Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mê muội : Đầu óc người này thật mê muội.
Hau háu : Bọn trẻ hau háu nhìn vào mâm cỗ.
Nôn nao : Nôn nao như người say sóng.
Nông nóng : Nôn nóng muốn biết tin nhà.
Hoạt động : Hoạt động ngoại khóa thật là thú vị.
Sinh hoạt : Sinh hoạt lớp thật là vui.
Cấp bách:Nhà mk cs chuyện cấp bách
a) tiền bạc làm người ta mê muội
Nó mê mải chải tóc từ nãy đến giờ
b) Bài giảng này rất thiết thực
Chứng em rất thân thiết với nhau
c) Lòng em rất rạo rực khi nghe kể chuyện về Bác Hồ
Lòng em rộn rạo khi sắp được gặp lại người thân
d) Lớp em ai cũng háo hức đón cô giáo chủ nhiệm mới
e) Người ta đang nôn nao bàn tán vụ án giết người vừa rồi
Lớp em ai cũng nôn nóng chờ kết quả thi học kì
g) Ánh mắt hồn nhiên của cô bé làm tôi thấy có lỗi
h) Em tích cực tham gia các hoạt động của trường
Giờ sinh hoạt lớp lúc nào cũng ồn ào
i) Nhà tôi đang có chuyện cấp bách
Tôi cấp tốc làm nốt bài tập cuối cùng khi sắp hết thời gian
(mik ko biết đúg ko nếu sai mog bn thôg cảm)
1.
a) Mát mẻ : Trời thu mát mẻ và dễ chịu quá .
Xinh xinh : Cô ấy trông cx xinh xinh .
Đẹp trai : Cậu ta vừa giỏi võ lại còn đẹp trai .
b) Xe đạp : Hôm nay tôi đi xe đạp tới trường .
Hoa hồng : Bông hoa hồng kia thật là kiều diễm .
Cá rán : Tôi rất thích ăn cá rán .
a. Từ ghép: từ giã, mẹ con, túp lều, gốc đa, kiếm củi, nuôi thân, yêu quái, kinh đô.
Từ láy: thật thà, vội vã, hí hửng.
Từ mượn: từ giã, yêu quái, kinh đô, phong
b. Từ "thân" trong cụm từ "kiếm củi nuôi thân" được dùng với nghĩa gốc.
- Từ "thân" với nghĩa chuyển: thân tàu, thân cây.
+ Bộ phận kĩ thuật đang hoàn thiện phần thân tàu.
+ Chim gõ kiến cần mẫn kiếm ăn ở thân cây.
c. Vội vã: nhanh, gấp gáp.
Giải thích bằng cách dùng những từ có nghĩa tương đương.
1. Niềm vui sướng say mê khi gặp lí tưởng Đảng:
* 2 câu đầu: Bút pháp tự sự: Kể lại kỉ niệm sâu sắc khó quên trong cuộc đời mình.
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim”
- Trạng ngữ chỉ thời gian: “Từ ấy”: mốc son chói lọi, mở ra bước ngoặt huy hoàng trong cuộc đời Tố Hữu.
+ Trước mốc son ấy: Yêu nước, thương dân, giàu nhiệt huyết, đau đớn khi thấy nước mình mất chủ quyền, dân mình trở thành người nô lệ nhưng không biết làm gì. Đã có lúc đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục cuộc sống bình yên giả tạo, ngột ngạt, chán nản của trí thức tiểu tư sản; hoặc dũng cảm đứng lên đi theo con đường đấu tranh cách mạng khó khăn, gian khổ.
-> Cuối cùng tìm đến con đường cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Sau mốc son ấy: Cảm thấy yên tâm với con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, dù chông gai nhưng mở ra tương lai tươi sáng.
- Các hình ảnh ẩn dụ -> diễn tả niềm vui sướng, say mê của tác giả:
+ Hình ảnh “nắng hạ”: nguồn sáng rực rỡ, đầy sức sống, tràn trề năng lượng, tràn trề sinh lực -> niềm hạnh phúc, sung sướng đang chan chứa trong tâm hồn nhà thơ.
+ Hình ảnh “mặt trời chân lí”: tỏa ra ánh sáng của Đảng, của cách mạng, của chủ nghĩa Mác – Lê-nin rực rỡ, chói lọi. Thứ ánh sáng ấy vĩnh viễn, cần thiết như mặt trời, đúng đắn như chân lí.
-> 2 hình ảnh này là sự liên kết mới mẻ, sáng tạo, gợi ra nguồn sáng báo hiệu những điều tốt lành -> Nhà thơ muốn khẳng định: Lí tưởng cách mạng giống như một nguồn sáng mới, đã làm thức tỉnh lí trí, mang đến cho nhà thơ nguồn sức mạnh diệu kì.
- Dùng những động từ mạnh:
+ “bừng”: nguồn ánh sáng mạnh, diễn ra đột ngột.
+ “chói”: sự lan tỏa xuyên thấu của nguồn sáng ấy.
-> Không chỉ tác động đến thị giác mà còn tác động đến cả trái tim -> Ánh sáng của Đảng, của cách mạng đã xua tan hoàn toàn màn sương mù của ý thức hệ tiểu tư sản, mang đến một chân trời mới của nhận thức và tình cảm.
* 2 câu cuối: Bút pháp trữ tình: Diễn tả trực tiếp niềm hạnh phúc, vui sướng, say mê:
“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rợn tiếng chim”
- Biện pháp tu từ so sánh (so sánh mở rộng, ý thơ tràn xuống câu dưới):
+ Vườn hoa lá được đón nhận ánh sáng của mặt trời, của nắng hạ trở nên đậm hương và rộn tiếng chim -> trở nên đầy sinh lực, rộn rã âm thanh và tràn trề hương sắc.
+ Tâm hồn Tố Hữu được đón nhận ánh sáng của lí tưởng cộng sản, của Đảng, của cách mạng cũng trở nên đầy sinh lực, tràn trề hạnh phúc, có ý nghĩa.
- Lối vắt dòng -> niềm hạnh phúc lớn lao, tràn trề, vô cùng nên không thể diễn tả trong khuôn khổ chật hẹp của 1 dòng thơ mà phải tràn xuống câu thơ tiếp theo.
Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...
Phân loại
- DT chỉ khái niệm: Đạo đức, người, kinh nghiệm, cách mạng,…
- DT chỉ đơn vị: Ông, vị (vị giám đốc), cô (cô Tấm), cái, bức, tấm,…; mét, lít, ki-lô-gam,…; nắm, mớ, đàn,…'''
Khi phân loại DT tiếng Việt, trước hết, người ta phân chia thành hai loại: DT riêng và DT chung.
- Danh từ riêng: là tên riêng của một sự vật (tên người, tên địa phương, tên địa danh,..) (như: Phú Quốc, Hà Nội, Lê Thánh Tông, Vĩnh Yên,...)
- Danh từ chung: là tên của một loại sự vật (dùng để gọi chung cho một loại sự vật). DT chung có thể chia thành hai loại:
+ DT cụ thể: là DT chỉ sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng các giác quan (sách, vở, gió, mưa,…).
+ DT trừu tượng: là các DT chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng các giác quan (cách mạng, tinh thần, ý nghĩa,.… )
+ DT chỉ hiện tượng, chỉ khái niệm, chỉ đơn vị được giảng dạy trong chương trình SGK lớp 4 chính là các loại nhỏ của DT chung.
+ DT chỉ hiện tượng:
Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian và thời gian mà con người có thể nhận thấy, nhận biết được. Có hiện tượng tự nhiên như: mưa, nắng, sấm, chớp, động đất,… và hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đói nghèo, áp bức,… danh từ chỉ hiện tượng là DT biểu thị các hiện tượng tự nhiên (cơn mưa, ánh nắng, tia chớp,…) và hiện tượng xã hội (cuộc chiến tranh, sự đói nghèo,…)
+ DT chỉ khái niệm:
Chính là loại DT có ý nghĩa trừu tượng (DT trừu tượng, đã nêu ở trên). Đây là loại DT không chỉ vật thể, các chất liệu hay các đơn vị sự vật cụ thể, mà biểu thị các khái niệm trừu tượng như: tư tưởng, đạo đức, khả năng, tính nết, thói quen, quan hệ, thái độ, cuộc sống, ý thức, tinh thần, mục đích, phương châm, chủ trương, biện pháp, ý kiến, cảm tưởng, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu, tình bạn,… Các khái niệm này chỉ tồn tại trong nhận thức, trong ý thức của con người, không “vật chất hóa”, cụ thể hóa được. Nói cách khác, các khái niệm này không có hình thù, không cảm nhận trực tiếp được bằng các giác quan như mắt nhìn, tai nghe,…
+ DT chỉ đơn vị :
Hiểu theo nghĩa rộng, DT chỉ đơn vị là những từ chỉ đơn vị các sự vật. Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa, vào phạm vi sử dụng, có thể chia DT chỉ đơn vị thành các loại nhỏ như sau:
- DT chỉ đơn vị tự nhiên : Các DT này chỉ rõ loại sự vật, nên còn được gọi là DT chỉ loại. Đó là các từ: con, cái, chiếc; cục, mẩu, miếng; ngôi, tấm, bức; tờ, quyển, cây, hạt, giọt, hòn, sợi,…
- DT chỉ đơn vị chính xác : Các DT này dùng để tính đếm, đo đếm các sự vật, vật liệu, chất liệu,…VD: lạng, cân, yến, tạ, mét thước, lít sải, gang,…
- DT chỉ đơn vị ước chừng : Dùng để tính đếm các sự vật tồn tại dưới dạng tập thể, tổ hợp. Đó là các từ: bộ, đôi, cặp, bọn, tụi, đàn,dãy, bó, những , nhóm,...
- DT chỉ đơn vị thời gian:Các từ như: giây, phút, giờ, tuần, tháng,mùa vụ, buổi,…
- DT chỉ đơn vị hành chính, tổ chức: xóm, thôn, xã, huyện, nước, nhóm, tổ, lớp, trường, tiểu đội, ban, ngành,…
Động từ là từ (thành phần câu) dùng để biểu thị hoạt động (chạy, đi, đọc), trạng thái (tồn tại, ngồi). Trong ngôn ngữ, động từ gồm hai loại là nội động từ và ngoại động từ. Nội động từ là động từ chỉ có chủ ngữ (Vd: Anh ấy chạy) còn ngoại động từ là động từ có chủ ngữ và tân ngữ (VD: cô ấy ăn cá). Trong ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt, động từ cũng như các loại từ khác không biến đổi hình thái, trong một số ngôn ngữ hòa kết, động từ thường bị biến đổi hình thái theo ngôi, thì... Động từ trong ngôn ngữ hòa kết khi không biến đổi gọi là động từ nguyên mẫu.