Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em chọn kể (Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) và xác định ngôi kể (ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba).
2. Thân bài:
a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú gặp Lượm.
- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,...
b. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện (VD: Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.)
Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.
Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:
"Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà"
Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhìn theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.
Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...
"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."
Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:
"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng"
... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi... Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!
Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...
Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao – Bắc – Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô… Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường để giành thắng lợi.
Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm một đơn vị bộ đội và nghỉ lại nơi trú quân. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Riêng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.
Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đông lửa và lặng lẽ nhìn Bác – người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ, không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.
Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng in bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:
– Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?
Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:
– Chú cứ việc ngủ ngon, để lấy sức ngày mai đánh giặc!
Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi.
Thời gian vẫn âm thầm trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Không thể đành lòng, tôi bèn lên tiếng:
– Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khỏe ạ!
Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:
Cháu đừng bận tâm! Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng, tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!
Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác lo cho chiến sĩ, dân công, cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.
Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiên đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.
Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc. Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
thơ Tố Hữu cũng nghẹn lời.
Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.
Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:
"Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà"
Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.
Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...
"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."
Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:
"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca nô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng"
... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi...
Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!
Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...
Hướng dẫn lập dàn ý
A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).
Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất;
đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).
B. Thân bài:
1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú gặp Lượm.
- Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,…
2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:
- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.
- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.
Tham khảo:
Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng.
Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chú bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ phút rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi:
"Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà"
Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhìn theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng.
Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc...
"Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..."
Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một:
"Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng"
... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi... Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm!
Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...
A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể
(Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).
Lưu ý xác định ngôi kể ngay từ đầu (đóng vai nhân vật người chú hoặc nhân vật anh lính – ngôi thứ nhất; đóng vai một người đứng ngoài câu chuyện để kể lại – ngôi thứ ba).
B. Thân bài:
1. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:
Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:
- Chi tiết người chú gặp Lượm. - Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.
- Chi tiết Lượm đi chuyển thư.
- Lượm hi sinh,…
2. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.
C. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện, ví dụ:
- Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.
- Anh lính sau đó được đi làm cùng Bác.
a. Mở bài
- Giới thiệu bản thân mình (là ai? – Việc lựa chọn này quyết định đến ngôi kể thứ nhất )
- Giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể (“Đêm nay Bác không ngủ”)
b. Thân bài
- Nêu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm
+ “Đêm nay Bác không ngủ”: Trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, tại một khu rừng ở miền biên giới.
- Nhân vật chính trong câu chuyện: miêu tả một cách cụ thể nhân vật
- Kể lại câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc (dựa vào những sự kiện xảy ra trong bài thơ để chuyển thành văn bản tự sự)
c. Kết bài
Nêu những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi là người tham gia hoặc chứng kiến câu chuyện
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
– Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
– Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
– Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
Hồi ấy phong trào nhân dân yêu nước ở Huế lên cao và bị thực dân Pháp dìm trong bể máu. Tôi được lệnh của mặt trận cách mạng về Hà Nội. Tình cờ đến Hàng Bè, tôi gặp một chú bé đang nhảy nhót trên đường phố! Ngỡ là một chú bé học trò tan trường, nhưng không, chú bé ấy đến gần tôi, trao mật khẩu, rồi đưa cho tôi một bức mật thư. Lúc bấy giờ, tôi mới biết cháu nhỏ ấy tên là Lượm, liên lạc cho mặt trận Việt Minh.
Liếc qua thơ tôi thấy nội dung có nhắc đến vài địa danh mà tôi không rõ. Tôi gọi theo Lượm:
– Cháu ơi! Đi uống với chú cốc nước trà đã nào!
– Nhà cháu nghèo lắm, ở ngoại thành Hà Nội, cha cháu bị Tây bắn. Mẹ cháu nuôi hai con nhỏ. Cháu thù chúng nó. Đi làm công tác này để rửa hận cho cha, giúp ích cho nước! ởđồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà.
Ra khỏi quán, tôi hỏi gấp Lượm về tình hình Hà Nội. Rồi bảo: “Cháu khéo giữ gìn mọi mặt nhé! Cháu giỏi lắm. Nhưng chú vẫn phải nhắc thêm! Tạm biệt!”.
Không ngờ Lượm giơ tay lên trán “chào đồng chí” Rồi nheo mắt cười híp mí! Má Lượm đỏ sẫm như trái bồ quân. Đôi chân nhí nhảnh lại tung tăng, miệng lại véo von huýt sáo, chiếc ca lô lệch vẫn vắt vẻo, tung tẩy theo bước chân.
Công việc cách mạng ngày càng khẩn trương, cấp bách. Một hôm có người đồng chícùng quê ở Hà Nội gặp tôi. Kểvề Lượm: Hôm ấy cũng nhưmọi hôm, Lượm bỏ thư vào bao, chuẩn bị chuyến công tác đặc biệt. Nhưng Lượm nôn nóng, vì trong ấy có một lá thư “thượng khẩn” cháu đã xếp riêng bỏ trong túi quần. Con đường đưa thư lại băng qua cánh đồng vắng. Một bên là một đồn gác nhỏ của giặc. Bên kia là căn cứ bí mật của cách mạng. Nhưng nghĩ đến lá thư thựơng khẩn, Lượm không sợ chi hiểm nghèo. Em cứ băng qua đồng lúa, vừa đi vừa huýt sáo. Thỉnh thoảng, dừng lại lấy mũ ca lô chụp bướm, chuồn chuồn, giả vờ che mắt giặc. Ca lô chú bé cứ nhấp nhô, nhấp nhô.
Nhưng chúng không tha! “Đùng”! Viên đạn vô tình xuyên qua lồng ngực. Em ngã xuống cánh đồng. Lúc ấy Lượm chỉ còn cách căn cứ hai mươi mét. Để cứu em và để bảo mật thư từ, quân cách mạng phải lộ mặt nổ súng tấn công, hạ đồn giặc Pháp. Lúc đến cạnh bên Lượm, các chiến sĩ lặng nhìn. Em nằm trên lúa, cánh tay nắm một nhánh đòng đòng, đôi mắt nhắm nghiền như chìm trong giấc ngủ say. Phải chăng Lượm đã trở về chiếc nôi êm ái, một chiếc nôi thơm tho mùi lúa, báo hiệu một mùa vàng thắng lợi của quê hương?
Lượm ơi!
Cái chú bé loắt choắt, đeo cái xắc nho nhỏ xinh xinh véo von, ca lô đội lệch, với đôi chân sáo thoăn thoắt nhảy nhót bên hè. Nay đã đâu rồi? Lượm ơi! Cái chú bé huýt sáo vang một góc trời, nay đã đâu rồi?