I. ĐỌC HIỂU. (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bê...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU. (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do, độc lập ấy.” (Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bản Tuyên ngôn độc lập)

 Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

 Câu 2.

 a) Đoạn trích trên gợi em nhớ đến văn bản nào đã học ở chương trình Ngữ văn 8 học kì II? Tác giả văn bản ấy là ai?

 b) Trong văn bản đã học đó (văn bản em nêu ở câu 2a), tác giả đã dựa vào những yếu tố nào để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc?

 Câu 3 Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền dân tộc? (Trình bày bằng một đoạn văn từ 3 đến 5 câu)

 Câu 4. Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi. "Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tỉnh mạng và của cải để giữ quyền tự do, độc lập ấy. ”

a) Xác định biện pháp tu từ trong câu trên và nêu tác dụng của biện pháp tu từ vừa tìm được.

b) Xét theo mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu gì và thực hiện hành động nói nào?

0
1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào? 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào?

Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng.

(Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

2
27 tháng 4 2017

Câu hỏi 1. Đoạn trích là phần mờ đầu bài Bình Ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiến đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau được xoay quanh tiển đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

Tiền để của Bình Ngô đại cáo là nguyên lí nhân nghĩa. Khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí sau đây :

- Làm điều nhân nghĩa phải mang lại cho nhân dân cuộc sống yên bình. Muốn vậy, phải diệt trừ cái ác, giành lại độc lập chủ quyền dân tộc.

- Nước ta có nển độc lập và chủ quyền riêng. Kẻ thù sang xâm lược ắt chuốc lấy thất bại.

Câu hỏi 2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Người dân mà tác giả nói tới là ai ? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào ?

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là yêu nước, thương dân. Người làm việc nhân nghĩa phải biết thương yêu, chăm lo cho muôn dân, biết chiến đấu để bảo vệ dân. Người dân mà tác giả nói đến là những người lao động bình thường, phần lớn họ là những người nông dân chân lấm tay bùn. Kẻ bạo ngược mà tác giả nhắc tới là những kẻ áp bức bóc lột nhân dân, là kẻ thù xâm lược.

Câu hỏi 3. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đâ dựa vào những yếu tố nào ? Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao ? Để trả lời câu hỏi này, hãy tim hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

Bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7) của Lí Thường Kiệt và Nước Đại Việt ta của Nguyễn Trãi đều khẳng định sức mạnh của chính nghĩa, của độc lập dân tộc, nhưng quan niệm về chủ quyền độc lập dân tộc trong hai tác phẩm lại khác nhau. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả trong Sông núi nước Nam chỉ đưa ra hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền (Nam quốc sơn hà Nam đế cư). Trong Nước Đại Việt ta ngoài hai yếu tố này (Núi sông hờ cõi đã chia - Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần hao dời xây nền độc lập), tác giả đã thêm ba yếu tố nữa, đó là : văn hiến (Vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán (Phong tục Bắc Nam cũng khác) và lịch sử (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Như vậy, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyển độc lập dân tộc toàn diện và sâu sắc hơn.

Câu hỏi 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý : cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biẽn ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh đối lập... có hiệu quả.)

- Dùng từ : từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác đã thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Các từ ngữ này cũng tạo được mối liên quan, gắn kết thể hiện được sự khẳng định một cách vững chắc chủ quyền dân tộc.

- Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần so sánh vói Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.

Câu hỏi 5. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

Bài văn chính luận đã kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn để tạo nên sức thuyết phục cao. Nguyễn Trãi nêu lên tư tưởng nhân nghĩa, phải trừng phạt kẻ xâm lược, hung tàn đổ mang lại độc lập cho đất nước, thái bình cho muôn dân. Chân lí không thể chối cãi là nước Việt Nam là một nước độc lập, tự chủ. Những lí lẽ này đâ được chứng minh bằng thực tiễn : nước Đại Việt luôn trọng nhún nghĩa nên thời đại nào cũng có nhiẻu hào kiệt, luôn chiến thắng kẻ thù. Kẻ xâm lược làm việc phi nhân nghĩa cho nên đã phải thất bại thảm hại.

Câu hỏi 6. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Sơ đồ về trình tự lập luận của đoạn trích :


10 tháng 2 2018

Câu 2 : Qua hai câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân -Quân điếu phạt trước lo trừ bạo" đã thể hiện tư tưởng : Yên dân làm cho dân ta được thái bình, hạnh phúc. Mà muốn như vậy thì trước tiên ta phải diệt trừ bọn tàn bạo

17 tháng 10 2019

Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, tác giả dựa vào những yếu tố:

   + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu

   + Phong tục tập quán

   + Lịch sử hình thành và phát triển riêng

   + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quốc

   - Bài thơ Sông núi nước Nam của tác giả Lý Thường Kiệt đề cập tới sự độc lập lãnh thổ và chủ quyền nước Nam- vua Nam ở.

   - Tới Bình Ngô Đại cáo Nguyễn Trãi vẫn khẳng định về lãnh thổ, chủ quyền. Có mở rộng, khẳng định nền văn hiến lâu đời, phong tục, lịch sử triều đại.

   + Thể loại văn biền ngẫu giúp cho việc diễn giải ý thơ được chi tiết và kỹ càng hơn.

Thêm 1 câu cảm thán và 1 tình thái từ vào đoạn văn sau:“Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” được coi là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. “Bình Ngô đại cáo” ra đời gắn với mốc...
Đọc tiếp

Thêm 1 câu cảm thán và 1 tình thái từ vào đoạn văn sau:
“Nước Đại Việt ta” trích “Bình Ngô đại cáo” được coi là một bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta. Tuyên ngôn độc lập là văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang. “Bình Ngô đại cáo” ra đời gắn với mốc lịch sử vô cùng trọng đại của dân tộc. Mùa xuân năm 1428, sau chiến thắng giặc Minh, thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết bài cáo để thông báo tới toàn thể nhân dân về chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Về nội dung, bài cáo là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, về chiến thắng Lam Sơn hào hùng và nền hòa bình dân tộc. Ngay từ những câu thơ mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng "nhân nghĩa" của Nguyễn Trãi là làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc, vì dân mà đứng lên diệt trừ bạo tàn, xâm lược. Bằng giọng điệu hào hùng, khí thế, Nguyễn Trãi liên tiếp liệt kê hàng loạt yếu tố để xác lập trọn vẹn nền độc lập dân tộc. Đó là "nền văn hiến", "núi sông bờ cõi", "phong tục", "lịch sử" và "hào kiệt". Các cụm từ "từ trước", "vốn ", "đã lâu", "đã chia", "bao đời", "cũng khác" liên tiếp dồn dập nhấn mạnh tầm vóc lịch sử lâu đời của dân tộc Đại Việt. Bên cạnh đó, Nguyễn Trãi cũng điểm danh một loạt các triều đại của nước ta "Triệu, Đinh, Lý, Trần" song song với các triều đại phương bắc như "Hán, Đường, Tống, Nguyên". "Mỗi bên xưng đế một phương", dân tộc ta đứng ngang hàng, không hề thua kém. Với những yếu tố đó, Nguyễn Trãi đã nâng tầm chân lý độc lập và khẳng định vị thế dân tộc. “Bình Ngô đại cáo” vì lẽ đó trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta.

0
28 tháng 1 2021

,Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

2,

Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua

Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời

19 tháng 3 2023

câu chủ đề đâu????

 

7 tháng 3 2017

Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:

   + Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.

   + So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…

2 tháng 5 2022

Đoạn trích Nước Đại Việt ta được công nhận là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Thật vậy, nó đã được thể hiện qua  5 phương diện. Trong đoạn trích nó đã khẳng định rõ vấn đề trên thông qua nhiều dẫn chứng về chủ quyền, lãnh thổ, chân lí về nền độc lập dân tộc. Nước ta có một nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được vì đó là quốc hồn của dân tộc.Ôi! Đây chính là một nét đẹp văn hóa tồn tại tại từ bao đời nay. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ được phân định rõ ràng, độc lập dân tộc. Không những vậy, lãnh thổ nước ta cũng được giới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước. Được phân chia thành hai miền Nam - Bắc, mỗi miền có những phong tục khác nhau, mỗi phong tục mang nét đẹp riêng của nó. Đây là minh chứng rõ nhất để  thấy nước ta là đất nước độc lập, có chủ quyền. Và hơn hết, trong văn bản nước Đại Việt ta, tác giả đã liệt kê một số các triều đại nước ta và dùng từ "để" để so sánh các  triều đại nước ta cũng ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.Và nước ta cũng vậy, mỗi thời gian lịch sử đều xuất hiện các anh hùng hào kiệt khắp nơi. Bằng biện pháp tu từ liệt kê, sử dụng dẫn chứng xác thực theo trình tự lịch sử thì tác giả khẳng định về sự độc lập dân tộc, nếu ai mà xâm lược nước Đại Việt ta thì sẽ nhận một cái kết thảm hại nhờ lòng yêu nước nồng nàn của mọi người dân. Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh chân lí, chính nghĩa, là lẽ phải không thể chối cãi. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai này đã có rất nhiều sự tiến bộ hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là Nam Quốc Sơn Hà. Trong văn bản Nam Quốc Sơn Hà mới chỉ khẳng định ranh giới và nền độc lập của dân tộc còn trong văn bản "Nước Đại Việt ta" đã tiếp tục phát huy về ranh giới, nền độc lập và phát triển thêm nền văn hiến, hào kiệt, phong tục tập quán và lịch sử nghìn năm. Qua đó, chúng ta thấy được rằng "Nước Đại Việt ta'' là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước ta và chủ quyền riêng không ai xâm phạm.

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là...
Đọc tiếp

1.Đoạn trích là phần mở đầu bài Bình ngô đại cáo. Đoạn này có ý nghĩa nêu tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề đó. Theo em, khi nêu tiền đề, tác giả đã khẳng định những chân lí nào?

2. Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân- Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào?

3.Để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Nhiều ý kiến cho rằng, ý thức dân tộc ở đoạn trích Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài thơ Sông núi nước Nam (đã học ở lớp 7), vì sao? Để trả lời câu hỏi này, hãy tìm hiểu xem những yếu tố nào đã được nói tới trong Sông núi nước Nam và những yếu tố nào mới được bổ sung trong Nước Đại Việt ta.

4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng. (Gợi ý: cách dùng từ, cách sử dụng câu văn biền ngẫu, biện pháp liệt kê, so sánh, đối lập,… có hiệu quả)

5*. Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, hãy chứng minh.

6*. Thử khái quát trình tự lập luận của đoạn trích “Nước Đại Việt ta” bằng một sơ đồ.

0
11 tháng 8 2021

Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu trong đó có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân 1 hành động nói với câu chủ đề sau: " Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc"
Câu 2: Chứng minh rằng đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ,Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá toàn diện và hoàn chỉnh về Tổ quốc

Cho cụm từ có phạm vi nghĩa rộng đó là “Truyện dân gian”. Hãy tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn. Các từ em tìm được có phải là một trường từ vựng không? Gọi tên trường từ vựng ấy.Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:     Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập....
Đọc tiếp

Cho cụm từ có phạm vi nghĩa rộng đó là “Truyện dân gian”. Hãy tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn. Các từ em tìm được có phải là một trường từ vựng không? Gọi tên trường từ vựng ấy.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa.

                                                         (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

a, Xác định câu ghép trong đoạn trích trên?

b, Nếu tách các câu ghép thành câu đơn được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?

 

4
10 tháng 4 2020

A.Các từ có nghĩa hẹp hơn là: Truyện ngụ ngôn,Truyện cổ tích, Truyện cười,...

B.Câu ghép trong đoạn trích là:Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị

- Câu này có thể tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ của các sự việc sẽ bị phá vỡ.  Nó sẽ không thể hiện được những chiến thắng nối tiếp của dân tộc ta. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

Trả lời:

a, Câu ghép:  Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
b, Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ.  Nó sẽ không thể hiện được những chiến thắng nối tiếp của dân tộc ta. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

                                                           ~Học tốt!~