Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Sáng hôm nay, trường em đã diễn ra Hội khỏe Phù Đổng. Đây là lễ hội thể thao diễn ra hằng năm được học sinh cả trường yêu thích và ngóng đợi.
Để chuẩn bị cho ngày hội này, chúng em đã chuẩn bị từ cả tháng trước. Sau giờ học, chúng em hăng say luyện tập trên sân trường hay tại nhà. Chạy điền kinh, nhảy xa, nhảy sào, đá bóng, đánh bóng chuyền… Môn nào cũng được quan tâm rèn luyện. Đến vài ngày trước khi diễn ra hội thi, các sân thi đấu được kiểm duyệt và chuẩn bị hoàn thiện.
Đến ngày diễn ra sự kiện, học sinh cả trường và người dân xung quanh đều đến để quan sát và cổ vũ. Sau khi tham gia lễ khai mạc ở sân chào cờ, hội thi bắt đầu diễn ra. Các môn thi cá nhân như nhảy sào, nhảy xa, điền kinh… được diễn ra trước và có thể tìm ra quán quân ngay trong ngày hôm đó. Còn các giải thi đồng đội như bóng chuyền, bóng đá, kéo co… thì cần đến ba ngày để tìm ra đội thắng cuộc. Tinh thần thể thao được lan tỏa mạnh mẽ suốt những ngày ấy. Mọi người quên đi tất cả, hết mình thi đấu để đem về chiến thắng cho tập thể lớp. Và chúng em cùng các thầy cô cũng reo hò cổ vũ nhiệt tình đến khản cả tiếng.
Hội khỏe Phù Đổng thực sự là ngày hội ý nghĩa. Bởi nó đề cao tinh thần và ý nghĩa của thể thao, lan tỏa đam mê thể thao đến tất cả mọi người. Và hơn cả, chính là sức mạnh thắt chặt tình đoàn kết, kéo mọi người lại gần nhau hơn của ngày hội này. Chính vì những điều đó, mà em và mọi người đều yêu thích ngày hội này.
Ca dao, tục ngữ Việt Nam đã có những câu nói tôn vinh các thầy cô giáo như: “Không thầy đố mày làm nên”, “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có một ngày lễ lớn dành để tri ân các thầy cô giáo - Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam hay tên gọi đầy đủ của ngày lễ này là Ngày lễ Hiến chương Nhà giáo Việt Nam. Đây là một sự kiện được tổ chức vào ngày 20 tháng 11 hằng năm. Vào ngày lễ này, các trường học trên khắp đất nước sẽ tổ chức lễ mít tinh để chào mừng.
Nguồn gốc của sự kiện này phải kể đến vào tháng 1 năm 1946, một tổ chức quốc tế nhà giáo đã được thành lập ở thủ đô nước Pháp lấy tên là FISE (viết tắt của cụm từ Féderation International Syndicale des Enseignants (tạm dịch là Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Sau ba năm, một cuộc hội nghị đã diễn ra ở thủ đô của Ba Lan – Waszawa, FISE đã ban hành bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm có 15 chương. Nội dung chính bàn về cuộc đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến cũng như xây dựng nền giáo dục tốt đẹp, trong đó bảo vệ quyền lợi của nghề dạy, đề cao trách nhiệm, vị trí của người thầy. Năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức FISE.
Từ ngày 26 đến 30 tháng 8 năm 1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE với 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20 tháng 11 năm 1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức ở toàn miền Bắc của Việt Nam. Vài năm sau, ngày 20 tháng 11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Nhưng phải đến ngày 20 tháng 11 năm 1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức trọng thể trên khắp cả nước.
Đây là dịp để tôn vinh công ơn của các thầy cô giáo. Những thế hệ học trò cũng như các bậc phụ huynh trên khắp cả nước có thể gửi lời tri ân đến các thầy cô giáo của mình. Từ đó, các thầy cô sẽ có thêm niềm tin để tiếp tục sự nghiệp trồng người lớn lao của mình.
Tham Khảo
Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.
Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.
Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.
Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.
Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.
Tự làm nên hơi dở :D
Mỗi khi mùa hè đến thì lòng tôi nao nao như muốn cháy rực lên giữa trời. Tôi là 1 cây phượng vĩ to cao ở giữa một ngôi trường. Mùa hè đến thì tôi có chút vui và cũng có chút buồn, bởi có lẽ mùa hè không được như mùa xuân hay mùa thu. Mùa hè chỉ có mình tôi và các bạn cây khác rung rinh giữa một bầu trời, tôi được nở những chùm hoa phượng đỏ rực đẹp đẽ biết bao. Nhưng thiêu chút gì đó gọi là tiếng nố đùa của các cô cậu học trò. Ôi nhớ kỉ niệm này biết bao.
Để khen thưởng, động viên cho những học sinh có thành tích tốt trong năm học vừa qua trường cấp hai của em tổ chức một chuyến du lịch thay cho phần thưởng sách vở. Và em đã rất may mắn và hạnh phúc khi mình đã có thành tích học tập tốt và có mặt trong chuyến đi này.
Đây là chuyến du lịch đến thăm Lăng Bác, vì vậy em rất háo hức và kì vọng. Chuyến du lịch của trường em chính thức bắt đầu, để đảm bảo đúng lộ trình thì năm giờ sáng chúng em đã phải có mặt ở trường, vì lúc ấy trời còn khá tối nên bố đã đưa em đến trường, tận khi lên xe thì bố em mới yên tâm ra về. Chuyến đi này làm em thao thức suốt đêm, mong sao cho trời mau sáng để em có thể đến trường.
Đây là lần đầu tiên em được đi thăm Lăng Bác Hồ. Chuyến xe dừng tại Lăng Bác lúc bảy giờ ba mươi phút sáng. Ngay khi bước xuống xe cảm giác đầu tiên của em là sự choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và sự trang nghiêm, thành kính nơi đây. Đường vào lăng Bác có rất nhiều những chú bộ đội đứng gác lăng, các chú đứng trang nghiêm với khẩu súng trên vai.
Các chú bộ đội là người ngày đêm canh giữ, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Bác, tuy nhiên những chú bộ đội gác lăng không phải mặc những bộ quân phục màu xanh như ta vẫn thấy, các chú khoác lên mình bộ quân phục màu trắng, chiếc mũ màu trắng nên càng tạo ra sự trang nghiêm, thành kính cho lăng Bác.
Hôm ấy không chỉ có thầy cô và các bạn học sinh đến thăm lăng và còn rất nhiều những đoàn tham quan khác, họ đến từ khắp nơi của Tổ Quốc, đôi khi em còn bắt gặp những đoàn tham quan của những du khách nước ngoài, họ được người hướng dẫn viên giới thiệu về lăng Bác cũng như những công lao to lớn của Bác đối với dân tộc Việt Nam.
Nhìn những đoàn tham quan, em cũng như các bạn đều tràn ngập cảm xúc tự hào, vì Bác Hồ không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại trong lòng người dân Việt Nam, mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ, cảm phục.
Nơi chúng em đứng đây chính là quảng trường Ba Đình lịch sử, theo như lời của thầy trưởng đoàn thì đây chính là nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập trước hàng triệu quốc dân đồng bào, tuyên bố với nhân dân cũng là lời tuyên cáo với Thế giới: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức ra đời. Đây là một dấu son lịch sử vì nó đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Ngay trước quảng trường là cột cờ, trên đó có treo lá cờ đỏ sao vàng rất lớn bay phấp phới trong gió. Khi chuẩn bị đến giờ mở cửa lăng Bác để tiếp đón đoàn người vào viếng, một nghi thức duyệt binh vô cùng đồng đều và nghiêm trang của các chú bộ đội đã diễn ra. Khi ấy, ánh nhìn của mọi người đều tập trung vào đoàn diễu hành ấy.
Sau lễ duyệt binh, chúng em được các thầy cô hướng dẫn xếp hàng để đi vào lăng. Vì khách tham quan rất đông nên hàng người vào viếng cũng rất dài. Dù phải đợi rất lâu dưới trời nắng để đợi đến lượt vào viếng, nhưng chúng em cũng như tất cả mọi người có mặt ở đây đều rất nghiêm trang, tỏ thái độ thành kính, tuyệt nhiên không hề có tiếng nói chuyện hay kêu ca gì cả.
Sau thời gian chờ đợi, cuối cùng chúng em cũng được vào lăng, không gian trong lăng không rộng lắm nhưng không khí lại vô cùng thành kính, thiêng liêng. Chúng em đi theo hàng và lần lượt đi qua nơi Bác nghỉ. Bác nằm đấy, đôi mắt hiền từ nhắm lại như đang chìm vào giấc ngủ sâu, miệng Bác như hé một nụ cười. Bác như phát ra vầng hào quang chói lọi, vừa uy nghi, vừa gần gũi.
Chuyến tham quan lăng Bác quả thật là một chuyến đi đầy thú vị, lần đầu tiên em được đến thăm Bác, được tỏ lòng thành kính, sự kính yêu vô bờ dành cho Bác, người cha già của dân tộc Việt Nam. Cũng qua chuyến đi này em cũng được học hỏi thêm được rất nhiều kiến thức bổ ích, về lịch sử Việt Nam, về công lao trời bể của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mỗi chúng ta ai cũng từng một lần phạm sai lầm. Dù vô tâm hay cố ý, sai lầm ấy đều có thể làm tổn thương đến những người xung quanh. Ngày còn bé, em cũng từng gây ra một lỗi lầm mà đến tận bây giờ, em vẫn còn nhớ như in. Đó là một hành động ngang bướng trong bữa cơm chiều của gia đình em.
Suốt một ngày dài, điều em mong chờ nhất chính là bữa cơm sum họp mỗi buổi chiều. Khi ấy, cả nhà em sẽ quây quần bên mâm cơm, ấm áp và vui vẻ. Khi ấy, em học lớp 3, tiếng trống tan trường vừa vang lên, em liền tạm biệt các bạn để về nhà. Cánh cổng nhà thân quen hiện ra trước mặt, em tung tăng nhảy chân sáo vào nhà. Nhưng ngoài sự trông mong của em, bố mẹ em đều không ở nhà. Thay vào đó, em thấy chiếc làn màu đỏ lấm chút bùn đất để ngoài cửa, bên cạnh còn có một quả bưởi to. Em xịu mặt xuống. Đúng lúc đó, bà ngoại xuất hiện trước mắt em, bà mặc bộ quần áo màu nâu đã bạc, khuôn mặt đầy nếp nhăn nở một nụ cười:
- An đã về rồi à con? Bà nấu cơm xong rồi, đợi bố mẹ về là dọn cơm ăn ngay.
Em trai cũng không ở nhà nên em cho rằng bố mẹ đã đưa nó đi chơi, cảm giác ghen tị khiến em nảy sinh thái độ xấu, em không tả lời bà mà đi thẳng vào phòng.
Một lát sau, bố mẹ về, em trai em cầm trong tay con gấu nhỏ, cười toe toét. Cho rằng mình đã đoán đúng, mẹ có nói thế nào em cũng không ra giúp bà dọn cơm. Bà ngoại thấy thế chỉ cười hiền hậu, bà bảo cứ để bà làm, không mấy khi bà lên nhà em. Cả bữa cơm, em chỉ giữ khư khư cái bát, bố mẹ chỉ chăm lo dỗ dành em trai đang khóc vì nó không chịu ăn. Bà ngoại cứ liên tục bảo em đưa bát bà gắp thêm cái này cái kia. Tiếng gào khóc của trẻ con và những lời dỗ dành ngon ngọt của bố mẹ cứ đan xen. Lúc bà định lấy bát em để thêm cơm, em chợt gạt phắt tay bà ra, bát cơm rơi xuống đất, “choang” một cái vỡ tan, những hạt cơm trắng rơi vương vãi khắp mặt đất.
Đôi đũa gỗ cũng bắn xuống, một cái rơi ở trên mâm cơm, một cái rơi xuống đất. Đôi tay gầy guộc của bà ngoại đang giơ lên chợt run run. Em trai em nín khóc, không khí bàn ăn bỗng trầm hẳn xuống. Rồi mẹ vung tay “chát”, má bên phải em chợt đau nhói. Em nhìn chằm chằm mẹ, hét lên:
- Con ghét mẹ, ghét em, ghét tất cả mọi người.
Rồi đứng dậy chạy vào phòng đóng chặt cửa. Mặc kệ bụng đói, em ngồi trên giường, uất ức khóc. Khóc đến khi mệt lả người, em ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Nửa đêm, em mơ màng thấy cửa phòng mở, bà ngoại bưng một bát cháo nóng hổi, lay em dậy. Bà ân cần bảo:
- Dậy ăn cháo rồi ngủ, bụng đói đi ngủ sẽ bị đau dạ dày.
Lúc ấy, sự bướng bỉnh đã dịu xuống, em chợt thấy mình đã hỗ với bà nên ôm bà khóc nấc lên. Bà vuốt mái tóc mềm mại của em, hình như bà thở dài. Bà bảo em trai đang ốm nên bố mẹ đưa nó đi khám, nó khóc không chịu ăn nên mẹ mới tức giận như vậy, mẹ không cố ý đánh em. Em chợt thấy ân hận vô cùng, lí nhí xin lỗi bà vì thái độ của mình.
Đêm hôm ấy, bà ôm em ngủ. Em càng hối hận hành động của mình với bố mẹ, với em trai và với bà ngoại. Em rụt rè xin lỗi mẹ, mẹ cũng ôm em, vỗ về. Em vẫn nhớ khi ấy mẹ nói:
- Mẹ đánh con, mẹ xin lỗi. Bà ngoại lặn lội từ quê lên để chăm sóc con, sợ em ốm bố mẹ sẽ không để ý đến con. Con không được hư như thế với bà.
Lời dặn ấy đã in sâu vào tâm trí em. Sau đó, em ngoan ngoãn và hiểu chuyện hơn. Mọi người không bao giờ nhắc lại câu chuyện nhưng bữa cơm chiều hôm ấy vẫn mãi mãi là kí ức khó quên đối với em, nhắc nhở em về một lỗi lầm mà mình đã gây ra.
bài viết bằng tiếng anh
Every one of us makes a mistake. Whether it is heartless or willful, that mistake can hurt people around. When I was a kid, I also made a mistake that until now, I still remember it. It was a stubborn act in the family dinner.
For a long day, the thing I look forward to most is the reunion meal every afternoon. At that time, my whole family would gather around the tray, warm and happy. At that time, I was in grade 3, the sound of the school drumbeat was just ringing, I said goodbye to you to go home. The familiar gate of the house appeared in front of me, and I jumped into the house. But beyond my expectations, my parents are not at home. Instead, I saw the red lane with little dirt and mud left outside the door, and there was also a big grapefruit. I lowered my face. At that moment, her grandmother appeared in front of her eyes, she wore a silver brown suit, a wrinkled face, a smile:
- An is back already? She has finished cooking, waiting for her parents to come and clean her.
My brother is not at home either so I think his parents brought him out, the feeling of jealousy caused me to have a bad attitude, I did not describe her but went straight to the room.
A few moments later, my parents came home, my brother holding the little bear, grinning. Given that I guessed correctly, I didn't say how I didn't help her prepare the rice. The grandmother saw that just smiling gently, she told her to let her do, not often when she came to my house. The whole meal, I just kept the bowl, my parents only took care of the younger brother who was crying because he refused to eat. My grandmother kept asking me to give her a bowl and take this and that. Children 's cries and sweet parents' pleasures intertwined. When she was about to take her bowl to add more rice, she suddenly brushed her hand away, the bowl of rice fell to the ground, "scooped up" a break, the white rice grains scattered across the ground.
Wooden chopsks also shot down, one fell on the tray of rice, one fell to the ground. Her grandmother's thin hands raised up and trembled. My brother stopped crying, the atmosphere of the table suddenly dropped. Then she swung her hands "acrid", her right cheek suddenly ached. She stared at her mother, shouting:
- I hate my mother, hate me, hate everyone.
Then stood up and ran into the room to close the door. Ignoring the hungry belly, I sat on the bed, crying. Crying until I was tired, I fell asleep at any time. In the middle of the night, I dreamily saw the door of the room open, the grandmother carried a bowl of hot porridge, shaking me up. Graciously said:
- Eat up porridge and sleep, hungry stomach go to bed will have stomach pain.
At that time, the stubbornness subsided, I suddenly found myself supporting her, so I hugged her and cried. She stroked her soft hair, seemingly sighing. She told her brother that he was sick, so his parents took him to the doctor, he cried and refused to eat so his mother was so angry, she did not intentionally hit me. I suddenly felt extremely regretful, mumbling apologeally to her for her attitude.
That night, she hugged her to sleep. I regret my actions with my parents, my brother and my grandmother. I timidly apologize to my mother, she also hugged me, comforted me. I still remember when she said:
- Mom hit me, I'm sorry. My grandmother traveled from the countryside to take care of my children, afraid that my sick parents would not pay attention to me. You must not be that bad with me.
That statement was imprinted on my mind. After that, I became more obedient and understood. People never recalled the story but the dinner was still forever an unforgettable memory for me, reminding me of a mistake I had made.
Mẹ! Tiếng gọi quá đỗi kính yêu và ngọt ngào.Bởi bên mẹ,con nhận được biết bao sự dạy dỗ,chăm sóc yêu thương…Và, rồi trong thâm tâm con cứ ngỡ :con sẽ chẳng bao giờ làm cho mẹ buồn phiền vì con,sẽ chẳng bao giờ con sai phạm điều gì …Thế nhưng mẹ ạ, con cũng đã có lỗi với mẹ,làm mẹ ưu phiền và biết bao lo lắng trong một lần con mắc lỗi đã quên lời mẹ dạy.
Đó là một buổi cơm chiều mùa đông ảm đạm, con theo mấy đứa bạn trong xóm đi chơi xa. Với bọn trẻ chúng con mà được vui chơi thì chẳng còn nhớ thời gian.Mải ham vui nên con quên bẵng lời dặn của mẹ. Lúc về, trời nhá nhem tối, không thấy mẹ ở nhà, con biết mẹ đang tất bật đi tìm con khắp xóm. Một lát sau, mẹ hớt hải chạy về, áo quần ướt sẫm, khuôn mặt xương xương của mẹ tái xanh vì lạnh, mấy cọng tóc lòa xòa bên đôi má... Trông mẹ thật lo lắng, mẹ vừa mừng vừa giận. Mừng vì con đã về nhà trước cơn mưa, giận vì đi chơi xa mà không xin phép mẹ, lại về nhà tối. Mẹ không nói gì nhưng đôi mắt sâu và thâm quầng của mẹ hiện rõ vẻ giận dỗi, bực bội . Rồi mẹ nghiêm nghị bảo:
_ Con xem lại việc làm của con đấy nhé !
Giọng nói của mẹ đã khàn đi vì cơn mưa rạt rào, thấm ướt. Mẹ húng hắn ho rồi xuống bếp dọn cơm lên. Con cũng xuống bếp rồi rụt rè phụ mẹ. Vừa làm vừa nghĩ đến hình ảnh mẹ trong cơn mưa lúc ban chiều, con lại nghĩ đến lời nói của mẹ vừa rồi. Tuy đơn sơ, ngắn gọn nhưng đã thấm sâu vào tâm trí của con. Lúc ấy, con như người ngủ say trong màn đêm lạnh lẽo được mẹ đánh thức dậy và đưa ra ngoài ánh sáng hửng ấm khí trời. Biết mẹ giận, em lễ phép thưa:
_ Con xin lỗi mẹ ạ! Từ nay, con sẽ nhớ lời mẹ dạy.Con sẽ không làm mẹ lo lắng về con nữa đâu!
Mẹ nhìn con như đã nguôi đi cơn giận, mẹ con đi tắm.
Mẹ ơi!Tấm lòng mẹ thật nhân ái, độ lượng, bao dung. Bàn tay gầy guộc của mẹ đã nuôi chúng con khôn lớn và cũng đôi bàn tay ấy mẹ đã nấu nước tắm cho con. Nước thật ấm, ấm như tấm lòng của mẹ đang ủ ấm cho con. Vừa tắm con vừa hình dung hình ảnh của mẹ liêu xiêu đang rảo bước dưới mưa. Con lại hình dung đôi mắt dịu hiền của mẹ nhìn con khi con mắc lỗi. Ôi! Lòng mẹ thật bao la! Tình cảm của mẹ dành cho con thật thiêng liêng, cao cả và không bao giờ vơi cạn. Lúc nào con cũng có mẹ ở bên chăm sóc, giúp đỡ bảo ban, chở che tiếp thêm sức mạnh để em còn vươn lên trong cuộc sống. Ấy thế mà em đã làm mẹ đau lòng!
Bây giờ con đã lớn khôn, con đã hiểu thế nào là sự nhọc nhằn của mẹ. Nhìn những cơn mưa cùng cái rét căm căm, bóng dáng của mẹ lại hiện về trong kí ức của con...với dáng mẹ gầy, với gương mặt bao lo lắng đang lầm lũi trong cơn mưa... Mẹ ơi! Con có lỗi với mẹ biết bao!Và,trong con lại vang lên khúc hát mà mỗi mùa Vu Lan con hay hát:
Gợi ý cho em dàn ý chung: (Em có thể làm với bất kì lễ hội nào cũng được nha)
MB: Giới thiệu về lễ hội đó (Tên lễ hội)
Địa điểm diễn ra
TB: Thời điểm diễn ra lễ hội
Giới thiệu về những hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Phần lễ:
+ Bài phát biểu của các lãnh đạo
+ Đánh trống khai hội
+ Ý nghĩa của lễ hội?
...
Phần hội:
+ Gồm các hoạt động giải trí nào?
+ Ý nghĩa của mỗi hoạt động đó?
+ Cảm xúc của mọi người?
=> Đánh giá của em về toàn lễ hội?
KB: Tình cảm của em dành cho lễ hội
Dàn ý nhé (mình ko tiện viết cả bài)
Mở bài : Giới thiệu về lễ hội đó.
Thân bài :
+) Thời điểm , địa điểm diễn ra lễ hội.
+) Giới thiệu về các hoạt động diễn ra trong lễ hội:
Ví dụ :
+) Bài phát biểu lễ hội , khai mạc ,...
+) Ý nghĩa của lễ hội?
+) Các hoạt động vui chơi, giải trí trong hội.
+) Nêu ý nghĩa của từng trò chơi (hoạt động).
+) Cảm xúc của mọi người tham gia , ở đó ?
Kết bài :
+) Đánh giá về toàn lễ hội .
+) Tình cảm của mình dành cho lễ hội.
Hôm ấy, trời trong xanh và mát mẻ, em cùng nhóm bạn thân háo hức rủ nhau đi hội chợ xuân ở trung tâm thị trấn. Đây là lần đầu tiên em được tham dự một hội chợ lớn như thế, nên cảm giác hồi hộp và phấn khích cứ đan xen suốt cả buổi sáng. Khi bước vào cổng hội chợ, em như lạc vào một thế giới khác. Khắp nơi đều rực rỡ sắc màu: nào là đèn lồng đỏ, cờ hoa tung bay, và những gian hàng đủ loại bày biện san sát nhau. Tiếng trống múa lân rộn ràng làm mọi người không ngừng phấn khích. Em và bạn bè chạy ngay đến khu vực biểu diễn, chen lấn để nhìn thật gần những chú lân đang nhảy múa. Mỗi cú nhào lộn của các chú lân đều khiến đám đông reo hò ầm trời. Sau đó, cả nhóm quyết định thử sức ở các gian hàng trò chơi. Trò mà em thích nhất là ném vòng. Lần đầu tiên cầm chiếc vòng trong tay, em run đến mức không dám ném, nhưng bạn bè đứng xung quanh cứ hò hét cổ vũ. Lấy hết can đảm, em ném chiếc vòng về phía mục tiêu. Thật bất ngờ, chiếc vòng vừa khít rơi vào chiếc lọ lớn, và em nhận được một con gấu bông xinh xắn. Cảm giác lúc ấy vui đến mức em cứ ôm chặt con gấu không buông. Sau khi chơi đùa đã đời, cả nhóm kéo nhau qua khu vực ẩm thực. Em thích nhất là xiên thịt nướng vì mùi thơm ngào ngạt làm em không cưỡng lại được. Ngoài ra, em còn ăn bánh tráng nướng giòn tan, uống một ly chè sương sáo mát lạnh, và mua thêm một ít bánh mứt để mang về nhà. Buổi tối, khi đèn lồng khắp nơi được thắp sáng, hội chợ như khoác lên mình một vẻ đẹp khác, lung linh và huyền ảo. Em cùng các bạn đi dạo một vòng nữa để ngắm cảnh và chụp vài tấm ảnh làm kỷ niệm. Kết thúc một ngày vui chơi, em cảm thấy vừa mệt vừa vui, lòng đầy ắp những kỷ niệm đẹp. Đây là một ngày hội chợ mà em sẽ không bao giờ quên, vì không chỉ được tận hưởng niềm vui, em còn nhận ra rằng điều đáng quý nhất chính là khoảnh khắc được ở bên những người bạn thân thiết.
Dưới đây là một bài văn kể lại một sự kiện, không sao chép từ bất kỳ nguồn nào trên mạng, hoàn toàn là sáng tác của tôi: --- **Một Ngày Mưa Ở Quê** Hôm đó, trời đổ cơn mưa lớn, những hạt mưa rơi tí tách như những hạt ngọc trong suốt, rơi trên mái nhà, rơi trên mặt đất, tạo thành những vũng nước nhỏ xao động. Mình nhớ như in buổi chiều hôm ấy, khi mà bầu trời xám xịt và không khí trở nên mát mẻ, ngột ngạt. Cả làng im lặng như muốn dừng lại dưới cái mưa nặng hạt. Mình đang ngồi trong nhà, nhìn ra ngoài qua cửa sổ. Bất chợt, nghe tiếng gọi của bà nội từ ngoài sân: "Con ơi, ra đây giúp bà một chút!" Mình vội vàng chạy ra, thấy bà đang đứng gần góc vườn, tay ôm chiếc giỏ đựng trái cây vừa hái được. "Mưa nhiều rồi, con vào trong này giúp bà đem mấy quả dưa hấu vào nhà nhé," bà nói. Cả hai ông cháu cùng nhau kéo giỏ dưa hấu vào nhà, những quả dưa tròn trĩnh, màu xanh bóng bẩy, rất nặng. Khi đưa vào nhà, mùi đất và mùi quả chín thơm ngọt ngào như làn gió lành mang lại cảm giác ấm cúng giữa cơn mưa lạnh. Trong lúc đưa những quả dưa vào, mình không quên nhìn lại, một cảnh tượng thật bình yên và thân thương. Dưới mái hiên, bà vẫn ngồi đó, cúi xuống, kéo tấm khăn che mưa, miệng luôn lẩm bẩm như đang nói chuyện với chính mình. Còn mình, chẳng hiểu sao, lúc ấy lại cảm thấy yêu quý mọi thứ quanh mình đến thế. Mình chợt nhận ra rằng, những khoảnh khắc như thế này – khi gia đình vẫn quây quần, bên nhau trong cơn mưa – là những gì quý giá nhất, những điều giản dị mà lại đầy ý nghĩa trong cuộc sống. Sau khi đưa dưa hấu vào trong nhà, bà nội lại tiếp tục công việc nấu ăn, còn mình ngồi xuống chiếc bàn cũ, lấy quyển sách ra đọc. Mưa vẫn rơi ngoài hiên, nhưng không gian trong nhà thì yên ả, như một bức tranh bình lặng mà lâu lắm rồi mình mới cảm nhận được sự ấm áp đến thế. Khi trời tạnh mưa, mình và bà cùng ra ngoài, nhìn bầu trời quang đãng, những chiếc lá ướt đẫm nước nhưng vẫn lấp lánh dưới ánh nắng mới. Cảm giác mát mẻ, trong lành sau cơn mưa khiến mình càng yêu thêm những ngày bình yên như thế. --- Bài văn này kể về một sự kiện đơn giản, nhưng chứa đựng những cảm xúc và kỷ niệm thân thuộc với cuộc sống nông thôn và gia đình.