K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 11 2021

Tham khảo:

Cuối tuần vừa rồi, em được sang nhà chị Mai chơi. Hôm ấy, em được nghe chị Mai kể rất nhiều câu chuyện thú vị. Trong đó, câu chuyện khiến em ấn tượng nhất là về Linh - học sinh cùng lớp của chị Mai - một tấm gương sáng có thực về sự kiên trì vượt khó trong học tập.

 

Theo chị Mai kể, anh Linh là một nam sinh có thân hình cao, gầy, nhưng dẻo dai, tràn trề sức sống như một cây tre ngà. Là một học sinh lớp 11, anh ấy luôn là con ngoan, trò giỏi, được thầy cô và bạn bè yêu mến. Thế nhưng, điều khiến ai cũng phải bất ngờ chính là về hoàn cảnh gia đình anh Linh. Anh ấy lớn lên trong một gia đình nghèo khó. Bố mất sớm, một mình mẹ anh Linh nuôi anh ấy ăn học. Đã vậy, mẹ anh ấy lại còn ốm yếu, không thể làm được việc nặng. Thế nên, hằng ngày chăm sóc vườn rau, rồi đem ra chợ bán, kiếm sống qua ngày. Thương mẹ, hằng ngày, sau giờ học, anh Linh lại giúp mẹ cuốc đất, trồng rau, tưới cây… Rồi anh còn quét dọn nhà cửa, nấu cơm và làm các công việc nhà khác. Mỗi sáng, anh ấy dậy sớm, giúp mẹ hái rau chở ra chợ rồi mới đi đến trường. Nghe chị Mai kể, mà em vô cùng xúc động trước sự hiếu thảo của anh.

 

Tuy nhiên, dù luôn bận rộn với những công việc gia đình như vậy, nhưng anh Linh lại học rất giỏi. Chị Mai bảo, anh Linh chưa bao giờ đi học mà không làm bài tập về nhà hay không học thuộc bài cũ. Tiết học nào, anh ấy cũng tập trung, chăm chỉ phát biểu. Thành tích học tập của anh Linh lúc nào cũng nằm trong top 5 của cả lớp. Năm ngoái, anh ấy còn được giải ba kì thi Toán cấp thành phố nữa. Thật là đáng kinh ngạc. Dù hoàn cảnh gia đình rất nghèo khó, nhưng anh Linh luôn cố gắng học tập chăm chỉ, đạt kết quả cao. Mỗi ngày anh ấy luôn biết nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ để có thể vừa là một học sinh giỏi, chăm ngoan, lại vừa là một người con hiếu thảo. Chính vì thế, mà anh Linh luôn được mọi người yêu mến và nể phục.

Trên đường trở về nhà, trong đầu em cứ mãi suy nghĩ về tấm gương vượt khó trong học tập là anh Linh. Càng nghĩ em càng cảm thấy xấu hổ về mình. Khi cuộc sống của em khá đủ đầy, nhưng lại lười biếng học hành. Nhiều lần không làm bài tập về nhà, không cố gắng hết sức trong học tập. Và em quyết tâm, từ hôm nay trở đi, em sẽ thay đổi mình. Em sẽ cố gắng học tập thật chăm chỉ, không ham chơi, sao nhãng nữa. Đồng thời, em sẽ dành thời gian để phụ giúp bố mẹ các công việc trong gia đình mà em có thể làm được.

 

Đối với em, anh Linh không chỉ là một nhân vật trong câu chuyện kể. Mà anh ấy còn là tấm gương sáng, là động lực để em noi theo mà thay đổi bản thân theo chiều hướng tốt hơn. Em mong rằng anh ấy luôn mạnh khỏe, học tập tốt và thật thành công trong cuộc sống.

7 tháng 10 2019

+ Minh (học sinh) vốn là một học sinh có ý thức tốt, học tập khá, ngoan ngoãn.

    + Sau khi công việc của cha mẹ gặp thất bại, gia đình lục đục, Minh buồn bã, chán nản, bị những người bạn xấu lôi kéo nên đã bỏ học, thường xuyên tụ tập với những bạn xấu.

    + Có lần, Minh đã lấy trộm đồ của bạn để đem bán.

    + Sau khi bị phát hiện là kẻ ăn trộm đồ, mà Minh không dám đến lớp học, không dám giao lưu với các bạn nữa.

    + Minh đã nhận ra lỗi lầm, rất ân hận về việc làm của mình

    + Thầy giáo chủ nhiệm biết chuyện, rất cảm thông nên đã bảo lãnh cho Minh được trở lại trường học, giúp đỡ em hòa nhập trở lại với lớp.

    + Minh đã cố gắng trở lại với sự ngoan ngoãn, có ý thức như trước và vươn lên trong học tập.

4 tháng 3 2023

   Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:

- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.

- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1 văn bản.

- Chú ý những chi tiết miêu tả về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông.

Lời giải chi tiết:

Lời nhận xét của người kể chuyện về đầu bếp và gia thần của Trịnh Tông như sau:

- Đầu bếp: tên là Dự Vũ, vốn là người cơ trí, nói năng rành mạch.

- Gia thần: tên là Gia Thọ, người làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, là kẻ tinh khôn.

9 tháng 9 2023

m

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:“Trong cuộc sống luôn luôn tiềm ẩn những khó khăn và cả những thử thách, nóđòi hỏi con người luôn luôn phải có lòng dũng cảm và ý chí kiên cường để vượt qua những khó khăn đó. Lòng dũng cảm sẽ xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, tạo nên sức mạnh, tạo nên niềm tin và tạo nên động lực để con người vững bước trong tương lai. Không có...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Trong cuộc sống luôn luôn tiềm ẩn những khó khăn và cả những thử thách, nó

đòi hỏi con người luôn luôn phải có lòng dũng cảm và ý chí kiên cường để vượt qua những khó khăn đó. Lòng dũng cảm sẽ xuất hiện ở mọi lúc mọi nơi, tạo nên sức mạnh, tạo nên niềm tin và tạo nên động lực để con người vững bước trong tương lai. Không có một khó khăn hay thử thách nào có thể đánh bại niềm tin và lòng dũng cảm của con người. Rèn luyện được lòng dũng cảm, nó sẽ là đòn bẩy giúp con người luôn tiến về phía trước. Lòng dũng cảm được đánh giá rất cao trong cuộc sống, nhà văn W. Gớt đã từng nói: “Nếu như có một cái gì đó mạnh hơn số phận thì đó là lòng dũng cảm, không gì lay chuyển nổi để chịu đựng nó”.

 

                                                                                            (Theo Vietnamnet)

 

Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn trên và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó

1
25 tháng 9 2021

Câu 1:

Phong cách ngôn ngữ chính luậnCâu 2:Nội dung chính: Sức mạnh của lòng dũng cảmCâu 3: Biện pháp tu từ : điệp ngữ ''tạo nên'' nhằm nhấn mạnh rằng chỉ cần có lòng dũng cảm, ta sẽ làm được tất cả. Lòng dũng cảm mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu. Khi ta dám làm những việc mà người khác không dám làm, ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được.
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Đầu bếp, gia thần của Trịnh Tông được nhận xét là “người cơ tri”, “kẻ tinh khôn”, có nhiều mưu trí, ứng phó linh hoạt

20 tháng 10 2016

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. Ai cũng có trách nhiệm bởi mỗi người đều có một vị trí nhất định trong các mối quan hệ xã hội, như gia đình, dòng họ, địa phương, tập thể, tổ chức chính trị - xã hội, công dân của một nước, thành viên của cộng đồng dân tộc và rộng nhất là của nhân loại... Trong các mối quan hệ đó, trách nhiệm được hình thành trên cơ sở những quy định của luật pháp, quy chế, thỏa thuận của tập thể, tổ chức, địa phương... Trách nhiệm còn được hình thành do dư luận xã hội và bị chi phối bởi dư luận xã hội.

Tinh thần trách nhiệm khác với ý thức trách nhiệm. Tinh thần trách nhiệm là kết quả nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của con người, từ đó chi phối hành động tích cực, tự giác của họ. Những người có nhận thức và hành động như thế được gọi là có tinh thần trách nhiệm cao.

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Người đã nêu lên hệ thống các quan điểm toàn diện và sâu sắc về những phẩm chất đạo đức của con người Việt Nam trong thời đại mới. Người đề cập đến đạo đức công dân và đạo đức cách mạng, chuẩn mực đạo đức chung của mọi người và chuẩn mực đạo đức riêng của cán bộ, ngành nghề, lứa tuổi, cấp bậc, chức vụ,... Trong nội dung đạo đức công dân và đạo đức cách mạng, có vấn đề về tinh thần trách nhiệm.

Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đạo đức công dân là tuân theo pháp luật nhà nước; tuân theo kỷ luật lao động; giữ gìn trật tự chung... Đó là đóng góp (nộp thuế) để xây dựng lợi ích chung. Hăng hái tham gia công việc chung. Bảo vệ tài sản công cộng, bảo vệ Tổ quốc, cần, kiệm xây dựng nước nhà,...

Hồ Chí Minh bàn nhiều đến đạo đức cách mạng, đạo đức của cán bộ, đảng viên, công chức. Người yêu cầu cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng. Điều này rất xác đáng, vì cán bộ, đảng viên là những người tiên tiến trong xã hội, phải đi trước để mọi người noi theo. Khi đề cập tới cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, Hồ Chí Minh bàn tới cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư đối với cán bộ, đảng viên, công chức. Cán bộ của từng lĩnh vực khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau về chuẩn mực đạo đức, thậm chí cấp bậc khác nhau, chức vụ khác nhau, cũng phải có những chuẩn mực đạo đức khác nhau, như của cán bộ, chiến sĩ công an, cán bộ kiểm sát, tòa án, y tế,... Trong quân đội, Người yêu cầu chuẩn mực đạo đức đối với người tướng là phải trí, dũng, nhân, tín, liêm, trung, làm gương cho đội viên, chiến sĩ...

Về đạo đức cách mạng của người đảng viên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”.

Trong lời kết thúc buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam (3/3/1951), Hồ Chí Minh nói: "Đảng Lao động Việt Nam không sợ kẻ thù nào dù cho chúng hung tợn đến mấy, không sợ nhiệm vụ nào dù nặng nề nguy hiểm đến mấy, nhưng Đảng Lao động ViệtNam sẵn sàng vui vẻ làm trâu ngựa, làm tôi tớ trung thành của nhân dân".

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức đối với Tổ quốc, đối với nhân dân bắt nguồn từ nguyên lý: "Nước lấy dân làm gốc", "sự nghiệp cách mạng là do nhân dân tiến hành", "nhân dân là người làm ra lịch sử"...Người khẳng định: Không có nhân dân, Đảng, Chính phủ không đủ lực lượng. Sức mạnh nhân dân là vô địch. Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Có dân là có tất cả. Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong... Để tập hợp và phát huy sức mạnh vô địch của nhân dân, Đảng, Chính phủ có trách nhiệm tổ chức, vận động nhân dân, giảng giải lý luận, chiến lược, sách lược cho dân, làm cho dân nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng. Đảng lãnh đạo quần chúng quyết tâm thực hiện nhiệm vụ, giành thắng lợi trong mỗi giai đoạn cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.

Cán bộ, đảng viên, công chức và nhân dân đều phải có bổn phận đối với đất nước. Trong xã hội ta, nước là nước của dân; dân là chủ và dân làm chủ, có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nước độc lập thì ai cũng được tự do; nếu mất nước thì ai cũng phải làm nô lệ. Trong chế độ mới, cán bộ, công chức là người phụ trách trước đồng bào; thực hiện bổn phận trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, tổ chức, lôi cuốn nhân dân. Cán bộ, đảng viên phải là những người đi trước để nhân dân noi theo.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh tựu trung lại là "hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân".

Bạn tham khảo nha! Mk đăng muộn rồi.

20 tháng 10 2016
Người Việt vốn trọng đạo lí và giàu lòng nhân ái nên mới giảm nhẹ tính bi thương của truyện bằng những hình ảnh có tính chất kì ảo: An Dương Vương được Rùa Vàng đưa xuống thuỷ cung ; lời khấn nguyện của Mị Châu ứng nghiêm máu nàng chảy xuống biển, một loài trai ăn phải hoá thành ngọc; ngọc Mị Châu đem rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thuỷ trầm mình thì sẽ sáng ngời.
 
Truyện An Dương Vương, Mị,Châu – Trọng Thuỷ được nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thích bởi giá trị nội dung sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo của nó. Thông qua truyện, chúng ta có thể hình dung được phần nào về bi kịch mất nước của dân tộc ta thời kì Âu Lạc và càng thấm thía hơn bài học giữ nước mà tổ tiên ta đã đúc kết. Câu chuyện còn nhắc nhở chúng ta bài học về bạn và thù; mối quan hệ giữa nước và nhà… Những bài học lớn rút ra từ truyền thuyết này luôn luôn nóng hổi ý nghĩa giáo dục trong mọi hoàn cảnh và mọi thời đại.
Trọng Thủy đã phải trả giá cho sự lừa dối khi hắn chỉ còn mang được xác Mị Châu về chôn cất. Với kẻ cướp nước, nhân dân ta không để cho hắn chiếm đoạt và tiếp tục lừa phỉnh Mị Châu. Nhưng điều đáng nói hơn là cái chết lao đầu xuống giếng của Trọng Thủy và kết thúc câu chuyện: “Người đời sau mò được ngọc trai ở biển Đông, lấy nước giếng mà rửa, thì thấy trong sáng thêm”. Sự lừa dối nhơ nhớp của Trọng Thủy là lời cảnh tỉnh : chỉ có tình yêu chân thành mới được đền đáp xứng đáng, không thể nào tình yêu đồng hành với những toan tính thấp hèn, tham vọng cướp nước.
Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy muôn đời vẫn còn giá trị từ ý nghĩa nhân văn, từ bài học cảnh giác cũng như lời nhắc nhở về cách giải quyết các mối quan hệ riêng – chung, cá nhân – cộng đồng. Câu chuyện bi kịch thấm thía ấy cũng là sư ïthể hiện lập trường và tình cảm rõ ràng của nhân dân ta trước các vấn đề lịch sử và quan hệ con người.
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Tôi chưa từng được đọc những câu chuyện về thần thoại Hy Lạp cũng như chưa từng đọc qua câu chuyện Prô – mê – tê và loài người

- Tuy nhiên, khi đọc văn bản Prô – mê – tê và loài người em đoán được nội dung mà văn bản này đè cập tới là sự ra đời của con người trên trái đất.

1. Tên: Tình yêu nước của dân tộc ta 

2. Biện pháp liệt kê được sử dụng "nó kể thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ... bán nước nước và bè lũ cướp nước"

3. Phong cách ngôn ngữ: Chính luận 

4. Tác giả sử dụng biện pháp điệp cấu trúc "Nó kết thành... nó lướt qua... bó nhấn chìm" đồng thời là nghệ thuật ẩn dụ:lòng yêu ước - làn sóng mạnh mẽ

Việc kết hợp hai biện pháp tu từ trên cho thấy lòng yêu nước mạnh mẽ vững bền của dân tộc ta đã tạo động lực để lớp lớp thế hệ chiến đấu gìn giữ nền hòa bình và độc lập của đất nước