Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thời gian | Tên thắng lợi | Ý nghĩa |
1777 | Lật đổ được chính quyền nhà Nguyễn ở Đàng Trong | |
1786 | Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc, lật đổ chính quyền chúa Trịnh. Sau đó giao chính quyền lại cho nhà Lê quản lý | |
1788 | Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc lần 2, lần này lật đổ luôn chính quyền nhà Lê do nhà Lê không thể ổn định được tình hình đất nước | Với chiến thắng này, đất nước chính thức được thống nhất và xóa bỏ tình trạng bị chia cắt trong hơn 200 năm |
1785 | Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút đập tan 5 vạn quân Xiêm | |
1789 | Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa đập tan 29 vạn quân Thanh | Với hai chiến thắng quân ngoại xâm này, đất nước giữ được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ |
Tham khảo:
Phan Châu Trinh (1872 - 1926):- Năm 1906: mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với chủ trương dựa vào Pháp để cải cách nhắm "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh".
- Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị triều Nguyễn và chính phủ bảo hộ Pháp đàn áp dữ dội.
- Năm 1911: Phan Châu Trinh sang Pháp, thành lập các tổ chức yêu nước, kiến nghị Chính phủ Pháp tiến hành cải cách trính trị ở Việt Nam.
- Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Về kinh tế: Chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. Phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”,...
+ Về giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới thay thế cho Tứ thư, Ngũ kinh của Nho học…
+ Về văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến,...
=> Tư tưởng Duy tân khi đi vào quần chúng đã vượt qua khuôn khổ ôn hòa, biến thành cuộc đấu tranh quyết liệt, điển hình là phong trào chống Thuế ở Trung kì (1908).
- Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
- Năm 1911, chính quyền thực dân đưa Phan Châu Trinh sang Pháp.
=> Phan Châu Trinh là nhà cách mạng tiêu biểu cho khuynh hướng cải cách ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
=> Cuộc vận động Duy tân là một cuộc vận động yêu nước có nội dung chủ yếu là cải cách về văn hóa - xã hội, gắn liền với giáo dục lòng yêu nước, đấu tranh cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị ngoại xâm.
Tham khảo
- Phan Bội Châu là một trong những sĩ phu yêu nước tiến bộ và tiêu biểu của Nam đầu thế kỉ XX. Ông đi theo khuynh hướng dân chủ tư sản, chủ trương dùng lực đánh Pháp để giành lại độc lập cho dân tộc.
- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Bội Châu:
+ Năm 1883, viết bài hịch Bình Tây thu Bắc để cổ vũ nhân dân tiến hành khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp.
+ Năm 1904, sáng lập hội Duy Tân với mục đích đánh đuổi Pháp, giành lại độc lập và thành lập nền quân chủ lập hiến Việt Nam.
+ Năm 1905 - 1908, sang Nhật Bản nhờ người Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp, sau đó phát động phong trào Đông du đưa thanh niên sang Nhật Bản học tập và rèn luyện.
+ Năm 1912 - 1913, thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích đánh đuổi Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam; cử người về nước trừ khử những quan chức thực dân và tay sai đầu sỏ.
- Ý nghĩa:
+ Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc;
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước; bồi đắp thêm truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Đề xướng chủ trương cứu nước mới, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội, hòa nhập vào trào lưu vận động của nhân loại.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.
Tham khảo
- Phan Châu Trinh là nhà yêu nước hoạt động cùng thời với Phan Bội Châu. Ông đại diện tiêu biểu cho xu hướng cải cách, canh tân đất nước bằng con đường ôn hoà.
- Một số hoạt động yêu nước tiêu biểu của Phan Châu Trinh:
+ Từ năm 1905, Phan Châu Trinh nhiều lần vào Nam, ra Bắc tìm hiểu dân tình, tìm người có cùng chí hướng để hoạt động cứu nước.
+ Năm 1906, Phan Châu Trinh gửi thư cho Chính phủ thuộc địa vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu họ sửa đổi chính sách cai trị để giúp người Việt Nam văn minh lên. Ông đã khởi xướng cuộc vận động duy tân với khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, đi nhiều nơi để vận động nhân dân thay đổi. Cuộc vận động Duy tân do Phan Châu Trinh phát động diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như mở trường học, kêu gọi mở mang công nghiệp, thương nghiệp,... đã ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân, đặc biệt là ở Trung Kì.
+ Năm 1908, phong trào chống sưu thuế nổ ra ở Trung Kì, thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, bắt bớ, giam cầm và tuyên án tử hình nhiều người yêu nước. Phan Châu Trinh lúc bấy giờ đang ở Hà Nội cũng bị bắt và bị đày ra Côn Đảo. Phong trào tan rã.
- Ý nghĩa:
+ Góp phần thức tỉnh tinh thần dân tộc;
+ Cổ vũ tinh thần yêu nước; bồi đắp thêm truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
+ Đề xướng chủ trương cứu nước mới, hướng theo con đường dân chủ tư sản, gắn độc lập dân tộc với cải biến xã hội, hòa nhập vào trào lưu vận động của nhân loại.
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.
Nguyên nhân thắng lợi:
+ Ý chí đấu tranh chống áp bức, bóc lột cùng truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.
+ Tinh thần đoàn kết, đồng lòng của nghĩa quân và sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
+ Sự lãnh đạo, chỉ huy tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân, đặc biệt là vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung.
- Ý nghĩa lịch sử:
+ Thể hiện và chứng minh sức mạnh to lớn của quần chúng nhân dân.
+ Với việc xoá bỏ ranh giới sông Gianh và lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh - Lê, phong trào Tây Sơn đã đặt cơ sở cho sự nghiệp thống nhất đất nước.
+ Với việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh, phong trào Tây Sơn đã bảo vệ vững chắc nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước đồng thời để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự.
#Tham_khảo
Tham khảo
- Vị trí các điểm cực trên đất liền của nước ta:
+ Cực Bắc (23023’B, 105020’Đ): tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
+ Cực Nam (8034’B, 104040’Đ): tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
+ Cực Tây (22022’B, 102009’Đ): tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên
+ Cực Đông (12040’B, 109024’Đ): tại Xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa
- Một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển là: tỉnh Quảng Ninh, Thành phố Hải Phòng, tỉnh Thái Bình, tỉnh Nam Định, tỉnh Ninh Bình, tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An, tỉnh Hà Tĩnh, tỉnh Quảng Bình, tỉnh Quảng Trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế, Thành phố Đà Nẵng; Thành phố Hồ Chí Minh,...
Tham khảo
- Ở In-đô-nê-xi-a:
+ 1873 - 1903, diễn ra chiến tranh giành độc lập của nhân dân Hồi quốc A-chê (Aceh).
+ 1890 - 1907, diễn ra khởi nghĩa nông dân đảo Gia-va do Sa-min (Samin) lãnh đạo.
- Ở Phi-líp-pin:
+ Từ 1892 - 1896, diễn ra cuộc đấu tranh theo đường lối ôn hòa của Liên minh Phi-líp-pin do Hô-xê Ri-xan thành lập
+ Từ 1896 - 1897, diễn ra cuộc khởi nghĩa do Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo theo xu hướng bạo động.
- Ở Việt Nam:
+ Từ 1885 - 1896, diễn ra phong trào Cần vương
+ Từ 1884 - 1913, diễn ra cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- Ở Cam-pu-chia:
+ Từ 1864 - 1865, Khởi nghĩa của A-cha Xoa chống lại lực lượng phong kiến đầu hàng và thực dân Pháp.
+ Năm 1876, Hoàng thân Si-vô-tha lãnh đạo nhân dân chống thực dân Pháp và xây dựng vương quốc độc lập Cơ-rắc
+ Từ 1885 - 1886, diễn ra cuộc khởi nghĩa nông dân chống Pháp dưới danh nghĩa Hoàng thân Si-vô-tha.
Tham khảo
Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng và ý chí chiến đấu dũng cảm của quân dân ta.
+ Tài năng thao lược, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung - Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân.
- Ý nghĩa lịch sử: Phong trào Tây Sơn đã có nhiều đóng góp lớn đối với lịch sử dân tộc:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn - Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia.
+ Đồng thời, phong trào này còn đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, quân Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi
+ Tinh thần yêu nước, sự đồng lòng, ý chí chiến đấu của quân dân ta
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung – Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy quân sự
- Ý nghĩa lịch sử
+ Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh
+ Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất quốc gia
+ Đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền lãnh thổ
Tham khảo: một số địa phương có đường phố, trường học được đặt tên các tướng lĩnh trong phong trào Tây Sơn là:
- Thành phố Hà Nội:
+ Đường Quang Trung, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ,… (ở quận Hà Đông).
+ Trường THCS Quang Trung (ở quận Đống Đa).
+ Đường Quang Trung (ở quận Hoàn Kiếm).
+ …
- Tỉnh Bình Định:
+ Bảo tàng Quang Trung (ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định).
+ Đường Nguyễn Nhạc; đường Nguyễn Huệ; đường Nguyễn Lữ; đường Bùi Thị Xuân;... (ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định)
+ Trường THCS Quang Trung (ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định).
+ …
Ý nghĩa: Việc đặt tên như vậy là để vinh danh, ghi nhớ công ơn với người có công, thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn",…
Nha Trang có đường Quang Trung
Thành Phố Hồ Chí Minh có trường Nguyễn Huệ
Điều đó có ý nghĩa tôn vinh các vị tướng lĩnh làm nên chiến thắng trong phong trào Tây Sơn