Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Động mạch có đặc điểm
A. Thành mạch có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày, lòng mạch rộng
B. Thành mạch có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng, lòng mạch rộng có van 1 chiều.
C. Thành mạch mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì, phân nhánh nhiều thành mạng lưới đến từng tế bào
D. Thành mạch có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày, lòng mạch hẹp
Động mạch có đặc điểm :
D.
thành mạch có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày, lòng mạch hẹp
#Study
a. Trình bày thí nghiệm của Các lanstâynơ?
- Thí nghiệm: Các lanstâynơ đã dùng hồng cầu của người này và trộn với huyết tương của những người khác và ngược lại, lấy huyết tương của một người và trộn với hồng cầu của những người khác.
- Ông đã nhận thấy rằng:
+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B
+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là α (gây kết dính A) và β (gây kết dính B)và
+ Tổng hợp lại có 4 nhóm máu là: O; A; B; AB
+ Kết quả thí nghiệm trong hình 15 SGK tr 49
* Đặc điểm các nhóm máu:
-Nhóm máu O: Hồng cầu không có kháng nguyên A và B, huyết tương có kháng thể α, β
-Nhóm máu A: Hồng cầu chỉ có A, huyết tương không có α, chỉ có β,
-Nhóm máu B; Hồng cầu chỉ có B, huyết tương không có β, chỉ có α,
-Nhóm máu AB: Hồng cầu có cả A,B, huyết tương không có α, β
- Nhóm máu O là chuyên cho bởi vì: Hồng cầu của nhóm máu O không có kháng nguyên A, B. Nên khi cho các nhóm máu khác dù nhóm máu đó có huyết tương chứa kháng thể α hoặc β hoặc có cả hai thì không gây kết dính.
- Nhóm máu AB là chuyên nhận bởi vì: Trong huyết tương không có kháng thể α, β nên dù nhận một nhóm máu bất kì nào có kháng nguyên A,B thì vẫn không gây kết dính.
- Máu, nước mô và bạch huyết là môi trường trong cơ thể vì: Nhờ máu, nước mô và bạch huyết trong cơ thể mà tế bào và môi trường ngoài liên hệ thường xuyên với nhau trong quá trình trao đổi các chất dinh dưỡng, oxi, khí cacbonic và các chất thải khác.
(Pham Thi Linh coi hộ em lại câu b ạ.)
I. Trắc nghiệm
Câu 1: Những giải pháp để khôi phục và bảo vệ rừng:
- Không khai thác rừng bừa bãi
- Xây dựng khu bảo tồn
- Tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức cho mọi người xung quanh
- Ngăn chặn việc phá rừng
- Không nên săn bắt các loại động vật quý hiếm
Câu 2: Những giải pháp để phát triển bền vững, góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu:
- Ngăn chặn việc chặt phá rừng
- Tích cực trồng nhiều cây xanh
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả
Câu 3: Những hành động sau đây làm suy giảm đa dạng sinh học:
- Đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi
- Săn bắt, buôn bán trái phép động vật quý hiếm
- Xả rác bừa bãi, bỏ rác không nơi đúng quy định
- Sử dụng thuốc nổ đánh bắt cá
Câu 4: Tài nguyên thiên nhiên là gì?
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cho cuộc sống của con người
Câu 5: Thế nào là sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
- Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là sử dụng một cách tiết kiệm và hợp lí vừa đáp ứng đủ nhu cầu vừa đảm bảo duy trì dài lâu
II. Tự luận
Câu 1:
a. Bắt cá bằng điện có phải là hành động vi phạm Luật bảo vệ môi trường không? tại sao?
- Bắt cá bằng điện là hành động vi phạm Luật bảo vệ môi trường vì khi bắt cá bằng điện con cá sẽ chết thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của con người
b. Mỗi học sinh cần làm những việc sau đây để thực hiện tốt Luật bảo vệ môi trường:
- Dọn dẹp vệ sinh lớp học sạch sẽ
- Vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác bừa bãi
- Hạn chế sử dụng túi nilon
- Tiết kiệm điện, nước
Mình chỉ làm một số câu thôi còn lại bạn có thể tự làm hoặc đăng lại cho các bạn khác giải giúp bạn nhé 🥺