Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các nhà khoa học đã phân chất thành hai loại: đơn chất và hợp chất.
- Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
- Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.
Để học tốt môn Khoa học tự nhiên cần sử dụng những phương pháp và kĩ năng:
- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên
- Kĩ năng:
+ Kĩ năng quan sát, phân loại
+ Kĩ năng liên kết các vấn đề lại với nhau
+ Kĩ năng đo đạc, thực hiện
Ví dụ phân tử khí Ozone (O3) cấu tạo từ 3 nguyên tử O.
Ví dụ phân tử HCl được cấu tạo từ 2 nguyên tố hoá học: 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl liên kết tạo thành.
Khí nitơ được tạo ra từ N
Muối ăn được tạo ra từ Na và Cl
- Hạt hợp thành của hydrogen, chlorine, neon được tạo từ một nguyên tố hóa học.
+ Hạt hợp thành của hydrogen gồm 2 nguyên tử hydrogen.
+ Hạt hợp thành của chlorine gồm 2 nguyên tử chlorine.
+ Hạt hợp thành của neon gồm 1 nguyên tử Ne.
- Hạt hợp thành của hydrogen chlorine được tạo từ nhiều nguyên tố hóa học.
+ Hạt hợp thành của hydrogen chlorine gồm 1 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử chlorine.
- Các nguyên tố hóa học được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Các nguyên tố trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
- Các nguyên tố trong cùng một cột có tính chất gần giống nhau.
Có 2 cách để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy, cụ thể:
Cách 1: So sánh quãng đường chạy được trong cùng một thời gian của từng học sinh, ai chạy được quãng đường dài nhất thì bạn đó chạy nhanh nhất, ai chạy được quãng đường ngắn nhất thì bạn đó chạy chậm nhất.
Cách 2: So sánh thời gian chạy trên cùng một quãng đường của từng học sinh, ai chạy mất thời gian ít nhất thì bạn đó chạy nhanh nhất, ai chạy mất thời gian nhiều nhất thì bạn đó chạy chậm nhất.
a) Glucose được tạo thành từ những nguyên tố: C, H và O
b)
- Nguyên tố C: Có 6 nguyên tử C (khối lượng nguyên tử: 12 amu)
=> Khối lượng nguyên tố C trong 1 phân tử glucose = 12 amu x 6 = 72 amu
- Nguyên tố H: Có 12 nguyên tử H (khối lượng nguyên tử: 1 amu)
=> Khối lượng nguyên tố H trong 1 phân tử glucose = 1 amu x 12 = 12 amu
- Nguyên tố O: Có 6 nguyên tử O (khối lượng nguyên tử: 16 amu)
=> Khối lượng nguyên tố O trong 1 phân tử glucose = 16 amu x 6 = 96 amu
c)
Khối lượng phân tử glucose = khối lượng nguyên tố C + khối lượng nguyên tố H + khối lượng nguyên tố O
= 72 amu + 12 amu + 96 amu = 180 amu
Hợp chất potassium chloride (KCl) có liên kết ion trong phân tử.
Sự hình thành liên kết trong phân tử potassium chloride
+ Nguyên tử K cho đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là K+.
+ Nguyên tử Cl nhận 1 electron từ nguyên tử K trở thành ion mang một điện tích âm, kí hiệu là Cl-.
Các ion K+ và Cl- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử potassium chloride.
1.
Chúng ta nên ăn đa dạng các loại thức ăn mà không nên chỉ ăn một loại thức ăn dù loại thức ăn đó rất bổ dưỡng vì:
- Mỗi loại thức ăn chỉ chứa một số loại chất dinh dưỡng nhất định.
- Cơ thể cần đầy đủ các loại chất dinh dưỡng để có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.
→ Nếu chỉ ăn một loại thức ăn thì cơ thể sẽ có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến cơ thể sẽ không thể sinh trưởng và phát triển bình thường, thậm chí có thể mắc bệnh tật.
Chế độ dinh dưỡng đủ chất và cân đối cần đảm bảo cân bằng giữa ba nguồn năng lượng (từ carbohydrate, protein, lipid) và vitamin, chất khoáng. Ví dụ thực đơn cho mỗi bữa ăn trong một ngày:
- Bữa sáng: Bún bò Huế, 1 cốc nước cam.
- Bữa trưa: Cơm, canh cua rau đay, cà muối, mực nhồi thịt sốt cà chua, xoài tráng miệng.
- Bữa tối: Cơm, thịt kho củ cải, canh chua cá khoai, rau bí xào tỏi, sữa chua tráng miệng.