sân trường, lớp học được quét dọn sạch sẽ, bảng đen được lau chùi kĩ càng, bàn ghế được sắp xếp ngay ngắn.
Mọi thứ thật tươm tất và sẵn sàng để đón những vị khách từ xa đến. Ngoài kia, những vườn rau xanh tươi tốt của những lớp học bán trú được chăm sóc và làm cỏ sạch sẽ. Luống rau sạch sẽ mang lại những bữa ăn đạm bạc nhưng giàu tình đoàn kết và sự che chở lẫn nhau của các bạn ở vùng cao phải sống xa cha mẹ. Trước khi đến đây, chúng em được biết gia đình các bạn rất khó khăn, đồng thời điều kiện đi lại rất nguy hiểm. Những lúc trời mưa thì lũ quét, bùn lầy, trời nắng thì đất nứt nẻ, khô cằn. Và có thể, chính những điều đó đã tôi luyện cho các bạn học sinh nơi đây sự chăm chỉ, chịu khó.
Sau khi gửi lời chào và lời hỏi thăm tới các thầy cô và các bạn, đoàn chúng em mang những thùng mì tôm, những bao gạo, tập sách vở… từ trên ô tô xuống. Các thầy cô rất vui và xúc động, gửi lời cảm ơn sâu sắc. Các bạn học sinh thì rất hăm hở, cẩn thận nhận món quà từ chúng em. Khi phát quà xong, trời cũng đã trưa. Mọi người chia nhau đi hái rau và nấu cơm. Mọi người đều vui vẻ trò chuyện và sẻ chia công việc với nhau giúp chúng em cảm thấy rất thân thiết và gần gũi. Bữa cơm tuy rất đơn giản, nhưng mọi người ăn rất ngon miệng với tiếng cười rôm rả.
Những việc nhỏ nhoi mà bản thân có thể làm nhưng có thể đem đến niềm vui cho người khác làm bản thân mình cảm thấy có ích hơn đối với xã hội, với cuộc sống. Ở cuộc sống này có những con người đang cần lắm những tấm lòng như nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời sống, cần có một tấm lòng”.
Khi đã thu dọn xong mọi thứ, chúng em chuẩn bị ra về cho buổi học ngày mai. Trước khi ra về, mọi người đều lưu luyến, bịn rịn chẳng muốn rời. Buổi từ thiện đã để lại cho em những kỉ niệm khó quên và có những người bạn mới thật thú vị. Hy vọng rằng sau này em có thể tham gia nhiều hoạt động từ thiện hơn nữa để làm những việc có ích.
Em rất thích những cuộc từ thiện ở quê hương, hay trường học của em, những buổi tình nguyện từ thiện giúp em rất nhiều trong cuộc sống. Đó là những bài ngoại khóa, hay những bài học thực tế để em có thể hiểu cuộc sống này nhiều hơn nữa
Trải nghiệm gì cũng được hả bạn? Tham khảo nhé:
Nhân dịp đầu năm, trường em tổ chức cho học sinh trải nghiệm tại khu trải nghiệm Vạn An. Ở đấy có mô hình hoàng thành Thăng Long, tại khu này chúng em được "diễn tập" bắn pháo. Khẩu pháo sơn màu xanh, đỏ vàng lăn trên hai bánh xe, nòng súng là một thanh sắt dạng hình hộp chĩa về phía trước, dây bắn được thiết kế như dây nỏ, uốn vào nòng súng. Khi bắn, kéo sợi dây càng căng thì đạn bắn càng xa. Có bạn bắn xa đến vài trăm mét. Đạn bay rào rào, đập vào những mục tiêu của "trận đánh". Riêng em bắn xa tầm nửa mét hoặc hơn. Sau khi tập trận, em cảm thấy mình là một người lính thật sự, đồng thời em cũng ý thức được rằng: là người công dân thì phải có ý thức về lòng tự tôn dân tộc, về trách nhiệm của người công dân với đất nước, phải cố gắng học tập để xây dựng đất nước giàu đẹp.
Nhưng còn có nhiều điều thú vị hơn nữa. Chúng em được trải nghiệm in khắc tranh làng Hồ. Phết mực bằng than tre, rồi dùng mộc bản xoa đều lên chỗ mực vừa phết, ấn nó lên tờ giấy, lật sang mặt sau và dùng chải xoa xoa để tranh được rõ nét. Khi những hình hài ngộ nghĩnh, tươi tắn của bức tranh hiện lên rõ rệt ở mặt sau tờ giấy, chúng em rút cái mộc bản ra. Tranh của em hơi đậm nét, em xoa quá kỹ, nhưng em lấy làm tự hào về tác phẩm của mình. Nhìn những bức tranh được khắc in trên giấy, trong lòng em dâng lên một nỗi biết ơn sâu sắc với những người nghệ sĩ tài ba làng Hồ. Họ đã đem vào đời sống một tia nhìn chất phác, đầy nét chân thực về làng quê Việt Nam. Càng ngắm tranh thì càng thấy những vẻ đẹp ý nghĩa bên trong những bức hình lợn ăn cây ráy hay em bé ôm gà...
Chuyến trải nghiệm thú vị ngày hôm ấy đã giúp em hiểu thêm về văn hóa Việt Nam, giúp em thêm phần yêu quý đất nước mình.
Bạn tham khảo nhé:)
Kì nghỉ hè năm nay, em đã có một trải nghiệm bổ ích cùng với các anh chị trong đoàn thanh niên. Đó là một chuyến du lịch để nghỉ ngơi sau một năm học tập căng thẳng.
Điểm đến của chuyến đi chính là bãi biển Cửa Lò xinh đẹp. Tôi hôm trước, mẹ đã giúp em chuẩn bị đồ đạc cần thiết. Mẹ còn dặn dò em phải luôn cẩn thận, chú ý nghe lời các anh chị trong đoàn. Đây là lần đầu tiên em có một chuyến đi xa, nên việc mẹ lo lắng là bình thường.
Chuyến xe khởi hành từ sáng sớm. Đến nơi, mọi người đều đã mệt nên quyết định sau khi đến khách sạn nhận phòng. Em ở cùng phòng với chị Lan Anh - chị họ của em. Sau khi thu dọn đồ đạc sẽ cùng nhau đi ăn uống rồi nghỉ ngơi. Buổi chiều tất cả sẽ cùng nhau đi tắm biển.
Khoảng năm giờ chiều, mọi người cùng nhau ra biển. Em phải đi bộ từ khách sạn khoảng bốn ki-lô-mét mới đến biển. Trước mắt em chính là bãi biển Cửa rộng mênh mông. Gió biển lồng lộng. Tiếng sóng vỗ ào ạt. Bãi cát vàng trải dài. Bầu trời lúc này thật cao, không một gợn mây. Ông mặt trời như một quả bóng khổng lồ tỏa ánh nắng chói chang xuống mọi nơi. Em cùng các bạn thỏa thích vui đùa trên bãi cát, nghịch nước biển mát lạnh.
Chiều hôm đó, sau khi tắm biển xong. Chúng em thấy có một nhóm thanh niên tình nguyện đang dọn dẹp vệ sinh gần biển. Các anh chị trong đoàn đã đề nghị đến tham gia giúp đỡ. Khi nhận được yêu cầu đó, nhóm thanh niên tình nguyện rất vui vẻ. Chúng em phân thành các nhóm với từng công việc cụ thể. Một nhóm được giao cho công việc nhặt rác ở trên bờ biển. Một nhóm phụ trách ra xa hơn để thu nhặt rác (đặc biệt là các đồ nhựa). Sau nhiều tiếng lao động chăm chỉ, cuối cùng bờ biển cũng trở nên sạch sẽ hơn. Không chỉ vậy, chúng em còn quen được những người bạn mới. Họ nói rằng cảm thấy rất hạnh phúc khi vẫn còn nhiều khách du lịch như chúng em - có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh bãi biển.
Chuyến du lịch này là một trải nghiệm đẹp với em. Em mong rằng sẽ có thêm nhiều hơn những chuyến đi thú vị và bổ ích như vậy.
Mỗi chúng ta đều có những trải nghiệm quý giá trong cuộc đời. Qua những trải nghiệm đó, con người rút ra cho mình những điều có giá trị.
Người bạn thân nhất của tôi là Minh Hà. Chúng tôi vừa là hàng xóm, vừa là bạn cùng lớp. Điều đó khiến cho tình bạn của cả hai thêm gắn kết. Minh Hà là một cô bạn hiền lành và ít nói, còn tôi lại năng động và hướng ngoại. Tôi và Hà thường giúp đỡ nhau trong học tập nên đã trở thành đôi bạn cùng tiến.
Tôi còn nhớ một lần, tôi mải xem phim nên đã quên học bài. Buổi học hôm sau, cô giáo yêu cầu cả lớp làm bài kiểm tra mười lăm phút. Tôi ngồi loay hoay mà vẫn không làm được một câu nào. Thấy vậy, Minh Hà đã lén đập vào tay tôi. Thì ra, Hà muốn tôi chép bài của bạn. Tôi không nghĩ ngợi gì, chép luôn bài của Hà.
Tiết học sau đó, khi nhận xét về bài kiểm tra, cô giáo đã nói:
- Cô cảm thấy rất buồn vì trong lớp vẫn còn hiện tượng chép bài. Minh Hà và Thu Trang, hai em có điều gì muốn nói với cô không?
Tôi và Hà nghe cô giáo nhắc đến tên mình thì cảm thấy vô cùng lo lắng. Cả lớp bắt đầu bán tán xôn xao. Cô giáo nói tiếp:
- Cô vẫn thường dạy các em phải trung thực trong thi cử. Nếu như bài kiểm tra đạt kết quả không tốt, cô có thể cho các em gỡ điểm. Nhưng nếu hành vi gian lận thì cô tuyệt đối sẽ không tha thứ.
Nghe cô giáo nói vậy, tôi biết mình là người có lỗi. Tôi liền đứng lên nói với cô giáo:
- Thưa cô… em là người đã chép bài của bạn Minh Hà ạ!
- Không… cô ơi, là em đã để cho bạn Thu Trang chép bài của mình ạ!
Cô giáo liền nói:
- Thu Trang đã biết nhận lỗi, điều đó rất tốt. Nhưng việc Minh Hà để cho bạn chép bài cũng là sai. Lần này, cô sẽ để hai em làm lại một bài kiểm tra khác. Nếu có lần sau, cô sẽ phát nặng nhé?
Cả hai chúng tôi đều thở phào nhẹ nhõm:
- Vâng ạ.
Quả là một trải nghiệm đáng nhớ của tôi. Từ đó, tôi luôn chăm chỉ học tập để không phạm phải lỗi lầm như vậy. Tình bạn của tôi và Minh Hà cũng ngày càng gắn kết hơn.
Trong dòng chảy không ngừng nghỉ của cuộc sống bộn bề, tấp nập, con người luôn phải trải qua vô vàn những trải nghiệm khác nhau về sự thành công - thất bại, được - mất, hạnh phúc - khổ đau, đúng - sai... Nằm trong chuỗi hành trình đó, sai lầm là một trong những yếu tố mà chúng ta cần thẳng thắn đối diện và mạnh mẽ vượt qua. Bàn về vấn đề này, Elbert Hubhard từng nói: "Sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải trong cuộc sống là luôn sợ sai lầm".
Như chúng ta đã biết, sai lầm là khái niệm để chỉ những quan điểm, việc làm, hành động không đúng đắn, trái với quy luật khách quan và lẽ phải thông thường. Sai lầm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chủ thể của hành động và thậm chí có thể gây ra hậu quả đối với những người xung quanh. "Sợ sai lầm" là thái độ lo lắng, run sợ bản thân sẽ phạm phải những sai lầm và buông xuôi, đầu hàng, bất lực. Như vậy, câu nói của Elbert Hubhard đã thể hiện một quan điểm về việc con người cần mạnh mẽ đối diện và sửa chữa sai lầm.
Sai lầm luôn là yếu tố diễn ra và xuất hiện trong cuộc sống của con người như quy luật khách quan mang tính tất yếu bởi không ai có thể tránh khỏi sai lầm, vấp ngã. Điều quan trọng là con người cần mạnh mẽ đứng lên, nhìn nhận sai lầm của bản thân và tìm ra nguyên nhân để khắc phục, sửa chữa sai lầm và vượt qua. Bàn về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Bất cứ một người lao động nào, dù thông minh đến đâu, đôi lúc cũng có thể sai lầm. Chỉ có những kẻ ngồi không mới không sai lầm mà thôi. Nhưng làm việc mà có sai lầm còn hơn là sợ sai lầm mà khoanh tay ngồi không". Quan điểm cùng hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Người là minh chứng thể hiện rõ lối sống không run sợ trước sai lầm và luôn mạnh mẽ, dũng cảm trong hành động. Mặt khác, sau mỗi sai lầm, vấp ngã, chúng ta sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân và trưởng thành, bản lĩnh, từng trải hơn. Ngược lại, nếu run sợ trước những sai lầm, con người sẽ đánh mất những cơ hội để trải nghiệm, để học hỏi, không thể vượt lên chính mình và không thể mạnh mẽ bước đi trên con đường đầy rẫy những gian nan, thử thách. Sophia Loren - nữ diễn viên người Italia cũng từng tâm sự về hành trình đến với giải Oscar của mình: "Sau tất cả những năm tháng đó, tôi vẫn ở trong quá trình tự khám phá bản thân. Khám phá cuộc sống và phạm lỗi lầm vẫn tốt hơn chọn phương án an toàn. Sai lầm là một phần phí mà con người trả cho một cuộc đời trọn vẹn". Như vậy, thái độ ứng xử của con người trước mỗi lần vấp ngã cũng chính là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của con người, bởi "sợ sai lầm" chính là sai lầm lớn nhất và là nguyên nhân chính khiến con người tiếp tục thất bại và sống thu mình trong chiếc vỏ bọc của sự nhút nhát, yếu mềm.
Như vậy, để hoàn thiện và phát triển bản thân, chúng ta cần rèn luyện thái độ mạnh mẽ đối diện với những sai lầm, từ đó thay đổi và rút ra những bài học kinh nghiệm. Đồng thời, cần hoàn thiện và làm đầy kiến thức, kĩ năng của bản thân sau mỗi lần vấp ngã để đạt tới thành công.
Qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể khẳng định câu nói của Elbert Hubhard đã để lại bài học ý nghĩa giáo dục sâu sắc về thái độ của con người trước những sai lầm: Con người cần mạnh mẽ đối diện với những vấp ngã để rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân và không buông xuôi, sợ hãi trước sai lầm.