I.  Đọc hiểu văn bản

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:   “...Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi...
Đọc tiếp

 

   Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

 

  “...Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm  hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”.


                   (Tô Hoài)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên?

Câu 2: Đoạn văn trên thuộc thể loại nào mà em đã được học ở đầu kì I lớp 6?

Câu 3: Chỉ ra ngôi kể của đoạn văn và tác dụng?

Câu 4: Tìm 2 từ đơn, 2 từ ghép và 2 từ láy có trong đoạn văn trên.

 

 

0
5 tháng 11 2018

Trường học của mình là trường THCS Vũ Ninh . Ngôi trường nằm trên con đường trải dài xuống Trung tâm Văn Hoá Kinh Bắc .  Mới bước vào trường , bạn có thể thấy một hàng cây xanh và bên cạnh là ngôi nhà nhỏ của bác bảo vệ . Mỗi lúc vào lớp , bác đều lấy dùi trống đánh một hồi trống to và vang . Nếu như bác nghỉ , cô Tổng phụ trách sẽ phát giọng qua míc và loa . Khi tan học , chỉ một lúc sau thôi , ngôi trường im bặt như người đang ngủ . Khi đó , bên ngoài chỉ nghe thấy tiếng  xào xạc của những bà quét lá bên cạnh trường . Mình rất yêu ngôi trường của mình . Đây là nơi đã dạy mình rất nhiều kiến thức bổ ích . Mình sẽ mãi không bao giờ quên ngôi trường mến yêu này .

Câu 3:  Thế nào là chủ đề trong văn tự sự? Phân loại nhân vật trong văn tự sự. cho VD minh họa ?Câu 4: Thế nào  là ngôi kể trong văn tự sự ? Có mấy loại ngội kể trong văn tự sự ? Nêu dấu hiệu nhận biết của ngội kể ? Câu 5: N êu thứ tự kể trong văn tự sự ? Cho VD minh họa ?  Câu7: Nêu  các bước làm bài văn tự sự ? Nêu bố cục bài  văn tự sự ?  Câu 7: Trình bày sự khác biệt...
Đọc tiếp

Câu 3:  Thế nào là chủ đề trong văn tự sự? Phân loại nhân vật trong văn tự sự. cho VD minh họa ?

Câu 4: Thế nào  là ngôi kể trong văn tự sự ? Có mấy loại ngội kể trong văn tự sự ? Nêu dấu hiệu nhận biết của ngội kể ?

Câu 5: N êu thứ tự kể trong văn tự sự ? Cho VD minh họa ?

 Câu7: Nêu  các bước làm bài văn tự sự ? Nêu bố cục bài  văn tự sự ?

 Câu 7: Trình bày sự khác biệt giữa kể chuyện đời thường và kể chuyện tưởng tượng ?

B. LUYỆN TẬP

* Dạng 1: Kể chuyện đời thường

Câu 1:   Kể về một người bạn tốt

Câu 2:  Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu

Câu 3. Kể về một chuyến về thăm quê

* Dạng 2: Kể chuyện tưởng tượng

Câu 1:  Kể chuyện 10  năm sau em về thăm trường

Câu 2: Giấc mơ trò chuyện  cùng Thánh Gióng

Câu 3 : Kể chuyện về cuộc tranh luận giữa ô tô, xe máy, xe đạp

Mong mn giúp nha

0
ĐỀ 1       Bài 1: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau:    a) Ăn, xơi;                b) Biếu, tặng.                       c) Chết, mất. Bài 2:  Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau. - Các từ cần điền: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô. - Mặt hồ … gợn sóng. - Sóng biển …xô vào bờ. - Sóng lượn …trên mặt sông. Bài 3:Đặt câu với mỗi từ sau:...
Đọc tiếp

ĐỀ 1      

Bài 1: Đặt câu với mỗi từ đồng nghĩa sau:

   a) Ăn, xơi;                b) Biếu, tặng.                       c) Chết, mất.

Bài 2:  Điền từ đồng nghĩa thích hợp vào những câu sau.

- Các từ cần điền: cuồn cuộn, lăn tăn, nhấp nhô.

- Mặt hồ gợn sóng.

- Sóng biển xô vào bờ.

- Sóng lượn trên mặt sông.

Bài 3:Đặt câu với mỗi từ sau: cắp, ôm, bê, bưng, đeo, vác.

ĐỀ 2

Bài 1:Tìm từ đồng nghĩa trong các câu sau:

a)   Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

   Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi.

b)  Việt Nam đất nước ta ơi!

  Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

c)  Đây suối Lê-nin, kia núi Mác

  Hai tay xây dựng một sơn hà.

d)  Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió

  Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông

Bài 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Bé bỏng, nhỏ con, bé con nhỏ nhắn.

a) Còn…..gì nữa mà nũng nịu.

b) …..lại đây chú bảo!

c) Thân hình……

d) Người …..nhưng rất khỏe.

Bài 3: Ghi tiếng thích hợp có chứa âm: g/gh; ng/ngh vào đoạn văn sau:

    Gió bấc thật đáng …ét

    Cái thân …ầy khô đét

    Chân tay dài …êu…ao

    Chỉ …ây toàn chuyện dữ

    Vặt trụi xoan trước ..õ

    Rồi lại …é vào vườn

    Xoay luống rau …iêng…ả

    Gió bấc toàn …ịch ác

    Nên ai cũng …ại chơi.

 

2
9 tháng 9 2021

Đề 1 :

Bài 1 :a) Ăn: Mẹ em là người đầu bếp giỏi

          Xơi : mẹ mời cả nhà xơi cơm  

          b) Biếu : Em biếu tặng quà ông bà 

          Tặng : Em tặng quà cho bạn

           c) Chết : Con chuồn chuồn nó đã bị chết

              Mất : ông của em đã mất lúc em 6 tuổi

Bài 2:

Mặt hồ lăn tăn gợn sóng

Sóng biển cuồn cuộn  xô vào bờ

Sóng lượn nhấp nhô trên mặt hồ

Bài 3:

Em đã bị đánh cắp mất cục tẩy

Mẹ ôm em thật ấm áp

Em bê chiếc ghế vào bàn

Mẹ bưng cơm ra bàn

Em đeo cặp bên vai

Bố em vác bì gạo vào nhà

Đề 2:

Bài 1:

a) Hùng vĩ, anh hùng

b) Việt nam , đất nước

c) Đây , kia

d) Cờ đỏ sao vàng , kháng chiến

Bài 2: 

a) Còn bé bỏng gì nữa mà nững nĩu

b) Bé con nhỏ nhắn lại đây chú bảo

c) Thân hình bé bỏng

d)Người nhỏ con nhưng rất khỏe

Bài 3:

Ghó bóc thật đáng ghét

Cái thân gầy khô đét

Chân tay dài nghêu ngao

Chỉ gây toàn chuyện giữ

Vặt trụi xoan trước ngõ

Rồi lại ghé vào vườn

Xoay luống rau nghiêng ngả

Gió bốc toàn nghịch ác

Nên ai cung

 

12 tháng 9 2021
Đề 1 1.a)Ăn: + ăn cơm xong em mời bố mẹ xơi nước b)+ Em biếu bà một hộp bánh + vào ngày sinh nhật em , bạn tặng cho em một chiếc hộp bút c)+ Con cá của em nó đã bị chết + Bà em mất từ lúc em còn chưa sinh ra 2. – Sóng biển lăn tăn trên mặt hồ – Sóng biển cuồn cuồn xô vào bờ – Mặt hồ nhấp nhô gợn sóng 3. + Mẹ em bảo ăn cắp là rất xấu + Tôi luôn luôn sẵn sảng giang hai tay ra để ôm chặt lấy em trai của tôi + Bố bảo tôi bê tấm đệm lên gác + Tôi bưng bát đũa ra mời ông bà ăn cơm + Chiếc cặp tôi thường đeo trên vai đi học hằng ngày có vẻ nó rất nặng + Các cô chú nông dân đang vác rơm Đề 2 1.Từ đồng nghĩa trong các câu thơ là : Tổ Quốc, giang sơn ; Việt Nam, đất nước ; Sơn Hà, non sông 2. a) Còn bé bỏng gì nữa mà nũng nịu b) Bé con lại đây chú bảo ! c) Thân hình nhỏ nhắn d) Người nhỏ con nhưng rất khỏe 3. Gió bấc thật đáng ghét Cái chân gầy khô đét Chân tay dài nghêu ngao Chỉ gây toàn chuyện dữ Vặt trụi xoan trước ngõ Rồi lại ghé vào vườn Xoay luống rau nghiêng ngả Gió bấc toàn nghịch ác Nên ai cũng ngại chơi
Câu 1:   Thế nào là văn miêu tả ? Câu 2:  Nêu đặc điểm và các năng lực cần  sử dụng trong  văn miêu tả ? Câu 3:   Nêu phương pháp tả cảnh? Cho Ví dụ minh họa ? Câu 4: Nêu phương pháp tả  người ? Cho Ví dụ minh họa ?Câu 5: N êu bố cục của bài văn miêu tả ? Lấy ví dụ một đề văn miêu tả và  tìm bố cục cho đề văn đó ?  Câu 6: Nêu  các bước làm bài văn miêu tả ? Có thể thay...
Đọc tiếp

Câu 1:   Thế nào là văn miêu tả ?

Câu 2:  Nêu đặc điểm và các năng lực cần  sử dụng trong  văn miêu tả ?

Câu 3:   Nêu phương pháp tả cảnh? Cho Ví dụ minh họa ?

Câu 4: Nêu phương pháp tả  người ? Cho Ví dụ minh họa ?

Câu 5: N êu bố cục của bài văn miêu tả ? Lấy ví dụ một đề văn miêu tả và  tìm bố cục cho đề văn đó ?

 Câu 6: Nêu  các bước làm bài văn miêu tả ? Có thể thay đổi trình tự các bước được không, Vì sao ?

B. LUYỆN TẬP

* Dạng 1:  Tả cảnh

Câu 1:  Tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai  vàng vào dịp tết đến xuân về

Câu 2 : Tả cảnh bình minh hoặc hoàng hôn trên quê hương em

Câu 3: Tả quang cảnh khu phố ( thôn xóm) nơi em đang ở

* Dạng 2:  Tả người

Câu 1:   Tả người thân yêu và gần gũi nhất đối với em

Câu 2: Trong  cuộc sống ngày nay, có nhiều người  cống hiến cho đời bằng những việc làm tốt đẹp. Hãy tả lại  hình ảnh một trong những người như vậy

 

1
17 tháng 8 2021

Câu 1:   Văn miêu tả: sử dụng từ ngữ, câu văn để mô tả hình ảnh, hoạt động, đặc điểm nổi bật của sự vật (đồ vật, cây cối, con vật. phong cảnh...) làm cho người đọc hình dung được sự vật đang được miêu tả.

Câu 2:  những năng lực cần có khi làm văn miêu tả

Quan sát: nhìn nhận, xem xét sự vật. Nhận xét liên tưởng hình dung về sự vật đặt trong tương quan các sự vật xung quanh.

Ví von so sánh: Thể hiện sự liên tưởng độc đáo riêng của người viết hình dung, cảm nhận về sự vật, hiện tượng miêu tả.

Đặc điểm và yêu cầu của văn miêu tả:

– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo thẩm mĩ. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái mới mẻ, cái riêng trong cách quan sát, cách cảm nhận của người viết.

– Trong văn miêu tả, cái mới, cái riêng phải gắn với cái chân thật.

– Ngôn ngữ trong văn miêu tả giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, âm thanh.

– Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

Câu 3 : Muốn tả cảnh cần :

+Xác định được đối tượng miêu tả;

+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu;

+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lý.

Ví dụ : 

Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn

a)Những hình ảnh tiêu biểu : Thầy cô giáo, cảnh lớp học (bàn ghế, bảng đen, bàn thầy cô, khẩu hiệu trên tường), các bạn học sinh (ghi đề bài, chuẩn bị làm bài, tư thế viết..) chú ý tả chung cả lớp và tả kĩ một, hai bạn.

b)Thứ tự miêu tả : Có thể theo thời gian. Trống vào lớp. Cô giáo (thầy giáo) cho chép đề. Các bạn bắt tay vào làm bài. Kết thúc buổi làm bài, thu, hộp bài cho thầy, cô.

Câu 4 : 

Muốn tả người cần:

+Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc);

+Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu

+Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự    

Ví dụ : Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.        

Câu 5 : 

* Bố cục bài văn tả cảnh:

 - Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.

 - Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định, có thể ở một số trường hợp sau:

+ Từ khái quát đến cụ thể (hoặc ngược lại).

+ Không gian từ trong tới ngoài (hoặc ngược lại).

+ Không gian từ trên xuống dưới (hoặc ngược lại).

 - Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.

* Cách miêu tả:

- Mở bài: Giới thiệu người được tả (chú ý đến mối quan hệ của người viết với nhân vật được tả, tên, giới tính và ấn tượng chung về người đó)

- Thân bài:

+ Miêu tả khái quát hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp..

+ Tả chi tiết: ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói... (chú ý tả người trong công việc cần quan sát tinh tế vào các động tác của từng bộ phận: khuôn mặt thay đổi, trạng thái cảm xúc, ánh mắt...).

Câu 6 : 

Bước 1: Tìm hiểu đề

Bước 2: Quan sát tìm ý

Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)

Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh

Bước 5: Kiểm tra lại bài.

              Ps: phần B mình sẽ để riêng ra nhé !

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:      “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình...
Đọc tiếp

BT2.  Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

     “… Cuộc sống của mình thật đơn điệu. Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau. Cho nên mình hơi chán. Bởi vậy, nếu bạn cảm hóa mình, xem như đời mình đã được chiếu sáng. Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình chốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc. Và nhìn xem! Bạn thấy không, cách đồng lúa mì đằng kia? Mình không ăn bánh mì. Lúa mì chả có ích gì cho mình. Những đồng lúa mì chẳng gợi nhớ gì cho mình cả. Mà như vậy thì buồn quá! Nhưng bạn có mái tóc vàng óng. Nếu bạn cảm hóa mình thì thật là tuyệt vời! Lúa mì vàng óng ả sẽ làm mình nhớ đến bạn. Và mình sẽ thích tiếng gió trên đồng lúa mì...”

                                           (Trích Hoàng tử bé, Ăng- toan- đơ Xanh-tơ Ê-xu-be-ri)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

Câu 2. Từ “đơn điệu” trong đoạn văn trên thuộc loại từ gì? Giải thích nghĩa của từ này.

Câu 3. Chỉ ra phép tu từ và nêu tác dụng của phép tu từ đó trong câu văn “Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như tiếng nhạc”.

Câu 4. Từ đoạn văn và trải nghiệm thực tế của bản thân, theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp. Hãy viết một đoạn văn từ 5- 7 câu.

2
28 tháng 2 2022

Câu 1: Cáo nói với Hoàng từ bé khi Hoàng tử bé đến Trái đất 

Câu 2: 

Đơn điệu: Vòng quay lặp đi lặp lại liên tục

Con cáo cảm thấy cuộc sống của mình thật đơn điệu vì cáo săn gà, con người săn cáo. Mọi con gà đều giống nhau. Mọi con người đều giống nhau.

Câu 3:

So sánh "ước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang" với "tiếng nhạc"

Tác dụng:

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu văn

Nhấn mạnh điều tuyệt đẹp mà Hoàng tử bé mang đến cho Cáo, giúp Cáo thấy được sự tươi đẹp và rộn ràng, háo hức với cuộc sống.

Câu 4:

Nếu được hoàng tử bé cảm hóa, cuộc sống của cáo sẽ thay đổi: Vui tươi, rộn ràng, ý nghĩa và giá trị hơn. 

ý nghĩa của tình bạn được thể hiện ở chỗ ta sẽ đồng hành cùng bạn, làm bạn tốt hơn, vui hơn và thấy được hạnh phúc hơn. Chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh của bạn, cùng bạn sẻ chia..

Câu 5:

Con cáo trong đoạn trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Cáo là con vật ngoài đời thì nguy hiểm nhưng nó lại thật gần gũi, thân thiện trong trang văn của Ăng toan đơ. Cáo đã trò chuyện với Hoàng tử bé như người bạn thân và tình bạn diệu kì giữa Hoàng tử bé và cáo nở rộ giúp ta thêm hiểu, thêm trân trọng giá trị của tình bạn. Cáo có khao khát được cảm hóa. Khao khát của cáo là khao khát đẹp, chân thành và cũng thật đáng trân trọng. Chúng ta có thể thấy được sự thay đổi trong Cáo trong cuộc nói chuyện với Hoàng tử bé. Nó không phải chú cáo độc ác hay sống một đời nhàm chán, lặp đi lặp lại. Nó có khao khát sự sống đẹp và ý nghĩa. Ở cáo, bạn đọc còn thấy được phần nào hình ảnh người bạn chân thành, dễ mến. 

28 tháng 2 2022

nhanh thế

28 tháng 11 2021

Nghỉ hè năm ngoái, bố mẹ cho em về nhà dì Ngân chơi. Nhà dì Ngân ở gần biển, chính vì thế em rất thích ngắm cảnh biển vào buổi sáng. Ở đó, không khí rất trong lành và cảnh biển mới đẹp làm sao!

Từ đằng xa, ông mặt trời đỏ rực dần dần nhô lên làm cho người ta có cảm giác mặt trời đi ngủ ở dưới biển chứ không phải ở trên trời hay sau những đám mây. Mặt biển nhuốm màu đỏ cam bởi ánh mặt trời và trở nên lóng lánh như một tấm thảm tuyệt đẹp. Từng con sóng rì rào xô vào bờ như một bản nhạc chào buổi sáng êm tai.

Phía đằng xa, mây tím nhạt dần. Trên cao là những lọn mây xanh đã thành hình rõ nét. Khi ông mặt trời nhô lên cao nữa, ban phát ánh sáng xuống tất cả, mọi vật càng trở nên sôi động hơn. Từng đàn chim hải âu chao liệng trên mặt biển thật thanh bình. Các thuyền đánh cá bắt đầu căng buồm ra khơi đánh cá. Tiếng trẻ con, tiếng người lớn làm xôn xao cả một vùng chài. Có những chiếc thuyền đánh cá ra khơi từ đêm hôm trước giờ đã về bến với những sọt cá đầy ắp, trắng phau phau.

Bức tranh biển cả vào buổi sáng thật đẹp và ấn tượng. Chính vì vậy mà đã hơn một năm trôi qua, em vẫn nhớ như in cảnh biển buổi sáng hôm đó. Em ước gì biển cả không bao giờ có bão hay sóng thần mà luôn thanh bình và giàu đẹp như thế.

28 tháng 11 2021
Một buổi sáng yên bình trên bãi biển. Đó là lúc ông mặt trời nhô lên như quả cầu lửa khổng lồ. Mặt biển lăn tăn những gợn sóng. Phía xa xa, những dãy núi như ngang bầu trời. Trên bãi cát, những rặng dừa soi bóng dưới mặt biển. Người người bắt đầu ra tắm biển làm cho cả bãi biển nhộp nhịp, sôi động hẳn lên. Mấy chú đàn ông cầm ván ra lướt sóng. Vài cô thiếu nữ ngồi tắm nắng trên bãi cát. Một nhóm thanh niên chơi bóng trên bãi cát. Các em nhỏ ngồi xây lâu đài cát. Bãi biển mang lại cho em một bầu không khí trong lành, mát mẻ. Em rất thích ra biển vào buổi sáng.
BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0
1 tháng 3 2022

Câu 1:  Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Câu 2: PTBĐ là miêu tả

Câu 3: Thể thơ 4 chữ.

Nội dung: kể và tả về Lượm qua các sự việc bằng lời của người kể với hình ảnh Lượm trong cuộc gặp tình cờ của hai chú cháu. Đó là câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi.

Câu 4: Những từ láy là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng miêu tả nhân vật là: Đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Hok tốt ^^