K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2018

dau tien , phai ke den : +day la 1 phuong tien chuyen cho hs den truong 

                                      

13 tháng 11 2018

Ý câu này là kể tên mấy cái chi tiết có công dụng chung và riêng mà bn

12 tháng 12 2018

Có thể nói từ khi ra đời tới nay, chiếc xe đạp đã được con người cải tiến rất nhiều về cấu tạo cũng như những tính năng của nó. Từ những chiếc xe đạp đầu tiên chỉ phục vụ mục đích đi lại là chính, thì ngày nay chiếc xe đạp không những phục vụ đi lại, mà nó còn là một phương tiện thi đấu thể thao, giải trí...

So với thiết kế sơ khai cách đây hơn 200 năm, thì chiếc xe đạp ngày nay đã có sự thay đổi rõ rệt về cấu tạo. Chiếc xe đạp đầu tiên của loài người có cấu tạo khá đơn giản, chỉ gồm có hai chiếc bánh xe và khung xe; toàn bộ đều được làm bằng gỗ.

Ngày nay, xe đạp tuy rằng có rất nhiều kiểu dáng khác nhau, được sử dụng với những mục đích khác nhau nhưng chúng vẫn có một số điểm chung về cấu tạo và nguyên lý truyền động.

Phân chia theo công dụng thì xe đạp bao gồm những bộ phận chính sau:

TinTuc_Cautaoxedap1.JPG

a. Hệ thống truyền lực gồm: Bàn đạp (pê-đan) (1), đùi, trục giữa (2), đĩa (3), xích (4), líp (5).

Líp xe đạp nhận truyền động từ xích và chuyển đến bánh sau của xe, làm bánh xe quay và chỉ quay theo chiều thuận. Nhờ có líp, người đi xe không cần đạp bàn đạp liên tục mà bánh xe vẫn chuyển động về phía trước theo quán tính.

Líp gồm hai bộ phận chính là: vành và cốt:

TinTuc_Cautaoxedap2.JPG

Vành líp (1) có răng ở phía ngoài và trong. Răng ngoài để ăn khớp với xích, răng trong có dạng răng cưa nghiêng về một phía ăn khớp với cá líp (2) là một lưỡi thép nhỏ.

Cốt líp (3) có hai rãnh để đặt hai cá líp, trong mỗi rãnh có một lò xo nhỏ hoặc một cái lẫy làm bằng sợi thép nhỏ có tính đàn hồi (gọi là râu tôm) luôn tì vào cá. Cốt líp lắp chặt với moay-ơ bánh sau bằng ren. Bình thường, đầu nhọn của cá líp quay theo chiều thuận (chiều kim đồng hồ) nhờ bộ phận truyền động xích. Trong khi đó, lò xo đẩy cá líp lên làm răng trong vành líp mắc vào cá líp kéo cốt líp quay theo cùng chiều với vành của líp, làm bánh xe quay theo.

Khi đang đi xe, nếu ta không đạp bàn đạp, vành líp không quay, theo quán tính bánh xe vẫn lăn về phía trước, cốt líp cùng cá líp quay theo chiều kim đồng hồ, khi quay cá líp trượt trên răng trong của vành líp, ép lò xo xuống, đồng thời phát ra tiếng kêu “tạch tạch”.

Khi xe đang đứng yên, nếu ta quay đùi đĩa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ làm răng trong trượt lên cá líp nên cốt líp không quay được, do đó bánh xe không quay. Bởi vậy líp được gọi là khớp quay một chiều.

b. Hệ thống chuyển động: Bánh xe (trước và sau) (6). Bánh xe gồm: trục, moay-ơ, nam hoa, vành, săm, lốp.

- Trục được làm bằng thép, bánh xe quay trên trục thông qua ổ bi.
- Moay- ơ thường làm bằng thép, được liên kết với vành bánh xe bằng nan hoa.
- Nan hoa làm bằng thép.
- Vành bánh xe làm bằng hợp kim nhôm hoặc thép, có đường kính thông thường là 650mm.
- Săm, lốp được chế tạo từ cao su tổng hợp giúp tăng độ êm cho xe trong quá trình chuyển động.

TinTuc_Cautaoxedap3.JPG

Hệ thống truyền lực và chuyển động có tác dụng truyền lực và truyền động. Khi chúng ta đạp bàn đạp, lực truyền qua đùi xe làm trục giữa quay, đĩa quay kéo xích chuyển động, xích kéo líp cùng bánh sau quay (bánh chủ động), khi bánh xe quay và lăn trên mặt đường làm cho xe chuyển động về phía trước. Nguyên tắc truyền động như sau: Lực từ chân người đạp -> bàn đạp -> đùi xe -> trục giữa -> đĩa -> xích -> líp -> bánh xe sau -> xe chuyển động.

Chuyển động được truyền từ trục tới xích, líp nhờ sự ăn khớp giữa các mắt xích và răng trên đĩa, líp nên được gọi là truyền động xích. Vận tốc của xe đạp ngoài sự phụ thuộc vào tốc độ đạp của người đi xe còn phụ thuộc vào tỉ số truyền của bộ truyền động xích..

TinTuc_Cautaoxedap4.JPG

Tỷ số truyền này được tính theo công thức sau:
image001.png
Trong đó:
D1: đường kính của đĩa (mm)
Z1: số răng của đĩa
n1: tốc độ quay của đĩa (vòng/phút) 
D2: đường kính của líp (mm)
Z2: số răng của líp
n2: tốc độ quay của líp (vòng/phút)

Tốc độ quay của đĩa n1 phụ thuộc vào tốc độ đạp chân nhanh hay chậm của người đi xe. Tốc độ của xe phụ thuộc vào tốc độ quay của bánh xe sau (tốc độ quay của líp) n2. Như vậy, với một tốc độ quay n1 của đĩa, chúng ta có thể có nhiều tốc độ quay n2 của bánh xe khác nhau nhờ việc thay đổi đường kính D1 (thay đổi số răng Z1) hoặc D2 (thay đổi số răng Z2).

Tỉ số truyền i>1 nghĩa là: khi tốc độ quay của đĩa là n1 thì bánh xe quay nhanh hơn i lần (n2=i.n1). Tuy nhiên, nếu thiết kế tỉ số truyền càng lớn thì lực đạp lên bàn đạp càng lớn. Do vậy, tỉ số truyền không được quá lớn. Căn cứ vào tốc độ tối đa có thể đạt được của xe đạp mà người ta thiết kế tỉ số truyền sao cho phù hợp với mục đích sử dụng, ta có thể thấy rất rõ điều này trong các loại xe đạp địa hình.

c. Hệ thống lái gồm: Tay lái (ghi đông) (7), cổ phuốc (8). Hệ thống lái giúp chúng ta có thể điều khiển xe một cách nhẹ nhàng và dễ dàng nhất có thể khi muốn chuyển hướng. Bánh xe trước làm nhiệm vụ dẫn hướng, hướng chuyển động của xe phụ thuộc vào hướng chuyển động của bánh xe trước, do người điều khiển bẻ tay lái (ghi - đông) sang phải hoặc sang trái. Nguyên tắc truyền động như sau: Tay người đi xe -> tay lái của xe (ghi- đông) -> cổ phuốc -> càng trước -> bánh xe trước -> hướng chuyển động của xe.

d. Hệ thống phanhh gồm: tay phanh (9), dây phanh (10), cụm má phanh (11). Đây là một phát minh lớn giúp người điều khiển xe đạp làm chủ vận tốc khi di chuyển trên đường để có được sự an toàn tối thiểu khi điều khiển xe.

e. Khung chịu lực (12): Trước kia khung xe được cấu tạo bằng vật liệu gỗ, nhưng ngày nay khung xe đã được thay thế bởi vật liệu thép. Vì ưu điểm của vật liệu thép là có độ cứng, độ bền và tuổi tho cao hơn so với khung gỗ. Khung xe chính là xương sống của xe đạp, liên kết toàn bộ các bộ phận khác lại với nhau thành một khối thống nhất.

f. Yên xe (13): giúp cho người điều khiển xe đạp có được vị trí thoải mái và hợp lý nhất.

Ngoài ra xe đạp còn có các bộ phận khác như: chắn bùn, chắn xích, chuông, đèn… và một chi tiết tuy nhỏ nhưng rất quan trọng trong xe đạp đó là ổ bi.

Ổ bi dùng để giảm ma sát giữa các chi tiết có chuyển động quay tròn tương đối với nhau như: moay-ơ với trục bánh trước, trục bánh sau…

Cấu tạo của ổ bi gồm: nồi, bi, côn. Côn được lắp vào trục (hoặc được chế tạo liền trục như ở trục giữa). Nồi lắp và moay-ơ. Khi làm việc, bi lăn giữa nồi và côn. Ổ bi được lắp giữa trục bánh xe và moay-ơ.

TinTuc_Cautaoxedap5.JPG

Nếu không có ổ bi, khi quay moay-ơ sẽ cọ xát lên trục gây ma sát lớn, nhiệt độ tại mối ghép tăng làm cho chi tiết bị mài mòn nhanh.

8 tháng 11 2019

kham khảo

Hệ động vật Việt Nam – Wikipedia tiếng Việt

vào thống kê 

hc tốt 

30 tháng 11 2018

Thuốc lá gây ra những tác hại rất lớn đối với đời sống con người. Trước hết, nó huỷ hoại sức khoẻ của những người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa nhiều chất độc (nhất là ni-cô-tin). Chất ni-cô-tin có khả năng gây nghiên và nó cùng với những chất độc khác "gặm nhấm" sức khỏe con người gây bênh viêm phế quản, ho lao, ung thư phổi.... Điều này lí giải tại sao phần lớn những người hút thuốc nhiều đều mắc ít nhất một bệnh nào đó về phổi. Hơn thế nữa, thuốc lá còn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường: Khói thuốc lá, đầu thuốc lá, tàn thuốc lá, chúng đã cùng với rác rười góp phần tạo nên thảm hoạ ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm hơn, khói thuốc lá còn gây bệnh cho những người không hút thuốc. Những người xung quanh hít phải khói thuốc và khói thuốc khiến họ chịu độc gấp 4 lần người trực tiếp hút thuốc. Việc hút thuốc lá thụ động này cũng khiến những người này mắc những bệnh nghiêm trọng về tim phổi.

Chúc bạn học tốt

23 tháng 9 2016

Mỗi chúng ta khi lớn lên, đều bỏ lại đằng sau mình một thời thơ ấu biết bao kỉ niệm buồn vui lẫn lộn. tui vẫn nhớ những lần ham chơi quên cả giờ về, hãy những lần mải đi chơi làm mất cả chìa khóa nhà. Nhưng kỉ niệm về người anh họ của em khiến em nhớ mãi không thể nào quên.

Trong những dịp nghỉ hè, tui thường được bố mẹ cho về quê. tui rất thích về quê bởi ở đó tui có một người anh họ. Anh hơn tui một tuổi và rất quý tôi. Mỗi lần về quê, anh thường dắt tui đi chơi khắp nơi. Anh đi đằng trước, tui lũn cũn chạy theo sau. Nhưng khi tui mỏi chân, anh thường cõng tui trên lưng. chạy nhong nhong. Ngồi trên lưng anh tui thích chí cười khanh khách. Quê tui có bờ lau trắng xóa. Nhưng lúc đang chơi đuổi bắt, không thấy anh đâu, tui khóc thét lên, anh từ đâu chạy đến, rắc lên đầu tui những cánh hoa khiến tui tròn mắt ngạc nhiên. Đặc biệt, tui rất thích mỗi khi anh và bạn anh thi thả diều, nhìn cánh diều bay lên bầu trời cao lồng lộng, tui không bao giờ chán. Anh chiều tui là thế nhưng tính nhõng nhẽo của tui đã gây nên một tai nạn. Hôm đó, anh dắt tui đi đến nhà một người bạn. Trên đường đi, tui bống nhìn thấy một cây roi quả sai vô cùng. Những quả roi chín thành từng chùm trông thật thích mắt. tui dừng lại và chỉ lên những chùm quả đang lấp ló trong tán lá. tui muốn ăn roi. Anh định trèo lên hái cho tôi. Anh đứng ngước mắt lên và lắc đầu: "Cây cao quá, anh không trèo được. Thôi, đi cùng anh ra chợ, anh sẽ mua cho em". tui nhất quyết "Không, em thích ăn cả chùm cơ! Ở chợ không có roi giống thế này". Dù anh thuyết phục thế nào, tui cũng không chịu. Anh càng dỗ, tui càng bướng và tui đã ngồi bệt xuống đất, nước mắt bắt đầu chảy dài, tay chân đạp loạn xạ. tui biết, anh nhất định sẽ hái cho tui khi thấy tui khóc. Và quả thật, tui đã thắng. Anh kéo tui đứng dậy, lau nước mắt và nói: "Em nín đi, anh sẽ hai cho em chùm quả đó". Anh dắt tui đến cổng nhà bác có cây roi, gọi cửa và tui thấy có một bác chạy ra, anh xin phép bác cho anh được hái một chùm roi. Bác đồng ý nhưng dặn anh tui phải cẩn thận vì cành roi rất giòn. Anh trèo lên, trèo thật cao để hái được đùng chùm roi tui thích. Nhưng khi đang hái thì anh trượt chân, ngã nhào từ trên cây xuống. tui thấy anh ngã thì chạy đến hỏi: "Anh có đau không?" anh gượng cười, nói: "Anh không sao đâu. Em cứ yên tâm". Nhưng không phải thế, anh bị gãy chân...

Bố về quê, biết anh bị gãy chân vì tôi. Bố đã mắng tui nhưng anh lại nói với bố: "Tất cả là tại cháu, chú đừng mắng em kẻo nó sợ". Dù tui có gây ra chuyện gì, anh cũng luôn che chở cho tôi. Anh là người anh tuyệt vời của tôi. Kỷ niệm đó mỗi khi nghĩ lại, tui lại thấy cay cay nơi sống mũi.


Hoặc là:

 

Trong cuộc sống, ai cũng có những kỉ niệm không thể quên. tui cũng vậy. Một kỉ niệm buồn đối với tôi, nó luôn khiến tui nhớ mãi.

Hôm đó, là ngày buồn nhất trong đời tui Người bà, người mà tui yêu quý và trân trọng nhất đã xa tui mãi mãi chuyện là thế: Bà tui ốm suốt mấy tuần nay. Bố tui rất e sợ nên đã gọi bác sĩ đến tiêm thuốc cho bà. Sau khi tiêm xong bác sĩ ra về và dặn bố tui nấu cháo cho bà ăn. Nửa tiếng sau, bố nấu xong cháo và bảo chị tui mang lên cho bà. Chị tui gọi rồi lại lay bà nhưng bà không trả lời. Chị tui sợ chạy đi tìm bố tôi. Bố tui lên lay, sờ người bà thấy lạnh buốt. Bố tui ngồi yên không động đậy hồi lâu. Một lúc sau, bố nói được vài câu ngập ngừng: “Bà…à…à…mất…rồi…ồi…” tui sững lại sau lời nói của bố rồi òa khóc. Giây phút bà vĩnh biệt tui thật đau đớn. tui co ro một góc mà rơi lệ. tui nhớ lại chiều nay; đó là khoảnh khắc cuối cùng tui được bà âu yếm, vuốt ve. Bố tui tuy buồn nhưng vẫn phải bình tĩnh để lo đám tang bà. Bố gọi điện các bạn về và cả mẹ tui nữa. các bạn về ai cũng chạy ngay vào phòng của bà, có bác khóc nhiều suýt ngất. Mẹ tui về chưa kịp bỏ dép đã chạy ngay vào nhà khóc nức nở. đó là đêm khiến tui buồn nhất. Chỉ một lát, trong sân nhà tui đã đông nghịt người. Chị tui cũng khóc rất nhiều nhưng rồi chị tui dỗ tui và rủ tui đi lên phòng. Khoảng nửa tiếng sau, bàn ghế được chuyển đến đầy sân, kèn đám ma cũng đến. Kèn đám ma dạo lên những bản nhạc buồn làm lòng tui thắt lại. Trong thời gian đám ma bà diễn ra, tui chẳng ăn uống gì, cũng không cười nó. Việc học thì chẳng nghĩ đến tui chỉ ngồi thần người ra ở xó nhà. Đám ma bà tui trôi qua trong hai ngày mà sao đối với tui nó lại lâu đến thế. Sau đám tang bà mọi việc trở lại bình thường như trước nhưng tui cảm giác thật trống trải. tui sẽ không được nhìn thấy bà vào mỗi sớm mai, không còn được nghe những chuyện cổ tích của bà, không còn được bà âu yếm, chở che. Cái cảm giác đó đối với tui sao mà khó chịu đến thế.

Cho đến giờ, tui vẫn còn nhớ như in hình dáng, cử chỉ của bà, giọng điệu mỗi khi bà kể chuyện cho tui nghe. Dù bà đã xa tui mãi mãi nhưng tui luôn luôn nhớ đến bà, luôn có cảm giác ấm áp như đang được sống trong tình yêu thương của bà ngày nào và tui sẽ không ngừng phấn đấu để không phụ lòng mong mỏi của bà trước đây. tui cũng tin chắc rằng bà sẽ luôn dõi theo từng bước chân của tui trên con đường đời đầy khó khăn, gian khổ

30 tháng 9 2016
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra .Nó sẽ là kỉ niệm mà chắc có lẽ tôi chăng bao giờ quên.

Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. 

Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp”... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! “Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!”.

Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá. Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...

Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.

Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.

"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử\Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
 
 
 
10 tháng 4 2017

+ Mở bài tham khảo : Bạn hãy tưởng tượng cuộc đời như một trò chơi tung hứng. Trong tay bạn có năm quả bóng mang tên là: công việc, gia đình, sức khoẻ, bạn bè, và tinh thần. Bạn sẽ hiểu ngay rằng công việc là quả bóng cao su. Vì khi bạn làm rơi nó xuống đất, nó sẽ nảy lên lại. Nhưng bốn quả bóng còn lại – gia đình, sức khoẻ, bạn bè và tinh thần – đều là những quả bóng bằng thủy tinh. Nếu bạn lỡ tay đánh rơi một quả, nó sẽ bị trầy sướt, có tì vết, bị nứt, bị hư hỏng hoặc thậm chí bị vỡ nát mà không thể sửa chữa được. Chúng không bao giờ trở lại như cũ. Bạn phải hiểu điều đó và cố gắng phấn đấu giữ cho được sự quân bình trong cuộc sống của bạn. Vậy điều gì quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta?

Thân bài :

Cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
– Nêu vấn đề: điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bản thân là gì?
– Lí giải nguyên nhân, khẳng định sự cần thiết, đúng đắn; phân tích những biểu hiện của điều quan trọng đó.
– Lật lại vấn đề, phê phán những quan niệm trái chiều, lệch lạc đối với vấn đề được trình bày.
– Liên hệ, rút ra bài học bổ ích thấm thía đối với bản thân.

Kết bài : Khẳng định lại vấn đề, bàn bạc mở rộng vấn đề, .

10 tháng 4 2017

Gợi ý:

+) “Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng, cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông… Lời hát ấy cứ ngân vang mãi khiến cho tôi bao lần phải đặt ra câu hỏi “Cuộc sống là gì vậy nhỉ? Cuộc sống tươi đẹp và phong phú đến dường nào?…”. Phải chăng cuộc sống là một cuốn sách thần kì mà mỗi ngày là một trang sách mới?..........

+) Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với thế giới muôn loài và qua đó chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống. Trái đất đang quay, nước sông đang chảy, con người đang làm việc… đó là cuộc sống. Mỗi vật xung quanh chúng ta luôn có cuộc sống để tồn tại, sinh sôi và phát triển. Chúng được sinh ra rồi lại chết đi. Con người chúng ta cũng vậy, từ thuở lọt lòng – nhìn thấy mặt trời đến khi tạm biệt với thế giới đang sống là cả một chuỗi thời gian dài. ==> Cái cảm giác đi vào giấc ngủ dài và không bao giờ tỉnh lại có thể làm con người ta hoảng hốt vì phải xa lìa với cuộc sống muôn vàn điều kì diệu đang và sẽ diễn ra. Nhiều lúc suy nghĩ vẩn vơ, tôi bỗng giật mình thót tim rằng “Rồi sẽ có ngày mình như thế*. Quy luật của tự nhiên và cuộc đời không ai có thể tránh khỏi. Thế nhưng để can đảm vượt qua cái “chết” thì mỗi người, ngay bây giờ hãy tự tạo ra cuộc sống có ý nghĩa để tạm thời lãng quên cái chết, để phấn đấu cho cuộc sống hôm nay..........

+) Cuộc sống là một vòng quay kì diệu. Trong vòng quay ấy nó đem đến cho con người bao điều bổ ích, lí thú, bao nhiêu bài học, những kiến thức quý giá. Vì sao có nắng? Vì sao có mưa? Vì sao có gió thổi?… Bạn sẽ biết tất cả những điều đó khi tìm hiểu cuộc sống của chúng ta.........

+) Cuộc sống còn làm phong phú cho tâm hồn của con người. Không có tâm hồn đẹp thì con người cũng sẽ chỉ là những vật vô tri vô giác, không có tình cảm, tâm tình. Nhiều lúc tôi để ý, chỉ là chuyện một chiếc lá rơi, một con chim bé nhỏ bị chết cũng khiến trái tim con người phải rung động, xót thương...........

==> Cuộc sống đúng là một kho báu vô giá và tuyệt đẹp. Vì vậy chúng ta phải sống làm sao cho thật tốt và ý nghĩa để không lãng phí một quà tặng tuyệt vời mà Thượng đế đã ban cho chúng ta.

17 tháng 2 2017

Phùng Hưng xuất thân từ dòng dõi cự tộc lâu đời ở đất Đường Lâm nay là xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm xưa kia vốn là vùng đất gò đồi và rừng cây rậm rạp bởi vậy mới có tên gọi là “đường lâm”.

Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái, người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức, dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh, một người hiền tài đức độ.

Cho tới nay ngày sinh và mất của Phùng Hưng đều chưa rõ. Theo những thông tin của dã sử thì Phùng Hưng sinh ngày 25/11/760 và mất ngày 13/8 năm Nhâm Ngọ, tức ngày 13 tháng 9 năm 802, thọ 41 tuổi.

Tuy nhiên, các sách chính sử như “Đại Việt Sử ký Toàn thư”, “Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” ghi ông mất năm 791 chỉ một thời gian ngắn sau khi đuổi được giặc Bắc phương.

Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người.

Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được 3 người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải, tự là Tư Hào và em út là Phùng Dĩnh, tự là Danh Đạt.
Chuyện kể rằng thuở Phùng Hưng đang còn trai tráng, bỗng vùng Đường Lâm, Hà Tây quê ông có một con hổ dữ từ rừng về giết người, bắt gia súc, mọi ngưới không làm gì nổi. Phùng Hưng bèn tìm cách trị hổ cứu dân lành, ông làm con bù nhìn bằng rơm, cho mặc quần áo như người thật, đặt ở nơi hổ thường xuất hiện.Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt. Phùng Hưng nối nghiệp cha trở thành hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm.

Hổ đi qua thấy bù nhìn tưởng người, lao vào cắn xé nhưng chỉ có cọc gỗ độn rơm. Vài lần như thế, hổ không còn chú ý tới bù nhìn rơm nữa. Một hôm trời chập choạng tối, Phùng Hưng cởi trần, thân đóng khố, trát bùn khắp người đứng thế vào chỗ hay đặt bù nhìn rơm.

Khi hổ xuất hiện, hơi bùn non át hơi người nên hổ không phân biệt được, cứ rảo bước qua như mọi lần. Phùng Hưng bất ngờ xông tới nhảy lên mình hổ, ghì chặt con mãnh thú, sau một hồi người hổ vật nhau, hổ đuối sức, Phùng Hưng giáng một cú thôi sơn đập vỡ sọ nó. Hổ chết, mối họa cho dân được trừ vua đánh hổ Phùng Hưng.

Việt Nam thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ, khi đó đang nằm dưới ách cai trị hà khắc của bọn quan đô hộ. Các quan đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét của cải của người dân Việt Nam, bắt người dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng khiến lòng người ngày càng căm phẫn.

Năm 767, Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định, tức miền Việt Bắc giúp kinh lược sứ An Nam là Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và ở Chu Diên, sau đó được cử làm đô hộ An Nam. Chính Bình ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng.

Sinh trưởng trong một gia đình đời đời làm hào trưởng đất Đường Lâm. Chứng kiến cảnh quan lại nhà Đường, đứng đầu là đô hộ phủ Cao Chính Bình tàn ngược, áp bức vơ vét của cài cùa nhân dân không cùng, lòng người oán thán, Phùng Hưng quyết định dựng cờ chiêu hiền đãi sĩ, phát động khởi nghĩa.

Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-779), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân lòng căm phẫn của người dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình (Hà Nội) nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ.

Cuộc khởi nghĩa do Phùng Hưng phát động nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của người dân từ khắp các miền đất Giao châu. Thoạt đầu, anh em họ Phùng nổi dậy làm chủ Đường Lâm rồi nghĩa quân tiến lên đánh chiếm được cả một miền rộng lớn quanh vùng thuộc Phong Châu, xây dựng thành căn cứ chống giặc.

Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Phùng Hải xưng là Đô Bảo và Phùng Dĩnh xưng là Đô Tổng, chia quân đi trấn giữ những nơi hiểm yếu. Cao Chính Bình đem quân đi đàn áp nhưng chưa phân thắng bại. Tình hình diễn ra như vậy hơn 20 năm.
Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Phần lớn các truyền thuyết đều kể rằng Phùng Hưng nhận thấy lực lượng chưa thật đủ mạnh để đè bẹp quân địch.Được sự trợ giúp của người cùng làng có nhiều mưu lược là Đỗ Anh Hàn, tháng 4 năm Tân Mùi (791), Phùng Hưng từ chỗ cầm cự đã cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình.

Vì thế, ông đã cùng các tướng tỏa đi xung quanh chiêu mộ thêm binh lính và sắm thêm vũ khí. Còn việc vây thành được giao cho 3 người cháu gái họ Phùng, gọi Phùng Hưng bằng bác.

Cuộc chiến đấu sau đó diễn ra quyết liệt, quân Đường chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước.

Chính sử chép rằng ông cầm quyền cai trị không lâu sau đó đã qua đời ngay trong năm 791. Các sử gia hiện nay xác định ông mất khoảng tháng 5 năm 791. Sau khi mất, Phùng Hưng được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương.

Về danh hiệu này, vì hiểu nghĩa “Bố Cái” là “Cha Mẹ”, sách “Đại Việt sử ký toàn thư” đã có câu viết – để giải thích là: “Con (Phùng Hưng, sau khi cha mẹ mất) tôn xưng (cha) là Bố Cái Đại Vương. Tục gọi cha là Bố, mẹ là Cái cho nên lấy làm hiệu”.

Tuy nhiên, trong công trình Việt giám thông khảo tổng luận, sử thần Lê Tung lại gọi Phùng Hưng nguyên văn là “Phùng Bố Cái”. Cấu trúc của cụm từ này cho thấy ở đây, nghĩa của “Bố” chính là vua (Bua – Bố) và “Cái” là lớn.

Vì thế, trong “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” ghi là: “Dân chúng tôn (Phùng) Hưng làm Bố Cái Đại Vương” (chứ không phải là: con Phùng Hưng tôn xưng cha). Và việc Phùng Hưng được dân chúng suy tôn là “Vua Lớn” còn thấy rõ trong câu sử bút sau đây:

“Vương thường hiển linh, dân cho là thần, mới làm đền thờ ở phía tây phủ đô hộ, tuế thời cúng tế”. Sau khi Phùng Hưng mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi. An nối nghiệp được 2 năm thì đất nước lại rơi vào tay giặc.

Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm. Sau khi đặt nền cai trị, bọn quan quân nhà Đường liên tục truy sát những người trong gia tộc họ Phùng. Theo các dòng sông lớn dòng họ Phùng toả về các vùng núi, trung du, các vùng hạ lưu các con sông lớn nhỏ để lập nghiệp.

Nhưng phần lớn vẫn là ở các vùng như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ mà tập trung lớn nhất phải kể đến như dòng họ Phùng Quang ở Vĩnh Phúc, dòng họ Phùng Xuân thuộc hữu ngạn sông Bùi Chương Mỹ – Hà Tây, dòng họ Phùng Văn ở Ba Vì, Phùng Huy ở Thanh Hoá.

Trong “Việt điện u linh tập”, Lý Tế Xuyên đã chép chuyện về chuyện này như sau: “Hai năm sau đó, vua Đường Đức Tông sai Triệu Xương sang làm đô hộ nước ta. Triệu Xương tới nới, trước hết, cho sứ giả mang lễ vật đến dụ dỗ Phùng An. Phùng An xin hàng phục. Từ đó, họ Phùng tản mác mỗi người một nơi”.

Sử liệu và truyền thuyết dân gian cho đến nay vẫn lưu truyền những câu chuyện về sự linh thiêng của vị Bố Cái Đại Vương. Trong “Việt Điện U Linh” viết rằng: “Sau khi mất, Bố Cái Đại Vương rất hiển linh.

Dân các làng thường nghe có tiếng ngựa xe đi lại ầm ầm trên nóc nhà hoặc trên ngọn cây cao, ngẩng trông thì thấy ẩn hiện trong những đám mây là cờ ngũ sắc và kiệu vàng rực rỡ, lại có cả tiếng nhạc văng vẳng nữa.

Bấy giờ, nếu có việc lành hay dữ sắp xảy ra thì thế nào đêm đến cũng sẽ có dị nhân báo cho các vị hào trưởng biết để thông tin cho cả làng hay, cho nên, ai cũng lấy làm lạ, bèn cùng nhau lập đền thờ Vương ở phía Tây của phủ đô hộ.

Đền thờ Vương rất linh thiêng, mọi việc cầu mưa, cầu tạnh đều được linh ứng. Ai gặp việc khó khăn như bị kẻ xấu lấy trộm hoặc giả là muốn cầu tài, đến lễ thần đều được như ý. Bởi vậy, người đến lễ rất đông, khói hương chẳng lúc nào dứt.

Khi Ngô Tiên Chủ dựng nước, bọn giặc Nam Hán sang cướp nước ta. Ngô Tiên Chủ ngày đêm lo nghĩ tìm cách chống đánh. Thế rồi một đêm, Ngô Tiên Chủ nằm mơ, thấy có một cụ già áo mũ chỉnh tề, đến nói rõ họ tên của mình và bảo rằng:

Tôi đã trù tính, sắp sẵn các đội thần binh để giúp sức Nhà vua, xin Nhà vua hãy gấp tiến binh, đừng lo nghĩ gì cả. Đến khi Ngô Tiên Chủ ra đánh giặc ở sông Bạch Đằng, nghe trên không có tiếng binh mã ầm ầm, và quả nhiên trận ấy được đại thắng.

Ngô Tiên Chủ lấy làm lạ, liền sai sửa sang ngôi đền, khiến cho đền rộng rãi và lịch sự hơn xưa. Xong, Ngô Tiên Chủ đem các thứ lễ vật cùng cờ quạt chiêng trống đến để tế lễ. Sau, các triều quen dần thành lệ. Thời Trần, vào năm Trùng Hưng thứ nhất (1285), Nhà vua sắc phong là Phù Hựu Đại Vương.

Năm Trùng Hưng thứ tư lại gia phong thêm hai chữ Chương Tín. Năm Hưng Long thứ 20, Vua (Trần Anh Tông) gia phong thêm hai chữ Sùng Nghĩa nữa. Đến nay, sự linh thiêng vẫn được sùng phụng như xưa”.

Lăng mộ Phùng Hưng ngày nay nằm ở đầu phố Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đền thờ ông được dựng lên ở nhiều nơi như quê hương Đường Lâm, đình Quảng Bá, Tây Hồ, đình Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội, lăng Đại Áng, Phương Trung, Hoạch An hay phủ Thanh Oai, Hà Nội…

Riêng ở đất Đường Lâm, sau khi Phùng Hưng mất còn xuất hiện thêm một vị vua nữa là Ngô Quyền, người đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc (938). Do vậy Đường Lâm còn được biết đến với tên gọi “Đất hai vua”.

20 tháng 11 2018

Nhân vật chị Dậu trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là hình tượng điển hình bất hủ của văn học Việt Nam, là hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, với những phẩm chất cao đẹp.

Chị Dậu là một nhân vật có tính cách, một tính cách điển hình. Nét nổi bật trong tính cách của chị là sức sống mạnh mẽ và tinh thần phản kháng tiềm tàng.

Để nhân vật có thể bộc lộ đầy đủ tính cách của mình, Ngô Tất Tố đặt chị vào trong một tình huống điển hình : một mình chị, với sức vóc của một người đàn bà chân yếu tay mềm, với thân phận của một kẻ thấp cổ bé họng, phải đối phó lại với hai tên tay sai hung hãn của chính quyền thực dân phong kiến thống trị, có trang bị cả roi song, tay thước và dây thừng, được nhà nước bảo hộ, đang thi hành việc công đánh trói kẻ thiếu sưu.

Trong đoạn trích, bọn tay sai sầm sập tiến vào giữa lúc anh Dậu vừa mới tỉnh lại, chị Dậu đang hồi hộp chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng không. Anh Dậu vì quá ốm yếu và khiếp đảm đã lăn đùng ra không nói được câu gì. Chỉ còn chị Dậu một mình đứng ra đối phó với lũ ác nhân. Có thể nói, lúc này, tính mạng của anh Dậu phụ thuộc vào sự đối phó của chị Dậu.

Ban đầu, chị cố tha thiết van xin. Vì sao chị phải van xin? Chị quá nhu nhược yếu đuối hay quá hèn nhát? Không! Chị Dậu không nhu nhược yếu đuối, cũng không hèn nhát! Nhưng, là người thông minh, chị hiểu rõ tình thế của chồng mình. Dù sao anh Dậu cũng bị coi là kẻ… có tội (tội trốn sưu của nhà nước). Còn bọn tay sai hung hãn kia, đang nhân danh phép nước, người nhà nước để thi hành công vụ của nhà nước! Hơn nữa, chị Dậu ý thức được rất rõ thân phận thấp cổ, bé họng của mình, lại vốn là người có bản tính hiền lành, quen nhẫn nhục, khiến chị chỉ biết van xin rất lễ phép, cố khơi gợi lòng từ tâm và lương tri của ông cai.

Tất cả những lời van xin tha thiết, vừa có tình, vừa có lí của chị cũng chẳng có kết quả gì. Ngược lại, chị được đáp trả lại bằng những lời chửi rủa tục tĩu, bằng những quả bịch vào ngực, bằng hành động nhảy xổ vào chỗ anh Dậu của tên cai trị.

Con giun xèo mãi cũng quằn y tức nước thì phải vỡ bờ, đến lúc này, chị Dậu không thể chịu đựng hơn được nữa! Sức sống tiềm tàng trong người chị trỗi dậy, chị bất chấp tất cả, liều mạng cự lại.

Trước hết, chị cự lại bằng lí lẽ. Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ. Một lí lẽ thật cứng cỏi và cũng thật sắc sảo! Chị không cần việc đến pháp luật (Vì làm gì có pháp luật và công lí cho người nghèo? Chúng lại đang thi hành phép nước kia mà!), chị đem đạo lí tối thiểu của con người ra để đấu với chúng. Như vậy, chị Dậu dã nhân danh con người để chống lại cái ác! Một chân lí thật đẹp mà bọn mặt người dạ thú kia không thể có.

20 tháng 11 2018

Qua đoạn trích tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố) ta thấy chị Dậu là một người phụ nữ nông dân giàu sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Khi lũ tay sai sầm sập tiến vào vs những roi song tay thước và dây thừng, chị Dậu đã `1 mk đứng lên để bảo vệ chồng. Ban đầu chị cố van xin tha thiết 1 cách nhẫn nhục và lễ phép "cháu van ông, nhà cháu vừa ms tỉnh đc một lúc, ông tha cho". Nhưng đến khi những lời van xin của chị bị tên cai lệ đáp lại bằng những hành động thô bỉ nhẫn tâm "bịch luôn vào ngực chị mấy bịch" thì hình như tức quá không thể chịu được nữa" chị Dậu đã liều mạng cự lại. Lúc đầu, chị cự lại bằng lí" chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ". Nhưng tên Cai lệ dã thú vẫn không thèm trả lời và tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi cứ thế "nhảy vào cạnh anh Dậu " thì chị Dậu không thể chịu đựng được nữa. Chị đã vụt đứng thắng dậy, nhìn trực diện vào kẻ thù và chủ động tấn công. Chị "nghiến hai hàm răng", bằng tất cả sự căm phẫn tột độ, người phụ nữ nông dân ấy đã gạt qua một bên nỗi sợ hãy thường nhật: " Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Và ngay sau đó, chị "túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa khiến hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất". Sau đó, chị du đẩy, áp vào vật nhau với tên người nhà lí trưởng . Thế rồi chị túm tóc " lẳng cho 1 cái khiến hắn ngã nhào ra thềm" trong sự khinh bỉ cao độ và tư thế bất khuất đè bẹp đối phương. Sức mạnh ấy là sức mạnh của người nông dân bị áp bức nổi dậy chống lại cường quyền . Tư thế ấy của chị Dậu khiến cho chúng ta phải ngạc nhiên và khâm phục.

1 tháng 2 2019

Dàn ý nghị luận về tác dụng của việc đọc sách

1. Mở bài

  • Vai trò của tri thức đối với loài người
  • Một trong những phương pháp để con người có tri thức là chăm chỉ đọc sách bởi sách là tài sản quý giá, người bạn tốt của con người.

2. Thân bài

  • Giải thích: Sách là tài sản vô giá, là người bạn tốt. Bởi sách là nơi lưu trữ toàn bộ sản phẩm tri thức của con người, giúp ích cho con người về mọi mặt trong đời sống xã hội.
  • Chứng minh tác dụng của sách:
    • Sách giúp ta có thêm tri thức, mở rộng hiểu biết, thu thập thông tin một cách nhanh nhất (nêu dẫn chứng).
    • Sách bồi dưỡng tinh thần, tình cảm cho chúng ta, để chúng ta trở thành người tốt (dẫn chứng)
    • Sách là người bạn động viên,chia sẻ làm vơi đi nỗi buồn (dẫn chứng)
  • Tác hại khi không đọc sách: Hạn hẹp về tầm hiểu biết, tâm hồn cằn cỗi.
  • Phương pháp đọc sách:
    • Phải chọn sách tốt, có giá trị để đọc
    • Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.
    • Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

3. Kết bài

  • Khẳng định sách là người bạn tốt
  • Lời khuyên phải chăm chỉ đọc sách.

Bài văn mẫu nghị luận về tác dụng của việc đọc sách.

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: "Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó".

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!

Học tốt

1 tháng 2 2019

Người ta thường nói, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Có một câu danh ngôn về việc đọc sách như sau: "Gặp được một quyển sách hay nên mua liền dù đọc được hay không đọc được, vì sớm muộn gì cũng cần đến nó".

Sách là nguồn cung cấp tri thức khổng lồ mà ta sẽ khó có thể khai thác hết. Có rất nhiều các loại sách: sách khoa học, sách văn học, sách kinh doanh,..Mỗi loại sách đó sẽ cho ta những kiến thức và hiểu biết khác nhau và phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Doanh nhân sẽ tìm sách kinh doanh để đọc. Bác sỹ sẽ đọc sách về ngành y. Còn học sinh chúng ta nên đọc những loại sách khoa học, văn học và lịch sử để bổ sung kiến thức về các môn học. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sách có những nội dung không văn minh. Vậy nên, việc chọn sách để đọc là vô cùng quan trọng, bởi những kiến thức trong sách sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và suy nghĩ của chúng ta.

Việc đọc sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh. Sách dạy ta phải sống lương thiện và sống có ích. Ngoài ra sách còn dạy ta biết yêu thương bản thân mình và yêu thương nhân loại. Sách giúp ta biết khóc khi gặp những cảnh ngộ đáng thương bằng cách đi theo từng diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong chuyện. Sách khiến ta biết cười để thấy tâm hồn mình rộng mở và chào đón những điều tốt đẹp sẽ đến với ta.

Để tiếp nhận được những kiến thức trong sách ta phải có phương pháp đọc sách đúng đắn. Đầu tiên, bạn nên đọc lướt để biết được nội dung chính của cuốn sách. Sau đó, bạn đọc kỹ từng câu từng từ để hiểu được một cách kỹ càng của từng chi tiết. Chúng ta không chỉ đọc một lần mà phải đọc đi đọc lại nhiều lần, có như vậy ta mới hiểu được nội dung cuốn sách một cách thấu đáo. Khi đọc sách, bạn nên tập trung chứ không nên vừa làm việc khác vừa đọc sách, vì như vậy bạn sẽ có cái nhìn không tổng thể và khó có thể hiểu được từng nội dung. Nói cách khác, chúng ta cần có cái tâm khi đọc sách, khi đó ta mới có thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng mà các tác giả muốn truyền đạt thông qua từng cuốn sách.

Mỗi ngày, bạn nên dành cho mình ít nhất 30 phút để đọc sách. Bạn sẽ thấy có rất nhiều điều thú vị và còn rất nhiều thứ chúng ta phải học. Sách sẽ dạy chúng ta tất cả những gì chúng ta muốn học. Hãy chịu khó đọc sách để hoàn thiện kiến thức và kỹ năng cũng như nuôi dưỡng tâm hồn của chính chúng ta. Chỉ với 30 phút mỗi ngày, dần dần bạn sẽ thấy mình biết thêm rất nhiều thứ và học được rất nhiều điều. Nếu không đọc sách, bạn sẽ không thể hiểu được ông cha ta đã sống và đã hy sinh như thế nào? Bạn cũng sẽ không thể biết được những người nổi tiếng họ thành công bằng cách nào? Và làm thế nào để bạn có thể được như họ?. Thật đáng tiếc cho những ai không hiểu được tác dụng của việc đọc sách. Nếu không đọc sách, bạn sẽ trở thành người lạc hậu bởi sự hiểu biết của bạn bị hạn hẹp và vì thế bạn sẽ không thể thành công.

Việc đọc sách đối với mỗi người là vô cùng quan trọng. Bởi sách là nguồn tri thức quý giá mà nhân loại đã trao tặng cho bạn. Bạn nên có thói quen đọc sách và chọn sách là bạn đồng hành trên con đường hướng đến thành công của bạn. Bạn hãy trân trọng từng quyển sách và hãy cố gắng tiếp thu và thực hành những kiến thức trong sách – chắc chắn bạn sẽ có được những thứ mà bạn muốn!