K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2018

“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông, con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”. Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ, những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp, ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen” lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ­ước được cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trường, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng…Tôi oà khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ

8 tháng 6 2018

Thầy cô giáo là những người lái chuyến đò sang sông, đưa chúng ta cập bến của tri thức, nuôi dưỡng ở chúng ta, những người học sinh những hiểu biết, những bài học, rèn luyện cho chúng ta những kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử. Hơn thế nữa, thầy cô chính là những người cha, người mẹ thứ hai luôn yêu thương chăm sóc, dưỡng dục ở chúng ta những nhân cách, những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội. Ngày 20/11 chính là ngày để học sinh chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô, tri ân công lao dưỡng dục cũng như thể hiện tình thương yêu đối với thầy cô.

Ngày 20/11 năm nào trường em cũng tổ chức mitting kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, là một dịp để học sinh toàn trường tri ân đối với công lao của các thầy cô giáo. Công lao của các thầy cô giáo với chúng ta là vô bờ bến, là người truyền đạt những tri thức, nuôi dưỡng những ước mơ và là người luôn định hướng cho chúng ta những con đường đi đúng đắn, phù hợp nhất với khả năng cũng như sở thích của bản thân. Nhân ngày 20/11 em cũng muốn kể về một kỉ niệm sâu sắc giữa em và cô giáo dạy môn lịch sử của mình, đó là những kí ức mà em sẽ không bao giờ quên, bởi nó là những tình cảm kính yêu chân thành nhất của em với cô giáo của mình.

Đó là khoảng thời gian khi em còn là học sinh lớp chín, giai đoạn cuối của lứa tuổi học sinh trung học. Cũng như bao bạn học sinh khác, thời điểm cuối cấp luôn là những lúc chúng em vui chơi, đùa nghịch thỏa thích, vui vẻ nhất bởi chẳng lâu sau đó chúng em sẽ phải chia tay, mỗi đứa một nơi nên những khoảnh khắc của thực tại chúng em đều vô cùng trân trọng. Trải qua thời gian bốn năm học cùng, chúng em không còn những bỡ ngỡ, xa lạ về nhau nữa mà dần trở nên thân thuộc, gắn bó như những người trong gia đình, bởi vậy mà khi nhận ra thời gian bên nhau không còn nhiều thì chúng em đã chơi hết mình, hay nói cách khác thì chúng em quậy phá như những đứa trẻ mới lớn.

Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ

        Kể về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và thầy cô giáo cũ

Nhưng vô hình chung, sự vui chơi mà chúng em cho là hết mình, là tận dụng khoảng thời gian quý giá để bên nhau lại làm ảnh hưởng lớn đến việc học hành của chúng em. Sẽ chẳng có gì để nói nếu như chúng em kết hợp vừa chơi, vừa học nhưng chúng em vui chơi mà xao lãng việc học tập, khiến cho thầy cô vô cùng lo lắng và có nhiều lần lên lớp nhắc nhở, bảo ban chúng em. Giai đoạn cuối cấp vô cùng quan trọng, bởi nó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời của mỗi người, nhưng khi ấy chúng em đã không thể nhận thức được điều ấy, mặc dù được thầy cô nhắc nhở nhưng chúng em vẫn chứng nào tật ấy, liên tục đứng chót về xếp loại học tập. Em thấy những điều đó là bình thường bởi nếu không tạo ra những dấu ấn khó quên thì thật lãng phí cho một tuổi học trò.

Những suy nghĩ sai lầm ấy của em đến khi gặp và tiếp xúc với cô giáo dạy lịch sử của chúng em thì em mới có thể nhận thức và từ đó thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Em còn nhớ rất rõ đó là kì hai của năm học lớp chín, cô giáo dạy môn lịch sử của chúng em mới về hưu, bởi vậy mà sẽ có một giáo viên trẻ khác thay cô phụ trách môn lịch sử ở lớp em. Môn lịch sử là một trong những môn em không thích học nhất, bởi nó nhiều lí thuyết, nhiều sự kiện khó nhớ và em cũng không thê hiểu được học lịch sử thì có thể áp dụng gì cho cuộc sống hiện tại hay không. Lấy lí do không thích học nên em đã không học bài cũ, vả lại em nghĩ cô giáo mới đến thì sẽ không kiểm tra bài cũ đâu.

Cô giáo dạy lịch sử mới của chúng em là một cô giáo trẻ khoảng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, cô vô cùng xinh đẹp, dịu dàng. Nhưng trái ngược với vẻ bề ngoài của mình, cô là một người vô cùng nghiêm khắc trong việc dạy học của mình. Ngay buổi học đầu tiên, sau khi giới thiệu với cả lớp, và kiểm tra bài cũ ngay sau đó, câu hỏi mà cô đặt ra là lên bảng viết ra tên các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, lúc ấy em là người nói chuyện rôm nhất nhóm nên cô đã gọi em lên bảng. Em lên bảng loay hoay quay qua quay lại vì em không học bài, em hi vọng các bạn ở dưới có thể nhắc bài cho mình.

Nhưng cô giáo đã thẳng thắn hỏi em “Em đã chuẩn bị bài cũ ở nhà chưa?”, em ấp úng nói “Dạ chưa” thì cô đã nói với em “Học bài về nhà rất quan trọng, nó giúp các em hiểu hơn về bài học cũng như có nền tảng để nắm bài mới. Môn lịch sử không phải môn học chính nhưng nó vô cùng có ích trong cuộc sống. Vì vậy cô hi vọng lần sau em sẽ nghiêm túc hơn trong việc học bài về nhà”. Cô giáo nói tuy rất nhẹ nhàng nhưng em cảm thấy vô cùng xấu hổ với cả lớp, cũng từ đó mà em không có mấy thiện cảm với cô giáo của mình. Em thường xuyên tỏ ra chống đối khi không hăng hái phát biểu như những môn học khác, cũng thường xuyên không học bài về nhà.

Hôm ấy có tiết kiểm tra môn lịch sử bốn mươi lăm phút, lần này cô giáo làm rất chặt, tất cả sách vở đều phải đặt lên mặt bàn, cả lớp đều trật tự làm bài, nhưng em vốn không học gì và cũng không có chút kiến thức nào về môn lịch sử. Bởi vậy mà em cố gắng lấy quyển vở ở đầu bàn lén lút coi. Em cẩn thận mở từng trang vở rất khẽ khàng, cố gắng không phát ra tiếng để tránh sự chú ý của cô giáo. Việc quay cóp của em ngỡ như sẽ thành công như bao lần, bởi vị trí mà em ngồi là cuối lớp, lại bị khuất bóng của bạn Minh lớp trưởng, cô giáo không thể nhìn thấy được. Hí hửng với ý tưởng của mình, em vô tư coi bài mà không để ý xung quanh.

Nhưng lúc đang mải miết coi và chép bài thì cô giáo đã đến chỗ em tự lúc nào, cô không lớn tiếng phát giác em trước cả lớp mà chỉ khẽ gõ nhẹ nhón tay lên mặt bàn để em chú ý. Em giật mình sợ hãi ngước lên nhìn cô, sợ cô sẽ trách phạt và nêu gương xấu cho cả lớp, nhưng trái với suy nghĩ của em, cô giáo không hề làm vậy, cô chỉ nói rất nhẹ “Cuối giờ hãy gặp cô một chút nhé”. Em mang tâm trạng nặng nề và sợ hãi suốt bốn tiết học sau đó, trong đầu em mường tượng ra bao hình phạt mà cô sẽ làm với em, mà đáng sợ nhất chính là mời bố mẹ lên để làm việc. Em không sợ bị cô giáo trừ điểm hay trách phạt mà em sợ hãi nhất chính là việc khiến bố mẹ thất vọng, đau lòng.

Cuối tiết học thứ năm, em xuống phòng chờ giáo viên để gặp cô giáo, nhưng không hề có sự trách phạt nào cả, cô chỉ nhẹ nhàng nói với em “Chỉ có những thứ làm ra mới thực sự có giá trị, điểm số không quan trọng, quan trọng là em nhận được gì sau những bài học ấy”. Nghe cô nói đến đây, em cảm thấy vô cùng hối hận, em cúi sát đầu xuống mặt bàn và nói lời xin lỗi với cô “Em xin lỗi cô”. Cô nắm lấy bàn tay em làm em vô cùng bất ngờ, cô ôn tồn nói “Cô biết em là một học sinh ngoan, hãy cố gắng để tiến bộ hơn nữa, đừng để một môn học em không thích làm ảnh hưởng đến sự tiến bộ ấy. Môn lịch sử khó nhưng cũng không phải không có cách học, có khó khăn gì thì cô có thể giúp em giải đáp”.

Lời nói của cô đầy chân thành khiến cho khóe mắt của em cay cay, em vô cùng cảm động trước tấm lòng nhân hậu đầy yêu thương của cô. Vì không muốn em xấu hổ với lớp mà cô đề nghị gặp riêng, rồi cô không những không trách phạt mà còn hứa giúp em học tốt. Trong lòng em lúc ấy tràn ngập cảm giác hối hận cùng sự biết ơn. Em đã tự hứa với chính mình phải cố gắng, không phụ tấm lòng của cô. Và kết quả cuối kì học em đạt tám phẩy năm điểm môn sử, em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và biết ơn cô vô cùng, vì cô không chỉ cho em động lực học môn lịch sử- là môn mà em vốn rất ghét mà còn cho em một bài học sâu sắc, đó là cách nỗ lực vượt qua những khó khăn của cuộc sống, đó là đối mặt và tìm cách vượt qua.

2 tháng 11 2018

lên google seach đi

2 tháng 11 2018

mở giải ra mà copy!hihi!

25 tháng 11 2021

báo cáo,:)))bình luận lung tung

25 tháng 11 2021

cc cờ cờ

28 tháng 10 2016

dài và mệt lắm bạn ơi

28 tháng 10 2016

giúp mik đi

 

22 tháng 12 2016

Mở bài:

  • Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.
  • Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

Thân bài:

  • Việc tốt mà bạn đã làm là gì?
  • Thời gian và địa điểm bạn làm công việc đó?
  • Có bao nhiêu người hay chỉ mình bạn?
  • Có người khác chứng kiến hay không?
  • Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?
  • Em có vui khi làm công việc đó?
  • Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

Kết bài: Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

Tham khảo dàn ý này nhé !

22 tháng 12 2016

Đề 3:

Mở bài:

- Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì? (nêu một cách khái quát).

Thân bài:

- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.

- Nó xảy ra ở đâu, lúc nào (thời gian, hoàn cảnh...) với ai (nhân vật).

- Chuyện xảy ra như thế nào? (mở đầu, diễn biến, kết quả).

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào (miêu tả các biểu hiện của sự xúc động).

Kết bài:

Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó.

15 tháng 11 2018

Thời gian chính là liều thuốc tốt nhất để cho ta quên đi những điều không vui trong cuộc sống. Những quá khứ đau thương rồi sẽ bị gió cuốn đi, đi xa mãi như những cánh bồ công anh phất phơ giữa dòng đời xô đẩy. Nhưng cũng có những điều theo ta đến suốt cuộc đời, như những giọt nước nhỏ nhoi nhưng bồi đắp trong ta bao tình cảm khó phai. Ngày 20-11 đã đến gần, những kỉ niệm về thầy cô bỗng dưng ùa về trong tôi khiến tôi bồi hồi khó tả...

Tôi còn nhớ như in cái buổi sáng hôm ấy, một buổi sáng tong lành và mát mẻ. Hai tay chống cằm tôi phóng tầm mắt ra ngoài ô cửa sổ nơi dãy hành lang. Những tia nắng nhảy nhót trên những tán phượng, len lỏi qua từng kẽ lá chiếu xuống mặt sân. Không biết giờ này mẹ đang làm gì nhỉ? Có phải mẹ đang dũng bữa sáng, hay mẹ vẫn còn đang say giấc? Suy nghĩ mông lung,chợt tiếng gọi của cô làm tôi bừng tỉnh:
-Huyền! mang vở bài tập lên cho cô!
Đứa bạn ngồi bên nhéo tôi một cái đến phát điếng;
-Huyền cô gọi kìa!
Tôi ngoảnh lại, vội vã cầm quyển vở với hàng chữ nguệch ngoạclên bàn cô giáo.
Cô Thích-cô giáo chủ nhiệm lớp 2 của tôi. Có lẽ cô là người lớn tuổi nhất trong các giáo viên ở trường. Hình như lúc áy cô ngoài 50,51 gì đó. Tôi không còn nhớ rõ. Chỉ nhớ mái tốc cô bấy giờ đã điểm vài sọi bạc, đôi mắt mờ mờ nhưng ấm áp tình thương. Cô đưa cặp kính xuống, chau mày vẻ khó chịu. Cô gọi tôi đứng dậy, nghiêm khác nói:
-Huyền, con là một học sinh khá giỏi của lớp, tại sao dạo này kết quả học tập của con lại đi xuống như thế? Bài tập con làm sai hết. Cô yêu cầu con về làm lại. Con phải cố gắng hơn, nếu không cô sẽ báo cho gia đình con. Con ngồi xuống đi!
Tôi im lặng, ngồi xuống, ái ngại trước bao ánh nhìn vẻ giễu cợt của đám bạn. Buổi học hôm đó cuối cùng ũng kết thúc. Tôi ra về trong nỗi buồn nặng nề. Tôi sải bước trên con đường đày sỏi đá, hai bên đường cay xòe bống mát. Tiếng chim ríu rít trên ngọn cây, tưởng như vui nhưng không sao tôi vui lên được. Lại một ngày nữa, một ngày nữa trôi qua, mội ngày trôi qua sao dài như hàng thé kỉ. Kết quả học tập của tôi ngày càng sa sút, sa sút đến nỗi khiến cô giáo phải bàng hoàng. Buổi học hôm đó, cô đã liên lạc với bố tôi bàn về chuyện này.
Tôi ngồi đó, bên ngoài căn phòng hội đồng, lòng tôi như muốn nghẹn thở.''Ánh nắng hôm nay sao mà oi ả thé?''-tôi tự hỏi.Tôi biết, tôi biết lý do tại sao tôi trở nên như vậy. Cô giáo cũng biết, qua lời kể của bố tôi:
-Cô giáo ạ!mẹ cháu bị ốm đã hơn một tuần nay. Tôi phải thường xuyên ra bệnh viện chăm sóc cho cô ấy vì không có ai chăm nom giúp. Khi mẹ cháu ở nhà thường hay dạy cháu học. Nay chỉ còn ông bà nội ở nhà nên không dạy bảo cháu được.
Nghe đến đay hình như tôi thấy cô giáo nghẹn ngào. Cô hiểu ra tất cả, điều đó khiến tôi vui. Cô rất thương người, yêu thương đám học trò nhỏ trong lớp. Cô là người từng trải nên hiểu được tâm lí trẻ thơ như tôi. Cuối buổi hôm ấy, cô gọi tôi, nhẹ nhàng:
-Cô hiểu được hoàn cảnh của con. Từ nay cô sẽ thay mẹ con đến dạy con học bài vào buổi tối cho đến khi mẹ khỏi bệnh. Con có đồng ý không?
-Vâng ạ!Con cảm ơn cô!
Và rồi từ ngày hôm ấy, đêm nào cô cũng giành một khỏng thời gian đến dạy tôi học bài. Vì nhà cô cũng ở cùng làng nên tiện cho việc đi lại. Những hôm trời mưa tầm tã, cô không ngại khó đạp chiếc xe đạp cũ vào nhà tôi. Người cô lạnh cóng, đôi bàn tay cô run run ướt sũng. Khẽ cầm đôi bàn tay, tôi đưa nhẹ lên má,với một suynghĩ trẻ con rằng sẽ làm cô cảm thấy đỡ rét. Rồi cả những hôm trời mất điện, hai cô trò cùng nhau bên ánh đèn dầu lập lòe trong gió. Cô dạy tôi cách làm toán, dạy tôi đọc bài nhuần nhuỹen, bắt tay tôi nắn nót từng con chữ. Cái cảm giác ấy thật thân quen, ngỡ như bàn tay của mẹ. Lúc ở nhà mẹ cũng hay làm như vậy. Tôi nhớ đến mẹ, nhớ mẹ nhièu lắm!
Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, bố dẫn tôi vào bệnh viện thăm mẹ. Lòng tôi như ấm hẳn lên khi tháy mẹ đang dần khỏi bệnh. Tôi kể cho mẹ nghe về cô, mẹ vui lắm. Nhưng tôi cũng phải về khi trời đã về chièu.
Những ngày sau đó, tôi hăng hái học tập hẳn lên,thành tích mà tôi đạt được ngày càng tốt. Cô giáo quyết định cho tôi đi dự cuộc thi học sinh giỏi của trường. Điều đó làm tôi vui sướng. Tôi tự nhủ phải hoàn thành tốt để làm món qua tặng cô và mẹ. Trước ngày đi thi, cô tặng cho tôi một cây bút, cây bút hồng hà mà đối với tôi nó thật ý nghĩa. Đó là niềm ao ước của tôi khi nhìn thấy đứa bạn ngồi bên được mẹ mua cho hồi đầu năm học. Kèm theo là lời nhắn:'' Con phải cố gắng lên nhé!Nhớ tập trung,làm hết khả năng của mình,con nhớ chưa?''. Đó không chỉ là lời nhắn bình thường mà nó còn là nguồn động viên lớn lao đối với tôi, là niềm tin cho tôi chiến thắng. Ngày thi ấy, tôi đa làm rất tốt. Thật bất ngờ, không lâu sau đó chiếc bằng khen được trao đến tay tôi với niềm vui bao trùm lên tất cả. Tiếng gió khua lao xao ngoại thềm vắng, giao động ká cành. Niềm vui như được nhân đôi khi lúc dó là lúc mẹ tôi xuất viện, trở về bên tôi. Tôi ôm trầm lấy cô và mẹ, khóc thút thít như đứa con nít (vì lúc đó tôi thấy mình đã lớn). Qua đôi mắt của họ, tôi nhận thấy được niềm vui, sự hãnh diện tự hào. Mẹ hãnh diện vì đứa con ngoan, còn cô tự hào vì những thành quả mà tôi đạt được không phụ long mong mỏi của mình. Tôi thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi được sống, ban cho tôi hai người mẹ đáng kính như vậy.

''Thời gian trôi qua nhanh lắm,nếu ta không biết nắm bát và tận dụng mà cứ để nó lướt qua thỳ thật lãng phí.Muốn làm bất cứ việc gì phải kiên trì nhẫn nại cố gáng hết mình thì mới có thể đạt được kết quả cao.''. Đó là những điều tôi học được từ cô. Cho đến bay giờ, tôi đã là một cô bé 15 tuổi, biết suy nghĩ hơn về cuộc sống. Chính vì vậy tôi mới càng hiểu sâu sắc hơn những điều cô gửi gắm. Lời dạy của cô, kỉ niệm về cô, nó luông chiếm một vị trí quan trong trong trái tim tôi, khó mà quên được. Thầy cô-âm thầm, lặng lẽ như vậy đó, vậy nên, mọi người hãy quý trọng mọi thứ, dù chỉ là những điều đơn giản nhất, hãy nâng niu từng khoảnh khắc trong đời.

15 tháng 11 2018

bạn tự làm hay tra mạng z?

26 tháng 10 2018

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất với tôi và cũng là người tôi quí nhất – thầy giáo dạy tôi hồi lớp 5.

Tôi thấy rất ít người lựa chọn nghề làm thầy giáo. Thế mà thầy giáo tôi lại rất say mê với sự nghiệp trồng người này. Thầy tâm sự với chúng tôi, thầy muốn làm thầy giáo từ khi học cấp 2. Mỗi lần ngồi nghe thầy giáo giảng bài thích lắm. Trông thầy đứng trên bục giảng chững chạc, tự tin và được học trò yêu mến, thầy đã nuôi ước mơ từ đó. Về nhà, thầy bắt tụi em nhỏ ngồi sắp hàng ngay ngắn và thầy giả làm thầy giáo. Lạ lùng thay, bọn trẻ lại ngồi nghe đến say mê. Không biết chúng hiểu mấy phần “thầy” giảng nhưng đứa nào mặt mũi cũng ngơ ngẩn, say sưa. Có khi “thầy” nói xong rồi mà chúng vẫn ngồi bần thần, lúc đó phải gọi lớn chúng mới như sực tỉnh. Đó là động lực đầu tiên giúp cho ước mơ của thầy thành hiện thực

Có một lần thầy ốm. Không thấy thầy đến lớp cả lớp nhốn nháo hẳn lên. Cuối giờ học chúng tôi đến nhà tìm thầy. Thấy chúng tôi đến, thầy xúc động lắm. Thầy bắt tay từng đứa một, rồi giữ ở lại ăn cơm. Bữa cơm mẹ thầy nấu hôm đó thật ngon và ấm cúng. Thầy trò vừa ăn vừa nói chuyện rôm rả. Dường như cũng nhờ đó mà gia đình hiểu hơn quyết định của thầy.

Bây giờ thật khó để tìm thấy một người con trai Hà thành nào như thầy – thầy giáo dạy Tiểu học của chúng tôi. Với học trò, thầy vừa là thầy giáo nhưng hơn thế – thầy còn là một người bạn lớn.

26 tháng 10 2018

Cô Minh Nguyệt là người luôn chỉ bảo, giảng dạy cho chúng tôi từng li từng tí. Cô là người mẹ hiền thứ hai của tôi, người đã mở ra cho tôi kho tàng tri thức của tuổi học trò.

Năm nay, cô Nguyệt đã ngoài ba mươi tuổi. Cô có dáng người thon thả, mái tóc mượt mà, đen nhánh xõa ngang vai. Bàn tay thon thon như búp măng của cô viết nên những dòng chữ thật đẹp. Khuôn mặt của cô hình trái xoan. Trên đôi môi của cô lúc nào cũng nở một nụ cười tươi rói với học sinh. Đôi mắt của cô luôn nhìn chúng tôi với vẻ hiền từ, trìu mến. Đôi mắt ấy biết cười đùa, biết xoa dịu, biết vỗ về an ủi. Cô là người đã dạy cho tôi bao điều để giờ đây, khi cầm tấm giấy khen trên tay, tôi đã rất xúc động và thầm cảm ơn cô rất nhiều.

Cô là một người rất bao dung, độ lượng và rất mực thương yêu học trò. Khi chúng tôi mắc lỗi, cô không la mắng mà chỉ ân cần, nhẹ nhàng chỉ bảo để chúng tôi hiểu chỗ sai của mình và sửa lỗi. Những hôm tôi bị ốm, cô và các bạn thường đến thăm tôi và động viên tôi.

Người ta thường nói: “Nghề giáo như nghề chèo đò, mỗi năm là một chuyến đò đưa khách qua sông”. Quả đúng như vậy. Cô đã dạy bảo biết bao nhiêu thế hệ học sinh như chúng tôi. Tôi sẽ nhớ mãi về cô, người mẹ thứ hai đã chắp cho tôi đôi cánh để bay cao, bay xa hơn tới tương lai. Sau đó, tôi sẽ phải xa cô, xa các bạn. Cứ nghĩ đến lúc đó, bất chợt, trong tâm trí tôi lại hiện lên những vần thơ của tuổi học trò.

Tôi sợ ngày mai tôi sẽ lớn

Xa cổng trường khép kín với thời gian

Sợ phượng rơi là nỗi nhớ với thời gian

Sẽ phải sống trong muôn vàn nuối tiếc

Rồi mai đây bé làm người lớn

Còn ai đi nhặt cánh phượng hồng

Còn ai làm con thuyền giấy trắng

Mùa hạ về lấp lánh bên sông

Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy

Bầy chim non ríu rít sân trừng

Tôi sẽ mãi giữ những vần thơ ấy như là một kỉ niệm về cô – cô giáo của tuổi thơ tôi.

Bài làm 2

Tuổi thơ em được nuôi lớn trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của những người thân trong gia đình. Tối tối, em được ru bằng những lời ru ngọt ngào của mẹ, những câu chuyện cổ tích thần kì của bà. Khi đến trường, em lại nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt, tận tình của các thầy cô giáo. Em yêu quý nhất là cô Thúy – người cô luôn tận tình với chúng em trong suốt hai năm học cuối bậc Tiểu học.

Cô có dáng người cân đối, nước da trắng, khuôn mặt dịu hiền. Đôi mắt cô đen láy với ánh nhìn yêu thường, trìu mến. Mỗi lần cười, cô để lộ hàm răng trắng đều. Cô còn đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Nụ cười của cô như đóa hoa hồng nở trong ánh nắng ban mai. Ngày ngày, cô đến lớp trong tà áo dài màu thiên thanh truyền thống khiến cô đã đẹp lại càng đẹp hơn. Giọng cô dịu dàng, trong trẻo như tiếng hát của chim họa mi, cách giảng bài của cô rất dễ hiểu. Từng bài giảng như in sâu vào tâm trí của mỗi chúng em. Với mỗi bài văn, bài thơ, cô đều thả vào đó tâm hồn của mình giúp chúng em hiểu hơn về bài học. Cô Thúy viết chữ rất đjep và còn có cách rèn chữ hiệu quả nữa. Cả lớp em đều đạt vợ sạch chữ đẹp. Riêng em, nhờ được cô chỉ bảo, chữ viết của em tiến bộ hơn nhiều. Em đã giành giải Nhì cuộc thi viết chữ đẹp của Huyện.

Đối với em, cô giáo như người mẹ hiền thứ hai vậy. Cô luôn quan tâm đến tất cả các bạn học sinh trong lớp. Bạn nào có hoàn cảnh đặc biệt, cô đều nắm bắt được và sẵn sàng động viên, giúp đỡ. Em còn nhớ như in kỉ niệm hồi lớp Năm. Hôm ấy, đúng giờ tan học, bỗng nhiên một cưa mưa bất ngờ ấp tới, quanh cảnh sân trường thật náo loạn. Người thì mặc áo mưa về, người thì chạy đi trú. Em chờ mãi mà không thấy bố mẹ đến đón. Một lúc sau, trường vắng ngắt, chỉ còn một mình em. Vừa lạnh vừa sợ, em bật khóc nức nở. Đúng lúc ấy, cô Thúy đang chuẩn bị ra về. Nhìn thấy em, cô vội tới hỏi han và dỗ dành em. Cô gọi điện thoại cho bố mẹ em nhưng không ai nhấc máy. Cô liền đèo em về nhà. Về đến nhà, thấy cửa vẫn khóa, cô đã cùng em đứng chờ bố mẹ về. Mãi tối muộn thì bố mẹ mới về tới nhà vì tắc đường. Cả nhà em đều cảm ơn cô. Cô chỉ mỉm cười và chào gia đình em để ra về. Lúc đó, trời đã sẩm tối, em rất lo cho cô. Sáng hôm sau, em nghe tin cô bị ốm. Em kể lại câu chuyện chiều hôm trước cho các bạn trong lớp nghe. Chúng em cùng đến thăm cô và chúc cô chóng khỏe. Cô rất xúc động trước tình cảm của cả lớp em.

Kỉ niệm về cô Thúy không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Cô như người lái đò cần mẫn, ngày ngày từng bước đưa chúng em đến gần với ước mơ. Cô dạy chúng em trở thành người có ích cho đất nước như ươm những mầm xanh. Cô sẽ mãi là người mẹ hiền thứ hai của em, em cũng tự hứa sẽ mãi là đứa con ngoan của cô. Mai này, dù cất cánh bay đi khắp phương trời nào, em cũng sẽ tìm về thăm cô.

Những kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp phải sự cố trên đường đi học về. Tuy là câu chuyện không vui nhưng nó đọng lại trong kí ức của em rất nhiều những ấn tượng, có lẽ em sẽ không bao giờ quên.

Cuộc sống không chỉ là những niềm vui, niềm hi vọng mà đôi khi những biến cố, những khó khăn sẽ bất ngờ ập đến mà chúng ta chẳng thể nào lường trước được. Sự cố mà em gặp phải trên đường đi học có lẽ chẳng có gì lớn lao nhưng nó làm cho em thực sự sợ hãi, hoảng loạn khi nó sảy ra. Hôm ấy như bao ngày bình thường khác, em cùng các bạn đến trường bằng xe đạp, chúng em học chiều nên thời gian bắt đầu xuất phát ở nhà là vào tầm trưa. Đây là thời gian mọi người nghỉ ngơi nên đường khá vắng vẻ, bởi vậy mà chúng em thường dàn hàng hai, hàng ba để tiện cho việc nói chuyện, cười đùa.

Chúng em vẫn biết là nguy hiểm nhưng do thói quen nên không đứa nào chịu thay đổi. Nhưng sự cố ngày hôm ấy khiến cho em phải có những suy nghĩ lại, đúng đắn hơn về sự an toàn của bản thân, và hậu quả của việc dàn hàng trên đường. Hôm ấy em và một vài người bạn đi xe và dàn hàng ra như mọi khi, câu chuyện vô cùng vui vẻ khiến cho chúng em mất chủ quan với những thứ xung quanh, đột nhiên có một chiếc xe đạp lao nhanh tới, do không làm chủ được phanh xe nên đã lao ầm một cái vào đuôi xe của em. Do lực đâm quá mạnh nên khiến cho cả người lẫn xe của em lao nhanh xuống một bờ mương cạn bên đường.

Cú lao xe mạnh khiến cho em ngã xõng xoài xuống mặt đất, chân đau ê ẩm, không thể tự nhấc lên được. Xe của em lúc ấy thì cũng bị lực ngã mà vỡ tan tành lồng xe, cặp sách trong lồng bung ra. Lúc lao xe khỏi mặt đường, em đã vô cùng sợ hãi, đây là lần đầu tiên em gặp sự cố và trải qua chuỗi cảm giác kinh khủng như vậy, tuy không bị thương quá nặng nhưng cảm giác sợ hãi lúc ấy khiến cho em thực sự bị ám ảnh, khiến nhiều ngày sau đó em không dám đụng vào xe đạp, đến trường cũng là bố mẹ chở đến.

15 tháng 11 2018

Xin lỗi mình ko phải là hs giỏi văn nên bài làm ko đc dài lắm, chỉ viết đc nhiều nhất là 1 tờ thôi (đó là theo font chữ hơi to của mình).Có gì bạn viết thêm vào cho dài ra.Mong bạn thông cảm !

24 tháng 10 2018

I. Giới thiệu : nêu hoàn cảnh mắc lỗi
Con người sinh ra, trong đời ai cũng có một lần mắc lỗi. mỗi người có mỗi lỗi khác nhau và vào hoàn cảnh khác nhau. Và tôi cũng thế, tôi mắc rất nhiều lỗi với ba mẹ và thầy cô. Nhưng lần mắc lỗi mà tôi thấy có lỗi nhất là vào thứ 7 vừa qua. Tôi đã đi chơi và không nói với ba mẹ khiến ba mẹ lo lắng. tôi rất hối hận vò không nói trước với mẹ. tôi sẽ kể các bạn nghe về lần mắc lỗi của tôi.

II. Thân bài
1. Mở đầu sự việc

- Thứ 7 cuối tuần được nghỉ học, nên tôi quyết định đi chơi
- Tôi đi tới tối khuya mà không nói ba mẹ, khiến ba mẹ lo lắng
2. Diễn biến sự việc
- Chuyến đi chơi khá hấp dẫn khiến tôi về khá trễ
- Tôi đi la cà trên đường về và về trễ hơn nữa
- Ba mẹ gọi tôi mà điện thoại tôi hết pin nên k pik
- Ba me gọi hoài không được nên rất lo lắng
- Khi về nhà, ba mẹ tôi đang xem ti vi
- Tôi rón rén bước vào nhà
- Ba gọi tôi lại và mắng tôi đi chơi không xin phép
- Tôi phụng phịu cải lại
- Tôi không biết lỗi mà cải lại với ba
- Ba mẹ tôi rất buồn
- Tôi bỏ lên phòng
3. Kết thúc sự việc
- Sang hôm sau ngủ dậy mẹ gọi ăn sang
- Ba tôi thì không nói một lời, mặt của ba rất buồn
- Tôi cảm thấy rất có lỗi
- Tôi xin lỗi ba và hứa không như thế nữa

III. Kết bài
- Tôi vô cùng hối hận về hành động của mình

- Tôi tự hứa với bản than sẽ không ham chơi mà cố gắn chăm ngoan học hành

 1. Mở bài

- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc.

2. Thân bài

- Kể diễn biến sự việc:

+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?

+ Suy nghĩ của em khi làm công việc đó.

+ Hành động cụ thể của em khi đó.

- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào.

c. Kết bài

- Cảm giác của em sau khi làm được một việc tốt.

Mở bài:

- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

Mở bài:

- Giới thiệu qua về thầy/cô giáo mà em sắp kể.

- Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô/thầy giáo.

Thân bài:

- Miêu tả đôi nét về thầy/cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy/cô giáo.

- Kể về tính tình, tính cách của thầy/cô giáo.

- Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy/cô giáo đó là gì?

- Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy/cô giáo đó ra sao?

Kết bài: Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy/cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy/cô.

a. Mở bài.

- Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.

- Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b. Thân bài.

- Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)

- Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như: Trèo cây, câu cá, bắn chim.

- Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.

- Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau: Tập nhật kí của Thành và chiếc bút «Kim Tinh» của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c. Kết bài.

- Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành

a. Mở bài

- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.

- Giới thiệu khái quát về thành tích trong học tập hay việc tốt mà bạn ấy đã làm để giúp đỡ những bạn bè cùng lớp

b. Thân bài

- Kể về người bạn tốt của em:

+ Hoàn cảnh gia đình.

+ Tính cách.

+ Thành tích học tập.

+ Quan hệ với các bạn trong lớp, trong trường, với các thầy cô giáo và mội người ra sao?

- Kể về một kỉ niệm sâu sắc (nếu có) của bản thân với người bạn đó.

- Chơi với người bạn đó, em học được điều gì?

c. Kết bài

- Suy nghĩ của em về người bạn đó. (tự hào, thán phục).

- Nêu bài học về việc giao kết bạn bè. (Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).

 Chúc bạn học tốt ^-^

13 tháng 11 2018

Trong cuộc đời mỗi con người có biết bao kỉ niệm gắn với gia đình và bạn bè. Những kỉ niệm ấy đều thật đẹp và đáng quý biết bao. Đối với tôi, kỉ niệm gắn với Lan- người bạn thân thời thơ ấu luôn để lại dấu ấn khó phai trong tâm trí tôi.

Tôi với Lan học cùng lớp nên chơi rất thân với nhau. Mặc dù ở cách xa nhà nhau nhưng hôm nào Lan cũng đi qua rủ tôi đi học. Bạn bè trong lớp đều bảo chúng tôi gắn nhau như hình với bóng. Lần đó là sinh nhật lần thứ 10 của tôi, Lan hứa sẽ đến dự sinh nhật. Từ trước đó 1 tuần, tôi đã rất háo hức, mong chờ đến ngày sinh nhật của mình. Bố mẹ tôi chuẩn bị rất chu đáo, mua nhiều bánh kẹo và trang trí nhà cửa thật lộng lẫy, bàn ghế xếp chật cả nhà. Từ sáng sớm, bạn bè đã đến rất đông. Tôi nhận được rất nhiều món quà, nào là quyển sổ nhỏ với những hình vẽ ngộ nghĩnh, chiếc khăn mùi xoa được thêu rất cầu kì, những chú gấu bông dễ thương, cả những bó hướng dương như ánh mặt trời rực rỡ, những món quà lưu niệm xinh xinh... Tuy vậy, trong lòng tôi vẫn bồn chồn, lo lắng vì đã gần giữa trưa mà không thấy mặt mũi Lan đâu. Tôi bắt đầu băn khoăn: Hay là Lan quên mất nhỉ? Không thể nào, con bé này bình thường kĩ tính lắm mà. Cũng có thể Lan gặp chuyện gì bất trắc trên đường, nghĩ đến đây, lòng tôi lại càng như lửa đốt. Bỗng có tiếng Hoa reo lên:
- A! Lan đến rồi kìa!
Tôi vội vàng chạy ra ngoài cửa, bao buồn giận, lo lắng bỗng tan biến. Tôi hỏi Lan:
- Sao cậu tới muộn vậy? Mà xe đạp đâu sao không dắt vào?
Lan cười trừ trả lời:
- Xe tớ bị hỏng nên đi bộ đến đây
Trời ơi! Nhà Lan cách nhà tôi tận 10 km chứ ít gì. Tôi còn chưa hết xúc động thì Lan bỗng lấy từ đằng sau ra một chậu cúc nở hoa rất đẹp, vài cái nụ còn đang chúm chím hé mở những cánh đầu tiên, không biết Lan đã trồng nó từ bao giờ. Lan nói:
- Chúc mừng sinh nhật cậu nhé, mong cậu thêm tuổi mới cũng sẽ xinh đẹp như những bông hoa này.
Mọi người vây xung quanh trầm trồ, xuýt xoa khen ngợi chậu hoa và công sức chăm bón của Lan. Hoa nhanh nhẹn:
- Để mình lấy cho hoa ít nước, đi đường xa nên chắc chịu nhiều gió bụi rồi.
Tôi vô cùng biết ơn Lan vì món quà ý nghĩa này và cảm thấy mình thật may mắn khi có một người bạn chân thành như Lan.

Kỉ niệm với Lan sẽ mãi là hồi ức đẹp trong tâm trí tôi, mỗi lần nhớ lại, tôi đều bồi hồi xúc động và cay cay nơi sống mũi. Nhờ có Lan, thời thơ ấu của tôi đã thêm trọn vẹn và ý nghĩa.

13 tháng 11 2018

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?