K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2018

“Tùng…tùng…tùng…” tiếng trống vang lên, chúng em đứng dậy chào cô rồi nhanh chóng chạy ùa ra sân, xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị cho buổi tập thể dục giữa giờ.

Ngày nào cũng vậy, trước khi ra chơi, chúng em sẽ có một tiết tập thể dục giữa giờ dành cho tất cả học sinh các lớp. Từ lớp 1 đến lớp 5 xếp hàng theo thứ tự từ trái sang phải. Tiếng trống đánh nhanh, dồn dập nhưng không to lắm để nhắc nhở chúng em nhanh chóng ra sân ổn định vị trí của mình.

Mỗi lớp, dưới sự chỉ đạo của bạn lớp trưởng, sẽ xếp thành hai hàng dọc. Các bạn đứng cách nhau một sải tay để đảm bảo khi tập không bị va vào nhau. Sau khi bác bảo vệ thấy mọi người đã đứng đúng hàng lối, bắt đầu những nhịp trống to, rõ ràng vang lên. Chúng em bắt đầu khởi động tay chân, eo, cổ cho gân cốt dẻo dai. Từng nhịp trống đều đặn vang lên. Đầu tiên là động tác vươn thở, sau đó là những bài tập bổ trợ cho chân, tay, lườn và cuối cùng là điều hòa. Những anh chị lớp 4, lớp 5 đã quen thuộc với những động tác nên thực hiện rất nhuần nhuyễn, không vấp phải trở ngại gì. Nhưng các em lớp 1 mới tập làm quen thì còn nhiều bỡ ngỡ. Mỗi lần quên động tác, các em lại nhìn sang bên cạnh để học các anh chị. Trong suốt thời gian tập, một số thầy cô cũng đi lại theo dõi. Những em mới còn chưa quen động tác, thầy cô vui vẻ đứng lại chỉ dẫn tận tình để các em tập một cách đúng và hiệu quả nhất.

Kết thúc buổi tập thể dục giữa giờ, chúng em nắm tay giơ lên và hô “khỏe! khỏe! khỏe”. Các bạn nhanh chóng tản ra để chơi tự do. Ai nấy cũng lộ rõ nụ cười trên môi.

Sau mỗi lần tập thể dục giữa giờ, em cảm thấy tinh thần và con người mình khỏe khoắn, thoải mái hơn rất nhiều. Đối với em, đây là một hoạt động bổ ích để chúng em có thể nâng cao tinh thần thể dục mỗi ngày khi tới trường.



21 tháng 10 2018

Hoạt động thể dục giữa giờ ở mỗi trường học có ý nghĩa rất quan trọng, không những rèn luyện sức khỏe mà còn giúp học sinh giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi. Trường em cũng vậy, đến giờ ra chơi của các thứ Hai, Tư, Sáu trong tuần, nhà trường lại có hoạt động thể dục thể dục giữa giờ. Còn thứ Ba và Năm thì để bạn liên đội trưởng đọc các bản tin măng non theo kì.

Như thường lệ, hôm nay là thứ hai đầu tuần, có lịch hoạt động thể dục giữa giờ vào giờ ra chơi. Tiếng trống trường đã điểm báo hiệu kết thúc hai tiết học đầu tiên, và chỉ ngay sau đó tiếng trống thể dục giữa giờ vang lên đều đều, rền vang như giục giã các bạn học sinh mau chóng xuống sân trường xếp hàng để chuẩn bị cho buổi thể dục.

Mỗi lớp, dưới sự chỉ đạo của bạn lớp trưởng xếp thành hai hàng ngang đều tăm tắp, các bạn khối lớp Một, Hai, Ba đứng trên còn các anh chị lớp Bốn, Năm xếp hàng phía dưới, các bạn dàn hàng đúng khoảng cách một sải tay như cô tổng phụ trách đã dạy ngay từ buổi đầu tiên để khi tập tránh các động tác dang tay không bị va chạm giữa bạn này với bạn khác. Sau khi việc chỉnh đốn đội hình đã xong, hàng dọc thẳng, hàng ngang cũng thẳng bài tập thể dục được bắt đầu theo tiếng trống nhịp nhàng của bạn đánh trống.

Bài thể dục đã được cô tổng phụ trách hướng dẫn ngay từ buổi đi học đầu tiên, và giờ đây với sự tập luyện chăm chỉ các bạn tập đã tập rất đều, không còn tình trạng quên hay nhầm giữa các động tác với nhau, cô giáo không còn phải đi kiểm tra rồi chỉnh cho từng bạn như mấy buổi đầu nữa. Những động tác khỏe khoắn, dứt khoát cứ liên tục nhau đều đặn, những bàn tay giơ lên như những búp măng non hướng về phía mặt trời. Mặc dù có những hôm trời nắng nhưng các bạn không tỏ ra mệt mỏi và tập thể dục chỉ như một hoạt động bắt buộc, ai cũng tỏ ra say mê và tập rất hăng say.

Có nhiều thầy cô trong trường cũng hay theo dõi buổi tập thể dục của chúng em, mặc dù các thầy cô không bắt buộc phải theo dõi buổi tập, có thầy cô còn đứng trên tầng cao chụp ảnh toàn trường để ghi lại khoảnh khắc tuyệt đẹp đó để cho vào khung ảnh các hoạt động của nhà trường. Bài thể dục có tất cả mười lăm động tác và chỉ trong vòng mười phút bài thể dục đã kết thúc, toàn trường đồng thanh hô khẩu hiệu theo tiếng trống và trở về lớp đợi vào giờ chuẩn bị cho các tiết học sau.

Sau mỗi lần tập thể dục giữa giờ, em chắc chắn rằng không chỉ có riêng em mà tất cả các bạn tham gia đều cảm thấy khỏe khoắn và tinh thần thoải mái hơn để chuẩn bị cho những giờ học tiếp theo. Đối với em, đây là một hoạt động rất bổ ích đối với các bạn học sinh vừa nâng cao sức khỏe đồng thời còn tăng cường tinh thần thể dục thể thao của mỗi bạn.

13 tháng 9 2019

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng nhìn lại chiếc cặp chú tôi tặng tuần trước làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay gầy guộc nhưng đầy tình thương của bà tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, bà cháu tôi phải đi qua một con sông. Bác lái đò đã chờ sẵn chúng tôi ở đó. Tôi thấy nét mặt của bác tươi hơn mọi ngày, phải chăng đó cũng vì cái ngày hôm nay, cái ngày mà mọi người gọi là “ngày tựu trường” – trong đầu tôi nghĩ vậy. Trên đò có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt bọn trẻ, trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng những giọt sương sớm bởi bà tôi đang bên cạnh cùng những dập dềnh của sóng nước. Đang mải mê suy nghĩ, chợt tiếng bác lái đò gọi to làm tôi giật mình: “Các cháu xuống nào, chúc các cháu vui vẻ nhé” Câu nói ấy thật quen thuộc bởi mỗi lần tôi đi đò của bác đều được nghe nhưng hôm nay sao câu nói ấy lại in sâu vào tâm trí tôi như vậy. Nó như động lực giúp tôi mạnh mẽ thêm trong tâm trạng như hiện giờ. Tôi mạnh dạn chủ động nắm tay bà bước xuống đò. Làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa đi cái nóng nực khi ngồi đò và cái bồi hồi của tâm trạng. Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Bà xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Cháu yêu, trường học của chúng ta đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cháu”. Tôi ngẫm nghĩ mãi về câu nói ấy nhưng vẫn không hiểu vế sau, tôi cho rằng đó là một câu nói mang tính chất nghệ thuật mà các anh chị trong làng vẫn thường hay nói văn vẻ. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của bà. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Đã vào lớp học, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của bà tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Bà cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Cháu cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa bà đón về”. Câu nói ấy của bà khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo.
 

13 tháng 9 2019

Cái ngày trọng đại ấy - ngày đầu tiên tôi đi học, đã trôi qua thật ngọt ngào ở một lớp học bé xíu ươm màu nắng...
Sáng sớm, dưới những hàng phượng chiu chít bông, có một con bé lẽo đẽo ôm tập theo vành nón mẹ đi học. "Đi học", một khái niệm hoàn toàn xa lạ với cô bé, bảo sao nó không hồi hộp? Bao nhiêu câu hỏi cứ thi nhau hiện lên trong đầu nó cốt để vẽ ra một bức tranh về ngôi trường kia. Mải mơ mộng, con bé không biết đã đến nơi tự lúc nào. Mẹ nó đang nói chuyện với cô giáo, thỉnh thoảng lại cười chỉ vào nó, nhưng nó đâu quan tâm.
Kia là "Ngôi trường". Một khoảng sân không tường rào, thênh thang gió, lô xô đủ thứ cây ăn quả chín mọng mà đứa con nít nào cũng phải thèm. Một phòng học bé xíu ngói đỏ tường rêu meo mốc núp dưới tầng lá xanh. Một lũ nhóc lít nhít cùng tuổi nó đang nô giỡn ầm ĩ trên bậc thềm đất nện. Bỗng, mẹ đẩy nhẹ con bé về phía cô. Đến bây giờ nó mới ngắm cô thật kĩ. Cô đã lớn tuổi, mái tóc dài hoa râm và đôi mắt thật hiền. Khom người, cô chìa tay về phía nó. Phải là người khác thì con bé đã quay đi, dấu mặt sau lưng mẹ mếu máo sợ. Nhưng sao ở gần cô nó lại thấy thiệt ấm áp thương thương. Lạ ghê! Se sẽ đặt nắm tay bé xíu vào bàn tay cô, con bé cúi đầu bi bô: "Con chào cô ạ!".

Giờ học đầu tiên cô không cho nó tập tô chữ như chị Hai kể. Cô giáo dặn dò đủ điều, từ chuyện chỗ ngồi đến việc bao vở, cầm bút... Chuyện gì cô cũng hướng dẫn kĩ. Nhưng nó đâu có nhớ gì đâu. Mà nhớ làm chi cho mệt, thế nào trưa nay đón, mẹ cũng hỏi cô rồi chuẩn bị tươm tất cho nó cả thôi. "Nhưng - cô đột ngọt chuyển giọng làm nó chú ý - trước khi là học sinh các con phải nhớ: Tiên học lễ, hậu học văn" con bé khoanh tay ngay ngắn trên tập vở, mắt xoe tròn lắng nghe bài giảng đầu đời! Bây giờ nó cũng đang đi học như ai, cũng đường hoàng ngồi trong lớp học, cũng được nghe lời cô giáo giảng để... để... À, đúng rồi! Để "Mở mang tri thức" y như lời ba nói tối qua.

Nửa buổi học đầu tiên trôi qua êm thấm. Ra chơi. Cô giáo vừa quay lưng cất hộp phấn, lũ trẻ đã đua nhau ào ra sân. Con bé líu ríu chạy theo. Vui ghê! Mà cũng lạ ghê, lần đầu tiên con bé chơi giữa nhiều người lạ mà không hề mè nheo mít ướt. Ban đầu, ai cũng lạ hoắc lạ huơ nhưng rồi đều nhập cuộc nhanh chóng vào những trò chơi hấp dẫn. Tiếng cười làm nắng hè rộn rạo vang lên ngập khoảnh sân nhỏ. Đột nhiên: "Xoảng!". Chiếc dép của con bé bay tít lên cao. Dưới đất một chậu cây vỡ tan tành. Miếng chậu văng ra quẹt cả vào má nó. Lũ bạn kinh hãi, trố mắt vây quanh. Con nhóc nằm bẹp dưới đất oà lên. Đau thì ít, sợ thì nhiều. Nó sợ cô giáo giận nó, mắng rồi không cho nó đi học nữa. Sợ phải xa nơi này - cái nơi mà nó đã yêu ngay từ lần đầu đặt chân đến. Cô giáo tất tả chạy ra, đỡ nó len, phủi bụi. Con bé nhắm tịt mắt chờ cô mắng. Một tấm khăn ướt, lạnh tê cả người áp vào mặt nó. Con bé ngạc nhiên, ti hí nhìn hàng lông mày thanh thanh đang xô vào tròng kính.

Buổi học lại bắt đầu. Nó được đặc cách ngồi trong lòng cô để nghe chuyện. Giọng cô thật hay chứ không như tiếng ba ồm ồm, cũng không lách cách giống chị Hai. Lâu lâu, nó cứ phải có gìm tiếng nấc để khỏi làm cô ngừng lại: "Hết đau chưa con?". Rồi cô vỗ nhẹ vào đùi nó tiếp tục kể. Con bé ngả vào cô. Nghe thật dịu êm!

Đến khi nó tỉnh dậy thì mặt trời đã lên cao và mẹ đã đợi sẵn ở cửa tự lúc nào. Nó dụi mắt, tuột xuống, ôm tập sà vào lòng mẹ rồi líu ríu chào cô. Trên đường về nhà nó cứ nhắc mãi: "Mai mẹ nhớ gọi con dậy sớm đi học nghe!".

Thoắt cái đã tám năm trôi qua. Con bé ngày ấy đã là tôi của bây giờ. Một cô học trò hằng ngày vẫn đạp xe đến trường. Vẫn vui đùa nghịch ngợm với bạn bè. Vẫn tíu tít kể chuyện khi có ai hỏi về vết sẹo trên má. Để rồi, mỗi khi đi ngang qua chốn ấy bỗng dừng lại bật cười ấm áp.

13 tháng 9 2019

I. MỞ BÀI

- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát "Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt

tay đến trường,... "

- Ngày đầu tiên đi học luôn là ngày để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng chúng ta.

II.THÂN BÀI

Cảm xúc, tâm trạng cúa tôi trong đêm trước khi ngày mai đi học

- Chộn rộn, háo hức đến lạ.

- Chuẩn bị đầy đủ quần áo, cặp sách,... sần sàng cho ngày mai đi học.

- Lo lắng, trằn trọc, khó ngủ.

- Đã đi ngủ sớm nhưng vẫn không chợp mắt được vì mải lo nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao?

2. Ngày dầu tiên đen trường.

  1. Trên đường đến trường

- Sau khi mặc đồng phục, cả nhà chụp một tấm hình làm ki niệm “Ngày đầu tiên tôi đi học”.

- Mẹ dắt tay tôi đi học với tất cả sự háo hức. tràn đầy niềm vui.

- Con đường quen thuộc sao mà hôm nay bỗng nhiên thấy cái gì cũng lạ lẫm.Con đường, hàng cây, tiếng chim hót, đường phố xe cộ đông đúc qua lại,.. tất cả đều lạ lẫm

- Nhìn xung quanh, tôi nhận thấy cùng cỏ nhiều bạn giống mình, cũng lần đầu tiên đến trường với biết bao điều thú vị.

2.Khi tới trường

Đứng trước cổng trường: cổng trường to lớn, hàng cây thật đẹp, bảng tên trường rất to và nghe sao thật hay... tôi như bị choáng ngợp.

Mẹ dắt tôi vào trường, còn tôi trong lòng xiết bao hồi hộp, lo lắng.

- Bước vào sân trường: sàn trường thật rộng lớn, từng dãy phòng họ khang

trang, đẹp đẽ khiển tôi thật thích thú.

- Xếp hàng: mẹ buông tay tỏi và bao tôi vào xếp hàng với các bạn theo sự

điều động của nhà trường.

- Cảm xúc cùa tôi lúc này mắt rơm rớm nước mắt vì lo sự mẹ sẽ bỏ mình, bấu

víu lấy áo mẹ không rời,...

- Mẹ tôi dịu dàng khuyên tôi phải mạnh dạn hơn.

3. Trong giờ học

- Cô chủ nhiệm dắt cả lớp lên phòng học.Tôi vần cố ngoái nhìn xem mẹ có còn đứng trong sân trường không ? Tôi không thấy, lòng lại càng hồi hộp hơn nhưng tự nhủ sẽ mạnh mẽ hơn.

- Bước lên phòng học, tôi và các bạn rất ngạc nhiên vì phòng học quá đẹp.

- Phòng học đẹp là vì:sơn phết màu sắc rất đẹp đẽ, từng cái bàn cái ghế được xếp gọn gàng, ngàn nắp. Trên các bức tường được trang trí hình ảnh dễ thương bắt mắt.

- Chúng tôi bước vào bài học đầu tiên trong cuộc đời mình.

- Cô giảng bài thật hay. Lời giảng du dương, trong treo, ngọt ngào đưa chúng tôi đến với sự thú vị của từng bài học.

- Sau tiết học, tôi cảm thấy thật thích thú và hạnh phúc khi được đi học. Được cô giáo yêu thương, được làm quen bạn bè mới. Ôi thích thú làm sao!

d.Giờ ra về

- Vừa bước chân xuống cầu thang, tôi đã nhìn thấy mẹ mình.

- Tôi vui mừng chạy đến, hôn lên má mẹ.

- Mẹ hỏi tôi nhiều điều về lớp học, về cô giáo, về bài học ngày hôm nay. Tôi kể

mẹ nghe mọi việc.

- Thấy tôi vui khi đi học về, mẹ cũng thấy hạnh phúc.

III. KẾT BÀI

- Kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của tôi là thế đó.

- Biết bao cảm xúc xen lẫn vào nhau khiến tôi nhớ mãi.


13 tháng 9 2019

“Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt em tới trường, em vừa đi vừa khóc. Mẹ dỗ dành yêu thương,...” Đó là những cảm xúc đầu tiên của tôi khi chuẩn bị vào lớp một. Khi tôi ngân nga bài hát này thì lòng tôi lại nhớ đến những kỉ niệm đẹp của ngày đầu tiên đi học.

Nhớ lại lúc ấy, cái thuở tôi còn bé xíu cùng mẹ bước chân vào một ngôi trường tiếu học rộng thênh thang. Khi mới vừa bước chân vào trường thì tôi nắm lấy tay mẹ tôi thật chặt chứ không như những lúc ở nhà; đi đâu cùng được và cũng chẳng sợ gi. Có lẽ vì tôi đã quá quen với từng con hèm nhỏ ở nhà tôi nên tôi chẳng sợ gì cả, tôi chạy ***** lại thật xa. Vậy mà lúc ấy tôi lại chẳng dám rời khỏi mẹ dù chỉ một bước. Giờ học bắt đầu, cồng trường đóng lại, tôi bơ vơ trong lớp nhìn ra ngoài cổng xem còn có mẹ không. Tôi như ở một thế giới hoàn toàn khác khi tôi vừa chia tay mẹ. Lúc đó tôi chẳng biết phải làm gì chỉ biết đứng đỏ mà khóc. Và rồi, cô đến bên tôi, cô nắm lấy tay tôi và cô nói ràng: “Đừng sợ, có cô đây” Tôi nghe cô nói, lời nói thật ngọt ngào và dịu dàng biết bao. Tôi cứ ngỡ cô là người mẹ thứ hai của tôi, che chở, quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ tôi. Tôi lúc ấy không còn đi chơi như ngày trước nữa mà tôi đã đi học.

Ngày đầu đi học thật khó, tôi chẳng biết gì cả. Tôi chẳng biết cầm bút, chẳng biết sách vở là gì nhưng điều đó chẳng khó gì khi có cô bên cạnh tôi. Cô đã chỉ tôi cách cầm bút, tập cho tôi viết chữ. Và rồi ba tiếng trống trường vang lên, báo hiệu giờ về đã đến. Những bạn khác thì được ba mẹ đón về nhà. Cô cũng về nhà, chỉ còn lại một mình tôi - cậu học trò lớp một cô đơn trong căn phòng lạnh lẽo. Tôi đã khóc, khóc rất to rồi đột nhiên có ai đó khẽ đặt tay lên vai tôi và nói: “Mình về nhà thôi con”, lúc đó tôi mới nhận ra là mẹ đã ở bên tôi.

Ôi! Sao tôi thương đến thế, sao tôi nhớ đến thế. Cái ngày đầu tiên đi học của tôi. Cái ngày mà tôi có nhiều ki niệm nhất trong tuổi thơ của mình.



7 tháng 11 2016
Truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh in trong tập Quê mẹ, xuất bản năm 1941. Đây là dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” – tức là tác giả, về những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường ba mươi năm về trước.
 

Dòng cảm xúc được thể hiện theo trình tự thời gian. Tâm trạng nhân vật phát triển song song cùng với các sự kiện đáng nhớ của ngày đầu tiên đi học. Từ cảnh cậu bé được mẹ âu yếm dắt tay dẫn đi trên con đường tới trường, đến cảnh cậu say mê nhìn ngắm ngôi trường; cảnh hồi hộp nghe thầy gọi tên, lo lắng khi phải rời tay mẹ để cùng các bạn vào lớp nhận chỗ của mình và học giờ học đầu tiên. Sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp tự sự, miêu tả và cảm xúc chân thành đã tạo nên tính trữ tình đậm đà của thiên tự truyện.

Tác nhân gợi nhớ là khung cảnh thiên nhiên. Mùa thu thường đẹp và buồn. Cảnh vật đã khơi gợi dòng hồi tưởng. Những chuyển biến của đất trời làm cho tác giả nhớ về dĩ vãng xa xôi.

 
Tác giả kể rằng hằng năm cứ đến cuối thu, khi lá vàng rơi và nhìn thấy mấy em nhỏ rụt rè nấp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường thì nhà văn lại nhớ ngày đầu tiên đi học của mình. Sau mấy chục năm, tác giả – là cậu bé ngày xưa vẫn nhớ như in: Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
 
Dòng cảm xúc khởi nguồn từ tâm trạng bồi hồi và cảm giác mới mẻ trong ngày đi học đầu tiên. Được mẹ mặc cho bộ quần áo mới, cậu bé thấy mình đã là người lớn, cho nên tất cả mọi thứ đều phải thay đổi. Ý nghĩ ngây thơ và nghiêm túc của cậu học trò trong buổi đầu đi học hồn nhiên và đáng yêu biết chừng nào! Chính suy nghĩ và cảm nhận ấy khiến cho điệu bộ của cậu bé khác hẳn ngày thường. Mọi cử chỉ, hành động của cậu đều trở nên lúng túng, vụng về. Trí óc non nớt của cậu không thể hình dung ra được những điều gì xảy ra hằng ngày trong ngôi trường đẹp đẽ kia. Tâm trạng lo sợ phập phồng, khao khát tìm hiểu, ước muốn được biết bạn, biết thầy trong ngày đầu đi học giờ đây vẫn hiển hiện rõ nót trong kí ức nhà văn. Ngỡ ngàng và tự tin, cậu bé nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên của đời mình.
 
Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Tôi đi học được tạo nên từ cảm xúc trong sáng, hồn nhiên và bút pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của nhà văn. Bằng câu chuyện của mình, Thanh Tịnh đã nói thay tất cả chúng ta cái cảm giác kì diệu của buổi học đầu tiên đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ, để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc đời mỗi người.
 
Bài văn đã gợi cho em nhớ lại buổi học đầu tiên của mình. Đêm hôm trước, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của em. Em đi học mà làm như cả nhà cũng đi học. Mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc xoay quanh việc đi học của em. Sáng hôm sau, mẹ đưa em tới trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ. Trước cổng trường đã có nhiều bạn nhỏ hớn hở bên cạnh mẹ cha. Em cảm thấy trước mắt em cái gì cũng đẹp. Từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trên vòm lá bàng, lá phượng… Tất cả đều mới lạ đối với em.
 
Một hồi trống vang lên giòn giã. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo để nhận vào lớp Một. Em không khóc nhưng hai mắt đỏ hoe. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng vào lớp.
 
Tiếng trống khai giảng hôm ấy có cái gì đó rất đặc biệt. Dường như nó vẫn đang vang vọng trong tâm tưởng em lúc này. Tiếng trống vang vang, trầm ấm lạ lùng. Nó gợi cho em một niềm tự hào và phấn khích mà sau này em mới hiểu rằng, sau tiếng trống ấy là bước ngoặt của cuộc đời em. Từ đó, em bắt đầu một quãng đời học sinh trong sáng tuyệt vời.
 
Cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.
 

Trong kí ức mỗi con người, những kỉ niệm vui buồn của tuổi học trò thường được lưu giữ bền lâu hơn cả, nhất là ấn tượng về ngày đầu tiên đi học. Thanh Tịnh bồi hồi nhớ về ngày ấy và tâm hồn ông vẫn rung động thiết tha như thuở nào. Bằng ngòi bút giàu chất thơ, tác giả đã diễn tả dòng cảm xúc này bằng nghệ thuật tự sự xen miêu tả và biểu cảm với những rung động tinh tế. Bài văn đã gieo vào lòng người đọc một nỗi niềm bâng khuâng khó tả. Chính vì vậy mà nó đã sống mãi trong trái tim bao thế hệ bạn đọc hơn nửa thế kỉ qua.

7 tháng 11 2016

oe

27 tháng 12 2017

Tháng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.

Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.

Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.

Mừng xuân, cảm khái, tự trào ... có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ ... Dân quê còn ưa câu đốiđỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.

Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.

^-^Chúc bạn học tốt!!!^-^

27 tháng 12 2017

Tháng Chạp rét lạnh và thỉnh thoảng lại rơi rắc mưa phùn. Người tấp nập đi sắm sửa Tết. Đầu phốHàng Bồ, mấy chú khách và mấy người đàn bà đã dựng những cửa hàng pháo và hương để cung phụng cho sự tế tự và chơi đùa ngày Tết. Tôi thong thả đi chơi, tò mò xem những ông đồ viết câu đối làm việc trên hè xi măng.

Họ độ vài chục người trong cả dãy phố. Có một ông năm ngoái tôi đã gặp, biết mặt nhưng chưa quen. Giấy đỏ rải song song từng đám, thường lạm vào chỗ khách qua lại. Những hình chữ nhật rải giấy hồng điều bay phất phơ trên sợi dây gai buộc vào cánh gỗ dóng của những nhà không mở hàng. Tôi dừng bước trước một ông cụ chữ tốt nhất, trạc ngoài sáu mươi tuổi. Đôi bít tất trắng không nịt, trễ xuống đến cổ chân, ông ngồi xổm, khoác cái áo ba-đờ-xuy bằng da có vết chuột nhấm, không che quá đôi ông quần cháo lòng nhàu và cao. Một tấm phu-la nâu phủ chiếc khăn xếp thâm đã bạc, buộc nút dưới cằm. Ông mài mực lấy trong lon sành to bằng chiếc lọ nhỏ và sâu độ bốn năm phân. Thoi mực ngắn độ gang tay, to bằng thân cây nứa tép, ông đã mua ở hiệu khách phốHàng Đường, bên số lẻ. Một manh chiếu cũ, một ấm nước chè để trong một cái giỏ, giấu mình sau một chồng giấy câu đối đã viết rồi hoặc chưa viết.

Trên mặt chiếu có trải hai câu đối, chữ còn đọng mực chưa khô. Những hòn đá nhặt ở rãnh lên, dùng để chận những góc giấy lại. Ngườisành bảo ông viết bay bướm ngang với người Tàu. Khách đến hàng ông khá đông, khách tò mò lại đông hơn. Đôi kính bầu dục gọng sắt trễ xuống trên mũi ông, lóng lánh sáng trên bộ mặt xương xương, nhăn nheo và đen sạm, như một hình ảnh của phong trần. Ông ngồi xổm và cúi lưng xuống, một tay chặn giấy, một tay cầm bút đưa đi đưa lại, hơi xoắn ngọn bút lông trên nghiên, mềm mềm, dẻo dẻo trước khi dạo nó để đè những nét long phượng trên mặt giấy.

Mừng xuân, cảm khái, tự trào ... có người đưa câu đối sẵn để ông viết, có người nhờ ông cho chữ ... Dân quê còn ưa câu đốiđỏ, người tỉnh thành cũng không chê dán mấy lời chiêu tài lợi ở ngoài cửa hoặc vườn hoa.

Năm ấy, cụ đỡ lo thiếu tiền ăn Tết. Sáng ba mươi tháng Chạp, ông mua hương, nến, pháo, thủy tiên, lạp xưởng, xách lủng lẳng về quê.

25 tháng 9 2021

Câu này em đã hỏi, chị đã trả lời rất nhiều lần rồi, sao em còn hỏi nữa?

25 tháng 9 2021

em xin lỗi

14 tháng 9 2017

Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập. Năm nay tôi đã lên lớp 8, đã quá quen với không khí học đường, nhưng chợt nhìn thấy những em học sinh lớp một nắm tay bố mẹ dẫn đến trường, làm tôi thêm bồi hồi, xao xuyến và nhớ lại những kỉ niệm ngây thơ, bé bỏng của một cậu bé chập chững bước vào cổng trường trong bàn tay đầy tình thương của mẹ tôi.

Ấy là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Đó là một buổi sang cuối thu êm đềm, bầu trời cao trong xanh có ánh nắng vàng tươi. Cái mùa thu ở quê tôi thật đặc biệt - mùa thu miền Trung – không se lạnh như ở miền Bắc hay quá nóng nực như ở miền Nam. Nó dịu ngọt và nhẹ nhàng. Quả đúng là thời điểm khiến cho người ta dễ nhớ. Phải chăng đây chính là lí do để mùa thu là mùa tựu trường? Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng. Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng. Hôm nay mẹ sẽ là người đưa tôi đến trường. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng quê mang đầy nét thôn quê và sự dân dã. Trên đường đi học, tôi thấy có rất nhiều các bạn học sinh cùng các bậc phụ huynh. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt họ, trong đó có cả mấy đứa thường đi chơi với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như mẹ tôi vậy. Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Tâm hồn tôi bấy giờ nặng trĩu nhưng rồi lại nhẹ nhàng như những cánh hoa tươi rực rỡ trong nắng mai cùng làn gió nhè nhẹ thổi qua, xoa dịu đi cái bồi hồi của tâm trạng.

Ô kìa, kia có phải là trường học, nơi mà tôi sẽ đến. Tôi lờ mờ nhận ra như vậy vì thấy nó khang trang và to lớn hơn bất cứ cái nhà nào mà tôi từng gặp. Mẹ xoa đầu tôi, nhẹ nhàng nói: “Con yêu, trường học của con đây rồi. Đây sẽ là nơi tu dưỡng đạo đức và kiến thức cho con”. Quả thực tâm trạng tôi mỗi lúc thay đổi. Bây giờ tôi không còn cảm thấy quá sợ nữa nhưng không hiểu sao chân tôi cứ díu lại. Dù vậy nhưng tôi vẫn cố nhảy theo những bước chân của mẹ. Đi được một đoạn thì ngôi trường đã hiện rõ trước mắt. Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn với những chữ viết lằng nhằng khó hiểu. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Bạn thì níu chân mẹ, người thì mếu máo. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào mẹ và cũng nghẹn ngào khó tả. Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Mẹ an ủi tôi cùng những lời nói ngọt ngào, làm tôi lấy lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người. Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Chị cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của em” Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.

Cô bảo: “Lớp mình ở đây. Tý nữa ra tập trung khai giảng xong thì về đây học”. Bỗng có hồi trống cái vang lên làm tôi giật nảy mình ôm chầm lấy cô giáo. Cô giáo cười, xoa đầu tôi bảo: “Đấy là tiếng trống trường. Trống báo đã đến giờ tập trung rồi”. À, thế ra đấy là tiếng trống trường. Từ trước tôi vẫn chỉ nghe tiếng trống cơm bung bung nhỏ bé của những đêm rằm Trung thu nào đã được nghe tiếng trống trường bao giờ. Sáng ấy, lần đầu tiên tiếng trống trường dội vào lòng tôi – tiếng trống rộn ràng, giục giã, nao nức khiến tim tôi cũng muốn nhảy nhót và lòng tôi hồi hộp muốn khóc lên. Tiếng trống đầu đời đi học ấy – ai ngờ sẽ là nguồn cảm xúc đi theo tôi suốt cuộc đời học tập. Rồi chúng tôi xếp hàng trước lá cờ đỏ sao vàng. Một thầy giáo hô chào cờ rất to. Chúng tôi đứng im phăng phắc mà không hát vì lúc đó hầu hết đều chưa biết bài hát Quốc ca. Chỉ sau đấy vào lớp, tiết học đầu tiên cô giáo mới dạy bài hát Quốc ca. Chúng tôi hát rất say sưa, hát hào hùng, thuộc rất nhanh vì cô giáo bảo để sau này mỗi lần chào cờ chúng tôi sẽ hát dưới cờ chứ không đứng im như hôm nay.

Tôi chẳng rõ mình ngồi trong lớp học từ khi nào, tôi ngước nhìn ra ngoài cửa sổ và tìm hình dáng thân thương của mẹ tôi trong lớp người chen chúc cố gắng dặn dò con cái cẩn thận trước khi ra cổng trường. Mẹ cũng nhẹ nhàng nói với tôi: “Con cố gắng ở lại ngoan nhé, trưa mẹ đón về”. Câu nói ấy của mẹ khiến tôi không còn lo sợ gì nữa. Bỗng tôi lại nghe thấy giọng nói ngọt ngào khi nãy vang lên. Thì ra cô giáo đang giới thiệu về mình. Thực sự bây giờ trong lòng tôi không còn một mối bận tâm nào nữa, tôi hoàn toàn bình tĩnh và chúng tôi đang bắt đầu làm quen với cô giáo. Các bạn đã hết bỡ ngỡ, bắt đầu đùa nghịch và làm quen với nhau. Bàn ghế thơm mùi gỗ mới, bảng đen, bục giảng, cô giáo, ảnh Bác Hồ... tất cả đều làm tôi tò mò, háo hức. Người bạn ngồi cạnh tôi béo tròn nhưng trắng trẻo và có nụ cười tươi làm quen với tôi. Bạn khoe đã đọc được mấy chữ cô giáo ghi trên bảng. Chúng tôi líu lo nói chuyện được một lúc thì giờ học đã bắt đầu. Cô dặn dò nhiều, đi kiểm tra sách vở và dạy cách cầm bút cho cả lớp. Giọng nói cô trầm ấm và khỏe khoắn làm tôi tin tưởng. Rất tự nhiên, tôi cảm thấy gắn bó với lớp mới. Tôi tròn mồm đọc những chữ a, b, c bằng cả tấm lòng tôi, bằng tình yêu thương của gia đình, bố mẹ và cô giáo. Nắng ghé qua cửa lớp xem chúng tôi học. Những tia nắng ấm như trong truyện cổ tích bà kể hàng đêm.

Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ – phút đầu tiên được “thưa cô giáo”, lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Tâm hồn tôi sẽ nghèo đi biết chừng nào. Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi đấy thơ ơi!

11 tháng 9 2017

Bạn tham khảo bài mk đã làm ở đây nhé.

Câu hỏi của Vũ Elsa - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến